intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết minh về: Nhà 54, ao cá, bụt mọc, đường xoài, giàn cây

Chia sẻ: Hoàng Quỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

303
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài thuyết minh về "Nhà 54, ao cá, bụt mọc, đường xoài, giàn cây" dưới đây. Nội dung bài thuyết trình trình bày về kết cấu của khu di tích Phủ chủ tịch, đặc biệt là nhà 54, ao cá, đường xoài, giàn cây Bác Hồ. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết minh về: Nhà 54, ao cá, bụt mọc, đường xoài, giàn cây

Họ và tên: Hoàng Hương Quỳnh<br /> Nhóm: Mộc!<br /> Bài thuyết minh về: Nhà 54, ao cá, bụt mọc, đường xoài, giàn cây.<br /> <br /> <br />   Xin chào cô và các bạn lớp ĐH Việt Nam học 3 trường Đại học Công  <br /> nghiệp Hà Nội, tôi là Hương Quỳnh, rất vui vì được là hướng dẫn viên đồng <br /> hành cùng các bạn trong chuyến tham quan học tập thực tế tại khu di tích Phủ <br /> chủ tịch, đặc biệt là nhà 54, ao cá, đường Xoài, giàn cây Bác Hồ trong buổi sáng  <br /> ngày hôm nay. <br /> (Mời các bạn và cô di chuyển tới phía dưới giàn cây trước nhà 54, chúng <br /> ta sẽ đứng thành hình vòng cung, lấy HDV làm tâm, sau khi cô và các bạn đã ổn  <br /> định vị trí, HDV sẽ thuyết minh.)<br /> Trước mắt cô và các bạn đây là ngôi nhà có tên gọi là 54, sở dĩ có tên gọi  <br /> như vậy bởi vì đây là nơi gắn bó với bác Hồ kính yêu của chúng ta từ tháng 12  <br /> năm 1954 đến tháng 8 năm 1858. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập <br /> lại, từ  chiến khu Việt Bắc, Người trở  về  thủ  đô vào tháng 10 năm 1954. Các  <br /> đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước mời người ở ngôi nhà to đẹp của Phủ toàn <br /> quyền Đông Dương trước đây nhưng người từ chối, người chọn cho mình ngôi <br /> nhà bên cạnh bờ ao của một anh thợ điện làm việc trong khu vực dành cho nhân  <br /> viên phục vụ toàn quyền Đông Dương, và tên gọi tắt là 54 cũng xuất phát từ khi  <br /> ấy. Đến tháng 8 năm 1858, Người chuyển về  sống tại nhà sàn bên kia bờ  ao,  <br /> nhưng hàng ngày Bác vẫn về đây dùng cơm và khám sức khỏe định kì. Bởi vậy  <br /> ngôi nhà này gắn bó với chủ tịch của chúng ta trong suốt 15 năm cuối cùng của  <br /> cuộc đời.<br /> Ngôi nhà này chỉ  có 3 căn phòng nhỏ, căn phòng gần các bạn nhất là <br /> phòng ngủ, căn phòng này chỉ  chứa vẻn vẹn có chiếc giường đơn mộc mạc, <br /> chiếc tủ nhỏ đựng vài chiếc áo lụa Bác mặc hàng ngày, bộ quần áo kaki Người <br /> dùng khi tiếp khách hoặc đi công tác. <br /> Trong một lần Bác Hồ  về  thăm xí nghiệp may X10 của Tổng cục Hậu  <br /> cần, Trần Mịch – giám đốc xí nghiệp được đứng ngay gần Bác, nhận ra chiếc  <br /> áo kaki Người đang mặc đã ngả màu, tay áo đã sờn cũ, trước khi tiễn Bác, Trần  <br /> Mịch ngỏ  ý với đồng chí Vũ Kì (thư  kí của Bác) sẽ  tặng Bác một bộ  đồ  mới,  <br /> nhưng anh Vũ Kì lắc đầu từ  chối ngay, rằng Bác không muốn thế. Tết năm đó,  <br /> Bác nhận được một món quà từ  xí nghiệp may X10, bên trong là một bộ  quân  <br /> phục mới. Bác vui vẻ nhận rồi viết một bức thư khen ngợi tinh thần thi đua của  <br /> các anh chị  em trong đơn vị và trả  lại bộ  quân phục, dặn làm giải thưởng cho  <br /> những người có thành tích thi đua tốt nhất trong Xí nghiệp. Chuyện chưa dừng  <br /> lại  ở  đó, ít lâu sau, Bác sang thăm Indonesia, khi chuẩn bị  thay đồ  để  đi, Bác  <br /> nhận ra có sự khác lạ, bèn gọi đồng chí Vũ Kì lại và bảo: “Chú Kì, bộ quần áo  <br /> này không phải của Bác!”. Biết không thể giấu Bác, anh Kì đành khai thật rằng  <br /> Trần Mịch biết Bác sắp đi công tác nên bí mật làm lại y hệt bộ quần áo của Bác  <br /> rồi “đánh tráo” bộ quần bộ đồ mới. Nghe chuyện, Bác vui vẻ mặc bộ quần áo,  <br /> không quên dặn anh Kì rằng: Vật dùng được thì vẫn cứ  dùng, không nên lãng  <br /> phí, dân mình còn nghèo, phải biết tiết kiệm!”  <br />   Ngoài ra căn phòng này cũng được Bác đặt một số  món quà mà những <br /> người bạn nước ngoài dành tặng Bác mà một lát nữa thôi các bạn có thể  nhìn <br /> thấy, đó là trên chiếc lò sửa có bức tượng nhà thơ  Khuất Nguyên của nhân dân <br /> Trung Quốc, phía trước lò là một chiếc bàn tròn của chủ  tịch Cuba Phi Đen <br /> Catxtro. <br /> Căn phòng  ở  ngay sát bờ  ao kia là phòng làm việcg, nơi đây chủ  tịch đã  <br /> soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, nhà nước về  đường lối cách  <br /> mạng hai miền Nam – Bắc, hơn 400 bài báo được Người đề  cập đến, xoay  <br /> quanh các vấn đề: độc lập dân tộc, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, giáo dục <br /> … Người chủ trương đẩy mạnh phát triển văn hóa giáo dục để phục vụ những  <br /> yêu cầu mới của cách mạng, Người khẳng định, Văn hóa giáo dục là một mặt  <br /> trận quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu <br /> tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Công tác giáo dục được Bác đặc biệt chú <br /> trọng hơn cả, bởi thế nên vào mỗi dịp năm học mới, Người không quên viết thư <br /> chúc mừng các cấp từ tiếu học cho tới đại học, cao đẳng. Mặc dù bộn bề  công <br /> việc là thế, nhưng hàng ngày Người vẫn dành thời gian để  đọc báo trong nước  <br /> cũng như  nước ngoài, trên giá sách của Bác còn hơn 300 cuốn sách thuộc mọi <br /> lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,…Trong đó có nhiều cuốn kinh điển của các <br /> học giả  và nhà văn hóa của nhiều nước. Với những cuốn sách cần phổ  biến  <br /> rộng rãi, sau khi đọc xong, Người chuyển cho văn phòng để các đồng chí cán bộ <br /> khác đều cùng đọc. Người chỉ giữ lại những cuốn cần nghiên cứu lâu dài, hoặc  <br /> sách của các tác giả gửi tặng. Sách không chỉ  là quà tặng duy nhất mà Bác lưu  <br /> giữ, trong căn phòng làm việc của Bác còn có bức phù điêu của Lê Nin, mô hình  <br /> tháp Kremlin của Liên Xô, búp bê truyền thống thể  hiện tình hữu nghị  Nhật –  <br /> Việt, mô hình thùng đựng rượu của Bungary,…<br /> Còn lại là căn phòng chính giữa, đây là phòng ăn mà chủ tịch đã mời cơm  <br /> thân mật một số đồng chí trong Bộ chính trị, đôi khi là cả gia đình một số đồng <br /> chí trong TW, cán bộ, các anh hùng miền Nam ra ngoài Bắc báo cáo công tác  <br /> hoặc chữa bệnh. Những lần tiếp khách như vậy Bác đều dặn các đồng chí phục  <br /> vụ nấu những món phù hợp với khẩu vị của khách để anh em ngon miệng. Bữa <br /> ăn bình thường của Bác rất đơn giản, không cầu kì, không cao lương mĩ vị. Trên  <br /> mâm cơm thường là những món ăn của miền quê xứ  Nghệ  như  rau cá kho, cà <br /> dầm tương,… hay thức ăn tăng gia sản xuất. Mỗi bữa Bác chỉ ăn vỏn vẹn lưng  <br /> bát cơm, ăn vừa hết thức ăn, không rơi vãi một hạt cơm nào. Xong bữa Bác tự <br /> thu xếp bát đĩa gọn ghẽ  để  bớt phần việc cho các chú phục vụ. Từ  tháng 5. <br /> 1958, Bác chuyển sang  ở nhà sàn, nhưng hằng ngày, đúng giờ  quy định, Người  <br /> trở về dùng bữa tại nhà ăn phía bên kia bờ ao, cơm nước xong, Người lại đi bộ <br /> trở về nhà sàn, dù thời tiết mưa to, gió lớn cũng vẫn vậy. Các đồng chí phục vụ <br /> nhìn Bác xắn quần lội qua quãng đường ngập nước mà thương Bác vô cùng. <br /> Một hôm, sắp hết giờ  làm việc buổi sáng, trời đổ  mưa to. Thấy cơ  hội thuận  <br /> tiện, đồng chí giúp việc xin phép được mang cơm sang nhà sàn, Bác dừng tay <br /> làm việc, trầm ngâm nhìn trời mưa, hỏi đồng chí phục vụ: "Thế mang cơm sang  <br /> cho Bác cần mấy chú?", "Dạ, thưa Bác, một đồng chí bê cơm, một đồng chí bê <br /> thức ăn và hai đồng chí đi kèm che mưa", "Thế chú muốn một mình Bác vất vả <br /> hay muốn để  nhiều người vất vả  vì một mình Bác?". Hết giờ  làm việc, mưa  <br /> vẫn tầm tã, Bác xắn cao quần, tay cầm ô, tay chống gậy, lần từng bước qua con  <br /> đường vòng ao cá nước chảy xiết sang nhà ăn.  <br /> Hiện nay trên bàn ăn vẫn còn lưu giữ lại cặp lồng dùng đựng cơm mà mỗi lần <br /> đi thăm các đơn vị  địa phương trong nước, Người thường nhắc các đồng chí <br /> phục vụ làm cơm mang đi để tránh nhân dân phục vụ phiền hà, tốn kém. <br /> Cũng tại phòng ăn này có treo một chiếc nhiệt kế  để  Người tiện theo dõi thời <br /> tiết   hàng ngày, khi thấy nhiệt độ  xuống dưới 10 độ  C, Bác không quên nhắc <br /> đồng chí Bộ  trưởng bộ  Gíao dục cho các cháu học sinh tiểu học nghỉ  học để <br /> đảm bảo sức khỏe. Chiếc đài  ở  phỏng ăn là sự  ghi nhận của Người về  thành <br /> tích học tập của cac đoàn thực tập sinh về radio, vô tuyến truyền hình khóa học  <br /> 1967 – 1969 tại Hungari.<br /> Vào mùa Hè, khi thấy ngôi nhà của Bác nóng bức, để  đảm bảo sức khỏe của <br /> Bác, các đồng chí phục vụ xin phép lắp máy điều hòa nhiệt độ  cho Bác, nhưng  <br /> Bác không đồng ý, Người đề  nghị  dành máy cho quân y viện hoặc trại điều <br /> dưỡng thương binh. <br />   Dù với cương vị là chủ tịch nước, nhưng đời sống của Bác trong ngôi nhà <br /> này bao giờ cũng không cao quá mức sống của nhân dân. Gần 4 năm sống ở nơi <br /> đây, thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để ta thấy được rõ nét đức tính Cần <br /> – Kiệm – Liêm – Chính và tinh thần cống hiến hết mình cho sự  nghiệp cách <br /> mang của Người – vị cha già kính yêu của nhân dân Việt Nam, “người bạn lớn”  <br /> của nhân dân thế giới. <br />   (Và bây giờ chúng ta sẽ đi tham quan ngôi nhà 54 và men theo đường ven <br /> ao cá để tiếp tục nghe thuyết minh về ao cá)<br /> Chúng ta đang đi dọc theo con đường mang tên “Đường sáu trăm”, nguồn <br /> gốc của tên gọi này cũng phải xuất phát từ nguồn gốc ao cá, Thời kì Pháp thuộc, <br /> đây vốn là một ao tù, nước đọng, hươu nai của Phủ toàn quyền thường tới đây <br /> uống nước. Sau khi giành được chính quyền, Bác về làm việc ở đây và gợi ý cho <br /> các anh em phục vụ  cải tạo thành ao cá, vừa cải thiện đời sống, vừa làm cho  <br /> không khí trong lành. E600 là phiên hiệu của đơn vị đã khẩn trương nạo vét, dọn  <br /> hồ  trong vòng một tuần, để  khen ngợi tinh thần làm việc nhanh chóng của các  <br /> anh em, Bác bảo cần phải làm thên một con đường quanh hồ nữa, vì phiên hiệu  <br /> đơn vị là E600 nên “Đường sáu trăm” sẽ  là tên con đường kỉ  niệm những ngày  <br /> lao động phục vụ Bác dành tặng các anh em.<br />   Ao  cá   Bác  Hồ  với   diện  tích  hơn   3320  mét  vuông,  độ  sâu   trung  bình <br /> khoảng 2m, nơi sâu nhất khoảng 3m, xung quanh bờ phía Đông Bắc xây tường,  <br /> dưới tường xây đá. Bờ  phía Tây Nam xây xi măng thấp ngang mặt đất, có nhịp <br /> cầu cong cong bắc qua eo nước hẹp, xung quanh trồng nhiều cây bụt mọc và  <br /> cây cổ thụ thuộc họ tùng bách chạy men theo bờ nước, rễ cây mọc nổi lô nhô to,  <br /> nhỏ, cao, thấp khác nhau. Quê hương của loài cây này ở vùng đầm lầy Nam Mỹ, <br /> để thích nghi với thời tiết, những rễ cây này phải ngoi lên để lấy không khí. Vì <br /> hình dáng của những cây này như hàng những pho tượng Phật bằng gỗ nên Bác <br /> Hồ của chúng ta đã đặt tên cho loại cây này là “bụt mọc”.<br /> Có một cây bụt mọc ở đầu bên kia chiếc cầu từ nhà sàn qua ao bị mỗi ăn  <br /> ruỗng hết 2/3 thân. Anh em làm vườn định cắt bỏ cây nhưng Bác đã hướng dẫn  <br /> cho an hem cách cứu cây khỏi chết và phát triển bình thường. Người quan niệm:  <br /> “Cây cối cũng giống như  con người, nếu bị bệnh mà biết cách và có công cứu  <br /> chữa thì vẫn phát triển tốt.”. Năm 1977, cây bụt mọc nọ đã bị  đổ sau một trận <br /> bão lớn, cán bộ  Khu di tích đã tìm cách bảo quản tại chỗ  phần gốc cây để  ghi  <br /> nhớ lấy lời dạy của Bác.<br /> (Một lát nữa thôi khi di chuyển về phía nhà sàn và vườn cây của Bác, các <br /> bạn   sẽ   thấy   được   gốc   cây   mà   tôi   vừa   kể   ờ   trên.)<br /> <br /> <br /> Dưới hồvà nuôi rất nhiều loại sinh vật khác nhau, trong đó có trai, có con  <br /> còn đã kết ngọc. Nhưng nhiều nhất, đa dạng nhất vẫn là cá, có rất nhiều loại cá  <br /> khác nhau như: mè, trắm, rô phi, chép,…   Bác Hồ  đã chăm chúng rất chu đáo. <br /> Hàng ngày, sau giờ  làm việc buổi chiều, Bác thường ra cầu ao phía trước nhà <br /> sàn cho cá ăn. Các bạn biết Bác cho cá ăn bằng cách nào và thức ăn của cá là gì <br /> không ạ?<br /> Vâng, thức ăn của cá chính là cám, bánh mì hay cơm khô mà các đồng chí <br /> phục vụ Bác phơi khô, để ngay bên cạnh cầu ao. Khi cho cá ăn, Bác thường vỗ <br /> tay để gọi cá, dần dà, cứ nghe thấy tiếng vỗ tay của Bác là đán cá lại bơi vào để <br /> đợi ăn. Những năm trời rét đậm, Bác không quên nhắc anh em kiếm bèo tây về <br /> ngăn vào một góc hướng Bắc để chắn gió lùa và là nơi cho cá trú ẩn. <br /> Cá Bác nuôi rất mau lớn, nhất là cá rô phi, với sản lượng mỗi năm một <br /> tăng nên đã góp phần cải thiện bữa ăn cho các anh em trong cơ  quan một cách  <br /> đáng kể. Mỗi khi có dịp đặc biệt, Bác lại nhắn các chú phục vụ đánh cá để biếu <br /> các đồng chí lãnh cơ  quan có cháu nhỏ. Bác mong muốn các địa phương khác <br /> trong nước cũng nuôi cá để cải thiện cũng nhưn nâng cao đời sống kinh tế của  <br /> từng hộ, lan rộng ra thì sẽ  cải thiện được cả  nền kinh tế  của nhân dân nói <br /> chung.<br /> Bác Hồ  đã đi xa, nhưng mỗi khi vào thăm Khu Di tích Chủ  tịch Hồ  Chí <br /> Minh tại Phủ  Chủ  tịch, ngắm nhìn ao cá của Bác, chúng ta càng thấy ý nghĩa <br /> hơn  bài học về giá trị của đất đai và công sức lao động như lời Bác đã từng nói: <br /> “Nuôi cá cũng dễ, có nước và có công người thì cá phát triển”. Ngắm nhìn ao cá  <br /> xinh xinh và những đàn cá đang quây quần đớp mồi, chúng ta càng bồi hồi nhớ <br /> Bác qua những vần thơ cảm động của Tố Hữu:            <br />                         “Con cá rô ơi chớ có buồn        <br />                    Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn                      <br />                     Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái                                 <br />                     Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.”  <br /> (Di chuyển tiếp vào Đường xoài)<br />   Thưa các bạn, trong khu Di tích Phủ  Chủ  tịch có một con đường được  <br /> nhiều người biết tới qua bài thơ “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu:<br /> “Anh dắt em vào cõi Bác xưa<br /> Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa”<br />   Con đường này rộng 5 mét, dài hơn 200 mét. Hai bên đường là hai hàng <br /> cây xoài cổ thụ, bởi vậy, con đường mang tên “Đường Xoài”.<br />   Đây là nơi mà hàng ngày Bác Hồ thường tập thể dục vào buổi sáng và đi <br /> bách bộ sau giờ làm việc buổi chiều, Bác thường đi bộ từ nhà sàn ra tiếp khách  <br /> ở giàn hoa và Phủ Chủ tịch cũng qua con đường này.<br />   Đường Xoài đã chứng kiến biết bao câu chuyện cảm động của Bác với <br /> đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Một trong những kỷ niệm đó, là dịp Người tiếp  <br /> Đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền <br /> Nam ra thăm miền Bắc ngày 15 tháng 11 năm 1965.<br />   Trong bức hình ghi lại phút gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn,  <br /> chị  Tạ  Thị  Kiều đại biểu cho phụ  nữ  miền Nam, anh A Vai đại biểu của các  <br /> dân tộc Tây Nguyên bất khuất được đi bên cạnh Người. Tình cảm Chủ tịch Hồ <br /> Chí Minh dành cho các đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang  <br /> giải phóng miền Nam như tình cảm của người Cha đón những đứa con thân yêu <br /> lâu ngày trở về. Người xúc động nói với các anh chị: “Bác mong các cháu lắm,  <br /> Bác nhớ đồng bào miền Nam lắm. Sao các cháu lại khóc? Bác cháu ta gặp nhau  <br /> thì phải vui lên chứ!”<br />   Nằm  ở ngay phía sau toà nhà Phủ  Chủ tịch, gần cuối con đường Xoài, là <br /> một khoảng đất trống rộng chừng 100 mét vuông, trải sỏi, giữa có hình sao tám <br /> cánh làm bằng xi măng và đá màu. Phần bao quanh là một giàn hoa hình bán <br /> nguyệt được cấu trúc bởi 32 cột tròn, 8 cột vuông và các xà bằng bê tông đúc <br /> sẵn, tạo nên một giàn hoa đẹp. Những cánh hoa móc diều (còn gọi là hoa giấy)  <br /> tím đỏ nổi bật trên nền xanh đậm của lá cây làm cho khu vườn rực rỡ hẳn lên.<br />            Chủ  tịch Hồ  Chí Minh thường tiếp khách và làm việc  ở  nơi đây trong <br /> những buổi sáng đẹp trời. Người coi giàn hoa này như  một phòng khách đặc <br /> biệt, tạo ra sự thoải mái, tự nhiên không bị giới hạn bởi không gian và các nghi <br /> thức ngoại giao. Đây cũng chính là nét độc đáo trong phong cách tiếp khách của <br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br />           Tại giàn hoa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đón nhiều đoàn đại biểu  <br /> trong nước và quốc tế. Ngày 20 tháng 10 năm 1962, Bác tiếp đoàn Mặt trận Dân <br /> tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu lần  <br /> đầu tiên chính thức ra thăm miền Bắc. Buổi tiếp đã để lại những ấn tượng sâu <br /> sắc và xúc động cho những người con của miền Nam anh hùng. Khi nhận những <br /> món quà của đồng bào, chiến sĩ miền Nam kính tặng, trong đó có tập thơ  của <br /> liệt sĩ Nguyễn Trọng Tuyển, Chủ  tịch Hồ Chí Minh xúc động nói: “Bác chẳng  <br /> có gì tặng lại đồng bào miền Nam cả, Bác chỉ có cái này” và đặt tay lên trái tim <br /> mình Người nói tiếp: “Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”.<br />   Vào những dịp Tết Nguyên đán, Tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1­6,  <br /> Chủ  tịch Hồ  Chí Minh thường dành thời gian đón các cháu thiếu niên nhi đồng <br /> đến vui chơi, xem các cháu múa hát tại giàn hoa Phủ Chủ tịch.<br /> Vậy là tôi đã vừa giới thiệu và kể  cho cô và các bạn câu chuyện về  ngôi  <br /> nhà 54, về  ao cá, đường  Xoài và giàn hoa Phủ  chủ  tịch. Hy vọng rằng sau  <br /> chuyến tham quan học tập thực tế của chúng ta ngày hôm nay, các bạn đã hiểu  <br /> hơn phần nào về lối sống sinh hoạt cũng như làm việc của một con người dành <br /> cả cuộc đời mình để cống hiến cho dân, cho nước, lúc nào cũng canh cánh trong <br /> lòng câu hỏi khi nào nước nhà được tự do, khi nào nước nhà mới được độc lập <br /> của vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh. Không quá lời để <br /> nhận định người chính là tấm gương sáng để tôi và các bạn cùng học tập và noi  <br /> theo.<br /> Và tiếp sau đây HDV Kiều Chi và những HDV còn lại sẽ  giới thiệu cho <br /> các bạn về  ngôi nhà sàn của Bác và những di tích còn lại của khu di tích Phủ <br /> chủ tịch. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe trong suốt thời gian vừa qua, chúc <br /> cô và các bạn lớp VNH3 có một buổi học tập thực tế hiệu quả!<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2