intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Những thành tựu của nền văn hóa Ai Cập cổ đại

Chia sẻ: Thành Phố Thợ Săn | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:39

1.285
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuyết trình: Những thành tựu của nền văn hóa Ai Cập cổ đại có kết cấu gồm 2 phần. Phần I - Tổng quan về Ai Cập trình bày về địa lý và dân cư, sơ lược lịch sử Ai Cập. Phần 2 - Những thành tựu nền văn minh Ai Cập trình bày các văn minh về chữ viết, văn học, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật và kiến trúc, khoa học tự nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Những thành tựu của nền văn hóa Ai Cập cổ đại

  1. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN HÓA AI CẬP CỔ ĐẠI
  2. NHÓM 6 Thành viên : Nguyễn Thị Linh Phan Thiên Hương Phạm Tiến Thành Nguyễn Tuấn Vũ Trương Thị Thùy Linh Bàn Thanh Tùng Chu Quốc Việt
  3. NỘI DUNG PHẦN I TỔNG QUAN VỀ AI CẬP 1. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ AI CẬP PHẦN II NHỮNG THÀNH TỰU NỀN VĂN MINH AI CẬP 1. CHỮ VIẾT 2. VĂN HỌC 3. TÔN GIÁO 4. TÍN NGƯỠNG 5. NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC 6. KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  4. Phần I 1. Địa Lý và Dân Cư Click icon to add picture • Địa lí: • Nằm ở Đông Bắc châu Phi, 1 thung lũng dọc theo khu vực sông Nile. Phía Tây giáp sa mạc Libi, phía Đông giáp Hồng Hải, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Nam giáp dãy núi Nubi và Ethiopia. Thượng Ai Cập, ở phía Nam,1 thung lũng dài, hẹp, nhiều núi đá. Hạ Ai Cập, ở phía Bắc, 1 vùng châu thổ đồng bằng sông Nile rộng lớn hình tam giác.
  5. Dân cư: - lưu vực s.Nile từ thời đồ đá đã có người sinh sống. Người Ai Cập cổ đại là thổ dân Châu Phi , hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Do đi lạ, săn bắn trên lục địa, khi đến vùng thung lũng sông Nile, họ định cư & phát triển nghề nông& nghề chăn nuôi từ rất sớm - về sau, 1 chi của bộ tộc Hamites từ Tây Á xâm nhập vùng hạ lưu sông Nile, chinh phục thổ dân Châu Phi ở đây. Trải qua quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamites & thổ dân đồng hóa => bộ tộc người Ai Cập
  6. 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ AI CẬP CỔ ĐẠI Chia thành các thời kỳ sau • Thời kỳ tảo vương quốc • Thời kỳ cổ vương quốc • Thời kỳ trung vương quốc • Thời kỳ tân vương quốc • Thời kỳ hậu vương quốc
  7. • Thời kỳ tảo vương quốc (3200- 3000 TCN) - Hình thành nhà nước sơ khai, thống nhất thượng và hạ Ai Cập thành một quốc gia. Thượng Ai Cập giành chiến thắng, vua Menes xây dựng kinh đô ở trung tâm Memphis. - Ở thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Nhà nước cổ đại đã được hình thành, tuy sơ khai nhưng mang nhiều đặc điểm của 1 nhà nước chuyên chế phương Đông. Đứng đầu là vua chuyên chế gọi là Pharaoh
  8. • Thời kỳ cổ vương quốc (3000 – 2200 TCN) - Thời kỳ này hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền. - Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, kinh tế, văn hóa & chính trị – quân sự. Các Pharaoh huy động các kim tự tháp rầm rộ. - Kim tự tháp
  9. • Trung vương quốc (2200-1570 TCN) - Sau 1 thời gian suy yếu , Ai Cập bước vào thời kì ổn định và phát triển - Chính quyền trung ương được củng cố , nghành kinh tế đều phát triển, nhất là việc mở rộng buôn bán với người Palestine ,Syria,Babylonia…. - Công cụ đồng thau bắt đầu xuất hiện - 1710 TCN , Ai Cập bị người Hykos chinh phục và thống trị 140 năm
  10. • Tân vương quốc (1570-1100 TCN) - Người Ai Cập đánh đuổi người Hykos ra khỏi đất nước mình - Không ngừng mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược các nước láng giềng . Biên giới kéo dài từ bắc syria - phía nam Ethiopia - Ai Cập giàu mạnh nhất vùng đông bắc châu phi và khu vực tiểu á - Công cụ sản xuất bằng đồng thau được sử dụng rộng dãi đồ sắt bắt đầu xuất hiện nhưng còn hiếm .
  11. • Hậu vương quốc (1100-31 TCN) - Thời kì Ai Cập bị chia cắt và ngoại tộc thống trị - 525 TCN Ai Cập bị sáp nhập vào đế quốc Ba Tư - 332 TCN bị Alexander ở Makedonia chinh phục - 31 TCN trở thành thuộc địa của La Mã
  12. Phần II 1 Chữ viết • Chữ viết cổ ra đời cuối thiên niên kỷ thứ IV – TCN. Ban đầu là chữ tượng hình gồm các ký hiệu được vạch trên bãi cát, trên tảng đá, lá cây và mảnh xương. Nó có khoảng 700 ký tự. Chữ tượng hình nhằm mục đích ghi lại các thuật ngữ, văn bản tôn giáo, nghi lễ…miêu tả cuộc sống thông qua đó.
  13. • Việc vẽ tranh để thuật lại hay ghi chép không có gì là mới, khi từ cách đây 30.000 BC người cổ đại ở ở Pháp và Tây Ban Nha đã bắt đầu vẽ lên vách hang động nhằm lưu giữ thông tin. Tuy nhiên, Ai Cập và Lưỡng Hà mới là nơi đầu tiên phát triển hệ thống chữ viết từ cách vẽ này.
  14. • Hệ thống chữ viết Ai Cập là hệ chữ tượng hình, xuất hiện lần đầu tiên từ năm 6000 trước Công nguyên. Chữ tượng hình là sự miêu tả đơn giản các từ ngữ mà chúng đại diện, nhưng có những hạn chế nhất định. Theo thời gian, người Ai Cập đã thêm vào một số nhân tố khác vào hệ thống chữ viết của họ, bao gồm các ký tự như alphabet đại
  15. • Ngày nay, mọi người đều biết đến Ai Cập là nơi khai sinh ra hệ thống chữ viết chạm khắc (hieroglyphics), bao gồm các chữ cái, ký hiệu âm tiết, cũng như ideograms (chữ biểu ý) - hình ảnh đại diện cho toàn bộ cụm từ - được tìm thấy rộng rãi trong lăng mộ Ai Cập và nhiều nơi khác. Các ghi chép này cung cấp cho chúng ta hiểu biết về xã hội Ai Cập cổ đại từ chính trị đến văn hóa. Sau này học giả người Pháp Jean-Francois Champollion tìm thấy phiến đá Rosetta và giải mã thành công, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ đầy bí ẩn về Ai cập cổ đại đã kéo dài trong gần 1500 năm.
  16. 2 Văn học • Ai Cập có một kho tàng văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại. Những tác phẩm tiêu biểu là :” Nói thật và Nói láo”, “Sống xót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình”… Các câu truyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạp lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó
  17. 3,4 Tôn giáo – tín ngưỡng • Giống như người việt cổ , người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ : các vị thần tự nhiên , linh hồn người chết, động vật , thần cây , thần đá , thần lửa… • Các vị thần tự nhiên là thiên thần , Địa thần và thủy thần . Thiên thần là một nữ thần . Địa thần là một nam thần . Thủy thần là thần sông nin . Thủy thần cũng chính là thần âm phủ , diêm vương . Cũng giống như loài người , các thần cũng thường kết hợp với nhau để tạo ra các vị thần mới .
  18. • Về sau , cùng với sự hình thành của nhà nước tập quyền trung ương , thần mặt trời trở thành vị thần quan trọng nhất . Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu. Đến thời Trung Vương quốc, Thebes trở thành kinh đô của cả nước nên thần Mặt Trời đã thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Đến thời kì Ichnaton, thời Tân Vương quốc, ông đã tiến hành một cuộc cách mạng tôn giáo do thế lực của tầng lớp tang lữ quá mạnh. Ông chủ trương thử một vị thần Mặt Trời mới là Aton. Thần Aton được coi là vị thần duy nhất nên việc thờ các thần khác đều bị cấm. Bên cạnh đó, người Ai Cập còn được thờ thần Mặt Trăng Tốt. Thần Tốt là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện với hình tượng một người có đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ. Mặt khác, người dân ở đây cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Theo họ, mỗi con người đều có linh hồn như cái bóng ở trong gưong. Khi con người ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể. Khi con người chết thì linh hồn chui ra khỏi cơ thể. Sau đó, linh hồn độc lập khỏi cơ thể, con người không thể nhìn thấy được. Linh hồn chỉ mất đi khi thi thể người chết bị phân huỷ hoàn toàn. Do đó, nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn cũng sẽ không mất đi. Chính vì quan niệm đó, người Ai Cập mới có tục ướp xác. Người Ai Cập còn thờ các loại động vật từ
  19. 5. Nghệ thuật và kiến trúc kiến trúc Ai Cập cổ đại Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại : đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc…
  20. • Hệ kết cấu sử dụng phổ biến là hệ tường – dầm hay cột – dầm chịu lực. Cột rất lớn, khoảng cách cột nhỏ. Công trình được đặt trực tiếp lên nền đất nên có mặt dàn trải, đáy lớn và không cao. Tường xây gạch hoặc đá trên có mái bằng lợp các tấm đá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2