YOMEDIA
ADSENSE
Bài tiểu luận Điện toán đám mây: Tìm hiểu dịch vụ lưu trữ đám mây dropbox
102
lượt xem 14
download
lượt xem 14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Điện toán đám mây là một cuộc dịch chuyển cách mạng trong đó việc tính toán sẽ được chuyển từ máy tính cá nhân và thậm chí cả các máy chủ ứng dụng doanh nghiệp, cá nhân đến một đám mây máy tính. Để nắm rõ hơn về điện toán đám mây mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận dưới đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận Điện toán đám mây: Tìm hiểu dịch vụ lưu trữ đám mây dropbox
- MỤC LỤC 2
- MỞ ĐẦU Máy vi tính ngày nay đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta cần máy tính ở khắp mọi nơi, có thể là cho công việc, nghiên cứu hoặc trong bất kỳ lĩnh vực nào. Khi việc sử dụng máy tính trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta tăng lên, các nguồn tài nguyên máy tính mà chúng ta cũng cần tăng lên. Đối với các công ty lớn như Google và Microsoft, khai thác các nguồn tài nguyên như vậy khi họ cần không phải là một vấn đề lớn. Nhưng khi nói đến doanh nghiệp nhỏ hơn, các nguồn tài nguyên lớn như vậy trở thành một yếu tố rất lớn tác động đến kinh doanh. Với những vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng CNTT như máy hỏng, treo ổ cứng, lỗi phần mềm, v.v. Đó thật sự là những vấn đề rất đau đầu cho các doanh nghiệp. Điện toán đám mây cung cấp một giải pháp cho tình trạng này. Điện toán đám mây là một cuộc dịch chuyển cách mạng trong đó việc tính toán sẽ được chuyển từ máy tính cá nhân và thậm chí cả các máy chủ ứng dụng doanh nghiệp, cá nhân đến một đám mây máy tính. Đám mây là một hình tượng để chỉ đến tập các máy chủ ảo hóa có thể cung cấp các nguồn tài nguyên của máy tính khác nhau cho khách hàng của họ. Người sử dụng của hệ thống này chỉ cần được quan tâm tới các dịch vụ máy tính đang được yêu cầu. Cái chi tiết bên dưới hệ thống của nó như thế nào thì được ẩn khỏi người dùng. Các dữ liệu và các dịch vụ cung cấp nằm trong các trung tâm dữ liệu của đám mây có khả năng mở rộng lớn và có thể được truy cập ở bất kỳ đâu, từ bất kỳ thiết bị được kết nối trên thế giới. Điện toán đám mây là một kiểu tính toán mà ở đó các công việc CNTT được cung cấp như một dịch vụ trên internet đến nhiều khách hàng bên ngoài và khách hàng được tính tiền theo sự sử dụng dịch vụ của họ. Nhiều nhà cung cấp điện toán đám mây đã xuất hiện và có một sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng dịch vụ này. Google, Microsoft, Yahoo, IBM và Amazon đã bắt đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Trong đó Amazon là nhà tiên phong trong lĩnh vực này. Các công ty nhỏ hơn như SmugMug, một trang web lưu trữ hình ảnh trực tuyến, có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để lưu trữ tất cả các dữ liệu và thực hiện một số dịch vụ của mình. Điện toán đám mây được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như web hosting, lập trình song song, dựng hình đồ hoạ, mô hình tài chính(IBM Clouds), các phương pháp duyệt và tìm kiếm trên web(web spider), phân tích gen(Amazon Clouds), v.v. 3
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.1 Tổng quan về điện toán đám mây 1.1.1 Tổng quan về điện toán đám mây *Lịch sử ra đời Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 liên quan đến “Internet kết nối vạn vật” nổ ra đã tạo ra nhiều kiến thức, ứng dụng mới trên lĩnh vực điện tử, trong đó xuất hiện cái tên Điện toán đám mây. Khái niệm này đang dần trở nên ngày một quan trọng trong cuộc sống con người cũng như lĩnh vực của nó. Năm 1999, sự xuất hiện của Salesforce.com đánh dấu cột mốc đầu tiên của điện toán đám mây. Xuất hiện sau đó là Amazon Web Services vào năm 2002, trong đó cung cấp một bộ các dịch vụ dựa trên đám mây bao gồm lưu trữ, tính toán và ngày cả trí tuệ nhân tạo thông qua Amazon Mechanical Turk Năm 2006, Amazon ra mắt điên toán đám mây Elastic Compute của nó (EC2) là một dịch vụ web thương mại cho phép các công ty nhỏ, cá nhân thuê máy tính mà trên đó để chạy các ứng dụng máy tính của mình. Theo Jeremy Allaire – giám đóc điều hành của Brightcove: “Amazon EC2/S3 là một dịch vụ cơ sở hạ tầng điện toán đám mây có thể truy cập rộng rãi đầu tiên”. Tính tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều các sản phẩm điện toán đám mây được đưa ra như Google App Engine, Microsoft Azire, Nimbus… *Khái niệm Vậy điện toán đám mây là gì? Để trả lời cho câu hỏi này đã có rất nhiều khái niệm về điện toán đám mây được đưa ra bởi các chuyên gia trong ngành. Theo Viện quốc gia về chuẩn hóa và công nghệ của Mỹ NIST thì “Điện toán đám mây là một mô hình cho phép thuận tiện, truy cập mạng theo yêu cầu 4
- đến một nơi chưa các nguồn tài nguyên tính toán có thể chia sẻ cấu hình được (ví dụ: mạng, máy chủ, lưu chữ, ứng dụng và dịch vụ), có thể được cung cấp và phát hành nhanh chóng với nỗ lực quản lý hoặc tương tác với nhà cung cấp tối thiểu”. Còn theo Wikipedia “Điện toán đám mây (Cloud Computing) là một mô hình điện toán có khả năng co giãn (scalable), linh động và các tái nguyên thường được ảo hóa được cung cấp như một dịch vụ trên mạng Internet”. Gartner – một chuyên gia trong lĩnh vực này chia sẻ rằng: “Điện toán đám mây là một kiểu tính toán trong đó các năng lực công nghệ thông tin có khả năng mở rộng rất lớn được cung cấp – dưới dạng dịch vụ qua mạng Internet đến khách hàng bên ngoài”. *Lợi ích của điện toán đám mây Một số lợi ích mà điện toán đám mây đem lại: Triển khai nhanh chóng Giảm chi phí Bảo mật Tính linh động Đa phương tiện truy cấp Chia sẻ tài nguyên Khả năng chịu tại cao Phục hồi sau thảm họa Phòng chống mất mát Cập nhật phần mềm tự động Lợi thế cạnh tranh Sự bền vững 5
- 1.1.2 Một sô nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phổ biến Nói đến nhà cung cấp dịch cụ điện toán đám mây không thể không kể đến những cái tên sau. *Microsoft Azure Là đám mây cung cấp hạ tầng và nền tảng điện toán được xây dựng bởi Microsoft – công ty hàng đầu về công nghệ trên thế giới, được đưa vào hoạt động từ năm 2010. Về hạ tầng, Azure cung cấp các máy chủ ảo có thẻ chạy trên hệ điều hành Windows hoặc Unix. Về mặt điện toán, Azure hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình cho phép triển khai trên Azure nhiều ứng dụng phát triển các công cụ và framework khác nhau. Phổ biến là các ứng dụng viết trên nền .Net của Microsoft. *Amazon Web Service AWS được đưa ra vào năm 2006 với khởi đầu là tập hợp các dịch vụ tính toán như dịch vụ máy ảo EC2 và dịch vụ lưu trữ S3. AWS là nền tảng đám mây thương mại đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Nhiều khách hàng lớn sử dụng AWS có thể kể đến như là NASA, Pinterest, Netflix. *Google Cloud Platform Được cung cấp bởi Google, là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối, như Google Search và YouTube. Bên cạnh một bộ công cụ quản lý, nó cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây môđun bao gồm điện toán, lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu và học máy. Mặc dù công ty đã bị Microsoft, IBM và Amazon khuất phục về thị phần, nền tảng Google Cloud gần đây đã thực hiện một số động thái để tăng toàn bộ không gian địa chỉ của mình và cung cấp một sự khác biệt tiềm năng từ các dịch 6
- vụ Cơ sở hạ tầng khác như Dịch vụ (IaaS). Điểm mấu chốt là Nền tảng đám mây của Google bị lôi kéo vào một trận chiến khốc liệt với các đối tác của nó, bao gồm AWS và Microsoft Azure. *VMware Cloud Sau khi trở thành một công ty ảo hóa được thành lập, VMware bước vào không gian đám mây với nền tảng đám mây sáng tạo của mình, cho phép khách hàng cung cấp quyền truy cập an toàn vào dữ liệu và ứng dụng cho người dùng cuối của họ từ nhiều thiết bị. VMware gần đây đã hợp tác với AWS, tập đoàn điện toán đám mây khổng lồ trực tuyến, để cung cấp cho khách hàng một giải pháp tích hợp hơn. *Oracle Oracle Corp, một nhà cung cấp phần mềm cơ sở dữ liệu hàng đầu, đã tiết lộ chương trình đầy tham vọng của mình trong lĩnh vực điện toán đám mây vào năm 2015. Công ty đã công bố kế hoạch của mình trong sự kiện Oracle OpenWorld để mở rộng danh mục đầu tư của mình trong các dịch vụ đám mây phân tích, ứng dụng đám mây, IaaS và dịch vụ tích hợp đám mây. Kể từ đó, Oracle đã không nhìn lại và phát triển với một tốc độ chưa từng thấy. Oracle Corp đã tương đối muộn trong cuộc đua đám mây, cho phép những người mới nổi như Salesforce.com giành được thị phần đáng kể với phần mềm được phân phối qua internet và kết quả là đã gặp khó khăn. Tuy nhiên, bây giờ có vẻ như Oracle cuối cùng đã tìm ra bức tranh lớn hơn, đang ở chế độ đổi mới tích cực và là một sự đánh cược chắc chắn cho tương lai. *FPT Smart Cloud FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng trên nền tảng ảo hoá bản quyền VMWare và OpenStack, vận hành trong Trung tâm dữ liệu Uptime Tier III với kết nối liền mạch và kiến trúc tiên tiến, kết nối trực tiếp đến hệ thống Public Cloud từ các hãng lớn (Microsoft, AWS, Google), giúp 7
- cung cấp đa dạng các sản phẩm, giải pháp, tiện ích, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Lợi thế bản địa là điều không thể không nhắc đến, việc sử dụng dịch vụ Cloud từ một nhà cung cấp uy tín bản địa sẽ giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ quy định và pháp luật Nhà nước về lưu trữ dữ liệu, và được hỗ trợ kịp thời, liên tục bởi đội ngũ chuyên gia chuẩn quốc tế. 1.2 Tổng quan về ảo hóa 1.2.1 Công nghệ Ảo hóa *Khái niệm Ảo hóa là công nghệ được thiết kế tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng (hardware) và phần mềm hệ điều hành (OS) giúp quản lý, phân phát tài nguyên phần cứng cho lớp OS ảo hoạt động ở trên *Những loại công nghệ ảo hóa cở bản của VMware VMware là một chương trình tạo máy ảo trên máy tính, nó giúp cho một máy tính có thể chạy song song nhiều hệ điều hành thay vì một hệ điều hành trên một máy như bình thường. Có 3 loại công nghệ VMware, đó là: VMware WorkStation, VMware Server và VMware Vsphere. *Ảo hóa trên VMware WorkStation và vCenter VMware WorkStation dùng cho desktop, nó là 1 chương trình ứng dụng chạy trên hệ điều hành window hoặc linux giúp cho chúng ta tạo ra máy ảo 1 cách dễ dàng nhằm mục đích thử nghiệm PC hay tần dụng tối đa hiệu năng của PC để làm được nhiều việc khác. VMware vCenter Server là một phần mềm quản lý tập trung dành cho hệ thống vSphere có nhiệm vụ cung cấp quyền, phân bổ tài nguyên, giám sát hiệu suất và tự động hoá công việc. Phần mềm này sử dụng một bảng điều khiển 8
- duy nhất cho phép quản trị viên vSphere quản lý nhiều máy chủ ESX, ESXi và VM. Một số tính năng phổ biến của vSphere như DRS, HA, FT… 1.2.2 Công nghệ ảo hóa cơ bản của Microsoft, Oracle, Amazon *Microsoft HyperV là công nghệ ảo hóa thế hệ mới của Microsoft, dựa trên nền tảng hypervisor. Mang đến cho người dùng (chủ yếu là doanh nghiệp) một nền tảng ảo hóa mạnh và linh hoạt, có khả năng mở rộng, tính tin cậy và sẵn sàng cao. HyperV gồm 3 thành phần chính: hypervisor, ngăn ảo hóa (Virtual stack) và mô hình I/O (nhập/xuất) ảo hóa. Hypervisor là lớp phần mềm rất nhỏ hiện diện ngay trên bộ xử lý (BXL) theo công nghệ IntelV hay AMDV, có vai trò tạo các “partition” (phân vùng) mà thực thể ảo sẽ chạy trong đó. Có 3 loại hệ điều hành sau hỗ trợ trên HyperV tốt nhất: HyperV Aware Windows Operrating Systems: là các dòng hệ điều hành của Microsoft hỗ trợ tốt nhất hiệu suất của HyperV. Có khả năng dùng Integration Services để khởi tạo Virtual Service Clients trong việc liên lạc với Virtual Service Providers (VSPs) đang chạy trên phân vùng chính thông qua VMBus. HyperV Aware Non Windows Operating Systems: là những dòng hệ điều hành không phải của Microsoft nhưng lại tương thích với HyperV. Non HyperV Aware Operating System: là những dòng hệ điều hành không phải của Microsoft và cũng chưa được kiểm duyệt là tương thích với HyperV, nên mất đi khả năng tích hợp dịch vụ vì vậy hiệu suất khai thác phần cứng của hệ điều hành này chưa cao. *Oracle Oracle VM VirtualBox là một nền tảng ứng dụng mã nguồn mở và miễn phí, cho phép tạo, quản lý và chạy các máy ảo (VMs). Máy ảo là những máy tính có các phần cứng được mô phỏng bởi máy tính chủ. Oracle VM VirtualBox cho phép người sử dụng thiết lập một hoặc nhiều máy ảo (VM) trên một máy tính vật lý và sử dụng chúng đồng thời cùng với máy tính vật lý thật. Mỗi máy ảo có thể cài đặt và thực thi hệ điều hành riêng của mình, bao gồm các phiên bản Microsoft Windows, Linux, BSD và MSDOS. Bạn có thể cài đặt và chạy nhiều máy ảo tùy vào dung lượng ổ cứng và bộ nhớ RAM của máy tính được cài đặt VirtuaBox. 9
- Oracle VirtualBox có khả năng mở rộng và linh hoạt theo thiết kế. Về lý thuyết, ảo hóa phần mềm không quá phức tạp. Bạn có thể chạy nhiều hệ điều hành trên VirtualBox. Mỗi hệ điều hành khách có thể được khởi động, dừng và tạm dừng một cách độc lập. *Amazon Amazon WorkSpaces là dịch vụ máy tính để bàn ảo theo phương thức quản lý do Amazon Web Services (AWS) cung cấp. Nói một cách dễ hiểu, đây chính là dịch vụ cho phép bạn thao tác máy tính trên bất kì thiết bị đầu cuối nào trên cloud. Với Amazon WorkSpaces, bạn có thể áp dụng cho nhiều hình thức làm việc mà không cần lo lắng về chi phí và bảo mật. Do nó có thể tương thích với nhiều quy mô khác nhau, nên bạn hãy thử nó trước ở bộ phận IT, nếu thấy không vấn đề gì thì có thể triển khai cho toàn công ty. 1.2.3 Một số công nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây *Ảo hóa lưu trữ (Storage Virtualization) Ảo hóa lưu trữ có thể hiểu đơn giản là việc kết hợp các bộ lưu trữ riêng lẻ từ những thiết bị vật lý như ổ cứng, băng từ thành một hệ thống lưu trữ thống nhất. Loại ảo hóa này thường được áp dụng với các mạng lưu trữ (mạng SAN). Công nghệ ảo hóa lưu trữ giúp cho việc lưu trữ, sao lưu, và phục hồi dữ liệu hiệu quả hơn, tăng tốc khả năng truy xuất dữ liệu. Ngoài ra, việc ảo hóa này còn giúp người dùng tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm dữ liệu. Vì không cần phải định vị xem máy chủ nào hoạt động trên ổ cứng nào để truy xuất, tất cả thiết bị lưu trữ đều được hợp nhất làm một. *Ảo hóa hệ thống máy chủ (Server virtualization) Công nghệ ảo hóa máy chủ cho phép sao chép, ảo hóa tài nguyên của máy chủ vật lý (bao gồm hệ điều hành, bộ xử lý,...) để tạo thành các máy ảo khác nhau cùng chạy trên máy chủ đó. 10
- Ảo hóa máy chủ giúp tăng tính linh động, dễ dàng thiết lập, chia sẻ tài nguyên. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng hiệu suất làm việc của máy chủ vật lý. *Ảo hóa hệ thống mạng (Network virtualization) Công nghệ ảo hóa mạng là một quá trình hợp nhất tất cả các tài nguyên mạng (cả phần cứng và phần mềm) thành một mạng ảo. Các tài nguyên này sẽ được kết hợp bằng cách phân chia băng thông thành các kênh (channel) độc lập. Các channel này được chỉ định gắn với một máy chủ hay một thiết bị nào đó theo thời gian thực. Chính các channel này giúp làm giảm độ phức tạp của mạng. Vì thế, giúp quản lý thiết bị dễ dàng hơn. Có thể hiểu đơn giản, ảo hóa mạng là tách hệ thống mạng phức tạp thành các phần dễ dàng quản lý. Cũng tương tự như việc phân đoạn ổ cứng để dễ dàng quản lý các tệp. * Ảo hóa ứng dụng (Application Virtualization) Ảo hóa ứng dụng còn được gọi với cái tên khác là ảo hóa dịch vụ ứng dụng. Công nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây này giúp tách ứng dụng ra khỏi hệ điều hành và phân phối lại ứng dụng sao phù hợp với thiết bị của người dùng. Các ứng dụng ảo hóa có thể kể đến như Microsoft Application Virtualization, VMWare, Citrix XenApp,... Ví dụ, bạn có thể dùng chúng để truy cập các ứng dụng Android trên máy tính Windows của mình. Công nghệ ảo hóa ứng dụng giúp khắc phục được các vấn đề về tương thích ứng dụng với phần cứng, hệ điều hành. Ngoài ra, việc quản lý cập nhật phần mềm cũng sẽ dễ dàng hơn. * Ảo hóa dữ liệu (Data Virtualization) Công nghệ ảo hóa dữ liệu là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong một hệ thống để tạo ra thông tin dạng ảo hóa cho tất cả các thiết bị có thể truy cập. Mục đích của việc ảo hóa này là nhằm cung cấp 11
- một điểm truy cập duy nhất vào dữ liệu của tất cả các nguồn khác nhau trong một hệ thống. Các thiết bị trong hệ thống có áp dụng ảo hóa dữ liệu sẽ có thể truy cập bất cứ nguồn thông tin nào mà không cần biết chính xác nơi lưu trữ của chúng. Bên cạnh đó, dữ liệu gốc không cần phải di chuyển qua lại giữa các thiết bị trong hệ thống, từ đó giúp tiết kiệm được thời gian. 1.3 Một số khái niệm liên quan 1.3.1 Mô hình dịch vụ điện toán đám mây *Dịch vụ phần mềm – SaaS (Software as a service) Theo hãng nghiên cứu toàn cầu IDC, SaaS là “Phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa”. Saas cung cấp ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều khách hàng với chỉ một phiên bản cái đặt. Một số phần mềm dịch vụ SaaS quốc tế: Google App: là dịch vụ mà bạn có thể sử dụng email/calendar/docs của Google bằng chính tên miền của mình Saleforces: là hệ thống CRM lớn nhất hiện giờ, ngoài ra còn có dịch vụ help desk, marketing,… Malchimp: là một trong những hệ thống Email Marketing phổ biến nhất hiện nay Một số phần mềm dịch vụ SaaS nội địa: Misa: vừa có CRM, HRM (quản trị nguồn nhân lực), kế toán, chứng từ, … Subiz: giải pháp hỗ trự và bán hàng trực tuyến trên website của bạn CloudOffice: quản lý văn phòng điện tử *Dịch vụ nền tảng – PaaS (Platform as a Service) 12
- PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud đó. Một số ví dụ về dịch vụ nền tảng: AWS Elastic Beanstalk Force.com Google App Engine Windows Azure *Dịch vụ hạ tầng – IaaS (Infrastructure as a Service) IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng. Một số ví dụ về dịch vụ IaaS: IBM BlueHouse VMware Amazon EC2 Microsoft Azure Platform… *Dịch vụ hỗ trợ di động – MBaaS (Mobile Backend as a Service) MBaaS là một dịch vụ trực tuyến được thiết kế để trở thành giải pháp tất cả trong một để phát triển ứng dụng phụ trợ. Điều này thường bao gồm quản lý dữ liệu và cơ sở dữ liệu, quản lý API, bảo mật và thông báo đẩy . Một số ví dụ về dịch vụ MBaaS: CloudBoost Apps Panel Kumulos Hasura … * Khái niệm Serverless computing 13
- Serverless Computing là một phương pháp cung cấp backend service theo thực tế sử dụng. Nhà cung cấp Serverless cho phép người dùng viết và triển khai mã mà không gặp rắc rối về cơ sở hạ tầng bên dưới. Một công ty nhận backend service từ nhà cung cấp serverless sẽ được tính phí dựa trên việc sử dụng, hoàn toàn không phải đặt trước và trả tiền cho một lượng băng thông hoặc số lượng máy chủ cố định, vì đây là dịch vụ tự động mở rộng. Lưu ý rằng, mặc dù được gọi là serverless, các máy chủ vật lý vẫn được sử dụng nhưng các nhà phát triển không cần phải biết về chúng. *Dịch vụ chức năng – FaaS (Function as a Service) FaaS là kiến trúc serverless, thực thi các phần module của code bên phía server. FaaS giúp lập trình viên viết và cập nhận các phần của code nhanh chóng, sau đó thực thi và trả vè kết quả. Với FaaS, các thiết bị phần cứng, hệ thống máy ảo và web server đều được handle một cách tự động bởi cloud service được cung cấp Một số ví dụ về dịch vụ FaaS: IBM Cloud Functions Amazon's AWS Lambda Google Cloud Functions Microsoft Azure Functions (open source) OpenFaaS (open source) 1.3.2 Mô hình triển khai điện toán đám mây *Đám mây công cộng – Public Cloud Public Cloud là các dịch vụ được bên thứ 3 cung cấp cho người dùng qua kết nối mạng Internet. Mô hình này được xây dựng để phục vụ công cộng (public). Vì vậy mô hình này sẽ không giới hạn đối tượng sử dụng. Có hai hình thức sử dụng dịch vụ Public Cloud là miễn phí và trả phí. Đối với dịch vụ trả phí thì thường áp dụng mô hình payperusage (trả phí theo lưu lượng sử dụng). 14
- Lợi ích khi sử dụng Public Cloud Khả năng mở rộng linh hoạt theo nhu cầu người dùng nhờ kho tài nguyên rộng lớn. Số lượng máy chủ và mạng lưới tham gia vào quá trình tạo ra Public Cloud là vô hạn. Vì vậy, nếu một thành phần nào đó trong hệ thống bị lỗi thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến các thành phần khác. Nền tảng tạo ra dịch vụ đám mây công cộng là Internet. Vì vậy, Public Cloud không bị giới hạn về vị trí địa lý. Bạn có thể kết nối với Public Cloud từ bất cứ nơi đâu. Tiết kiệm được chi phí do người dùng chỉ phải trả tiền cho những gì họ thực sự dùng. Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân lực Tuy nhiên, Public Cloud vẫn có một số hạn chế. Chẳng hạn như doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều vào phía nhà cung cấp. Việc lưu trữ dữ liệu nội bộ cũng gặp khó khăn hơn do tính mở của mô hình này. *Đám mây riêng – Private Cloud Private Cloud là dịch vụ được thiết lập qua mạng nội bộ riêng biệt. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý “Cloud” và sử dụng nội bộ . Private Cloud cung cấp 2 loại hình dịch vụ là Paas và IaaS. Private Cloud có đầy đủ các lợi ích tương tự Public Cloud. Nhưng nó chứa các đặc tính riêng tư hơn. Đám mây riêng hỗ trợ tùy chỉnh và kiểm soát lượng tài nguyên chuyên dùng trên cơ sở hạ tầng máy tính được lưu trữ tại chỗ. Mang đến độ bảo mật cho hệ thống và sự riêng tư cao nhờ hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ. Hạn chế của Private Cloud là bộ phận CNTT của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí vận hành và việc quản lý Đám Mây. *Đám mây kết hợp – Hybird Cloud 15
- Đúng như tên gọi, Hybrid Cloud là sự kết hợp giữa 2 mô hình là Public Cloud và Private Cloud. Điều này giúp Hybrid Cloud sở hữu đầy đủ lợi ích của cả hai mô hình này để đem lại cho người dùng một dịch vụ tối ưu nhất. Nhà cung cấp sẽ sẽ tạo ra các Hybrid Cloud và chia quyền quản lý với doanh nghiệp sử dụng Public Cloud. Người sử dụng có thể đồng thời sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đồng thời sử dụng nhiều dịch vụ. Hybrid Cloud cho phép doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ . Mô hình này có lợi cho các công việc mang tính đột biến và sử dụng Hybrid Cloud để xử lý các dữ liệu lớn (Big Data). Bên cạnh đó, người dùng chỉ cần thanh toán cho thời gian sử dụng. Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp phải khó khăn trong việc quản lý và tốn nhiều chi phí cho việc triển khai và duy trì hệ thống. 1.3.3 Khái niệm về Big Data, Iot *Big Data – Dữ liệu lớn Theo Wikipekia, Big Data là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Big Data bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Một số ứng dụng của Big Data: Trong ECommerce: Cung cấp thông tin chuyên sâu và các bản báo cáo phân tích xu hướng tiêu dùng của khách hàng nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho danh nghiệp Trong giáo dục: Tạo ra các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu để giảng dạy cho học sinh Trong y tế: Xác định phương hướng điều trị, cải thiện quá trình chăm sóc sức khỏe, giảm lãng phí tiền bạc và thời gian. *IoT(Internet of Things) – Internet vạn vật 16
- IoT là là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. IoT lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó. Một số ứng dụng của IoT trong điện toán đám mây: Thiết bị đeo thông minh, ô tô được kết nối với nhau Internet trong công nghiệp, nông nghiệp chính xác Bán lẻ thông minh, hệ thống quản lý năng lượng và các ứng dụng khác 1.3.4 Rủi ro về an toàn bảo mật trong điện toán đám mây Chúng ta đã thấy rất nhiều lợi thế của điện toán đám mây. Từ khả năng truy cập đến khả năng dự phòng, có rất nhiều điểm tốt khi sử dụng dịch vụ đám mây. Tuy nhiên, đồng thời cũng có một số nhược điểm. Mối quan tâm chính là bảo mật dữ liệu. Vì dữ liệu của bạn được lưu trữ trên một máy chủ có thể truy cập công cộng nên tính bảo mật của nó không nằm trong tay bạn. Công ty chạy dịch vụ đám mây (và các máy chủ của nó) có toàn quyền kiểm soát thông tin của bạn. Theo một cách nào đó, nó an toàn hơn một máy tính cá nhân. Một lỗi phần cứng đơn lẻ không thể gây nguy hiểm cho toàn bộ dữ liệu của bạn. Nhưng đồng thời, nó cũng để lộ thông tin trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Một cuộc tấn công xâm phạm các máy chủ đám mây có thể làm rò rỉ dữ liệu cá nhân của bạn. Đáng quan tâm hơn, bạn cần tin tưởng vào chính nhà cung cấp dịch vụ đám mây để tôn trọng quyền riêng tư của bạn. Và trong thời đại Dữ liệu lớn, điều đó khó có thể xảy ra. Các gã khổng lồ công nghệ thường xuyên bị chỉ trích vì vi 17
- phạm quyền riêng tư của dữ liệu người dùng mà họ có quyền truy cập, khiến việc lưu trữ thông tin quan trọng trên đám mây trở thành nguy cơ. Sau đó, có những lỗ hổng bảo mật mà ngay cả các dịch vụ đám mây cũng bị lộ. Giống như bất kỳ dịch vụ web nào, điện toán đám mây có thể bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) làm tê liệt khả năng của nó. Điều này buộc dịch vụ bị ảnh hưởng phải chuyển sang chế độ ngoại tuyến, khiến ứng dụng của bạn không khả dụng trong một khoảng thời gian không xác định. Để cải thiện bảo mật dữ liệu của riêng bạn, mã hóa có thể được sử dụng. Đối với cơ sở dữ liệu và dịch vụ lưu trữ đám mây, hãy mã hóa dữ liệu trên hệ thống của riêng bạn trước khi tải lên. Đối với toàn bộ ứng dụng chạy ngoài đám mây, hãy thử các dịch vụ cho phép bạn mã hóa thông tin được sử dụng. Bằng cách đó, ngay cả khi bị hack hoặc rò rỉ dữ liệu cũng không gây rủi ro cho dữ liệu cá nhân của bạn. 1.3.5 Kiến trúc lưu trữ đám mây HADOOP HDPS HDFS (tên viết tắt của từ Hadoop Distributed File System” là một hệ thống lưu dữ dữ dữ liệu được sử dụng bởi Hadoop. Chức năng của hệ thống này là cung cấp khả năng truy cập với hiệu suất cao đến với các dữ liệu nằm trên các cụm của Hadoop. Kiến trúc của HDFS là master – slave. Master – Slave ám chỉ mô hình có 1 ông chủ (master) cầm đầu một đám nô lệ (slave). Ông chủ sẽ không tham gia trực tiếp vào công việc, mà chỉ nắm giữ các đầu mục việc và thông tin của các nô lệ. Công việc chính của ông chủ là quản lý, giám sát để đám nô lệ để chúng làm việc đúng cách và đem lại hiệu quả. Cụ thể cơ chế master – slave được thể hiện trong HDFS bằng việc trong một cụm máy, sẽ chỉ bao gồm một máy duy nhất được gọi là là Namenode (Master) và các máy còn lại gọi là Datanode (Slave). Trong đó: Datanode sẽ là nơi lưu trữ các file dữ liệu mà bạn đưa vào. 18
- Namenode là nơi lưu địa chỉ của file đó được chia và lưu trên các datanode nào 19
- CHƯƠNG 2 DỊCH VỤ LƯU TRỮ ĐÁM MÂY DROPBOX 2.1 Tổng quan về Dropbox 2.1.1 Giới thiệu về Dropbox Dropbox – dịch vụ lưu trữ đám mây được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy dropbox là gì ? Dropbox là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến, người dùng có thể sử dụng Dropbox để lưu lại những văn bản, tệp tin, hình ảnh, dữ liệu quan trọng mà không mất một khoản phí nào. Công cụ này ra mắt vào năm 2008 bởi Arash Ferdowsi, Drew Houston thuộc công ty Dropbox. Hơn thế nữa Dropbox còn hỗ trợ nhiều thiết bị trên các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay như iOS, Android, Mac OS X, Linux, Microsoft Windows,... Dropbox cung cấp cho người dùng một số tính năng sau: Tính năng chính của Dropbox là cho phép người dùng lưu trữ, chỉnh sửa và chia sẻ các loại dữ liệu như tệp tin, hình ảnh, tài liệu, âm thanh, video,... Khi tải hay chia sẻ dữ liệu bạn có thể đánh dấu và phân loại tệp quan trọng để truy cập nhanh hơn. Tính năng sao lưu dữ liệu của Dropbox sẽ khiến bạn yên tâm hơn khi thao tác vì có thể dễ dàng khôi phục lại toàn bộ dữ liệu đã xóa. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn