intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình Bê tông đầm lăn (Chuyên đề Vật liệu mới)

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:43

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuyết trình Bê tông đầm lăn (Chuyên đề Vật liệu mới) trình bày những nội dung sau: giới thiệu về bê tông đầm lăn; đặc điểm; yêu cầu kĩ thuật đối với các vật liệu sử dụng; ưu và nhược điểm; phạm vi sử dụng; công nghệ thi công; các kết quả thí nghiệm; kết luận;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình Bê tông đầm lăn (Chuyên đề Vật liệu mới)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CHUYÊN ĐỀ VẬT LIỆU MỚI BÊ TÔNG ĐẦM LĂN GVHD: TS. ĐỖ THÀNH CHUNG 1. VÕ HƯƠNG NAM 2. NGUYỄN DUY VINH THÀNH VIÊN NHÓM 8: 3. NGUYỄN HỮU TÀI 4. NGUYỄN THANH BÌNH
  2. NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN II. ĐẶC ĐIỂM III. YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC VẬT LIỆU SỬ DỤNG IV. ƯU VÀ NHƯỢC NG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ TỔ ĐIỂM VIỆT V. PHẠM VI SỬ DỤNG VI. CÔNG NGHỆ THI CÔNG VII. CÁC KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VIII. KẾT LUẬN
  3. I. GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN - Bê tông đầm lăn hay bê tông lu lèn (Tiếng Anh là “Roller Compacted Concrete”, viết tắt là RCC) là loại bê tông không có độ sụt, được đầm chặt bằng phương pháp lu và có thể thi công tương tự như thi công đường giao thông và đập đất đá truyền thống. Bê tông đầm lăn (BTĐL hay RCC) được sử dụng chủ yếu để xây dựng các bãi đỗ xe, kho bãi, đường trong các khu công nghiệp, đường giao thông và đập chắn nước cho các
  4. CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN TONG THỰC TIỄN - Xu thế sử dụng bê tông đầm lăn chống thấm thay cho bê tông thường được hình thành và phát triển mạnh ở Trung Quốc từ những năm 90 của thế kỷ XX. Năm 1989, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng thành công đập trọng lực Thiên Sinh Kiều, cao 61 m, hoàn toàn bằng bê tông đầm lăn. Tính đến 2004, Trung Quốc có hơn 10 đập bê tông mới kiểu này. Việc sử dụng BTĐL chống thấm thay cho bê tông thường đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ đơn giản hoá quá trình thi công.
  5. CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN TRONG THỰC TIỄN Việt Nam bắt đầu nghiên cứu BTĐL từ những năm 90 của thế kỷ XX. Năm 2003, Việt Nam khởi công xây dựng đập bê tông đầm lăn đầu tiên, đập thủy điện Pleikrong, cao 71 m, kết cấu “vàng bọc bạc”. Vài năm gần đây, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu áp dụng BTĐL chống thấm cao thay cho bê tông thường để xây dựng đập bê tông trọng lực. Ví dụ: BTĐL công trình thủy lợi Nước Trong (đang xây dựng) dùng mác R90150B2 và R90200B6. Nhiều công trình thủy điện dùng BTĐL chống thấm cao như thủy điện Sơn La ( mác R365 200 B10), đang thiết kế thi công thủy điện Bản Vẽ, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và A Vương hoàn toàn BTĐL có độ chống thấm B6 đến B8...
  6. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN • Đập đất có ưu điểm thi công nhanh, song khối lượng lại lớn, độ bất định về vật liệu cao hơn đập bê tông, đập cao ít được áp dụng. Đập bê tông truyền thống có ưu điểm khối lượng nhỏ so với đập đất, độ bất định thấp hơn, song thi công bằng thủ công, tiến độ rất chậm đặc biệt công trình có khối lượng lớn gặp nhiều khó khó khăn.
  7. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN • Đập bê tông đầm lăn kết hợp ưu điểm của đập đất về công nghệ thi công, ưu điểm của đập bê tông truyền thống về mặt kết cấu đập.
  8. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN • Do lượng nước được đưa vào hổn hợp BTĐL nhỏ (trên dưới 100l/m3 bê tông, với bê tông truyền thống là trên dưới 200l/m3 bê tông), nên bê tông rất khô, phải sử dụng máy đầm rung mới có thể đầm được. • Để bù lại lượng chất mịn do lượng xi măng giảm nhỏ, tăng cường cường độ và độ chống thấm, hổn hợp bê tông đầm lăn được bổ sung chất độn tro bay. • BTĐL có khả năng phát triển cường độ hậu kỳ lớn hơn bê tông truyền thống.
  9. III. YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC VẬT LIỆU SỬ DỤNG v Vật liệu chế tạo BTĐL Chất kết dính: - Xi măng Xi măng dùng cho bê tông đầm lăn có thể sử dụng loại poóc lăng (PC) phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 2682 : 2009 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6260: 2009. Khi dùng xi măng PCB cần lưu ý hàm lượng phụ gia khoáng đã có trong thành phần xi măng để đảm bảo đủ lượng PC như cấp phối đã tính toán. - Phụ gia khoáng Phụ gia khoáng dùng cho bê tông đầm lăn phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8825 : 2011 Là vật liệu vô cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo pha vào bê tông đầm lăn ở dạng nghiền mịn để đạt được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu và không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất của bê tông đầm lăn.
  10. III. YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC VẬT LIỆU SỬ DỤNG Cốt liệu: - Cốt liệu lớn Cốt liệu lớn sử dụng cho BTĐL phải phù hợp với TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu lớn sử dụng cho BTĐL có thể có kích thước hạt lớn nhất Dmax từ 20 mm đến 150 mm tùy theo yêu cầu của thiết kế và phù hợp với trình độ cũng như thiết bị thi công. Tại Việt Nam khi
  11. III. YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC VẬT LIỆU SỬ DỤNG Bảng 1 - Thành phần lý tưởng của cốt liệu lớn cho BTĐL Phần trăm lọt sàng Cỡ sàng mm Từ 4,75 mm đến Từ 4,75 mm đến Từ 4,75 mm đến 75 mm 50 mm 19 mm 75 100 - - 63 88 - - 50 76 100 - 37,5 61 81 - 25,0 44 58 - 19,0 33 44 100 12,5 21 28 63 9,5 14 18 41 4,75 - - -
  12. III. YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC VẬT LIỆU SỬ DỤNG - Cốt liệu nhỏ Có thể sử dụng cát tự nhiên hoặc cát nghiền hay hỗn hợp cát tự nhiên và cát nghiền. Cát tự nhiên có các tính chất cơ lý phù hợp với TCVN 7570 : 2006. Cát nghiền có các tính chất cơ lý phù hợp với TCVN 9205 : 2012. Không nên sử dụng cát có mô đun độ lớn nhỏ hơn 2,0; Khi hàm lượng hạt có kích thước nhỏ hơn 0,075 mm của cốt liệu nhỏ tăng thì độ đầm chặt, cường độ và độ chống thấm của BTĐL được cải thiện theo hướng tăng lên; Đối với cát nghiền sử dụng cho BTĐL, hàm lượng lọt sàng 0,075 mm có thể từ 6 % đến 18 %
  13. III. YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC VẬT LIỆU SỬ DỤNG Bảng 2 - Thành phần hạt của cát theo Cỡ sàng, 9,5 4,75 2,36 1,18 0,60 0,30 0,15 mm Lượng lọt, Từ 95 đến Từ 80 đến Từ 50 đến Từ 25 đến Từ 5 đến Từ 0 đến 100 % 100 100 85 60 30 10 Lượng sót Từ 0 đến Từ 0 đến Từ 15 đến Từ 40 đến Từ 70 đến Từ 90 đến 0 tích lũy, % 5 20 50 75 95 100 Bảng 3 - Giới hạn thành phần cát nghiền theo Cỡ sàng, 9,5 4,75 2,36 1,18 0,60 0,30 0,15 0,075 mm Lượng Từ 95 Từ 74 Từ 55 đến Từ 35 đến Từ 24 Từ 18 Từ 6 100 lọt, % đến 100 đến 95 80 60 đến 40 đến 28 đến 18  Mô đun độ lớn của cốt liệu nhỏ (cát) dùng cho BTĐL Mđl > 2,0
  14. III. YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC VẬT LIỆU SỬ DỤNG Nước: Nước trộn bê tông đầm lăn tuân thủ TCVN 4506 : 2012. Phụ gia hóa học: Phụ gia hóa học dùng cho BTĐL tuân thủ theo TCVN 8826 : 2011
  15. IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM Ưu điểm: • Thời gian thi công nhanh, chịu được tải trọng các thiết bị nặng • Giá thành thi công thấp hơn • Giảm chi phí kết cấu phụ trợ • Cắt giảm chi phí các biện pháp thi công Nhược điểm: • Chất lượng bê tông đầm lăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nếu điều kiện thời tiết xấu việc sản xuất gặp nhiều khó khăn • Thời gian ninh kết của bê tông đầm lăn đạt cường độ thiết kế dài • Việc giám sát các công đoạn vận chuyển, san ủi, đầm… có yêu cầu cao, và mang tính phụ thuộc vào nguồn cung cấp phụ gia • Quá trình thí nghiệm phải được tiến hành liên tục, không ngắt quãng thời gian từ lúc bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông vào côn => nhấc côn khỏi khối hỗn hợp bê tông không quá 150 giây
  16. V. PHẠM VI ÁP DỤNG: Bê tông đầm lăng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Bê tông đầm lăn hiện nay được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Do được cơ giới hoá cao, tiến độ thi công nhanh, công trình sơm đưa vào khai thác, hiệu quả kinh tế mang lại to lớn: • Kè chắn sóng • Sân bay • Đập chắn nước cho công trình thủy lợi, thủy điện: đập thủy điện • Đường giao thông: đường trong các khu công nghiệp, đường ô tô có V< 60 km/h… • Các bãi đỗ xe, kho bãi
  17. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ Xây dựng đường ô tô Xây dựng kè chắn sóng
  18. Đường, bãi đỗ sân bay Xây dựng đập thủy điện
  19. VI. CÔNG NGHỆ THI CÔNG v Thi công bê tông đầm lăn Công tác ván khuôn: Trong thi công đập BTĐL ván khuôn được sử dụng để tạo hình mặt thượng, hạ lưu đập, thành bao bọc hành lang đập và những kết cấu khác do thiết kế chỉ ra trong bản vẽ. Tùy theo hình dạng, quy mô bề mặt cụ thể của từng vị trí, để sử dụng các loại ván khuôn cho phù hợp. Ván khuôn phải có đủ cường độ để chịu được áp lực do đổ, đầm BTĐL gây ra. Ngoài ra công tác ván khuôn phải tuân thủ theo điều 3 và tham khảo phụ lục A của tiêu chuẩn TCVN 4453 : 1995.
  20. CÁC BƯỚC THI CÔNG v Thiết bị thi công Trạm trộn BTĐL: - Máy trộn Máy trộn hỗn hợp BTĐL nên dùng loại trục đôi, có cánh trộn cưỡng bức. Năng suất thực tế của máy trộn phải lớn hơn cường độ thi công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2