intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 – Chuyên đề 9

Chia sẻ: Trinh Lê | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

352
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thu hoạch trình bày thực trạng hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các trường học, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sinh hoạt chuyên môn cụ thể là tại trường THCS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 – Chuyên đề 9

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP LỚP BỒI DƯỠNG: CDNN GV THCS HẠNG II TẠI HUYỆN HN VÀ HUYỆN  CAO LÃNH. HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ TRINH        NGÀY THÁNG NĂM SINH: 20/09/1994 BÀI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ 9 Câu hỏi: Anh/Chị trình bày thực trạng hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại trường  Anh/Chị đang công tác ? Anh/Chị đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sinh hoạt  chuyên môn (cấp tổ, cấp trường) tại trường Anh/Chị đang công tác. Trả lời I. THỰC TRẠNG  Thuận lợi:  Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở, BGH, đoàn thể nhà trường. Đa số các thành viên có năng lực chuyên môn vững vàng. Tổ có sự đoàn kết cao. Hàng năm giáo viên được nhà trường cử đi tham dự các lớp tập huấn do Sở tổ  chức. Tinh thần trách nhiệm của tổ viên cao, biết hợp tác. Có kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể, tổ trưởng xây dựng kế hoạch dựa  vào yêu cầu của Sở, trường. Có điều kiện tham gia các buổi hội giảng với các trường trong và ngoài địa   bàn.  Khó khăn: Vì là tổ ghép nên khó thống nhất về góp ý trao đổi chuyên môn, mà chủ yếu là   về phương pháp. Năng lực của giáo viên chưa đồng đều, như công nghệ thông tin còn yếu, năm   công tác không đồng đều nên kinh nghiệm đứng lớp có sự chênh lệch. Giáo viên còn ngại khó trong công việc tổ phân công. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu phòng họp cho tổ chuyên môn. Môi trường bên ngoài (xã hội), phụ  huynh học sinh còn thiếu quan tâm đến   việc học tập của con em. Vì thế giáo viên cũng chưa kịp thời đổi mới được phương  pháp dạy học tích cực cho phù hợp.  Thực trạng hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại trường:
  2. Tổ, nhóm chuyên môn là đơn vị cơ sở trong nhà trường, trực tiếp triển khai các   hoạt động chuyên môn. Hoạt động tổ, nhóm chuyên môn luôn có một vai trò quan  trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy,  học trong các nhà trường.Tổ  chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà   trường với giáo viên và học sinh.            Hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong các trường  THCS Thường Phước 2   trong những năm qua đã có bước đổi mới. Nhưng chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm  chuyên môn chưa đạt kết quả cao. Thực tế cho thấy, các tổ, nhóm chuyên môn đang  bộc lộ những khó khăn vướng mắc về cách thức sinh hoạt, công tác quản lí, chỉ đạo  hoạt động đặc biệt là hiệu quả các buổi sinh hoạt còn hạn chế. Nội dung kế hoạch,   sổ nghị quyết, sổ sinh hoạt nhóm , sổ theo dõi chuyên môn… còn nặng về hình thức,   ghi chép còn chung chung, thảo luận về đổi mới phương pháp chưa đi vào chiều sâu,   góp ý giờ dạy chưa đi vào mục tiêu yêu cầu nội dung. Một số tiết dạy xếp loại giỏi,   khá chưa thực chất. Một số  tổ  chuyên môn xây dựng kế  hoạch hoạt động chuyên   môn còn mang tính hình thức chưa căn cứ vào chất lượng thực tế của tổ để xây dựng   các chuyên đề cần sinh hoạt.            Những hoạt động như thao giảng, dự giờ góp ý …còn mang tính đại khái, hình   thức có dự  giờ  nhưng không góp ý xếp loại một cách nghiêm túc mà còn nể  nang.  Chưa mạnh dạn đề  xuất những hoạt động của tổ  mà chủ  yếu dựa vào kế  hoạch   chung của nhà trường. Hoạt động trao đổi giữa các nhóm chuyên môn hiệu quả chưa  cao. Thực tế ở trường việc sinh hoạt tổ , nhóm chuyên môn đã cho thấy sự hạn chế  trong trao đổi nhóm chuyên môn . Việc đánh giá chuyên môn chưa tạo được không  khí thoải mái trong các cán bộ  giáo viên, còn quá nặng nề về  báo cáo, còn coi trọng  tính hành chính            Thực tế  trong nhà trường cho thấy có tổ  chuyên môn hoạt động rất mạnh   nhưng vẫn còn tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại với những tồn tại   tồn tại như: ít bàn về  chuyên môn, sử  dụng phương pháp nào phù hợp với bài dạy   của phân môn sắp dạy,... mà chỉ  tập trung vào việc sinh hoạt cho đủ  số  lần trên   tháng theo quy định.            Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng  như  giáo viên bình thường khác, chỉ  lo hồ  sơ  đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công  nhiệm vụ  cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ  động xây dựng và   thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất  lượng sinh hoạt chuyên môn.           Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò  bó, chưa đi sâu vào các vấn đề  trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ  những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường  trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề  mới và khó ít được mang ra   bàn bạc, thảo luận. II. GIẢI PHÁP   Với Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn:
  3.            Phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, nêu   cao tinh thần trách nhiệm. Là người đóng vai trò trung tâm, có khả  năng nắm bắt  nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát công việc, sẵn sàng chia sẻ  những khó khăn   cùng đồng nghiệp. Linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo trong công việc, mạnh dạn đề  xuất những vấn đề liên quan đến tổ . Xây dựng mối đoàn kết trong tổ, là người biết  lắng nghe, biết chia sẻ  đặc biệt biết cách phản hồi tích cực (bởi đây là cách phản   hồi khiến người nghe nhận ra cái sai mà vẫn thấy mình được coi trọng, sửa sai trong  tâm trạng vui vẻ, thoái mái. Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, phải bám sát kế  hoạch chung  của nhà trường, kế hoạch về chuyên môn để xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ.  Khi xây dựng kế  hoạch tổ  chuyên môn cần phải lấy ý kiến của các tổ  viên, xây  dựng dự thảo rồi họp tổ chuyên môn để các thành viên trong tổ trao đổi,bàn bạc rồi   đi đến thống nhất kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học. Kế hoạch phải cụ thể,   chi tiết, rõ ràng: từ  việc nêu phương hướng nhiệm vụ, chỉ  tiêu phấn đấu, các biện   pháp thực hiện…đến việc phân công người thực hiện, thời gian hoàn thành…cho  từng công việc trong từng tuần, từng tháng.            Khi phân công chuyên môn, phải nghiên cứu, xem xét năng lực chuyên môn,   nắm bắt hoàn cảnh của từng giáo viên để  bố  trí, sắp xếp phù hợp. Phải biết khơi   dậy lòng nhiệt tình, biết khích lệ, động viên các tổ viên để tổ viên hoàn thành nhiệm   vụ. Tổ  chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần  chuẩn bị  kỹ  lưỡng để  thông báo trong cuộc họp, từ  đó khắc phục tình trạng sinh  hoạt tổ  chuyên môn qua loa chiếu lệ. Vận động giáo viên nghiêm túc chấp hành sự  phân công chuyên môn của nhà trường, mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách  nhiệm trước công việc được giao, thẳng thắn góp ý với mục đích góp phần nâng cao   chất lượng giáo dục của nhà trường.             Nên tham khảo ý kiến chỉ đạo từ  lãnh đạo nhà trường trước những vấn đề  khó, chưa nắm bắt cụ thể để giải quyết một cách có hiệu quả nhất. Phải thống nhất nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn và qui định chung của tổ. Thiết lập   hồ sơ theo qui định.  Đối với nhóm chuyên môn:            TTCM  cần phân ra nhóm trưởng phụ  trách chuyên môn cho cả  nhóm – nên   phân theo môn. Cũng như  tổ  chuyên môn, việc sinh hoạt nhóm chuyên môn là hoạt   động không thể thiếu của một tổ chuyên môn. Hàng tháng, mỗi tuần một lần, nhóm   chuyên môn tiến hành họp, xem đây như  là buổi sinh hoạt theo định kỳ  không thể  thiếu. Sau khi tổng kết các ý kiến của nhóm chuyên môn. Các nhóm CM cần rút ra một số  yêu cầu cần thiết trong sinh hoạt nhóm chuyên môn, nhóm mạnh dạn đưa ra để  các  thầy cô trao đổi góp ý kiến như sau:         Về thời gian, không thể thống nhất theo qui định vào một buổi nào đó. Vì thời  gian có thể  thay đổi để  phù hợp với các cá nhân trong nhóm, nên tạo điều kiện tốt   nhất để tất cả mọi người trong nhóm có mặt đầy đủ.
  4.           Nhóm trưởng phải dựa trên kế  hoạch của tổ  để  vạch ra nội dung sinh hoạt  nhóm chuyên môn một cách cụ thể, chi tiết, tránh tình trạng đến lúc họp mới đưa nội  dung, như  vậy sẽ  bị  động, không đảm bảo nội dung, có thể  bỏ  sót những vấn đề  quan trọng.         Thực hiện sinh hoạt nhóm chuyên môn theo qui trình sau: Thứ  nhất: Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện của nhóm chuyên môn trong hai  tuần trước, phát hiện những vấn đề  nảy sinh cùng trao đổi thảo luận đi đến thống   nhất. Thứ hai: Thống nhất nội dung các bài dạy trong hai tuần tiếp theo. Xác định rõ mục  tiêu cần đạt, phương tiện, thiết bị dạy học cần sử dụng và nội dung tích hợp những   gì trong từng tiết học…Xác định mảng kiến thức mới và khó để đưa ra phương pháp  giải quyết tối ưu nhất. Thứ  ba: Nội dung các bài kiểm tra 15 phút, một tiết…nên bám sát chương trình,  chuẩn kiến thức, kỹ  năng thảo luận, thống nhất hình thức ra đề  phù hợp với đối  tượng học sinh. Đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, nội dung và tính   vừa sức. Thứ tư: Khi rút kinh nghiệm giờ dạy nên phản hồi tích cực, nắm bắt học hỏi những  giải pháp hay, chỉ  rõ những hạn chế  mà giáo viên mắc phải để  người được góp ý   thấy được  ưu điểm và hạn chế. Từ  đó, cùng nhau học tập cái hay, sự  sáng tạo để  trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Thứ năm: Yếu tố không thể thiếu trong sinh hoạt nhóm chuyên môn là tính tự giác,   tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm. Tất cả đều phải coi sinh hoạt   nhóm chuyên môn là hoạt động thường xuyên để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tổ, nhóm chuyên môn đều là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nhà trường.  Tổ , nhóm chuyên môn có tốt, làm việc khoa học, có sự đoàn kết thống nhất cao, các  thành viên có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực hết mình thì chất lượng giáo dục toàn  diện của nhà trường sẽ  được nâng cao, vị  thế  nhà trường ngày càng được khẳng  định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2