intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Mặt trời và hệ mặt trời

Chia sẻ: Le Thi Phuong Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:36

150
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận: Mặt trời và hệ mặt trời tìm hiểu khái quát về mặt trời và hệ mặt trời, giải thích những hiện tượng, vấn đề quay xung quanh Mặt Trời và hệ Mặt Trời. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Mặt trời và hệ mặt trời

  1. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:  Mặt Trời và hệ Mặt Trời Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Đăng Người thực hiện: Lê Thị Phương Hiền Nguyễn Thị Huyền Trang Mặt trời và hệ Mặt Trời  1
  2. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Thái nguyên, ngày 30 tháng 4 năm 2011 MỤC LỤC Trang Mục lục...........................................................................2 Mở đầu............................................................................4 Chương I: Mặt Trời .......................................................6 I.Nhận thức ban đầu của con người về Mặt Trời........6 II. Mặt Trời theo quan điểm khoa học...........................7 1. Giới thiệu qua về Mặt Trời ..............................7 2. Sự tiến hoá của Mặt Trời..................................8 3. Cấu tạo của Mặt Trời.......................................10 3.1 Phần lõi........................................................10 3.2 Tầng bức xạ................................................11 3.3  Tầng tối ưu.................................................12 3.3.1 Phần quyển sáng.......................................12 3.3.2 Phần quyển sắc........................................13 Mặt trời và hệ Mặt Trời  2
  3. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 3.3.3 Vầng hào quang........................................13 4.Một số hiện tượng .............................................14 4.1 Vết đen Mặt Trời........................................14 4.2 Nhật thực và nguyệt thực...........................15 Chương II: Hệ Mặt Trời................................................19 I. Hệ Mặt Trời và các hành tinh  ..............................19 1. Hệ Mặt Trời .....................................................19 2. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời .....................21 II. Sự hình thành hệ Mặt Trời....................................27 1. Lý thuyết cổ điển..............................................27 2. lý thuyết hiện đạ...............................................28 Kêt luận...........................................................................32 Tài liêu tham khảo...........................................................33   Mặt trời và hệ Mặt Trời  3
  4. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Mặt trời và hệ Mặt Trời  4
  5. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 MỞ ĐẦU Mặt Trời rất gần gũi và quen thuộc với chúng ta, trong cuộc sống  hàng ngày cũng như trong lao động sản suất. Hàng ngày, mặt trời soi sáng   sưởi  ấm cho chúng ta, đó như  là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên đã bao   giờ  bạn tự hỏi rằng nếu như  không có mặt trời thì chúng ta sẽ  thế  nào?   Hay bao giờ thì Mặt Trời biến mất?Hoặc có thể đơn giản như Mặt Trời   từ đâu đến? Từ  xa xưa con người  ở  mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đã có những  nhận thức khác nhau về mặt trời. Hình ảnh mặt trời thường gắn liền với   các vị  thần, có một nguồn năng lượng siêu nhiên nào đó. Ngày nay, khi  khoa học phát triển người ta đã nghiên cứu ra hiểu rõ hơn về mặt trời và  quan niệm rằng: Chúng ta sống trên trái đất, một khối cầu lơ lửng trong không trung  và lăn tròn. Hàng đêm bầu trời của chúng ta sáng lên nhờ những đốm sáng   mà chúng ta vẫn thường gọi là những vì sao hay những ngôi sao. Và mỗi  đốm sáng nhỏ bè đó đều là các khối cầu khí khổng lồ, có khả năng tự phát   sáng và phát nhiệt, các đốm sáng đó rất lớn và cách rất xa chúng ta. Trong  số  hàng tỉ  các ngôi sao đó, có một ngôi sao đã mang đến cho chúng ta sự  sống. Thực tế  một ngôi sao không bao giờ  suất hiện vào ban đêm, bởi vì   bản thân sự  hiện diện của nó đã đồng nghĩa với ánh sáng ban ngày, và   chúng ta cũng không gọi nó là một ngôi sao mà chúng ta goi đó là Mặt  Trời.  Và cũng biết rằng chúng ta đang sống trên trái đất, một vệ tinh quay   xung quanh Mặt Trời, nhưng không phải chỉ có riêng Trái đất của chúng ta  Mặt trời và hệ Mặt Trời  5
  6. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 quay xung quanh Mặt Trời mà xung quanh mặt trời có một hệ, gồm nhiều  hành tinh gọi là hệ  Mặt Trời. Trái Đất của chúng ta chỉ  là một trong số  các   hành tinh đó.  Vậy hệ  Mặt Trời là gì?  Và được  hình thành như  thế  nào? Trong đề tài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái quát về mặt trời và hệ  mặt trời, giải thích những hiên tượng, vấn đề  quay xung quanh Mặt Trời  và hệ Mặt Trời. Mặt trời và hệ Mặt Trời  6
  7. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Chương I: MẶT TRỜI I. Nhận thức ban đầu của con người về Mặt Trời Từ thời xa xưa, khi khoa học kĩ thuật còn chưa phát triển, nhận  thức của con người còn rất sơ khai về  các hiện tượng tự nhiên như: gió,  mưa, sấm chớp,… Họ đã gắn các hiện  tượng thới tiết đó vào một hình tượng  siêu nhiên đó là các vị thần linh, có khi  ôn hoà che chở, có khi lại nổi giận để  rồi có những tai ương. Mặt Trời cũng  tương tự như vậy, cũng được gắn với  một vị thần ở trên cao hàng ngày mang  ánh sáng đến Thần Helios cà chiếc xe tứ mã  cho con người.  Mỗi dân tộc đều có những  hình tượng về Mặt Trời riêng với những truyền  thuyết riêng. Nhưng tất cả đều gắn Mặt Trời  với một vì thần, như một đáng tối cao, hay là  một vị thần đáng kình nhất. hàng ngày soi sáng  cho cuộc sống của họ. Một truyện thần thoại  rất tiêu biểu mà đếnnay chúng ta vẫn con được  Mặt trời và hệ Mặt Trời  7
  8. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 biết tới hình ảnh của vị thần Mặt Trời trong trí tưởng tượng của con  người trước đây là thần thoại Hy Lạp.  Tượng thần Helios Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều hình ảnh được giữ lai về vị thần  Mặt Trời Helios trong thần thoại này. Theo trí tưởng tượng của người Hy  Lạp xa xưa, Helios là vị thần hàng ngày ngồi trên cỗ xe vàng tứ mã. Mặt  Trời được thần đặt trên xe này và đưa đi dọc theo bầu trời Đông ­ Tây  theo lệnh của thần Zeus. II. Mặt Trời theo quan điểm khoa học 1. Giới thiệu qua về Mặt Trời Mặt   Trời   là   một   quả   cầu   khí  nóng khổng lồ, là một sao cỡ trung bình  trong   số   các   sao   trong   thiên   hà   của  chúng   ta   (Ngân   Hà   hay   còn   gọi   là  Milkyway).   Nó   nằm   cách   dìa   củ  Milkyway 14000 năm ánh sáng và cách  trung tâm của nó Mặt trời   khoảng 26000 năm ánh sáng, thuộc một nhánh của thiên hà xoắn  Milkyway. Đường kính của Mặt Trời mà hàng ngày chúng ta nhìn thấy được   gọi là quang cầu bằng 1392000 km. Thể thích V=1,41.1018km3 Khối lượng M=1,99.1030kg Mặt trời và hệ Mặt Trời  8
  9. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Khối lượng riêng trung bình  ρ = 1, 41 kg/dm3 Gia tốc trọng trường g=274m/s2 Mặt Trời tự quay quanh một trục (không như một vật rắn). Chu kì  quay của vật chất ở vùng xích đạo bằng 25 ngày. Càng xa xích đạo chu kì  quay càng lớn. Gần cực chu kì quay đến 30 ngày. 2. Sự tiến hoá của Mặt Trời Trước khi đi tìm  hiểu về sự tiến hoá của Mặt Trời thì chúng ta nói  sơ qua về sự  hình thành của Mặt Trời. Mặt Trời hình thành cách đây 5,1  tỷ  năm từ  một đám khí bụi khổng lồ, đám khí này co lại và quay nhanh   dần do hấp dẫn bản thân và phần trung tâm khối khí tụ lại tạo thành Mặt   Trời. Vậy quá trình tiến hoá của Mặt Trời diễn ra như  thế  nào? Có khi   nào Mặt Trời ngừng toả sáng? Từ  những hiểu biết về  sự  hình thành và xuất hiện của hệ  Mặt   Trời. Chúng ta có thể  biết rằng Mặt Trời đã tồn tại được hơn 5 tỷ  năm.  Mặt Trời cũng là một ngôi sao trong số  hàng ngàn các ngôi sao khác. Vì  vậy sự  tiến hoá của Mặt Trời cũng sẽ  tuân theo quy luật chung của các  ngôi sao, nó phụ  thuộc vào khối lượng và mật độ  (hay là kiểu sao) của  mỗi ngôi sao. Trước hết chúng ta sẽ  tìm hiểu về  tiến trình tiến hoá chung của  một ngôi sao với các khối lượng tương ứng khác nhau kể từ sau khi chúng  bắt đầu toả sáng: Thời gian tồn tại của mỗi ngôi sao tuỳ theo khối lượng   của chúng. Các sao càng nặng thì càng cần nhiều năng lượng để chống lại  lực hấp dẫn nên nhiên liệu nhanh bị đốt cháy hết. Do đó sao càng nặng thì  tuổi thọ càng ngắn ngủi. Mặt trời và hệ Mặt Trời  9
  10. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Mặt Trời là một sao lùn vàng G2V. Các sao cỡ  như  Mặt Trời có  tuổi thọ khoảng 10 tỷ năm. các sao khổng lồ 10­ 15 triệu năm còn các sao   lùn đỏ là 20 triệu năm, các sao siêu khổng lồ chỉ thọ vài triệu năm. Sau khi  hêt nhiên liệu. Ngôi sao không thể  tiếp tục chống lại hấp dẫn bản thân.  Phần trong co lại về phía lõi còn vỏ ngoài phồng to và phát ra ánh sáng đỏ.  Ngôi sao trở  thành sao khổng lồ  đỏ  trong khoảng 100 triệu năm (với sao   cỡ  Mặt Trời) hoặc sao siêu khổng lồ  đỏ  trong vài triệu năm. Phần nõi  trong co lại và tiếp tục nóng lên. Đây là lúc phản ứng xảy ra kết hợp hạt  nhân Heli thành hạt nhân Cacbon. Khi áp suất giải phóng ra cân bằng với  hấp dẫn, lõi ngôi sao ngừng co lại.  Đối với các sao nhỏ  cỡ  Mặt Trời, sau quá tình trên, lõi sao co lại   thành sao lùn trắng còn lớp ngoài phóng ra tạo thành tinh vân hành tinh. Với các sao có khối lượng lớn, nhiệt độ ở lõi sẽ tăng đủ lớn dể xảy ra các   quá trình tổng hợp hạt nhân tạo ra các nguyên tố  năng như  C, O, Mg, Al,   P, S,....Fe. Ngôi sao có lõi sắt trong cùng và các nguyên tố nhẹ dần ra phía  ngoài. Giai đoạn kết thúc: khi nhiên liệu hoàn toàn cạn kiệt, ngôi sao bước  vào thời kì suy sập do hấp dẫn.   Các sao có khối lượng 
  11. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 đẩy tĩnh điện giữa các neutron và proton chống lại được lực hấp  dẫn, sao ngừng co và trở thành sao neutron.  Các sao có khối lượng lớn hơn Mặt Trời 4­5 lần co lại hêt  sức manh mẽ, cũng tạo ra một vụ nổ sao siêu mới. Tuy nhiên do  khối lượng lớn, hấp dẫn lớn đến mức làm triệt tiêu lực đẩy giữa  các neutron, tạo thành lỗ đen. Hiện nay, các nhà khoa học đã tính toán và dự  đoán: giai đoạn kết   thúc của Mặt Trời có lẽ  sẽ  bắt đầu vào khoảng 4 tỷ  năm nữa. Sau thời   gian này, nhiên liệu của Mặt Trời không còn đủ  để  tạo ra các phản  ứng   chống lại hấp dẫn của bản thân nó nữa và trong lõi trong co lại để  dần   tạo thành sao lùn trắng thì cái vỏ ngoài sẽ phình to và tất cả chúng ta cũng  như  các hành tinh nhóm trong sẽ  bị  nuốt chửng và khi đó chúng ta hãy hi  vọng rằng con người đã tìm được một nơi khác để ở hay ít ra là vẫn còn   nơi nào trong vũ trụ giống chúng ta (tức là sự sống vẫn còn tồn tại) 3. Cấu tạo của Mặt Trời  Cũng giống như Trái đất, Mặt trời cũng có nhiều lớp khác nhau tạo  nên cấu trúc của nó. Nhưng Mặt Trời không giống Trái Đất  ở  chỗ, nó  hoàn toàn là một quả cầu khí, không có một bề mặt chất rắn nào cả. Mặc  dù Mặt Trời hoàn toàn được tạo ra bằng các khí, nhưng tỷ trọng và nhiệt  độ của các khí có sự khác biệt rất lớn từ phần trung tâm cho đến phần xa   nhất. Ở phần trung tâm của Mặt trời, tỷ trọng bằng 150 gam/cm 3 (gấp 10  lần tỷ trọng của vàng hoặc chì). Càng xa trung tâm Mặt trời, nhiệt độ  và  tỷ trọng càng giảm.      Mặt trời có cấu tạo gồm 3 phần: Phần lõi, bức xạ  và tầng đối   lưu: Mặt trời và hệ Mặt Trời  11
  12. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 3.1 Phần lõi:  Phần lõi của Mặt trời là khu vực trung tâm, có độ  dày gần bằng   25% bán kính Mặt trời, là nơi các phản  ứng   hạt   nhân   tổng   hợp   hyđro   để   hình  thành   Heli.   Những   phản   ứng   này   giải  phóng   năng   lượng   mà   về   sau   nó   đi   ra  khỏi   mặt   trời   dưới   dạng   các   ánh   sáng  nhìn được. Tại đây, trọng lực sẽ  hút tất  cả   mọi   vật   hướng   vào   trong   và   tạo   ra  một áp lực rất lớn. Chính áp lực này đã  tác động khiến cho các nguyên tử  khí Hyđro kết hợp với nhau để  tạo ra  phản ứng hạt nhân. Hai nguyên tử Hyđro được kết hợp để  tạo ra nguyên  tử Heli­4 và năng lượng theo các bước sau:  Hai proton kết hợp với nhau tạo ra một Đơ­te­ri (nguyên tử  Hyđro   kết hợp với một nơtron), một pozitron (phần rất nhỏ của vật chất   có  điện tích  dương  và có  cùng khối lượng  với  electron)  và  một  nơtrinô   Một   proton   kết   hợp   với   một   nguyên   tử   Đơ­te­ri   để   tạo   ra   một   nguyên tử  Heli­3 (hai proton kết hợp với một nơtron) và một tia  gam­ma.   Hai nguyên tử  Heli­3 phản  ứng với nhau tạo thành một Heli­4 (hai   proton và hai nơtron) và hai proton. Mặt trời và hệ Mặt Trời  12
  13. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Những phản  ứng này tạo ra 85% nguồn năng lượng Mặt trời. 15%   còn lại được tạo ra từ các phản ứng dưới đây:  Một nguyên tử Heli­3 và một nguyên tử Heli­4 kết hợp với nhau tạo  thành một nguyên tử  Berili­7 (bốn proton và 3 nơtron) và một tia  Gam­ma.   Một Berili­7 hút một electron để  tạo thành một Lithi­7 (ba proton  và bốn nơtron) và một nơtrinô   Một Lithi­7 kết hợp với một proton tạo thành hai nguyên tử Heli­4.      Nguồn năng lượng được phát ra dưới nhiều dạng ánh sáng (tia   cực tím, các tia X, ánh sáng có thể  nhìn thấy được, tia hồng ngoại, các  sóng ngắn và sóng radio). Mặt trời cũng phát ra các hạt mang năng lượng  (nơtron và proton) tạo ra gió Mặt trời. Nguồn năng lượng chiếu xuống  Trái đất giúp sưởi ấm hành tinh này, tác động lên sức khỏe của con người   và cung cấp các nguồn năng lượng cho đời sống. Chúng ta hầu như không  bị các bức xạ và gió Mặt trời làm hại bởi vì đã có bầu khí quyển bảo vệ. 3.2 Tầng bức xạ: là phần tiếp theo phần lõi, chiếm 55% bán kính  Mặt trời.  Ở khu vực này, năng lượng từ  phần lõi được truyền đi xa hơn  nhờ các photon (lượng tử ánh sáng). Khi một lượng tử ánh sáng được hình  thành, nó sẽ  di chuyển được khoảng 1 micromet (một phần triệu mét)   trước khi bị hút bởi các nguyên tử khí. Sau khi hút các photon, các phân tử  khí sẽ  bị đốt nóng và lại tiếp tục phát ra các lượng tử  ánh sáng khác với   bước sóng tương tự. Các lượng tử ánh sáng được tái phát đó cũng đi thêm  được một quãng đường là 1 micromet và cũng bị các phân tử khí khác hấp  Mặt trời và hệ Mặt Trời  13
  14. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 thụ, chu trình này được lặp lại liên tục, mỗi sự  tương tác giữa lượng tử  ánh sáng và các phân tử khí đều mất một lượng thời gian nhất định. Quá  trình hấp thụ  và tái phát này diễn ra khoảng 1025 lần   trước  khi một  lượng tử ánh sáng đi đến được bề  mặt, vì vậy khoảng thời gian để  một   lượng tử ánh sáng được tạo ra ở phần lõi và sau đó đi đến được bề mặt là  rất đáng kể. 3.3 Tầng đối lưu:  nằm trong khoảng 30% bán kính còn lại, nơi có các dòng đối lưu  hoạt động và mang năng lượng đi ra khỏi bề mặt của Mặt trời. Các dòng   đối lưu này làm tăng hoạt động của các khí nóng bên cạnh đó làm giảm   hoạt động của các dòng khí lạnh. Các dòng đối lưu mang các lượng tử ánh   sáng ra khỏi bề mặt của mặt trời nhanh hơn quá trình chuyển giao các bức  xạ xẩy ra giữa phần lõi và phần bức xạ. Với rất nhiều sự tương tác diễn   ra giữa các lượng tử ánh sáng và phân tử khí trong các tầng bức xạ và đối  lưu, một lượng tử  ánh sáng mất gần 100000 đến 200000 năm để  tới bề  mặt.      Phía trên bề mặt của Mặt trời là bầu khí quyển bao gồm 3 phần: 3.3.1 Phần quyển sáng:  là khu vực thấp nhất trong bầu khí quyển Mặt trời mà tại đó có thể  nhìn thấy Trái đất, rộng khoảng 300­400 km và có nhiệt độ  trung bình là  5.800oK.  Nó  xuất   hiện  dưới  dạng  bong  bóng  hoặc  kết  tạo  thành  hạt,  giống với bề mặt của một bình nước đang sôi. Khi đi ra khỏi quyển sáng   Mặt trời và hệ Mặt Trời  14
  15. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 thì nhiệt độ sẽ giảm và các khí sẽ trở nên lạnh hơn, do vậy nó không phát   ra nguồn năng lượng ánh sáng nữa. Vì thế, rìa ngoài cùng của quyển sáng  sẽ tối lại và một hiệu ứng rìa tối  đã chiếm toàn bộ phần xung quanh Mặt  trời. 3.3.2 Phần quyển sắc:   nằm   phía   trên   và   cách   phần   quyến  sáng   khoảng 2000 km, Nhiêt độ  chảy dọc  phần   quyển   sắc   tăng   từ   4.500oK   đến  10.000oK.   Người   ta   cho   rằng   phần   quyển  sắc bị đốt nóng là do sự  đối lưu xẩy ra phía  dưới   tầng   quyển   sáng.   Khi   các   chất   khí  chuyển động hỗn loạn trong vùng Quyển sắc   quyển sáng, chúng sẽ  tạo ra các sóng làm đốt nóng các khí xung  quanh và phóng chúng vào vùng quyển sắc dưới dạng các tia khí nóng nhỏ  gọi là các gai nhỏ. Mỗi cái gai cách quyển sáng khoảng 5.000km và tồn  tại  một  vài  phút. Những  cái  gai này cũng kéo theo sau  một  đường  từ  trường của Mặt trời mà nó được tạo ra bởi sự  chuyển động của các khí  bên trong Mặt trời. 3.3.3 Vầng hào quang:  là lớp cuối cùng của Mặt trời và trải dài hàng triệu km phía ngoài   vùng quyển sáng. Chúng ta có thể quan sát nó rõ nhất vào thời điểm nhật   Mặt trời và hệ Mặt Trời  15
  16. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 thực và trong các bức  ảnh của mặt trời được chụp bằng tia X. Nhiệt độ  của quầng trung bình là 2 triệu độ K, mặc dù không có ai có thể giải thích  vì sao quầng lại nóng như vậy, nhưng theo một số phỏng đoán thì nguyên   nhân là do từ tính Mặt Trời. 4.Một số hiện tượng 4.1Các vết đen Mặt Trời Một trong các  hiện tượng gây ảnh hưởng mạnh nhất lên trái đất cảu   Mặt Trời là từ trường sinh ra bởi các vết đen, các vệt nhỏ màu đen mà  đôi khi ta có thể quan sát được trực tiếp bằng mắt thường khi nhìn lên   Mặt Trời. Vết đen Mặt Trời  Người đầu tiên quan sát lên các vết đen này bằng một kính thiên văn 30x  (chiếc kính viễn vọng đầu tiên của loài người). Các quan sát của Galilei  cho thấy các vết đen Mặt Trời xuất hiện và tồn tại khá lâu trên Mặt Trời,   chúng chuyển động từ từ trên bề mặt này và dần biến mất sau khi bị che  khuất. Từ  đó ông đi đến kết luận rằng  các   vết   đen   này   cũng   là   một   phần   của  Mặt Trời và chuyển độn quay cùng thiên  thể, và quan sát các vết đen Mặt Trời cho  phaeps Galilei tự rút ra kết luận Mặt Trời   có chu kỳ tự quay là 28 ngày. Mặt trời và hệ Mặt Trời  16
  17. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Các vết đen Mặt Trời có đường kính khoảng 1000 km và tồn tại  khoảng 2 tháng, tức là đủ  thời gian để  chúng chuyện động trên bề  mặt  Mặt Trời, biến mất và lại xuất hiện 2 tuần sau đó. Các vết đen này bản  thân chúng là các vùng có nhiệt độ thấp hơn trên bề mặt ngôi sao, chúng ta   biết rằng bề mặt Mặt Trời có nhiệt độ khoảng 5800k, còn các vết đen thì  chỉ  khoảng 4800k, sự  chênh lệch nhiệt độ  này là chúng ta nhìn lên thấy  chúng có vẻ tối, và cũng do sự chênh lệch nhiệt độ nhất thời này dẫn đến  các chênh lệch áp suất và biến các vết đen trở  thành các vùng hoạt động  mạnh mẽ  mỗi khi chúng xuất hiện, sự  hoạt động này gây ra nhiều  ảnh  hưởng đến Trái Đất mà chủ  yếu là các hieuj  ứng từ. Chúng có thể  làm   kim lam châm chỉ  sai hướng và có thể  là  ảnh hưởng đến hoạt động của  nhiều thiết bị  khĩ thuật. Chu kỳ của các vết đen  vào khoảng 11­17 năm,  cũng có chu kỳ 22 năm, 64 năm và cả 100 năm. Thông thường, chu kỳ của   chúng là 11 năm hoặc 22 năm, vào những thời kỳ  có sự  trùn của các chu   kỳ, giống nhu sự cộng hưởng của nhiều hiệu ứng Mặt Trời hoạt động dữ  dội và gây ra nhiều chấn động. 4.2 Nhật thực và nguyệt thực Nhật thực và nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời , Trái   Đất cà Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng và che khuất lẫn nhau. Ngày xưa, khi chưa có nhiều nhận thức về vũ trụ, con người không  hiểu về  hai hiện tượng này và thường đưa ra nhiều cách gải thích khác   nhau: Mặt trời và hệ Mặt Trời  17
  18. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011  Có câu chuyện thần thoại phương đông kể  rằng 2 nữ  thần  Mặt Trời và Mặt Trăng là do Ngọc Hoàng sinh ra có nhiệm vụ thay   nhau đi giám sát dân cư ở từng vùng. Chồng của  hai nữ thần này là   một con Gấu. Khi gấu đi với một trong hai người vợ thì khi đó dưới  hạ  giới thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bị  che khuất và người ta  phải đuổi Gấu đi bằng cách gõ mạnh vào chiêng, trống, hay là cối  giã gạo,…  Có chuyện lại cho rằng khi đó Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bị gấu ăn  mất.  Có nơi lai cho rằng sự  biến mất tạm thời của Mặt Trời hay Mặt   Trăng là điềm dự  báo cho một sự  thay đổi lớn của một đất nước  hay một dân tộc.  Ở  Thổ  Nhĩ kỳ, Vào năm 1877, người ta đã chĩa súng về  phía Mặt  Trời bắn liên tiếp vì cho rằng quỷ  Satan đã ăn mất Mặt Trời của   họ. Khi có nhật  thực toàn phần, trên mặt đất xuất hiện những bóng nhỏ như  những làn sóng lướt đi, còn chân trời thì loé lên những vầng hào quang rực   lửa. Sử gia Herodot đã ghi lại một trận đánh kết thưc bất ngờ  giữa quân  Lidia và Midia vì các binh sĩ hai bên đều kinh hoàng khi thấy hiện thượng   này. Nhờ sự phát triển của ngành thiên văn học người ta có thể tính được  trận đánh đó diễn ra vào ngày 28/5/585 (trước công nguyên). Ngày nay nhờ  vào những hiểu biết và khoa học kỹ  thuật, chúng ta  có thể  giả thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực như sau: Mặt trời và hệ Mặt Trời  18
  19. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Vi quỹ đạo chuyển động của Mặt trăng quanh Trái Đất là một mặt  phẳng nghiêng so với quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất  nên hai mặt phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2   điển nối tâm gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo. Nhật thực hay nguyệt thực  sẽ xảy ra khi Mặt Trăng năm tại một trong hai tiếp điểm. Dưới ánh sáng Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng tạo ra phía sau   mình một bóng tối khổng lồ. Khi 3 thiên thể nằm trên giao tuyến nói trên  thì trục của hai nón bóng tối này cùng nằm trên mặt phảng quỹ  đạo của   Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng đi qua tiết điểm giữa Trái đất và Mặt Trời (ngày  không Trăng), cái nón bóng tối của nó quét qua Trái Đất tao thành một  bóng đen. Những khu vực bị bóng đen đó bao phủ khi nó xảy ra nhật thực.   Vì Mặt Trăng có đường kính nhỏ hơn 400 lần so với Mặt Trời và khoảng   cách từ nó đến Trái Đấ cũng nhỏ hơn 400 lần so với khoảng cách từ Trái  Đất đến Mặt Trời nên khi xảy ra nhật thực toàn phần c chính là khi Mặt  Trăng lướt qua che vừa khít lên đĩa sáng Mặt Trời. Những nơi khác do sự  thay đổi góc nhìn nên chỉ có nhật thực một phần. Mặt trời và hệ Mặt Trời  19
  20. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Nhật thực toàn phần ít khi sảy ra vì bóng của Mặt Trăng in xuống  Trái Đất chỉ  tạo thành một vệt rất nhỏ  so với bóng của Trái Đất và cái  bóng đó lướt đi với tốc độ 1km/s. Tại một điểm nhất định khi muốn thấy  2 lần nhật thực toàn phần kế tiếp nhau cần đợi 250­ 300 năm. Ngược lại khi Mặt Trăng đi qua tiết điểm đối xứng bên kia Trái  Đất (ngày Trăng tròn). Nó đi qua cái bóng tối của Trái Đất và không nhận  được ánh sáng đến từ Mặt Trời, dó đó xảy ra nhật thực. Cũng vì nón bóng  tối của  Mặt Trăng nên nguyệt thực xảy ra trong một thời gian dài và thấy được ở  nhiều nơi trên Trái Đất. Mặt trời và hệ Mặt Trời  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2