YOMEDIA
ADSENSE
Bài thu hoạch chính trị hè 2009
1.020
lượt xem 88
download
lượt xem 88
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
"Bài thu hoạch chính trị hè" nhằm tiến hành trả lời câu hỏi: Qua học tập chuyên đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh". Anh (chị) nhận thức nội dung nào sâu sắc nhất? Liên hệ với nhiệm vụ được giao của bản thân hiện nay để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu năm học 2009 – 2010. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài thu hoạch.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch chính trị hè 2009
- PHÒNG GD & ĐT NHA TRANG TRƢỜNG THCS LƢƠNG THẾ VINH Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Hải BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2009 Câu hỏi: Qua học tập chuyên đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân theo tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh”. Anh (chị) nhận thức nội dung nào sâu sắc nhất? Liên hệ với nhiệm vụ đƣợc giao của bản thân hiện nay để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu năm học 2009 – 2010. TRẢ LỜI Hồ Chí Minh là một tấm gƣơng sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời có giá trị toàn diện cả về lý luận và thực tiễn. Bối cảnh đất nƣớc cũng khác nhiều so với lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những đổi thay trong đời sống kinh tế- xã hội Việt Nam, đặc biệt là quy mô nhỏ bé của nền kinh tế, những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra càng khẳng định việc thực hành đạo đức theo tấm gƣơng Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2009, cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai học tập chuyên đề: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về việc nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Và gắn với 40 năm thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác, tôi xin có một số ý kiến nhận thức của bản thân như sau: Nói về những phẩm chất đạo đức của con ngƣời Việt Nam, Bác Hồ chỉ rõ: Mỗi ngƣời đều phải tuân theo đạo đức công dân. Đạo đức công dân, theo Bác là hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc, cần, kiệm xây dựng nƣớc nhà… Ngƣời nói, mỗi ngƣời đều phải có bổn phận với đất nƣớc. Nƣớc là của dân và dân là chủ của nƣớc. Tổ quốc là Tổ quốc chung. Tổ quốc độc lập thì ai cũng đƣợc tự do. Nếu mất nƣớc thì ai cũng phải làm nô lệ. Vì vậy, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm công dân trƣớc hết và bao trùm nhất là trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trƣớc hết, về ý thức trách nhiệm, theo Bác Hồ, đó là thể hiện trong mối quan hệ với nhiệm vụ đƣợc giao, với công việc phải làm. Khi đƣợc giao việc gì, bất kỳ to, hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải dồn hết tâm huyết làm đến nơi, đến chốn, tự giác làm. Nếu làm việc theo lối cẩu thả, dễ làm, khó bỏ, làm cho qua chuyện, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm còn thể hiện không thụ động, trông chờ, ỷ nại; phải chủ động nắm vững đƣờng lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, thực hiện đúng đƣờng lối quần chúng. Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viên, Đảng, Chính phủ đề ra đƣờng lối, chính sách; cán bộ phải nghiên cứu, hiểu suốt, thấm nhuần… Từ đó, căn cứ tình hình thực tế đơn vị, địa phƣơng mình rồi đặt ra kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực; tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thi
- đua thực hiện. Đồng thời, phải bàn với dân, hỏi han, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình, “Phải đi đúng đƣờng lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với nhân dân”. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là mọi ngƣời đều phải có trách nhiệm với Đất nƣớc - Tổ quốc. Tổ quốc và nhân dân có mối quan hệ máu thịt, theo nghĩa “đồng bào”. Thế nên, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trƣớc hết. Phải tận tâm, tận lực, tận tình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Và phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, xác định vì nhân dân mà làm việc: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Bác Hồ đã nói: “Nếu nƣớc độc lập mà dân không hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Phục vụ nhân dân là phải “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”. Phục vụ nhân dân theo tƣ tƣởng Bác Hồ là hƣớng dẫn nhân dân tự chăm lo đời sống của chình mình (hƣớng dẫn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm…); là đề ra đƣợc các chủ trƣơng, chính sách đúng đắn vì lợi ích của nhân dân (hợp lòng dân). Bác đã căn dặn, việc to, việc nhỏ đều phải phù hợp với lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, thì mới có thể phục vụ đƣợc quần chúng, “Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa…”. Phụng sự, phục vụ nhân dân phải luôn luôn thấu triệt cán bộ là công bộc, là đày tớ của dân. Bác Hồ đã dạy: “Làm cán bộ, tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi học suốt đời mới thuộc đƣợc”. Làm đày tớ thì phải học dân, hỏi dân, hiểu dân. “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo đƣợc dân. Có biết làm học trò dân, mới làm đƣợc thầy học dân”. Tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm trƣớc Tổ quốc, Đảng và dân tộc là trên hết, là mục đích cao cả nhất, đó là trách nhiệm của một ngƣời dân mất nƣớc, khi nƣớc nhà chƣa giành đƣợc độc lập, tự do. Vì vậy, Ngƣời xác định trách nhiệm: “Riêng phần tôi, xin đem hết toàn lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mƣu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”. Đó là tấm gƣơng suốt đời, tất cả vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc, lợi dân”. Trƣớc khi “từ biệt thế giới này”, đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin, Bác viết trong bản Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không đƣợc phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân hết sức rộng lớn và sâu sắc. Trƣớc hết là ở nhận thức về Tổ quốc, về nhân dân, về vị trí, vai trò của cán bộ, đảng viên, công chức. Dân là chủ, là gốc của nƣớc. Cán bộ là công bộc, là đày tớ của dân. Phục vụ nhân dân là nhiệm vụ của mọi cán bộ, công chức, là gốc của mọi công việc. Đó cũng là những vấn đề cốt lõi của việc nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tấm gƣơng đạo đức Bác Hồ kính yêu. Tuy nhiên, sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay không phải chỉ vì những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta, như kinh tế khó khăn; tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn... mà phải nhận thức sâu sắc rằng, thực hành đạo đức là vấn đề cơ bản và lâu dài, không chỉ đối với những nước theo định hướng XHCN mà cả nhân loại. Nhận thức không chỉ dừng lại ở chỗ kêu gọi cần
- phải nâng cao ý thức trách nhiệm, mà phải thấy nếu không nêu cao ý thức trách nhiệm trong mọi công việc, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, là chết. Thực tiễn cho thấy loài người muốn tồn tại và phát triển cần hai nguồn nhựa sống: nguồn nhựa vật chất - phải có kinh tế làm nền tảng; nguồn nhựa tinh thần - phải có văn hóa, đạo đức làm nền tảng. Đó là hai chân của đời sống con người. Riêng đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp phương Đông đi lên CNXH từ hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến chuyên chế, gần trăm năm dưới chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, lại càng phải chú trọng đạo đức. Với mỗi người giáo viên chúng ta thì vấn đề đạo đức lại càng phải được đặt lên hàng đầu. Qua học tập chuyên đề thì nội dung sâu sắc nhất đối với tôi đó là: “Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” 1. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc rất quan trọng và rất cần thiết Hồ Chí Minh coi phát triển giáo dục là một trong những công việc đầu tiên của cách mạng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm đƣợc. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bƣớc đầu". Hồ Chí Minh coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đƣợc quan tâm, quán triệt thƣờng xuyên, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi dân tộc bƣớc vào cuộc trƣờng kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh yêu cầu: ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc, vì chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc. Khi cách mạng Việt Nam cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Văn hóa giáo dục phải phát triển mạnh để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nƣớc nhà". Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nƣớc, Hồ Chí Minh xác định: Trong hoàn cảnh cả nƣớc có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh nào cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt. Nhƣ vậy, với Hồ Chí Minh, cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, đòi hỏi dân trí phải đƣợc nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dƣỡng các thế hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ. 2. Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau Mục đích hàng đầu là đào tạo cán bộ cho cách mạng. Trong thƣ gửi các thầy cô giáo và học sinh dự bị đại học ở Thanh Hóa tháng 4-1952, Hồ Chí Minh viết: "Giáo dục cần nhằm vào mục đích thật thà phụng sự nhân dân". Nền giáo dục cách mạng đào tạo con em những ngƣời lao động thành "những ngƣời công dân có ích cho nƣớc Việt Nam". Trƣờng học là nơi đào tạo những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Theo Ngƣời, trƣờng học của chúng ta là trƣờng học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những ngƣời chủ tƣơng lai tốt của nƣớc nhà. Về mọi mặt, trƣờng học của chúng ta phải hơn hẳn trƣờng học của thực dân và phong kiến. Đó là một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh; là con đƣờng làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt, và mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gƣơng mẫu, ngƣời chủ xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với thanh niên, phải giáo dục
- họ "luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cƣờng tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho. Thƣờng xuyên giáo dục cán bộ trẻ, tiếp tục chăm sóc bồi dƣỡng giáo dục họ để "làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ, để phụng sự Đảng, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích ấy phải giáo dục đạo đức "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ" cho họ". Để đào tạo bồi dƣỡng thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh cho rằng, cần gột rửa nền giáo dục thực dân phong kiến. Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục thực dân, đó là nền giáo dục nhằm thực hiện chính sách ngu dân. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Hồ Chí Minh tố cáo: Để có thể đánh lừa dƣ luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rƣợu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để. Đó là nền giáo dục "nhồi sọ" làm hƣ hỏng các thế hệ trẻ Việt Nam. Ngƣời viết: Trong mấy mƣơi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo dục nô lệ để "nhồi sọ" thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hƣ hỏng. Hồ Chí Minh chủ trƣơng, khi cách mạng thành công sẽ thực hiện nền giáo dục cách mạng. Nhƣng "Trƣớc hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hƣởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, nhƣ: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ" 3. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ - Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện Hồ Chí Minh yêu cầu trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất; đào tạo thế hệ trẻ thành những ngƣời thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu đƣợc đối với nhiệm vụ bồi dƣỡng, giáo dục, trong đó đạo đức là gốc. Năm 1964, Ngƣời nói: "Dạy cũng nhƣ học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng". Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tƣ tƣởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lƣợng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nƣớc ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. - Bồi dưỡng, giáo dục phải trên tất cả các mặt "đức, trí, thể, mỹ", thể hiện ở 5 nội dung sau đây: Thứ nhất, giáo dục, bồi dƣỡng lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Thứ hai, quan tâm đến việc bồi dƣỡng nâng cao chí khí cách mạng cho tuổi trẻ. Thứ ba, giáo dục, bồi dƣỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Thứ tư, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân sự. Thứ năm, giáo dục, bồi dƣỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ. 4. Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ - Giáo dục phải phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học. Trong thƣ gửi giáo viên, học sinh cán bộ thanh niên và nhi đồng (ngày 31-10-1955), Ngƣời chỉ ra: "Mỗi một cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của mình trong lúc này: Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nƣớc bạn, kết hợp với thực tiễn của nƣớc ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nƣớc nhà.
- Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nƣớc nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của ngƣời lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu". - Giáo dục phải gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành. Giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Ngƣời nói: "Chúng ta phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài kháng chiến và kiến quốc" .Tháng 9-1945, trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh viết: "Đối riêng với các em lớn... phải sẵn sàng mà chống quân giặc cƣớp nƣớc, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chƣa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhƣng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trƣờng, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nƣớc". Với các em nhỏ, Ngƣời khuyên cứ từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào. Trong kháng chiến, Hồ Chí Minh chủ trƣơng cần có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Ngƣời yêu cầu: 1. Phải sửa đổi triệt để chƣơng trình giáo dục cho phù hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. 2. Muốn nhƣ thế chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trƣờng. Ngày 31-8-1960, trong thƣ gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trƣờng và các lớp bổ túc văn hóa, Ngƣời nhắc nhở: "Giáo dục phải phục vụ đƣờng lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân". - Giáo dục phải phối hợp nhà trường - xã hội - gia đình. - Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. - Giáo dục phải gắn liền với thi đua. 5. Vai trò của các thế hệ đi trước, của thầy giáo trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ - Hồ Chí Minh khẳng định, giáo dục thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương. - Phải xây dựng đội ngũ những "người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo". Về phẩm chất của ngƣời thầy, Hồ Chí Minh yêu cầu: + "Phải thật thà yêu nghề mình"; + "Phải có đạo đức cách mạng. Phải có chí khí cao thƣợng, phải "tiên ƣu hậu lạc" nghĩa là khó khăn thì phải chịu trƣớc thiên hạ, sung sƣớng thì hƣởng sau thiên hạ. Đấy là đạo đức cách mạng"; + "Phải yên tâm công tác"; + "Phải thật thà đoàn kết"; + "Phải thƣơng yêu các cháu nhƣ con em ruột thịt của mình"; + "Phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà phê bình và tự phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi".
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu năm học 2009 – 2010: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ". Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: 1. Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh 2. Đổi mới quản lý giáo dục 3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục 4. Tiếp tục phát triển mạng lƣới trƣờng, lớp và tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. 5. Chăm lo và đầu tƣ cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 5.1. Tăng cƣờng năng lực và nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên 5.2. Kiên quyết khắc phục việc thiếu giáo viên tại một số tỉnh, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc tuyển dụng. 5.3. Chuẩn hóa trong đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục 6. Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010. Xây dựng Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020. Triển khai thực hiện các đề án phát triển giáo dục 7. Một số nhiệm vụ đặc thù về giáo dục các bậc học. LIÊN HỆ VỚI BẢN THÂN: Với bản thân tôi, là giáo viên THCS tôi luôn nhận thức đƣợc nhiệm vụ của mình trong vai trò công tác và các mối quan hệ trong cuộc sống, tôi luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Có ý thức xây dụng tập thể đoàn kết. Trong cơ quan tôi luôn gƣơng mẫu đúng mực trong các mỗi quan hệ, tôn trọng hòa nhã với đồng nghiệp. Nhiệm vụ đƣợc giao của tôi là giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao tôi đề ra phƣơng hƣớng phấn đấu và rèn luyện cho mình nhƣ sau: - Về tinh thần trách nhiệm: + Nắm vững đƣờng lối, chính sách , pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc và hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. + Nắm vững qui chế chuyên môn. Thƣờng xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức. + Dạy học đúng chuẩn kiến thức và kĩ năng. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo hứng thú cho các em. + Kết hợp tốt các phƣơng pháp trong dạy học thúc đấy học sinh tƣ duy, sáng tạo; chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép”. - Phát huy hiệu quả thời gian làm việc đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị. + Chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trƣờng. + Đảm bảo đúng và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc ở nhà trƣờng + Không uống rƣợu, bia, hút thuốc trƣớc và trong giờ làm việc. - Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. + Luôn có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản của cơ quan. + Sử dụng và bảo quản tài sản của nhà trƣờng đúng mục đích có hiệu quả. - Tinh thần thái độ với học sinh và phụ huynh:
- + Ngƣời thầy giáo phải luôn thƣơng yêu, tôn trọng Hs là tấm gƣơng sáng cho Hs noi theo. + Về công tác chủ nhiệm cần bám sát học sinh, hiểu tâm lý phát triển của độ tuổi , có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình. + Có nghệ thuật trong cách ứng xử với học sinh. Có biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tƣợng Hs, nhất là đối với Hs đặc biệt. + Phát huy khả năng dân chủ tự quản của Hs. Coi trọng tự giáo dục, GVCN thực sự là cố vấn cho Hs, là trung tâm tập hợp các lực lƣợng giáo dục. - Kiên quyết chống những biểu hiện quan liêu, né tránh, vô trách nhiệm trƣớc yêu cầu chính đáng của học sinh, phụ huynh. - Luôn có thái độ cầu thị, thực sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của HS, phụ huynh và đồng nghiệp, kiên quyết khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm mà đồng nghiệp đóng góp để giảng dạy tốt hơn. - Nghiêm túc thực hiện quy định 115 của Bộ Chính trị, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn trong cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau không chỉ thể hiện tình cảm yêu thƣơng vô bờ bến và sự chăm lo của Ngƣời đối với thế hệ trẻ, mà còn là một nội dung quan trọng trong hệ thống các quan điểm lý luận của Ngƣời. Việc nghiên cứu quán triệt quan điểm của Ngƣời về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên trong các lĩnh vực, nhƣng trƣớc hết là của thanh niên, học sinh trong các nhà trƣờng. Đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo chúng ta. Nghiên cứu chuyên đ ề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” Thứ tƣ, 10 Tháng 6 2009 15:01 Ngày 9-6, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh để quán triệt chuyên đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thƣ Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải khẳng định: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” đã giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị tinh thần to lớn của tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Bƣớc đầu đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện tƣ tƣởng, đạo đức lối sống và những hành động cụ thể theo tấm gƣơng của Bác ở các cấp, các ngành và trong quần chúng nhân dân. Đồng chí đề nghị đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn tỉnh tập trung nghiên cứu sâu nội dung chuyên đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; trên cơ sở đó tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể, nhằm thực hiện đạt kết quả cao nhất việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng chí Phan Văn Phờ - Ủy viên Ban Thƣờng vụ, Trƣởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong phần trình bày chuyên đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc,
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn