Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 – Chuyên đề 10
lượt xem 13
download
Nội dung của bài thu hoạch này là tìm hiểu thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở đơn vị mình, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 – Chuyên đề 10
- BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ 10_LỚP THCS HẠNG 2 ĐỊA ĐIỂM: HUYỆN HỒNG NGỰ TÊN HỌC VIÊN: LÊ THỊ TRINH ĐƠN VỊ TRƯỜNG: THCS THƯỜNG PHƯỚC 2 CÂU HỎI: Thầy cô hãy nêu thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở đơn vị mình, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục? BÀI LÀM 1. Sơ lược về trường và vị trí công tác Trường THCS Thường Phước 2 là một trường nhỏ tiếp giáp với xã biên giới và thị trấn. * Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 31 người. * Trình độ chuyên môn: Đại học: 23; Cao đẳng: 4; Trung cấp: 2 (Kế toán, Y tế học đường); THCS: 1(Bảo vệ) *Tổ chuyên môn: 04 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng Tổng số lớp: 13 lớp; tổng số học sinh: 496, trong đó: Khối lớp 6: 04 lớp, số học sinh: 147 Khối lớp 7: 03 lớp, số học sinh: 137 Khối lớp 8: 03 lớp, số học sinh: 112 Khối lớp 9: 03 lớp, số học sinh: 100 Tất cả phòng học và phòng làm việc đều được xây dựng kiên cố. Sân chơi, bãi tập rộng rãi thoáng mát và có 02 khu nhà vệ sinh: 01 nhà vệ sinh cho giáo viên; 01 nhà vệ sinh cho học sinh riêng biệt; Có nơi dựng xe cho giáo viên, học sinh được bố trí có thứ tự. Đa số học sinh ngoan, có nhiều quyết tâm cố gắng vươn lên trong rèn luyện và học tập. Đội ngũ CBQL nhà trường có cơ cấu đầy đủ ở các môn học; 100% đạt trình độ chuẩn về trình độ chuyên môn; có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý tốt, có nhiều tâm huyết với nghề và tích cực trong việc đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lãnh đạo, quản lý và giảng dạy trong nhà trường. Hệ thống thông tin ổn định, thông suốt qua mạng Internet; thông tin phản hồi từ cha mẹ học sinh, học sinh và cộng đồng xã hội khá thường xuyên. Công tác dạy và học đã có nề nếp và đổi mới kịp thời với chất lượng dạy và học ngày càng đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý và tài chính được hưởng ứng tích cực trong đội ngũ GVNV và cộng đồng xã hội. Bản thân về trường công tác từ năm 2017 đến nay, kiêm nhiệm các nhiệm vụ trưởng phòng bộ môn Hóa học, dạy lớp và chủ nhiệm lớp.
- 2. Thực trạng xã công tác xã hội hóa ở trường THCS THƯỜNG PHƯỚC 2 Thuận lợi : Văn bản chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục được cấp trên hướng dẫn cụ thể, kịp thời cùng với sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của cấp trên cho nhà trường nên nhân dân địa phương tin tưởng và khơi dậy được tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. Đội ngũ viên chức và hầu hết các bậc cha mẹ học sinh nhận thức sâu sắc về mục tiêu và ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường học. Đại đa số nhân dân trên địa bàn trường đóng có đời sống ổn định, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Những năm qua, chất lượng giáo dục, phong trào thi đua, chất lượng các mũi nhọn nhà trường dành nhiều đỉnh cao nên đã tạo được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh và nhân dân. Đây là yếu tố kích thích các lực lượng cộng đồng nhiệt tình đóng góp nguồn lực xây dựng nhà trường. Khó khăn : Trường đóng trên trung tâm thị trấn của huyện nhưng nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp. Đời sống kinh tế xã hội không đồng đều, tại phân hiệu .......... có 100% học sinh dân tộc Êđê, hầu hết điều kiện sống của gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, việc huy động học sinh tự nguyện đóng góp các nguồn lực là vấn đề khó thực hiện. Một số ít gia đình học sinh phải đi làm thuê để kiếm sống, có gia đình chỉ ghi tên cho con em vào học là xong, thậm chí không biết con mình học ai, lớp mấyn lớp nào. Một phần công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay tuyên truyền chưa thật tốt, cha mẹ học sinh làm việc theo sự tự nguyện khi thấy việc làm đó đem lại lợi ích cho học sinh nhưng chưa được trang bị những kiến thức nhất định về công tác xã hội hóa giáo dục. Một số người dân chưa thực sự thấm nhuần mục đích của công tác xã hội hóa giáo dục chính học sinh là người được hưởng lợi, vì vậy việc thuyết phục, giải thích, kêu gọi là một vấn đề hết sức khó. Kĩ năng công tác truyền truyền, thuyết phục còn hạn chế nên chưa khai thác hết sức mạnh của cha mẹ học sinh. Như vậy, trên bình diện phương thức làm giáo dục, xã hội hóa giáo dục là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, tham gia vào quá trình giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước. Xã hội hóa giáo dục cũng chính là việc làm góp phần tạo tiền đề để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại; trong đó, kết hợp tăng cường đầu tư cho giáo dục của Nhà nước với đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phát triển mạnh các trường ngoài công lập và tổ chức tốt sự phối hợp giữa gia đình nhà trường xã hội cùng chăm lo
- cho sự nghiệp giáo dục. Đơn vị trường THCS Thường Phước 2 luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, của chính quyền địa phương. Được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.. Sự đồng thuận cao do hiểu rõ từng nội dung thực hiện xã hội hóa giáo dục trong tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên của trường. Được sự quan tâm hỗ trợ của cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh của các lớp các mạnh thường quân. Chất lượng giáo dục của trường ngày càng được nâng cao, số lượng và tỉ lệ học sinh tham gia thi học sinh giải ngày càng nâng cao. 3. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Giải pháp 1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động. Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn, là con đường chuyển tải làm cho mỗi một tổ chức, cá nhân thấm nhuần sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, những đề nghị của nhà trường để các lực lượng trong và ngoài nhà trường tự giác thực hiện, bằng nhiều hình thức như qua phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các diễn đàn, các cuộc họp cha mẹ học sinh,… Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, trước hết, hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cụ thể, mục đích, lí do của việc huy động, thống kê số liệu, diện tích xây dựng, các nội dung hoạt động cần huy động. Trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, các cuộc gặp gỡ thường ngày, đội ngũ nhà trường đã chủ động tạo cơ hội để chuyển tải những thông tin cần thiết đến tận từng bậc cha mẹ học sinh, nhân dân làm cho họ nhận thức đúng đắn từ đó các nguồn lực sẵn sàng đóng góp công sức giúp nhà trường xây dựng, kiến thiết nhằm đáp ứng điều kiện tốt cho dạy và học của nhà trường. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phân phối các nguồn nhân lực Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục, uy tín thương hiệu nhà trường nhờ đó sẽ được khẳng định. Phân phối nguồn lực hay sử dụng nguồn lực tốt thì chất lượng sẽ tốt. Giải pháp 3: Tạo uy tín với cha mẹ học sinh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường. Uy tín phải được tạo lập bằng chính nội lực của mỗi nhà trường, sự phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo nhằm biến quá trình giảng dạy thành quá trình tự học của học sinh. Phấn đấu để làm sao mỗi ngày đến trường học sinh được học, được vui chơi một cách thoải mái, hiệu quả. Mỗi giáo viên phải coi học sinh như chính con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm để học sinh thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn. Phải xác định cha mẹ học sinh
- sẵn sàng đóng góp công sức và tiền của cho sự nghiệp giáo dục, miễn là con em họ được học hành chu đáo, đến nơi đến chốn. Giải pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm để tạo uy tín cao đối với cha mẹ học sinh là điều kiện tốt để cha mẹ học sinh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Giải pháp 5: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương Chủ động, tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên việc tham mưu cũng phải có kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu lật mặt theo vụ việc, mỗi lần được bố trí làm iệc phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo lại ngay. Tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến tham quan cơ sở vật chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và Chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo tình hình của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của hiệu trưởng. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, không ngồi chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn. Giải pháp 6: Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường gia đình lực lượng xã hội Nhà trường luôn quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong việc huy động cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và biết làm cho cộng đồng những việc làm có ích dưới nhiều hình thức. Chủ động tham gia các hoạt động của địa phương khi được yêu cầu, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, để qua đó vừa tạo được không khí sôi động trong các hoạt động văn hóavăn nghệ của đơn vị, vừa tạo được mối quan hệ mật thiết với đoàn thể, chính quyền địa phương, vừa thôi thuốc học sinh thêm gắn bó với quê hương xóm làng. Giải pháp 7: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh. Thành lập đội văn nghệ bài bản, duy trì tốt công tác tập luyện với nhiều nội dung phong phú, đặc biệt dành nhiều nội dung cho những tiết mục mang âm hưởng dân ca, dân gian. Tổ chức cho các em biểu diễn văn nghệ chào mừng nhân dịp các ngày lễ lớn. Tổ chức thi đấu giao lưu cầu lông với các đơn vị lân cận ở địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, duy trì thể dục buổi sang, thể dục giữa giờ, muốn sân trường để tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp trong nhà trường.
- Giải pháp 8: Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con em gia đình chính sách Ngay từ đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm điều tra thập kỷ hoàn cảnh học sinh, tranh thủ thời gian đến thăm nhà các em để tìm hiểu để từ đó mới có thể tìm được phương pháp giáo dục thích hợp. Gần gũi chia sẻ với các em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các em mồ côi cha mẹ, trẻ khuyết tật, con em gia đình chính sách, học sinh dân tộc thiểu số. Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của cấp trên để tạo điều kiện cho các em có chỗ dựa những chất khi đến trường. Thực hiện kế hoạch về công tác Đội của cấp trên, nhà trường cùng với Liên đội tổ chức chương trình“Thắp sáng ước mơ”…… Giải pháp 9: Đút rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn thực hiện Lắng nghe, tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp đi trước, của lãnh đạo địa phương, của cha mẹ học sinh để xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo được tốt hơn. Tổng hợp sàng lọc kinh nghiệm của mọi người hành thí nghiệm riêng của mình. Đây là một trong những bí quyết để giúp giáo viên tự hoàn thiện mình, từ đó trở nên vững vàng hơn trong công tác quản lý. Tổ chức hội thảo đánh giá lại công tác xã hội hóa giáo dục sau mỗi đợt, điểm gì chưa được thì tìm biện pháp khắc phục, điểm gì đã làm tốt thì phát huy. 4. Kết luận Xã hội hóa giáo dục làm cho sự nghiệp giáo dục là của toàn xã hội, mọi người cùng làm giáo dục, nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục, tạo ra phong trào học tập trong toàn dân. Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi người đối với giáo dục thế hệ trẻ từng xã/phường thực hiện cơ chế Đại hội giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, tích cực cho cả xã hội, gia đình, nhà trường; xã hội hóa giáo dục cũng làm tăng thêm các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính cho giáo dục, động viên tinh thần và vật chất, tạo ra động lực cho người dạy, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh khó khăn, khuyến khích các học sinh chăm học. Xã hội hóa giáo dục gắn với đa dạng hóa các nguồn lực, nguồn đầu tư cho giáo dục. Sự phối hợp các lực lượng xã hội, xã hội hóa giáo dục, một mặt là sự tham gia của xã hội với nhà trường trong hoạt động giáo dục, mặt khác đòi hỏi ngành giáo dục và nhà trường phải đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Chuyên đề 10. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài Nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường học.
- 2) Nguồn internet.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng
23 p | 5963 | 895
-
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chính trị năm 2010
4 p | 2351 | 211
-
Bài thu hoạch: Lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2010
4 p | 2075 | 154
-
Bài thu hoạch: Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 2, năm 2018
4 p | 3681 | 66
-
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 – Chuyên đề 9
4 p | 342 | 23
-
Bài thu hoạch: Lớp bồi dưỡng văn hóa ứng xử, văn minh giao tiếp cho bảo vệ cơ quan đơn vị
3 p | 494 | 12
-
Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Thực tập sư phạm (Trình độ: CĐ-TC) - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
29 p | 8 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn