intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình Hệ thống thông tin quản lý: Thực trạng và xu hướng phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam

Chia sẻ: Pham Huong Huong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:53

205
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để Việt Nam có thể tiến xa hơn trên trường quốc tế, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài thuyết trình Hệ thống thông tin quản lý: Thực trạng và xu hướng phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam dưới đây đem tới đầy đủ những thông tin cần biết về khái niệm, lịch sử hình thành phát triển cũng như những kiến thức khác của Thương mại điện tử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình Hệ thống thông tin quản lý: Thực trạng và xu hướng phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam

  1. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, những khái niệm mới cũng từ đó liên tục được ra đời và hoàn thiện. Một trong số đó chính là “Thương mại điện tử”(TMĐT), tuy không còn mới đối với thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm này vẫn chưa hoàn toàn được hiểu và tiếp nh ận m ột cách đúng đắn. Thương mại điện tử nói chung là hình thái hoạt động kinh doanh b ằng các ph ương pháp điện tử; là việc trao đổi "thông tin" kinh doanh thông qua các ph ương ti ện công nghệ điện tử. Công nghệ tiên tiến hiện nay giúp doanh nghiệp biến Website của mình thành những siêu thị hàng hóa trên Internet, biến người mua th ực sự trở thành những người chủ với toàn quyền trong việc chọn lựa sản phẩm, tìm ki ếm thông tin, so sánh giá cả, đặt mua hàng, ký kết hợp đồng v ới h ệ th ống tính toán tiền tự động, rõ ràng, trung thực. Thương mại điện tử ở Việt Nam chập chững vào những năm 2000, thế nhưng từ năm 2010, ngành thương mại “phi truyền thống” này mới thực sự bùng nổ. Nó được coi là “đòn bẩy” để phát triển của các doanh nghiệp, nhất là khi công ngh ệ di động, Internet đang đến với mọi ngõ ngách của cuộc sống. Để Việt Nam có thể tiến xa hơn trên trường quốc tế, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài thuyết trình dưới đây đem tới đầy đủ những thông tin cần biết về khái niệm, lịch sử hình thành phát triển cũng như những kiến thức khác của Thương mại điện tử. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  3. Phần 1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử. 1. Khái niệm. Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử,quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ th ống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại th ường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có th ể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại. Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các t ổ chức uy tín thế giới như sau: • Theo Tổ chức Thương mại thế giới(WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". • Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên l ạc tr ực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua m ạng máy tính, THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  4. nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có th ể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công". 2. Lịch sử hình thành. Tiền thân của Thương mại điện tử là EFT (Electronic Fund Transfer: chuy ển ti ền điện tử) giữa các tổ chức, được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ trước. Tiếp theo là EDI (Electronic Data Interchange: trao đổi dữ liệu điện tử) – công nghệ dùng để chuyển văn bản, dữ liệu giữa các doanh nghiệp lớn. Rồi đến lượt Internet ra đời vào năm 1969, ban đầu chỉ dùng trong chính phủ Mỹ, sau đó là đến các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó Internet đ ược th ương mại hóa dẫn đến sự ra đời của World Wide Web(WWW) vào nh ững năm đ ầu 1990 và hình thành tên gọi Thương mại điện tử. Các tổ chức, cá nhân đã tích c ực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác... một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh t ế. Mặc dù Internet trở nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề ngh ị của trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giới thi ệu các giao th ức bảo mật (mã hóa SSL trên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép kết nối Internet liên tục. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua World Wide Web. Từ đó con người bắt đầu có mối liên hệ với từ "ecommerce" với quy ền trao đổi các lo ại hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  5. Chúng ta có thể điểm qua một số mốc thời gian quan tr ọng v ề s ự phát tri ển của thương mại điện tử như sau: • 1979: Michael Aldrich phát minh mua sắm trực tuyến. • 1982: Minitel được giới thiệu tại Pháp thông qua France Telecom và sử dụng để đặt hàng trực tuyến. • 1984: Gateshead SIS/Tescolà trang mua bán trực tuyến dạng B2C đầu tiên và bà Snowball, 72 tuổi, là khách hàng mua hàng trực tuyến đầu tiên. • 1984: Tháng 4 năm 1984, CompuServe ra mắt Trung tâm Mua sắm Điện tử ở Mỹ và Canada. Đây là dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên toàn diện. • 1990: Tim Berners-Lee xây dựng trình duyệt đầu tiên, WorldWideWeb, sử máy máy NeXT. • 1994: Netscape tung trình duyệt Navigator vào tháng 10 với tên là Mozilla. Pizza Hut đặt hàng trên trang web này. Ngân hàng trực tuyến đầu tiên được mở. Một số nỗ lực nhằm cung cấp giao hoa tươi và đăng ký tạp chí trực tuyến. Các dụng cụ "người lớn" cũng có sẵn như xe hơi và xe đạp. Netscape 1.0 được giới thiệu vào cuối năm 1994, giao thức mã hóa SSL làm cho các giao dịch bảo mật hơn. • 1995: Jeff Bezos ra mắt Amazon.com và thương mại miễn phí 24h, đài phát thanh trên Internet, Radio HK và chương trình phát sóng ngôi sao NetRadio. Dell và Cisco bắt đầu tích cực sử dụng Internet cho các giao dịch thương mại. eBay được thành lập bởi máy tính lập trình viên Pierre Omidyar như là dạng AuctionWeb. • 2000: bùng nổ dot-com. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  6. • 2002: eBay mua lại PayPal với 1.5 tỉ USD. • 2004: DHgate.com, công ty B2C giao dịch trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc được thành lập, buộc các trang web khác B2B bỏ mô hình "trang vàng". • 2005: Yuval Tal sáng lập giải pháp phân phối thanh toán trực tuyến bảo mật. • 2007: Business.com mua lại bởi R.H. Donnelley với 345 triệu USD. • 2009: Zappos.com mua lại bởi Amazon.com với 928 triệu USD. • 2011: Quidsi.com, công ty cha của Diapers.com, được mua lại bởi Amazon.com với 500 triệu USD tiền mặt cộng với 45 triệu nợ và các nghĩa vụ khác. GSI Commerce, công ty chuyên tạo ra, phát triển và thực thi trang web mua sắm trực tuyến cho dịch vụ gạch và vữa trong kinh doanh, được mua lại bởi eBay với 2.4 tỉ USD. • 2012: Thương mại điện tử và Doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ dự kiến đạt 226 tỷ USD, tăng 12%so với năm 2011. 3. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới. 3.1. Toàn thế giới. Nền tảng cũng như hạ tầng cơ sở mang tính chất tiên quyết của TMĐT quốc t ế là Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại (vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến, các khí cụ điện tử...) đang phát triển rất nhanh chóng cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng lẫn chất lượng vận hành. Nếu nh ư điện tho ại c ần h ơn 70 năm để đạt mức 50 triệu người sử dụng thì Internet chỉ cần khoảng 3 năm. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  7. Nguồn: ITU, “Internet for development”, 1999. Internet đã đi qua 2 giai đoạn và đang bước vào giai đoạn phát triển thứ 3 • Giai đoạn 1 đặc trưng cho giai đoạn hình thành và phát triển từ đầu 1970 đến cuối 1997. Vào thời điểm cuối 1997, tốc độ truy cập trung bình khoảng 1.5Mbps. Nội dung truyền tải chủ yếu là văn bản và đồ họa. • Giai đoạn 2 nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của Internet giai đoạn 1 lên tốc độ chuẩn 35 Mbps, phát triển công nghệ ATM vào thể hiện nội dung. • Giai đoạn 3 là thời điểm công nghệ mạng di động mở rộng phạm vi hoạt động của Internet bằng hệ thống vô tuyến sử dụng vệ tinh với mục tiêu ứng dụng mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, công nghệ “Đường thuê bao số hóa không đồng bộ” (ASDL: asynchronous digital subscriber line) cho phép tăng tốc độ tải dữ liệu từ Internet xuống rất nhiều. Các hệ thống truyền tải băng thông rộng (wide band) được ứng dụng phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển và đang được đưa vào các nước đang phát triển. Theo ước tính của các chuyên gia công nghệ thông tin trên th ế giới, cứ 12 tháng, lượng thông tin qua Internet lại tăng lên gấp ba (định lu ật Gilder). Đây là đi ều ki ện lý tưởng cho TMĐT bùng nổ. Số website cũng như số người sử dụng Internet cũng không ngừng tăng lên. Nếu như năm 1996 mới có khoảng 12.9 tri ệu website với s ố THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  8. người sử dụng là 67.5 triệu người thì đến cuối năm 2002 con số đó lần l ượt là 2.5 tỷ và trên 600 triệu. Năm 2001, số người sử dụng Internet ở các nước đang phát triển chiếm 1/3 toàn thế giới. Trong đó khu vực Châu Á TBD có mức phát tri ển nhanh nhất, tăng thêm 21 triệu người. Trung Quốc trở thành quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) với con s ố 56 tri ệu ng ười. D ự đoán năm 2005 sẽ có hơn 1 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, 70% trong số đó làm những công việc liên quan đến TMĐT. Nguồn: http://www.nua.com/surveys, “More than 600 millions people have net access”, November 1, 2002. Với sự kết hợp hữu cơ 3 bộ phận công nghiệp: máy tính (mạng, máy tính, thi ết b ị điện tử, phân mềm và các dịch vụ khác), truyền thông (điện thoại hữu tuy ến, vô ̀ tuyến và vệ tinh) và nội dung thông tin (cơ sở dữ liệu, các sản phẩm nghe nhìn, vui chơi, giải trí, xuất bản và cung cấp thông tin), TMĐT đã đ ược ứng d ụng trong h ầu hết các lĩnh vực có liên quan đến thương mại. Không chỉ dừng ở đó, TMĐT đụng chạm tới mọi hoạt động giao tiếp xã hội, giải trí... và đ ụng ch ạm đ ến h ầu h ết các lĩnh vực kinh doanh. Điều này thể hiện rất rõ ở Mỹ, nơi TMĐT phát triển điển hình nhất. Biểu đồ 4: Sử dụng Internet và kinh doanh điện tử ở Mỹ. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  9. Nguồn: OECD, “Information Technology Outlook Outlook - ICTs and the Information Economy”, 2002. Trong những năm gần đây, doanh thu từ TMĐT trên thế giới tăng với tốc độ 200%/năm. Theo thống kê của Gartner Inc., TMĐT đạt mức doanh thu 433 tỷ USD năm 2000 và dự đoán năm 2004 sẽ đạt mức 6000 tỷ USD. Nguồn: Gartner Inc. 2003. Trong tổng khối lượng TMĐT toàn thế giới, thương mại B2B chiếm kho ảng 50%, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%, bán lẻ khoảng 5%. Tuy nhiên, TMĐT chỉ được áp dụng tương đối rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển (Mỹ hiện chiếm gần 50% tổng doanh số TMĐT toàn cầu). Theo biểu đồ 6, THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  10. các nước đang phát triển mặc dù chiếm 1/3 số người s ử dụng Internet nh ưng ho ạt động TMĐT ở các nước này là không đáng kể. Nguồn: UNCTAD, “ E-commerce and Development Report 2002”, Geneva. Mặc dù con số doanh thu của TMĐT những năm qua là khá ấn tượng, tỷ lệ của TMĐT trong thương mại toàn thế giới vẫn ở mức khiêm tốn, con số đạt cao nhất là 3.78% tổng khối lượng giao dịch thương mại quốc tế. Theo giải thích của các t ổ chức nghiên cứu về TMĐT, điều này là do các doanh nghiệp sử dụng Internet nh ư một công cụ marketting nhiều hơn là một công cụ thương mại, còn người tiêu dùng vẫn chưa mạnh dạn mua hàng qua mạng, xuất phát từ th ực t ế nh ững đi ều ki ện v ề kinh tế kỹ thuật và pháp lý hiện nay cho TMĐT vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ. 3.2. Thương mại điện tử ở các khu vực. Tình hình kết nối Internet ở Châu Phi đang được cải thiện. Số thuê bao dial-up tăng 30% năm 2001 và đạt mức 1.3 triệu. Mặc dù vậy, chỉ 1 trong 118 người ở Châu Phi THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  11. có điều kiện tiếp xúc với Internet. Chi phí thuê đường truyền vẫn còn là một trở ngại lớn. Thương mại B2B hầu như chỉ diễn ra ở Nam Phi, tuy nhiên ti ềm năng phát triển đã được xác định trong lĩnh vực dịch vụ trực tuyến và ngoại tuy ến. Các sản phẩm thủ công và dịch vụ nhắm đến khách hàng là người Châu Phi ở h ải ngoại đang chiếm ưu thế trong thương mại B2C. Ở Châu Mỹ La tinh, TMĐT tập trung ở 4 thị trường Internet phát triển nh ất là Argentina, Brazil, Chile và Mexico. Nhìn chung, khoảng 50-70% doanh nghi ệp ở khu vực này có điều kiện tiếp xúc với Internet. Internet được sử dụng rộng rãi trong thu thập thông tin và tạo lập quan hệ kinh doanh, nh ưng ch ỉ một s ố ít các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch TMĐT trực tuyến. Các tập đoàn xuyên quốc gia trong ngành chế tạo ô tô đang đóng vai trò chủ yếu trong các giao dịch B2B, đặc biệt là ở Brazil và Mexico. B2B cũng đang phát triển rất tốt trong lĩnh v ực tài chính và ngân hàng. Trong lĩnh vực B2G, Brazil là nước đang đ ạt đ ược nhi ều thành công trong ứng dụng mô hình chính phủ điện tử (e-government). Trong các nước đang phát triển, TMĐT đang mở rộng với tốc độ nhanh nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp ở khu vực này, nh ất là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành chế tạo, chịu áp lực từ khách hàng ở các nước công nghiệp phát triển, đang đầu tư cho công tác ứng d ụng các ph ương pháp điện tử trong kinh doanh. Trung Quốc đã trở thành nước có số người sử dụng Internet nhiều thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên TMĐT ở nước này có th ể s ẽ không phát triển nhanh như vậy. Những khó khăn về hạ tầng cơ sở nh ư tốc độ đường truyền chậm và chi phí phát triển mạng lưới truyền thông cao tiếp tục là một khó khăn cho thương mại B2B ở nước này. TMĐT B2B và B2C được dự báo sẽ phát triển nhanh ở các nền kinh t ế chuy ển đổi khu vực Trung và Đông Âu. Tuy nhiên khối lượng TMĐT ở khu vực này sẽ không vượt quá 1% TMĐT toàn cầu trước năm 2005. Trong khi các nước Trung Âu và THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  12. Baltic có nền tảng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật khá tốt cho TMĐT, các nước khác ở vùng Balkan, Caucasus và Trung Á còn tụt lại phía sau m ột khoảng khá xa. TMĐT dường như không chịu nhiều tác động trong giai đoạn h ạ cánh của các n ền kinh tế thuộc Bắc Mỹ và Tây Âu. TMĐT B2B ch ỉ chiếm 2% trong t ổng s ố th ương mại giữa các doanh nghiệp ở Mỹ và ít hơn ở Tây Âu, nhưng phần đóng góp của buôn bán B2B trực tuyến trong tổng khối lượng buôn bán gi ữa các công ty đang tăng nhanh ở cả hai bờ Đại Tây Dương, dự kiến sẽ đạt mức 20% trong t ừ 2-4 năm nữa. Điều này cho thấy xu hướng chuyển đổi hàng loạt các hoạt động kinh doanh sang môi trường trực tuyến. Tốc độ phát triển ổn định của thương mại B2C trong điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm lại cho thấy ngành bán lẻ trực tuyến vẫn còn đang ở trong thời kỳ phát triển mặc dù nó đã có mặt khá sớm. Mặc dù chỉ chi ếm hơn 3% tổng số bán lẻ ở Mỹ, thương mại B2C đã đóng góp đến 18% doanh s ố của một số ngành như phần mềm máy tính, dịch vụ du lịch và âm nhạc. Điều này mở ra cơ hội tốt cho các nhà cung cấp từ các nước đang phát triển. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  13. 4. Lợi ích Thương mại điện tử đem lại. 4.1. Lợi ich đôi với cac tổ chức. ́ ́ ́  Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với th ương m ại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.  Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.  Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay th ế ho ặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ nh ư Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.  Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.  Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.  Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi th ế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  14.  Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.  Giảm chi phí thông tin liên lạc.  Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%).  Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đ ồng th ời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.  Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, d ịch v ụ, giá c ả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.  Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.  Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng kh ả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 4.2. Lợi ich đôi với người tiêu dung. ́ ́ ̀  Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên kh ắp th ế giới. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  15.  Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.  Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.  Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.  Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương ti ện (âm thanh, hình ảnh).  Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có th ể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng th ời có th ể tìm, s ưu t ầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.  Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.  “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng.  Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuy ến khích b ằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng. 4.3. Lợi ich đôi với xã hôi. ́ ́ ̣ THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  16.  Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.  Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực gi ảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao h ơn, nâng cao m ức s ống của mọi người.  Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các s ản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào t ạo qua mạng.  Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình. 4.4. Thanh toán điện tử - Sức mạnh của Thương mại điện tử. Chúng ta có thể thấy một trong những tính năng rất m ạnh mà th ương m ại đi ện t ử đã và đang đem lại cho chúng ta chính là Thanh toán đi ện t ử (ho ặc chúng ta có th ể hiểu đơn giản là thanh toán không dùng tiền mặt). Ngày nay không ch ỉ ở Vi ệt Nam mà trên toàn thế giới thanh toán điện tử trở thành xu h ướng mà còn là nhu c ầu thi ết yếu, là cây cầu nối vững chắc giữa doanh ngiệp và khách hàng. Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi chọn chức năng này của TMĐT để làm nổi bật s ự ưu việt của TMĐT với các loại hình khác. Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán hàng hóa và d ịch v ụ không phát sinh sự chuyển giao tiền mặt giữa các chủ thể thanh toán. Nh ững phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến trên thế giới hiện nay bao THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  17. gồm: lệnh chuyển tiền, ghi nợ trực tiếp, thư tín dụng, thẻ thanh toán, séc, tiền điện tử, thanh toán qua điện thoại. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng ti ền m ặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên th ế giới như Bỉ, Pháp, Canada với giá trị chi tiêu của người dân chi ếm tới h ơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày. Trong khi đó, hầu hết các nước đã, đang tri ển khai công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của người dân. Trên thực tế, ngày càng có nhiều quốc gia chuyển đổi sang sử dụng thẻ thông minh (smartcard) trong các ngành dịch vụ khác nhau của mình. Có th ể kể đến th ẻ sim tích hợp thanh toán trong viễn thông, các ứng dụng trong việc tự động hóa thanh toán vé xe bus, tàu điện trong giao thông, chứng minh th ư đi ện t ử trong lĩnh v ực quản lý nhà nước hay các loại thẻ thanh toán của ngành ngân hàng… Trong đó, ngành viễn thông được đánh giá là ngành sử dụng thẻ thông minh nhiều nh ất (d ưới dạng thẻ sim). Còn danh hiệu "tiên phong" lại thuộc về lĩnh vực ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, liên minh thẻ EMV (Euro Pay, MasterCard và Visa) đ ược xem là nền tảng để nhiều ngân hàng đầu tư và triển khai giải pháp phát hành th ẻ thông minh. Theo EMVCo, tính đến hết quý I năm 2011, có kho ảng 1,2 t ỷ th ẻ chip EMV đã được phát hành và 18,7 triệu điểm POS chấp nhận th ẻ EMV đang hoạt động trên toàn thế giới. Con số này tương đương với 40.1% t ổng số th ẻ thanh toán đang được lưu thông và 71% số lượng POS đã được cài đặt trên toàn cầu. Hầu hết các nước trên thế giới đã chuyển đổi sang h ệ thống EMV t ừ lâu. Tiên phong là châu Âu (chuyển đổi từ năm 1996), mà điển hình là Pháp và Anh. Ở khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành từ những năm 2003-2004. Ở Đông Nam Á, Malaysia và Singapore là nh ững quốc gia đ ầu tiên chuy ển đ ổi h ệ THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  18. thống thanh toán thẻ sang chuẩn EMV từ năm 2005, tiếp sau đó là Thái Lan, Indonesia, Philipine và Việt Nam. "Dự báo xu hướng thẻ sẽ còn tăng mạnh vào thời gian tới. T ỷ l ệ tăng tr ưởng bình quân dự kiến của công nghệ thẻ không tiếp xúc từ năm 2011 đến năm 2013 khoảng 24% bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nh ư thanh toán di đ ộng, giao thông hay chứng minh số của chính phủ. Số lượng các ứng dụng của th ẻ không ti ếp xúc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng nhiều hơn so với các lĩnh vực truy ền thông, giao thông hay dịch vụ công cộng khác, đặc biệt trong thị trường thanh toán trực tuyến. Đây cũng là xu hướng công nghệ tiếp theo mà các nước trên th ế giới đang hướng tới", một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng phân tích. Cũng theo chuyên gia này, sự tăng trưởng của công nghệ không tiếp xúc trong nhiều mảng thị trường, bao gồm m-payment, vận tải và ID chính ph ủ, s ẽ là y ếu t ố kích cầu, làm tăng lượng thẻ thông minh xuất khẩu với tỉ lệ CAGR khoảng 24% từ năm 2011 đến năm 2013. Tại "mặt trận" ứng dụng, các dịch vụ tài chính s ẽ ch ứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những khu vực khác nhau nh ư vi ễn thông, giao thông vận tải và các dịch vụ công. "Thị trường thanh toán trực tuyến tăng trưởng thông qua thẻ sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng tại khu v ực này", chuyên gia này nhấn mạnh. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  19. Chẳng hạn, nước Anh đã có sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các phương thức thanh toán của những giao dịch mua bán trên th ị trường (Hình 1). Theo Hi ệp h ội Bán lẻ Anh, năm 2012, dù phương thức thanh toán bằng ti ền m ặt vẫn chi ếm t ỷ l ệ là 54,4% trong tổng số giao dịch, nhưng giảm 3,4% so v ới năm 2011; ph ương th ức thanh toán bằng thẻ ghi nợ tiếp tục được đẩy mạnh đạt ở mức 28,2% năm 2012. Đáng chú ý là phương thức thanh toán Paypal đã khuyến khích khách hàng mua hàng thông qua các kênh dịch vụ trực tuyến và tỷ trọng của phương th ức thanh toán này đã tăng vượt trội so với năm 2011. Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương th ức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên n ền t ảng ứng dụng công nghệ thông tin, như: Internet Banking, Mobile Manking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các n ước trong khu vực và trên thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ s ử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu h ướng giảm d ần t ừ 20,3% năm 2004, xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có h ơn 65% đ ơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào nh ư một ph ương th ức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy n ền kinh t ế phát tri ển bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao d ịch c ủa Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
  20. 5. Hạn chế của Thương mại điện tử. Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại. 5.1. Nhóm hạn chế mang tính kĩ thuật. • An toàn: Vấn đề an toàn trong giao dịch tiếp tục là vấn đề lớn đối với thương mại điện tử. Nhiều khách hàng ngần ngại không muốn cung cấp số thẻ tín dụng qua Internet. • Toàn vẹn dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng. Do sự xuất hiện của các virus máy tính d ẫn đ ến đ ường truyền dữ liệu bị nghẽn, các tệp dữ liệu bị phá hủy. Tin t ặc truy c ập trái phép hệ thống để lấy cắp thông tin, h ủy hoại dữ li ệu khi ến cho khách hàng lo lắng về hệ thống thương mại điện tử. • Lỗi lo lắng về nâng cấp hệ thống (system scalability): Sau một thời gian phát triển hệ thống website thương mại điện tử, số lượng khách hàng truy c ập ngày một đông sẽ dẫn đến tốc độ truy cập chậm lại, ngh ẽn m ạng. K ết qu ả là khách hàng rời bỏ website. Để tránh xảy ra hiện tượng này, các hệ thống thương mại điện tử thường phải nâng cấp hệ thống. Để duy trì một hệ thống có được 70 triệu truy cập trong vòng hai tuần mà không x ảy ra t ắc nghẽn cần phải trang bị một hệ thống phần cứng và phần mềm không rẻ. THƯƠNG MẠ I ĐIỆN TỬ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2