intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Hệ đo Alpha-Beta phông thấp MPC 2000 DP

Chia sẻ: Le Duoc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

106
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận "Hệ đo Alpha-Beta phông thấp MPC 2000 DP" trình bày tổng quan về phóng xạ, cảm biến nhấp nháy Dual Phosphur ZnS, máy đo Anpha-Beta phông thấp MPC 2000 DP. Với các bạn chuyên ngành Vật lý thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Hệ đo Alpha-Beta phông thấp MPC 2000 DP

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN & VẬT LÝ MÔI TRƯỜNG                                                  BÁO CÁO MÔN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG  Đề tài  : Hệ đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000  DP GVHD: TS.Nguyễn Hoàng Nam Sinh viên thực hiện : Ngô Trí Dũng               MSSV  20130659   Nguyễn Xuân Hoàng   MSSV 20131631 Nguyễn Đình Công      MSSV 21030452 Lê Văn Được               MSSV 20130971
  2. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Lời nói đầu Thế giới chúng ta đang sống chứa nhiều chất phóng xạ và điều này đã   xảy ra từ khi hình thành trái đất. Con người đã phát hiện 60 hạt nhân phóng  xạ  và các hạt nhân này không ngừng phân rã và tương tác với nhau đồng   thời phát ra các bức xạ  α,β,γ. Một phần chất phóng xạ  trên đã phát tán vào  môi trường: đất, không khí, nước… gây  ảnh hưởng đến cuộc sống nhân  loại. Vì vậy ghi đo bức xạ  là một trong những yếu tố  quan trọng nhất của   vật lý hạt nhân thực nghiệm. Từ  các lĩnh vực cơ  bản như  nghiên cứu số  liệu và cấu trúc hạt nhân đến các nghiên cứu  ứng dụng trong công nghiệp,   nông nghiệp, sinh học, địa chất, y tế, môi trường…đều rất cần thiết. Trong quá trình học môn Kỹ Thuật Đo Lường, chúng em có tìm hiểu về  đề tài  “Máy ghi đo phóng xạ MPC 2000 ­DP ” và nhận được sự hướng dẫn  nhiệt tình của TS. Nguyễn Hoàng Nam, đã giúp chúng em hoàn thành bản  báo cáo. Máy đo alpha­beta phông thấp MPC 2000 DP  được sử dụng trong các  phép đo hoạt độ  phóng xạ của các hạt nhân phát xạ alpha, beta, đặc biệt là  hoạt độ thấp, phục vụ  nghiên  cứu  vật  lý  hạt  nhân,  đo  đạc,  phân  tích  môi  trường,  kiểm  soát  an toàn phóng xạ,... Mục  đích  của  bài báo cáo  sử  dụng  nhằm  cung  cấp  các  thông  tin  cơ  bản, cần thiết trong việc đặt các chế độ đo và vận hành thiết bị. Sau đây là nội dung chính của bản báo cáo : Tổng quan về phóng xạ. Cảm biến nhấp nháy Dual Phosphur ZnS Máy đo Anpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP. Dù đã cố  gắng tìm hiểu, nhưng do kiến thức chuyên ngành còn thiếu  sốt và kinh nghiệm thực tế chưa có, nên trong quá trình thực hiện còn nhiều  thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét của thầy, để bản báo cáo được   hoàn thiện hơn. Nhóm 8 | CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÓNG XẠ 2
  3. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! MỤC LỤC Nhóm 8  3
  4. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ Nhóm 8  4
  5. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÓNG XẠ 1.1. Phóng xạ, tia phóng xạ  1.1.1. Khái niệm Phóng xạ là hiện tượng một số  hạt nhân nguyên tử không bền tự  biến  đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các  nguyên tử  có tính phóng xạ  gọi là các đồng vị  phóng xạ, còn các nguyên tử  không phóng xạ  gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các  đồng vị  phóng xạ  (không có đồng vị  bền) gọi là nguyên tố  phóng xạ.các tia  phóng xạ có từ tự nhiên có thể bị chặn bởi các tầng khí quyển của Trái Đất. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt : Mang điện dương như  hạt anpha, hạt proton; mang điện âm như  chùm  electron (phóng xạ beta). Không mang điện như  hạt nơtron, tia gamma (có bản chất giống như  ánh sáng nhưng năng lượng lớn hơn nhiều). Sự tự biến đổi như vậy của hạt nhân nguyên tử, thường được gọi là sự  phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân. 1.1.2. Nguồn gốc và phân loại Các nguồn bức xạ bao gồm các nguồn phóng xạ và các thiết bị bức xạ. Các nguồn phóng xạ là các chất phát các hạt bức xạ  như Alpha, Beta,   Gamma và neutron. Các thiết bị bức xạ gồm các lò phản ứng hạt nhân. Máy gia tốc hạt tích  điện, máy phát neutron,… Nguồn phóng xạ được chia thành hai loại : Nguồn phóng xạ tự nhiên : ­ Tia vũ trụ. ­ Các nhân phóng xạ trong vỏ Trái Đất. Nhóm 8  5
  6. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Nguồn phóng xạ  nhân tạo:  được sản xuất trong các lò phản  ứng hạt   nhân hay các máy gia tốc hạt tích điện. Nhóm 8  6
  7. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP 1.1.3. Các loại tia phóng xạ Các tia phóng xạ được phát ra trong những phản ứng hạt nhân, khi đồng  vị không bền chuyển thành các đồng vị bền hơn, hoặc trong những phản ứng   phân hạch và nhiệt hạch. Sau  đây là một số  nguồn phóng xạ  alpha, beta  thường gặp. B ả ng 1. . B ả ng ph ươ ng trình phân rã c ủ a các đ ồ ng v ị  phóng x ạ  phát x ạ  ra   h ạ t alpha, beta Hình 1.1 S ự  phát x ạ  c ủ a ch ấ t phóng x ạ  trong môi tr ườ ng có t ừ  tr ườ ng Nhóm 8  7
  8. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Nhóm 8  8
  9. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Bức xạ Alpha Là các dòng hạt nhân của nguyển tử 2He4  mang điện tích dương. Bức xạ  Alpha được phát ra trong quá trình phân rã của các đồng vị  nặng như Uran, Radi, Radon và Plutoni … với vận tốc khoảng 2×107m/s. Có khả năng ion hóa chất khí và mất dần năng lượng. Trên Trái Đất, bức xạ  Alpha không truyền đi được xa, khả  năng đâm  xuyên yếu và bị  cản lại toàn bộ  bởi một tờ  giấy. Nhưng rất nguy hiểm khi  để bức xạ Alpha xâm nhập vào bên trong cơ thể người.       Bức xạ Beta Bức xạ Beta bao gồm hạt Beta + (positron) và Beta – (điện tử). Tia Beta được phát ra từ  một số  vật liệu phóng xạ  , chẳng hạn như  Triti, Cacbon­14, photpho­32 và Stronti­90. Vận tốc của các hạt Beta gần bằng vận tốc ánh sáng. Ion hóa chất khí yếu hơn tia Alpha. Khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia Alpha, có thể đi xa trong không khí,  nhưng có thể bị cản lại bởi tấm kim loại, kính hay quần áo bình thường. Nó có thể  làm tổn tương lớp da bảo vệ, nếu các bức xạ  Beta phát ra  trong cơ thể, nó có thể chiếu xạ trong làm tổn thương các mô tế bào. Bức xa Gamma Bức xạ  gamma là sóng điện từ, có bước sóng rất ngắn, cũng là hạt  photon năng lượng cao, khi va chạm với vật chất thì cường độ  của nó cũng  giảm dần Tia gamma được tạo ra do sự tự phân rã của chất phóng xạ, chẳng hạn  như Cobalt­60 và Xedi­137. Không bị lệch trong điện, từ trường. Khả năng đâm xuyên rất lớn, nên phải dùng tấm chắn được làm bằng  các vật liệu như chì, bê tông dày. Nó cũng gây hại lớn đến da và các tế  bào của cơ  thể  người nếu tiếp   xúc với nó. Nhóm 8  9
  10. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP                   Hình 1.2 Kh ả  năng đâm xuyên c ủ a các b ứ c x ạ  trong môi tr ườ ng Nhóm 8  10
  11. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Bức xạ Neutron Hạt   Neutron   được   giải   phóng   sau   phản   ứng   phân   hạch   hạt   nhân  Uranium hoặc Plutronium, bản thân nó không phải là bức xạ  ion hóa, nhưng  nếu va chạm với các hạt nhân khác, nó có thể  kịch hoạt các hạt nhân hoặc  gây ra tia gamma hay các hạt điện tích thứ  cấp gián tiếp gây ra bức xạ  ion   hóa. Neutron có sức xuyên mạnh hơn tia gamma. Chỉ có thể bị ngăn cản bởi  tường bê tông dày, bởi nước hoặc tấm chắn Paraphin. Bức xạ  Neutron chỉ  tồn tại trong trong lò phản  ứng hạt nhân và các  nhiên liệu hạt nhân. Tia X Tia X là dạng năng lượng sóng điện từ. Tia X được con người tạo ra trong một  ống Rơngen mà bản thân nó   không có tính phóng xạ. Tia X bao gồm một hỗn hợp của các bước sóng khác nhau. Do đã biết được đặc điểm, tính chất và sự  nguy hại đến sức khỏe con   người của các loại bức xạ, nên việc tránh tiếp xúc với nó là vấn đề  vô cùng  quan trọng và thiết yếu. Nên tiếp theo sẽ là tổng quan về ghi đo đạc bức xạ  trong môi trường để ta có thể tránh tiếp xúc với chúng nhiều. 1.2. Tổng quan ghi đo phóng xạ Trong đo ghi bức xạ, thành phần cơ bản và quan trọng nhất của thiết bị  đo là các cảm biến. Đây là thiết bị biến đổi tín hiệu cần đo thành các tín hiệu  điện để  các thiết bị  điện tử  có thể  ghi nhận và phân tích. Mỗi loại bức xạ  khác nhau có các cơ chế tương tác với vật chất đặc trưng riêng biệt, do đó để  ghi nhận được chúng cần có các loại detector khác nhau như: detector chứa  khí, detector nhấp nháy, detector bán dẫn. 1.3. Các đại lượng phóng xạ Becquerel (Bq)  (Đơn vị  này mang tên nhà khoa học được giải Nobel  Henri Becquerel). Theo Hệ  đo lường quốc tế  SI, Becquerel là đơn vị  đo cường độ  phóng  xạ. Một Becquerel là cường độ phóng xạ của vật khi vật đó có 1 lần phân rã  trong 1 giây Nhóm 8  11
  12. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Curie (Ci) là một đơn vị  phi SI thể  hiện mức độ  phóng xạ  bằng hoạt  động của 1 gram Ra226. Cách chuyển đổi cơ  bản giữa Bq và Ci: 1 Ci = 3,7 ×  1010 Bq. Gray (Gy)  (Đơn vị  này được đặt theo tên nhà vật lý người anh Louis  Harold Gray). Theo hệ  đo lường quốc tế SI, Gray là đơn vị  đo lượng hấp thụ bức xạ  ion hóa tuyệt đối. Một Gray là lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có năng lượng 1  jun của vật hấp thụ có khối lượng 1 kilogram. Sievert (Sv) (Đơn vị  này được đặt theo tên nhà vật lý y tế  Thụy Điển   Maximilian Rolf Sievert). Theo Hệ  đo lường quốc tế, Sievert là đơn vị  đo lượng hấp thụ  bức xạ  ion hóa có tác dụng gây tổn hại. Một Sievert là lượng hấp thụ bức xạ ion hóa tương đương 1 Gray có tác  dụng gây tổn hại. 1Sv = 1Gy = 1J­kg Nhóm 8  12
  13. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP CHƯƠNG 2: CẢM BIẾN  NHẤP NHÁY DUAL  PHOSPHOR  ZnS 2.1.Detector(Cảm biến).  Bộ  cảm biến làm nhiệm vụ  biến đổi các bức xạ  thành dạng tín hiệu   điện. Khi bức xạ rơi vào vùng làm việc của đầu ghi thì ở  lối ra của đầu ghi   ta nhận được một xung điện. Đánh giá các thông số  của xung điện ta nhận   được các thông tin về bức xạ hạt nhân.           Bộ  cảm biến dùng trong ngành điện tử  hạt nhân có các loại đầu ghi   khác nhau và ta chia chúng ra làm 3 loại chính: ­ Cảm biến khí. ­ Cảm biến bán dẫn.  ­ Cảm biến nhấp nháy.            Nguyên tắc ghi nhận bức xạ, hiện nay có hai phương pháp ghi nhận   bức xạ chính sử dụng các cảm biến, đó là dựa vào sự ion hóa chất khí (cảm  biến khí), các tinh thể  được kích thích do sự  phát quang (cảm biến nhấp  nháy) hoắc sự ion hóa của vật rắn (cảm biến bán dẫn). Nguyên tắc trong sự  ion hóa chất rắn cũng giống như  trong chất cảm biến, ngoại trừ, điện tích   được di chuyển nhờ các electron va proton trong tinh thể khác với các electron  và ion dương trong nguyên tử khí. Với   thiết   bị   đo   MPC   2000   DP,   sử   dụng   cảm   biến   nhấp   nháy   Dual  Phosphor     ZnS. 2.2 Cảm biến nhấp nháy Dual Phosphor ZnS         Sử dụng để đếm đồng thời bức xạ Alpha và Beta. Bao gồm có chấtnhấp   nháy hữu cơ và vô cơ (organic and inorganic scintillator) được sử dụng   rộng  rãi trong các phép đo bức xạ. Nó được chia làm hai phần: lớp nhấp nháy vô   cơ  dùng để  đo hạt Alpha và một lớp chất nhấp nháy hữu cơ  dùng để  đi hạt  Beta. Nhóm 8  13
  14. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP          Lớp chất nhấp nháy vô cơ được tạo thành bởi ZnS(Ag) hoặc bởi chất   nhấp nháy và polysulfone. Bạc hoạt Kẽm Sulphat là một trong những  chất   nhấp nháy vô cơ  cũ, nó có hiệu quả  nhấp nháy cao, tương đương NaI(Ti),   nhưng chỉ  có sẵn như  là một loại bột đa tinh thể. Vì vậy, việc sử  dụng nó  giới hạn chủ yếu cho hạt Alpha và các hạt nhận nặng. Trong thiết bị này, ta   sử dụng ZnS(Ag) để nhận biết các hạt Alpha          Lớp chất nhấp nháy hữu cơ thường được làm từ polymer. Chất hữu cơ  gồm nhiều lớp, các lớp gồm 2,5­diphenyloxazole [PPO] và 1,4­bis [5­phenyl   (oxazolyl)   benzen] [POPOP] đóng vai trò là chất nhấp nháy và polysulfone  dẫn xuất như  polymer. Nó có tác dụng dùng để  đếm hạt Beta. Để  có loại  polymer tốt, cũng như  khả  năng phát hiện hạt Beta tốt, ta cần nhưng loại   polymer có khả  năng chuyển giao năng lượng tốt. Một vài ví dụ  như PSF,  Polystyrene [PS], Estyrene, và Poly (bisphenol A Carbonate) [PBAC].          Dual phosphor được tạo ra bằng cách phủ lớp một lớp mỏng chất nhấp  nháy vô cơ ZnS(Ag) (khoảng 0.25mm) lên mặt của tấm chất nhấp nháy hữu  cơ. Các lớp nhựa dưới cùng thu được bằng cách đúc giải pháp và kỹ  thuật   bốc hơi sau đó, sử dụng các loại polymer khác nhau. Mô hình Dual phosphor   được thể hiện ở (Hình 2.1). Nhóm 8  14
  15. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP CH2Cl2 Dimethylformamide 2,5­diphenyloxazole(PPO) Polysulfone 1,4­bis[5­phenyl­2­oxazol]benzene o (POPOP) 70 C, 5hr Dd chất phát sáng nhấp nháy Dung dịch keo Polysulfone(PSF) Nhóm 8  15
  16. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Dung dịch Polime                                                                                               ZnS(Ag)  Huỳnh quang o 25 C, 24hr, Khuấy động Khuấy  động Đổ khuôn dung dịch Dung dịch photphat niệu Doctor Blade 300 m Evaporation, 24hr Applying on the sheet Tấm nhựa ZnS(Ag) + PSF Tấm nhựa chứa chất phát sang nhấp nháy Hình 2.1 Mô hình C ả m bi ế n nh ấ p nháy Dual Phosphor ZnS 2.3. Nguyên lý làm việc của Cảm biến Nhấp Nháy 2.3.1. Nguyên lý chung Khi vật liệu có tính nhấp nháy bị  hạt hoặc bức xạ  kích thích do va  chạm, nó sẽ phát ánh sáng nhấp nháy. Các cảm biến sử  dụng chất nhấp nháy có thể  xác định bức xạ  ion hoá  và đo phổ  bức xạ trong một dải rộng. Ngày nay, chất nhấp nháy được cung  cấp dưới các dạng khác nhau (rắn, lỏng và khí), các  ống nhân quang được  chế  tạo với chất lượng cao đã cho phép tạo ra các cảm biến nhấp nháy rắn   đo photon cùng với sự  phát triển của kỹ  thuật vi điện tử  đã làm cho các  detector nhấp nháy trở  nênđược sử  dụng phổ  biến trong nhiều  ứng dụng.   Nhóm 8  16
  17. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Dưới đây là các quá trình xảy ra khi xác định bức xạ ion hoá bằng cảm biến  nhấp nháy : Hình 2.2. S ơ  đ ồ  kh ố i mô t ả  thi ế t b ị  ghi đo phóng x ạ  s ử  d ụ ng c ả m bi ế n   nh ấ p nháy Do ánh sáng phát từ  các chất nhấp nháy là rất yếu, nên phải dùng một  dụng cụ đặc biệt gọi là bộ nhân quang điện (PMT).                                   A Out R C C D D D Hình 2.3 C ấ u t ạ o b ộ  nhân quang đi ệ n Bức xạ hạt nhân bị  hấp thụ trong chất nhấp nháy gây ra sự  kích thích  và ion hoá chất nhấp nháy. Chất nhấp nháy chuyển đổi năng lượng hấp thụ  thành ánh sáng thông   qua quá trình phát quang. Lượng tử ánh sáng đi đến catốt của ống nhân quang. Lượng  tử   ánh  sáng  bị  hấp thụ   ở   catốt của  ống  nhân quang,  quang  electron được phát ra và sau đó là quá trình nhân các electron trong  ống nhân   quang. Nhóm 8  17
  18. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Khuếch đại xung được hình thành từ   ống nhân quang sau đó phân tích  các xung này bằng các thiết bị điện tử như máy đếm hoặc máy phân tích biên   độ nhiều kênh.        Nhìn chung, các cảm biến sử dụng chất nhấp nháy có khả năng cung cấp  nhiều thông tin khác nhau về bức xạ. Một trong những đặc điểm nổi bật của   các detector này là nhạy về  năng lượng, thời gian đáp  ứng nhanh và dạng   xung phân biệt rõ ràng.        Cảm biến nhấy nháy có đóng góp quan trọng trong sự phát triển ngành  phân tích kích hoạt phóng xạ, là một trong nhưng loại cảm biến cũ nhất  được dùng để đo lường phóng xạ. Các cảm biến nhấp nháy (scintillator) dựa   trên một vài chất thực tế  (được gọi là các phosphor) chúng sẽ  phát ra ánh   sáng nhìn thấy khi các electron thay đổi mức năng lượng và phát ra các photon   do sự  ion hóa của bức xạ  đo. Các photon ánh sáng sẽ  đi qua một lớp dẫn  sáng, đập vào các photocatode của  ống nhân quang điện và  ở  lối ra của  ống   nhân quang điện xuất hiện một tín hiệu điện có biên độ  khá lớn. Tín hiệu   điện này được đưa vào bộ tiền khuếch đại và được khuếch đại lên trước khi   đưa vào bộ  phân tích và ghi nhận. Có nhiều loại phosphor khác nhau, mỗi  loại được sử  dụng để  đo bức xạ  khác nhau, với đo bức xa Alpha­Beta thì ta   sử dụng phosphor ZnS. 2.3.2 Sơ đồ tiền khuếch đại ghép nối với cảm biến nhấp nháy  Trong detector nhấp nháy, biên độ  xung của tín hiệu thường có giá trị  lớn hơn mức tạp  âm  của tiền khuếch  đại. Bởi vậy các tiền khuếch  đại  thường mắc theo kiểu lặp lại emiter. Trên hình vẽ  là sơ  đồ  nguyên lý mạch   ra của một tiền khuếch đại dùng với tín hiệu  ở  lối ra của  ống nhân quang   điện. Nhóm 8  18
  19. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP Hình 2.4: S ơ  đ ồ  ti ề n khu ế ch đ ạ i ghép n ố i v ớ i c ả m bi ế n nh ấ p nháy . Nếu điện thế catod bằng thế đất, thì tất cả điện áp ra cỡ 1 kV là điện áp  ra trên anod. Vì vậy tiền khuếch đại cần nối qua tụ chia C 1, còn Ca và Cb nối  song song trên lối ra của bộ  nhân quang điện. Một cách tương  ứng trên lối   vào của tiền khuếch đại: Cs = Ca + Cb là điện dung toàn phần mắc song song.  Ra là điện trở anod, và Rb là điện trở vào của tiền khuếch đại, thường Ca­ Cb­ 10 pF. Khi , Ra    ,Rb    , ta có:            Hằng số thời gian của mạch:                                      Khi thoả  mãn điều kiện       a  ,   a  là thời gian loé sáng của bộ  nhấp  nháy:                        Hàm Heaviside: H(t) = 1 với t > 0 và bằng 0 với t 
  20. Máy đo Alpha­Beta phông thấp MPC 2000 DP  Các phân tử hoặc nguyên tử của chất nhấp nháy được kích thích ở thời   điểm t = 0, chúng có một thời gian sống nhất định, bởi vậy cường độ của ánh  sáng phát xạ L giảm theo quy luật hàm mũ:                  τ0  là thời gian loé sáng của chất nhấp nháy, * H t( ) là hàm   Heaviside.  Như vậy giữa va chạm của photon và sự giải phóng các electron không  có tính trễ, thì tốc độ phát electron từ photo catod theo quy luật: Sau bộ nhân quang điện sẽ hình thành một xung dòng: Như vậy ta đo được hiệu điện thế ở đầu ra ống nhân quang, từ đó sẽ hình  thành xung.  Nhóm 8  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2