intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình Logic học: Quy luật triệt tam và túc lý

Chia sẻ: Mai Thị Mỹ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:17

828
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa và kí hiệu, các yêu cầu của quy luật triệt tam, quy luật túc lý là những nội dung chính trong bài thuyết trình Logic học "Quy luật triệt tam và túc lý". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài thuyết trình để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình Logic học: Quy luật triệt tam và túc lý

  1. C H Ọ   G IC LO NHÓM 2 QUY LUẬT TRIỆT TAM   TÚC LÝ
  2. DANH SÁCH NHÓM 2 1. Mai Thị Mỹ Lài 2.Lương Thị Hải Yến 3.Nguyễn Thị Hòa Khánh 4. Hoàng Thị Thuý Lài +5 bạn khoa Báo chí & Truyền thông 5. Lê Thị Kim Chi 12. Nguyễn Thị Thảo Nguyên 6. Nguyễn Quỳnh Ly 13. Phạm Thị Tường Vi 7.Trần Diễm Sinh 14. Phạm Nguyễn Kim Duyên 8. Tô Hoàng Bảo Trâm 15. Lê Thị Trang 9. Võ Văn Thái 16. Nguyễn Thị Khánh Trang 10. Trần Thảo Vy 11.Đỗ Trung Chiến
  3. I/ QUY LUẬT TRIỆT TAM 1. Định nghĩa và kí hiệu Định nghĩa: Quy luật triệt tam là quy luật của tư duy  logic hình thức phản ánh tính xác định của tư duy, khi có  một phán đoán về một đối tượng nhất định chỉ có thể  hoặc đúng hoặc sai chứ không có một khả năng thứ ba  nào khác. Ví dụ, ta chưa biết câu nói “Có người ngoài Trái đất  đến thăm Trái đất” đúng hay sai, nhưng quy luật triệt  tam khẳng định rằng hoặc nó đúng, hoặc nó sai! Ký hiệu: P v ~ P (hoặc P hoặc không P)  3
  4. I/ QUY LUẬT TRIỆT TAM 2. Các yêu cầu của quy luật triệt tam a/ Khi có hai phán đoán mâu thuẫn nhau về cùng một đối  tượng trong một không gian nhất định, thời gian cụ thể  và mối quan hệ nhất định thì chỉ được xác định một phán  đoán đúng Ví dụ: khi một thanh niên đi kiếm việc làm được hỏi có  biết ngoại ngữ hay không thì anh ta chỉ có thể trả lời  “có” hoặc “không”, tất cả các câu trả lời khác đều  không có giá trị. 4
  5. I/ QUY LUẬT TRIỆT TAM 2. Các yêu cầu của quy luật triệt tam b/ Khi trình bày tư tưởng phải thể hiện rõ quan điểm  của mình là ủng hộ hay phản đối, khen hay chê,  khẳng định hay phủ định… Ví dụ: Một vị quan chức phát biểu: Kinh tế thị  trường đã đưa lại cho chúng ta những cow hội ngàn  năm có một để phát triển nền kinh tế đất nước  nhưng nó cũng mang lại cho chúng ta những khó  khăn trong quá trình phát triển nền kinh tế. 5
  6. I/ QUY LUẬT TRIỆT TAM 3/  Ý nghĩa của quy luật triệt tam Nghiên cứu, nắm vững và tuân thủ các yêu cầu của  quy luật triệt ta giúp tư duy chúng ta trở nên rành  mạch , thể hiện rõ chính kiến của mình, tránh cách  nói, cách lập luận ba phải, vô trách nhiệm. Ví dụ: Nhiều vụ chất vấn trực tiếp, các bộ trưởng  cũng hay trả lời quanh co, nhập nhằng ầm ờ, hỏi cái  này trả lời cái kia, hỏi trực khởi thì trả lời trực gián…  đó là hình thức lập luận vi phạm quy luật triệt tam.  Thực ra không phải họ không biết nói như thế là lủng  củng, là thiếu thuyết phục mà thực sự họ muốn né  tránh trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân 6
  7. Trong thực tiễn, người ta ứng dụng quy luật triệt tam để chứng minh bằng phản chứng. 7
  8. Một số tác giả cho rằng quy luật triệt tam là hệ quả của quy  luật đồng nhất. Đây là một sự nhầm lẫn. Ta có thể bác bỏ điều  đó hết sức dễ dàng. Thật vậy, nếu quy luật triệt tam là hệ quả  của quy luật đồng nhất thì ở bất cứ chỗ nào mà quy luật đồng  nhất đúng thì quy luật triệt tam cũng phải đúng. Nhưng rõ ràng  là trong các hệ logic ba giá trị quy luật đồng nhất vẫn đúng,  trong khi đó thì quy luật triệt tam không đúng. Trong những suy  luận nhằm rút ra quy luật triệt tam từ quy luật đồng nhất mà  thỉnh thoảng ta gặp trong các tài liệu logic đã chứa sẵn vòng  tròn logic. Thật vậy, những suy luận kiểu này được thực hiện  trong khuôn khổ của logic hai giá trị và sử dụng các tính chất  của logic đó. Tuy nhiên sở dĩ logic hai giá trị là logic hai giá trị  là vì nó tuân thủ quy luật triệt tam. Như vậy có nghĩa là những  tính chất của logic hai giá trị được sử dụng để rút ra quy luật  triệt tam từ quy luật đồng nhất phụ thuộc vào chính quy luật  triệt tam!  8
  9. II/ QUY LUẬT TÚC  LÝ(LÝ DO ĐẦY ĐỦ) 1. Định nghĩa và kí hiệu Định nghĩa: quy luật túc lý là quy luật của tư duy logic  khẳng định rằng tư duy hợp logic là tư duy có đầy đủ  chứng lý. Quy luật này phản ánh bất cứ cái gì tồn tại trong thế giới  hiện thực đều có nguyên nhân của nó. Một tư tưởng chỉ có  giá trị khi nó có đầy đủ các cơ sở. Ký hiệu: P         Q 9
  10. 2. Các yêu cầu của quy luật túc lý a.Khi khẳng định một luận điểm nào thì phải xác định được cơ sở tồn tại và nguyên nhân của nó Ví dụ: Nếu có chung chủ từ và thuộc từ, phán đoán A đúng thì phán đoán O sai vì đó là hai phán đoán mâu thuẫn nhau. 10
  11. b. Khi phủ định một luận điểm nào thì phải phủ  định được cơ sở tồn tại và nguyên nhân của nó Ví dụ: Việt Nam không có chế độ chiếm hữu nô lệ.  Vì truyền thống văn hóa Việt Nam không cho phép đói  xử với người khác như một món hàng hay như một  công cụ. Hơn nữa, theo sử học khảo cổ không thấy  bất cứ một chứng cứ nào cho thấy Việt Nam có chế  độ chiếm hữu nô lệ
  12. c. Khi đưa chứng lý ra phải là chứng lý đủ chứ  không phải chỉ là chứng lý cần Ví dụ: Vợ ình là con người ta, con mình là vợ đẻ ra,  suy đi nghĩ lại chẳng bà con chi, ăn đi chứ để làm  gì. Những lý do đó cần nhưng không đủ để phủ  định mối quan hệ của mình với con. 12
  13. • Quy luật lý do đầy đủ đòi hỏi các tư tưởng phải được đưa ra trên những cơ sở nhất định. Tư duy của chúng ta cấu thành từ một chuỗi các tư tưởng như vậy. Những tư tưởng đi trước làm cơ sở cho những tư tưởng đi sau. Chỉ trong trường hợp đó thì tư duy mới được coi là chặt chẽ, có logic. Ngược lại, tư tưởng sẽ lủng củng. Người nghe sẽ thấy người nói nhảy từ vấn đề này qua vấn đề khác một cách tùy tiện. Trong thực tế, đòi hỏi làm một việc gì đó hoặc trình bày một vấn đề nào đó theo một trình tự nhất định chính là đòi hỏi thỏa mãn quy luật này. 13
  14. Quy luật lý do đầy đủ dựa trên một quy luật rất cơ bản của tự nhiên là quy luật nhân - quả: Mọi sự vật và hiện tượng đều có nguyên nhân của nó. Trong cùng một điều kiện, cùng một nguyên nhân sẽ đưa đến cùng một kết quả. Nếu như tư tưởng phản ánh hiện tượng thì cơ sở của nó là cái phản ánh nguyên nhân của hiện tượng đó. Trong tự nhiên, nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Nhưng trong tư duy ta lại có thể biết hiện tượng trước rồi mới đi tìm nguyên nhân sau, nên thứ tự ở đây không giống trong tự nhiên. Nguyên nhân mà chúng ta nói đến ở đây là nguyên nhân hiện thực, chứ không phải là nguyên nhân siêu nhiên, thần thánh, ma quỷ. 14
  15. Ví dụ : Một người lái taxi nào đó luôn có thu nhập cao hơn so với nhiều người khác, mặc dầu anh ta làm việc trong cùng một điều kiện như họ. Khi đó, người ta hay nói rằng số anh ta may mắn. Nhưng nếu quan niệm như vậy thì ta sẽ không cải thiện được tình hình của mình. Ngược lại, nếu hiểu rằng hiện tượng này cũng phải có nguyên nhân của nó, và nguyên nhân đó là nguyên nhân vật chất, nghĩa là nguyên nhân có thể hiểu và ứng dụng được, thì ta sẽ tìm hiểu, phân tích những yếu tố đưa lại thành công cho người kia, rồi tìm cách để áp dụng, và nhờ đó có thể nâng cao thu nhập của mình. 15
  16. 3. Ý nghĩa Tuân thủ nghiêm các quy luật cơ bản trình bày trên đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu. Ứng dụng các quy luật này chúng ta cũng dễ dàng phát hiện các sai lầm trong suy luận của người khác và của chính mình để phản bác, để vạch trần sự ngụy biện, hoặc để tránh sai lầm. 16
  17. Thanks For Your Attention! 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2