intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch "Điền kinh và sức khỏe"

Chia sẻ: Nguyễn Đình Hiển Hiển | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

250
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1./ Bạn biết gì về thể dục thể thao: Thể dục thể thao là những hoạt động rèn luyện thể chất, rèn luyện ý chí, tu dưỡng đạo đức, tinh thần.Thể dục gồm thể dục như trên trường bình thường, các trò đá bóng, cầu lông, tennis, bơi, yoga, thể hình, chạy thậm chí là cờ vua… để nâng cao sức khỏe, nâng cao phẩm chất của con người, góp phần làm phong phú thêm cuộc sống văn hóa và xã hội....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch "Điền kinh và sức khỏe"

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ----------------- BÀI THU HOẠCH ĐIỀN KINH VÀ SỨC KHỎE Họ và tên: Nguyễn Đình Hiển MSSV: 10520132 Lớp:CNPM05 1
  2. Mục lục: Danh mục Trang 1./ Bạn biết gì về thể dục thể thao..................................................................1 2./ Tác dụng của việc tập thể dục thể thao.....................................................1 3./ Thể dục thể thao và các ngành khác .......................................................... 2 2
  3. THỂ DỤC THỂ THAO 1./ Bạn biết gì về thể dục thể thao: Thể dục thể thao là những hoạt động rèn luyện thể chất, rèn luyện ý chí, tu dưỡng đạo đức, tinh thần.Thể dục gồm thể dục như trên trường bình thường, các trò đá bóng, cầu lông, tennis, bơi, yoga, thể hình, chạy thậm chí là cờ vua… để nâng cao sức khỏe, nâng cao phẩm chất của con người, góp phần làm phong phú thêm cuộc sống văn hóa và xã hội. 2./ Tác dụng của việc tập thể dục thể thao: Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp ta có 1 cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, chống lại sự mệt mỏi, tinh thần thoải mái, hăng say lao động, học tập, tăng cường thể lực và sựu dẻo dai cho cơ thể, giúp ta minh mẫn đầu óc. Nó còn có thể chữa được nhiều bệnh cho chúng ta như: viêm mũi dị ứng, đau thần kinh tọa... Ngoài ra, Làm tăng hệ thống miễn dịch: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn tuổi tập thể dục điều độ 6giờ/tuần thì khả năng miễn dịch giống như lúc họ 20 tuổi. Phòng chống được bệnh Parkinson: Một thống kê của trường ĐH Harvard từ 48.000 người đàn ông thấy rằng hầu hết những ai vận động ít thì phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và phát triển bệnh kinh phong (Parkinson) 50% so với những người siêng năng vận động. Có thể làm chậm ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu mất gần 14 năm tại Harvard nhận thấy rằng những người nào trên 65 tuổi thực hiện việc chạy bộ, đạp xe hay đi bơi ít nhất 3 lần/tuần thì rủi ro mắc bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 70%. Có thể chống lại bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở Honolulu nhận thấy rằng những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần về sau này. Việc tập thể dục cũng có hiệu quả với tim mạch: Một nghiên cứu ở Mỹ trên 936 phụ nữ có bệnh đau ngực hay hẹp động mạch thấy rằng những người có cân nặng quá cỡ thì có rất nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch nhưng tỷ lệ này sẽ giảm đi nếu họ tập thể dục dù cân nặng không thay đổi. 3
  4. Làm tăng hệ thống miễn dịch: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn tuổi tập thể dục điều độ 6giờ/tuần thì khả năng miễn dịch giống như lúc họ 20 tuổi. 4
  5. 3./ Thể dục thể thao và các ngành khác: ĐIỀN KINH VÀ SỨC KHỎE Nếu chỉ vì một vài lý do "biện hộ" mà bỏ qua tập thể dục và chơi thể thao thì người bạn sức khỏe của mỗi chúng ta sẽ ra đi không nói câu tạm biệt. Hãy trung thực với bản thân mình: nếu bạn có thể về nhà kịp để xem 1 chương trình mà bạn ưa thích thì đương nhiên bạn có thời gian tập thể dục. Mỗi bài tập 10 phút giúp bạn đốt cháy nhiều calo và phục hồi năng lượng. Tập thể dục thể thao rất da dạng, chẳng hạn như môn điền kinh. Điền kinh có rất nhiều thể loại như: đi bộ, chạy bền, chạy nhanh, … Bắt đầu với bài tập khởi động. Trước khi bắt đầu đi bộ, bạn nên thực hiện vài động tác khởi động để làm ấm và co giãn cơ thể một chút. Tập co duỗi cơ ít nhất 10 phút một ngày, 3 ngày một tuần cũng có thể thúc đẩy sự tuần hoàn máu và cải thiện vóc người, giảm sự căng cơ. Ngoài ra, có thể làm giảm đau, đặc biệt là ngừa đau lưng. Luyện tập cùng chú cún cưng để bạn có thêm động lực cũng như có một người bạn đồng hành an toàn. Nhưng còn tuyệt vời hơn nữa khi người ấy cùng bạn chạy bộ, vì điều này sẽ giúp bạn “xóa tan” bầu không khí buồn tẻ sáng sớm. Mặc trang phục thích hợp-Bạn nên mặc quần áo màu sáng để xe cộ và người đi bộ dễ nhận biết. Đặc biệt một đôi giày thích hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc đi bộ của bạn.. Hãy thử nhiều nhãn hiệu giày tập khác nhau. Đôi khi bạn sẽ bị đau chân do thiết kế của giày tập. Đừng để điều này làm ngừng công việc luyện tập của bạn. Hãy thay đổi nhãn hàng khác và tìm cho mình một đôi thoải mái nhất. Đừng bỏ qua những cảnh báo. Nếu cơ thể bạn muốn dừng lại, bạn nên ngừng. Đừng bắt cơ thể luyện tập quá sức. Nếu bạn cảm thấy đau nhức, nên trao đổi với bác sĩ. Đôi khi nó lại là một chấn thương nghiêm trọng. Sau một quãng đi bộ mệt sức, bạn không nên tiếp tục chạy. Hãy từ từ để các cơ bắp của bạn nghỉ ngơi trước khi vận động mạnh hơn bạn nhé. Luôn mang chai nước bên mình. Nên uống vài nguộm nước vì trong quá trình chạy cơ thể bạn đã mất nhiều mồ hôi rồi. Nên kiên nhẫn. Đừng chỉ đi bộ một tháng một lần. Hãy chuẩn bị ít nhất mỗi tuần 3 lần chạy với thời gian 30 phút. Ngoài ra, bạn nên có một thời gian biểu định kỳ cùng sự tư vấn của thầy huấn luyện. Yêu thích đi bộ. Đừng coi đi bộ như một công việc mà bạn bắt buộc phải làm. Hãy coi nó là một hoạt động thể thao thư giãn cho sức khỏe. Bởi vì nó sẽ mang lại cho bạn nhiều tác dụng lợi ích rất lớn. 5
  6. Tác dụng trên cơ tim: đi bộ sẽ giúp cơ tim và toàn bộ hệ động mạch co thắt nhịp nhàng đều đặn. Cơ tim và các lớp cơ trong thành mạch dày lên và dẻo dai hơn, thành mạch giãn nở dễ dàng và thường xuyên hơn. Người bình thường nếu thường xuyên đi bộ sẽ ít bị tăng huyết áp. Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy ở một số lớn bệnh nhân trong đó có nhiều người cao tuổi, đi bộ không những tốt cho sức khỏe mà còn ngừa được nhiều bệnh, thường xuyên đi bộ, chăm luyện tập thể dục sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt. Trong khi đi bộ, phổi được làm việc nhiều hơn, thở mau và sâu hơn. Kết quả là máu được hấp thu nhiều dưỡng khí và các tế bào được đón nhận nhiều dưỡng khí đến hơn. Cơ thể sẽ có cảm giác khỏe khoắn dễ chịu. Ngay những người bị bệnh hen suyễn, bị khí phế thũng cũng nên đi bộ đều, cường độ, tốc độ đi bộ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức của mỗi người. Đi bộ nên kết hợp tập thở, thở chậm và sâu theo nhịp đi. Luyện tập đều đặn như vậy theo thời gian sẽ cảm thấy người khỏe ra, đi được nhiều hơn, xa hơn, da dẻ sẽ hồng hào hơn. Đi bộ làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch não và tim. Đi bộ sớm bao nhiêu mạch máu dẻo dai bấy nhiêu, nên thực hiện ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần nam cũng như nữ. Khi còn trẻ, cơ thể chúng ta có sự dẻo dai và ổn định tự nhiên, các vết thương hồi phục nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng khi về già, chúng ta dần mất đi sự dẻo dai trong các cơ, dây chằng và gân, dẫn đến đau và nguy cơ bị tổn thương cao. Với tuổi già, đi bộ sẽ giúp gân cốt chắc hơn, nên đi lại chắc chắn hơn, ít bị ngã do giữ được thăng bằng tốt hơn. Ngoài ra hoạt động thể thao giúp cho tinh thần thanh thản, bệnh trầm cảm và chứng lo âu cũng nhờ đó mà giảm đi nhiều. Đi bộ cùng với hít thở làm cho trí tuệ minh mẫn hơn vì não nhận được nhiều dưỡng khí hơn, giấc ngủ sẽ tới dễ dàng hơn và ngủ cũng sâu giấc hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy các hình thức vận động nhẹ bao gồm đi bộ nếu được thực hành đều đặn đều có khả năng tăng cường chuyển hoá, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL), hạ thấp triglycerides, qua đó có thể cải thiện độ mỡ trong máu và tăng cường sự dẻo dai của thành mạch để điều hoà huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp cơ bắp săn chắc, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon, ngủ sâu. Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hửu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2[ii]. Về mặt nội tiết, đi bộ đều đặn không những làm giảm nội tiết tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin, những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan giúp chống trầm cảm. Do đó, đi bộ là 6
  7. một liệu pháp chữa trầm cảm có hiệu quả chẳng khác gì các loại thuốc uống. Như vậy, ngoài việc cải thiện mạch máu đi bộ còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim thông qua cơ chế thần kinh, giảm stress và tăng cường các nội tiết tố tích cực Lối sống tĩnh tại và nhiều áp lực tâm lý của thời đại công nghiệp đã làm gia tăng nhanh tỷ lệ các loại bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như béo phì, xơ vữa động mạch, áp huyết cao, tiểu đường. Trong những nổ lực để ngăn chận tình trạng nầy, đi bộ là một biện pháp đơn giản, không tốn kém đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong một loạt bài viết về những ích lợi của sự đi bộ, bà Wendy Bumgardener, một nhà khoa học người Mỹ chuyên nghiên cứu về lãnh vực nầy, đã dùng một tiêu đề khá ấn tượng “Đi bộ hay là chết, hình thức vận động ở tuổi trung niên để ngăn chận nguy cơ tử vong[i].” Bà Bumgardner cho rằng đi bộ với bước đi từ trung bình đến nhanh, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày đủ đốt cháy mỡ và gia tăng mức độ chuyển hoá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ những bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư ruột già, tiểu đường và đột quỵ. Đi bộ giúp giảm các hội chứng chuyển hoá, giảm nguy cơ tử vong do những bệnh tiểu đường, tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy các hình thức vận động nhẹ bao gồm đi bộ nếu được thực hành đều đặn đều có khả năng tăng cường chuyển hoá, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL), hạ thấp triglycerides, qua đó có thể cải thiện độ mỡ trong máu và tăng cường sự dẻo dai của thành mạch để điều hoà huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp cơ bắp săn chắc, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon, ngủ sâu. Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hửu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2[ii]. Về mặt nội tiết, đi bộ đều đặn không những làm giảm nội tiết tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin, những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan giúp chống trầm cảm. Do đó, đi bộ là một liệu pháp chữa trầm cảm có hiệu quả chẳng khác gì các loại thuốc uống. Như vậy, ngoài việc cải thiện mạch máu đi bộ còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim thông qua cơ chế thần kinh, giảm stress và tăng cường các nội tiết tố tích cực. Mọi hình thức vận động đều có khả năng làm gia tăng sự lưu thông khí huyết. Theo Đông y, “thống tắc bất thông, thông tắc bất thống”. Đau nhức là do khí huyết ứ trệ, một khi khí huyết thông suốt, đau nhức sẽ không tồn tại. Đi bộ cải thiện tuần hoàn huyết, gia tăng sự trao đổi chất, làm tăng mật độ xương nên có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các chứng loãng xương và viêm khớp ở tuổi già. Qua vận động, khí huyết được lưu chuyển ra phần vệ khí biểu hiện thấy đổ mồ hôi, người nóng lên, tăng cường sức chống bệnh từ môi trường bên ngoài. Một nghiên cứu 7
  8. của Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ) được phổ biến trên tạp chí The American Journal of Medicine số tháng 11/2006 đã cho biết đi bộ đều đặn có thể làm tăng đáng kể sức đề kháng, ngăn chận cảm cúm và nhiều trường hợp nhiễm trùng khác. Kết quả trên dựa vào một nghiên cứu trên 115 người phụ nữ đã mãn kinh, có cuộc sống tĩnh tại, cân nặng trên trung bình hoặc béo phì. Những người nầy được chia làm 2 nhóm. Nhóm đầu được chỉ định đi bộ nhanh 45 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần. Nhóm còn lại chỉ tập căng cơ 45 phút, mỗi tuần một lần. Kết quả cho thấy những người thuộc nhóm sau dễ bị cảm cúm, dị ứng hoặc một số trường hợp nhiễm trùng khác cao gấp 3 lần so với nhóm đầu. Đi bộ đều đặn hàng ngày tự nó đã có tác dụng điều hoà nội tiết, ổn định tâm lý. Ngoài ra, mỗi người đều có thể tận dụng thời gian đi bộ để hành thiền thông qua việc quan sát hơi thở vào và ra trong lúc đi. Trong lúc thiền hành (hành thiền trong lúc đi), vẫn có thể đi chậm hoặc đi nhanh tuỳ theo điều kiện sức khoẻ hoặc chương trình tập luyện. Điều quan trọng là bước đi phải đồng bộ với hơi thở và luôn chú tâm để biết rõ từng bước chân ứng với hơi thở vào hoặc ra. Chẳng hạn khi bước đi khoan thai có thể nhẩm trong tâm hít (khi hít vào) và thở (khi thở ra), khi đi nhanh hơn có thể nhẩm hít, hít (ứng với 2 bước chân khi hít vào) và thở, thở (ứng với 2 bước chân khi thở ra). Giống như nhiều phương pháp thiền khác, thiền hành có thể giúp người tập phát triển chánh niệm, gia tăng năng lực tập trung tư tưởng và kiểm soát cảm xúc qua đó có thể nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc (emotional quotient), một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công trong cuộc sống nhiều áp lực của xã hội hiện nay. Quan sát hơi thở cũng đồng nghĩa với điều hoà hơi thở và tiết kiệm năng lượng. Điều nầy giúp đi được khoảng cách dài hơn hoặc thời gian lâu hơn. Hầu hết các vận động viên đều biết rằng kiểm soát hơi thở sẽ giúp họ vận động hiệu quả hơn và dai sức hơn. Nói chung, mọi hình thức vận động, kể cả đi bộ đều có tác dụng bảo vệ và phát triển sức khoẻ về nhiều mặt. Một loại thuốc có thể được thay thế bằng một loại thuốc khác nhưng không một loại thuốc nào có thể thay cho vận động. Nếu có thể sản xuất ra một loại thuốc tổng hợp có đủ các tác dụng của sự đi bộ thì ắt hẳn đó sẽ là loại thuốc quý giá nhất. Điền kinh nói chung, đi bộ nói riêng là những bộ môn đem lại lợi ích rất nhiều cho người tập, vận động điều đặn sẽ đem lại những hiệu quả rất lớn cho chúng ta. Hãy đi bộ, chạy, chơi thể thao,…khi bạn có thời gian, bạn sẽ tăng cường sức khỏe của mình. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1