Bài thuyết trình: Tư tưởng xã hội thời Trung cổ
lượt xem 18
download
Bài thuyết trình: Tư tưởng xã hội thời Trung cổ sẽ cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về tư tưởng xã hội thời trung cổ với các nội dung như bối cảnh lịch sử, tư tưởng của xã hội thời Trung cổ và một số nhà tư tưởng nổi bật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Tư tưởng xã hội thời Trung cổ
- TƯ TƯỞNG XÃ HỘI THỜI TRUNG CỔ
- Trước thế kỷ 19, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và đặc biệt là triết học môn khoa học của mọi khoa học. Tư tưởng xã hội của các nhà triết học thời trung cổ là tiền đề để hình thành tư tưởng của các nhà xã hội học sau này. Trong lịch sử thời trung cổ của thế giới, do điều kiện, đường lối và thời gian của các dân tộc, các quốc gia quá độ sang xã hội phong kiến đều khác nhau, nên bối cảnh cụ thể của từng nước cũng không giống nhau. Do vậy, đặc điểm của chế độ phong kiến giữa họ đều khác nhau. Điểm giống nhau giữa các nước trên thế giới là phương thức sản xuất phong kiến chính là nền tảng của đời sống xã hội trong thời trung cổ. Sự mâu thuẫn cơ bản trong phương thức sản xuất phong kiến, chính là sự mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất của phong kiến, mâu thuẫn giữa thượng tầng kiến trúc và cơ sở kinh tế của phong kiến.
- Tư tưởng về Nho gia: So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến. Để trở thành hệ tư tưởng chính thống, Nho gia đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung đại. Quá trình bổ sung và hoàn thiện Nho gia thời trung đại được tiến hành theo hai xu hướng cơ bản:
- Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết học của Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thống trị của giai cấp phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân bản và biện chứng của Nho gia cổ đại. Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các quan điểm về xã hội cũng được đề cao. Tính khắc nghiệt một chiều trong các quan hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh. Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở bổ sung bằng các quan điểm triết học của thuyết Âm Dương Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v. Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Hoa.
- 1. Bối cảnh lịch sử: Thời trung cổ (thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV) xã hội phương Tây chìm đắm trong xiềng xích nô lệ của hai thế lực thần quyền và thế quyền, đó là Thiên chúa giáo và chế độ phong kiến mà người ta gọi “Đêm trường Trung cổ”. Thiên chúa giáo lấn át cả chế độ phong kiến và chi phối toàn bộ đời sống xã hội bằng những luật lệ hà khắc. Chính vì vậy, thời kỳ này xã hội phương Tây hầu như không phát triển được về mọi mặt, kể cả hệ tư tưởng chính trị. Đặc trưng đời sống xã hội Tây Âu thời kỳ này là sự tan rã của chế độ
- Kiểu cũ – kiểu nô lệ Kiểu mới – kiểu nông nô Nông nô đang cày cấy Sự phân hóa giai cấp cũng trở nên sâu sắc.
- Trong xã hội do nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp thống trị, sản phẩm làm ra chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của công xã và thái ấp(một thế giới đóng kín) của bọn địa chủ. Người nông dân không chỉ bị lệ thuộc về mặt ruộng đất vào địa chủ mà còn cả về mặt cá nhân, thân thể, không có quyền chính trị. Trong thời đại phong kiến, tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của ý thức xã hội phải phụ thuộc vào nó. Ăngghen viết: “… Điều đó giải thích vì sao giai cấp nông dân
- Về trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ này bước đầu đã có sự phát triển, tuy còn chậm chạp. Những cuộc tấn công của thập tự quân đã giúp cho phương Tây hiểu biết văn hoá phương Đông. Như vậy, sự thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ phong kiến, ở thời kỳ đầu xét về mặt phát triển triết học và văn hoá có sự thụt lùi so với thời kỳ cổ đại, song xét trên bình diện toàn thể thì đã có những tiến bộ lịch sử nhất định. Đó là
- 2. Tư tưởng của xã hội thời Trung Cổ: Thứ nhất, sự phát triển của những tư tưởng triết học các nước Tây Âu thời Trung cổ bị chi phối rất mạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học của thiên chúa giáo. Đây là thời kỳ lịch sử mà tiếng nói “trí tuệ và lương tri nhân loại” bị áp đảo bởi sự tuyên truyền của giáo hội về đức tin nơi Thiên chúa. Đây cũng là thời kỳ các nhà thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri thức của nhân loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước); rằng tất cả những gì trái với kinh thánh đều đáng nguyền rủa và xử tội.
- Thứ hai, sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh viện (chủ nghĩa kinh viện) cũng là một nét nổi bật của thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu; chủ nghĩa kinh viện với tư cách là một trường phái triết học – một thứ triết học “nhà trường”, “sách vở”. Nghĩa là, một thứ triết học đặt ra và giải quyết các vấn đề xa rời thực tế cuộc sống. Triết học kinh viện là triết học chính thức của giai cấp phong kiến, đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học duy vật. Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc trưng của tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu. Xét đến cùng, cuộc đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
- 3. Một số nhà Tư tưởng nổi bật: Augustine John the Scot Erigena (354430) (810 877) Thomas Von Aquin Robert bacon (1225 1274) (1214 – 1294)
- 3.1 Augustine (354-430):
- Tư tưởng cơ bản trong học thuyết triết học của ông là: Toàn bộ thế giới là do Thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối; thượng đế là "Bác sĩ của trái tim mình". ý chí của con người là tự do, song nằm trong giới hạn tiền định của Thượng đế; quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức của Thượng đế. Thượng đế là chân lý tối cao. Về lý luận nhận thức, Augustine gắn liền với thần học. Ông cho rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế. Và nhận thức Thượng đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn giáo. Cho nên cần phải tin để mà hiểu và cần phải hiểu để mà tin. Khi giải quyết vấn đề chân lý, ông cho rằng con người không cần đi khỏi tâm hồn mình; trong tâm hồn con người đã chỉ ra chân lý tối cao và từ chân lý tối cao mà nảy sinh ra mọi chân lý. Ôguýtxtanh là nhà triết học ra sức bảo vệ tôn giáo, chống khoa học và triết học duy vật.
- 3.2 John the Scot Erigena(810 - 877): Là người Ai Len, là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời Trung cổ, là người theo chủ nghĩa duy thực triệt để. Triết học của ông là một hệ thống duy tâm tìm cách kết hợp chủ nghĩa Platôn với Thiên chúa giáo. Ông nói; "Triết học chân chính và tôn giáo chân chính là một". Trung tâm trong học thuyết của ông là chứng minh cho sự tồn tại và vai trò tối cao của Thượng đế đối với đời sống con người và giới tự nhiên.Theo ông, bản thân quá trình thế giới là sự giáng thế liên tục của
- Triết học của G. Ơrigiennơ đã trình bày mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí một vấn đề trung tâm của triết học Trung cổ. Theo ông, giữa lòng tin và lý trí là hoàn toàn có thể dung hợp được; nếu phủ nhận lý trí đề cao tôn giáo hoặc đề cao lý trí phủ nhận tôn giáo đều là nguy hiểm cho nhà thờ. Như vậy, toàn bộ học thuyết của G. Ơrigiennơ là sự tiếp tục của quan điểm Platôn dưới hình thức mới.
- 3.3 Thomas Von Aquin(1225 - 1274): Sinh ở Italia, là nhà thần học, nhà triết học kinh viện nổi tiếng. Ngoài ra ông còn nghiên cứu những vấn đề pháp quyền đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Triết học của ông được đạo Thiên chúa coi là triết học duy nhất đúng đắn và lấy làm hệ tư tưởng của mình. Scholasticism
- Trong những tác phẩm của mình, Tômát Đacanh đã nêu lên học thuyết về bản chất và tồn tại. Sự tồn tại của Thượng đế đã được chứng minh trên cơ sở tồn tại của thế giới vật chất do Thượng đế sáng tạo ra. Con người cũng do Chúa trời tạo ra "theo hình dáng của mình", sống trên trái đất trung tâm của vũ trụ. Mọi cái trong tự nhiên đều thích ứng với con người như thế nào là do chúa trời quy định. Tômát Đacanh còn khẳng định rằng: Đẳng cấp của mỗi người trong xã hội là do trời sắp đặt, nếu người nào vươn lên cao hơn đẳng cấp của mình là có tội. Chính quyền, nhà vua là do "ý trời", thân xác con người phải phục tùng chính quyền nhà vua còn quyền lực tối cao bao trùm hết thảy thuộc về giáo hội.
- Tômát Đacanh đứng trên lập trường duy thực ôn hoà để giải quyết vấn đề bản chất của cái chung. Ông cho rằng, cái chung tồn tại trên ba phương diện: Thứ nhất, cái chung tồn tại trước sự vật, trong trí tuệ chúa trời như là mẫu mực lý tưởng của các sự vật riêng lẻ. Thứ hai, cái chung được tìm thấy trong các sự vật, nó chỉ tồn tại khách quan khi nó chứa đựng các sự vật riêng lẻ. Thứ ba, cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hoá của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.
- Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh cho rằng nhận thức diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể, chứ không phải mọi tồn tại của khách thể đều được tiếp thu; đó là hình ảnh của sự vật, chứ không phải bản thân sự vật. Như vậy, lý luận nhận thức của Tômát Đacanh áp dụng học thuyết về "hình dạng" của Arixtốt; là một bước tiến trong triết học kinh viện Trung cổ. Tuy nhiên, nó chỉ khôi phục về hình thức học thuyết của Arixtốt, chứ nó không lấy cái sinh khí, cái sống động, sự tìm tòi chân lý trong học thuyết của Arixtốt.
- 3.4 Robert Bacon(1214-1294): Là nhà triết học người Anh. Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc, được học hành một cách căn bản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình đề tài: Tìm hiểu tác phẩm "Đường kách mệnh"
28 p | 1318 | 436
-
Bài thảo luận: “Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, vận dụng tư tưởng đó trong công cu ộc xây dựng đất nước hiện nay”
13 p | 763 | 251
-
Đề tài: Đường lối đổi mới hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới
94 p | 742 | 133
-
Thuyết trình môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - ĐH Kinh Tế
45 p | 518 | 112
-
Bài thuyết trình: Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
25 p | 633 | 81
-
Bài thuyết trình Máy quang phổ
92 p | 423 | 78
-
Đề tài về: Vận dụng Lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam ngày nay
20 p | 229 | 63
-
Bài thuyết trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước (1890-1911)
14 p | 396 | 61
-
CHỦ ĐỀ: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
16 p | 283 | 53
-
KHÁI NIỆM BÓC LỘT: TỪ HỌC THUYẾT MARX SANG HỌC THUYẾT TÂN CỔ ĐIỂN
28 p | 178 | 35
-
Đề tài triết học " TIẾP CẬN TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI VĂN HÓA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ "
7 p | 166 | 27
-
Bài thuyết trình bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần I - CĐ Công thương TP. HCM
25 p | 199 | 20
-
Đề tài triết học " MỘT VÀI SUY TƯ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ DÂN SINH "
26 p | 90 | 16
-
Bài thuyết trình Phát xạ quang điện tử
18 p | 94 | 9
-
Bài thuyết trình: Tư tưởng xã hội phương Đông cổ đại
24 p | 94 | 8
-
Bài thuyết trình Cơ sở lí thuyết hiện tượng phát xạ tự động (phát xạ lạnh, phát xạ trường)
18 p | 55 | 5
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Phép gần đúng eikonal cho các quá trình tán xạ năng lượng cao của các hạt trong lý thuyết trường lượng tử
27 p | 30 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn