TIỂU LUẬN 1 : QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA CÁC HỢP KIM FEC : <br />
0.4%C, 0.8%C VÀ 1.2%C KHI LÀM NGUỘI CHẬM TỪ TRẠNG THÁI <br />
LỎNG. NÊU NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC TẾ VI VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC <br />
HỢP KIM ĐÓ :<br />
<br />
Thép và gang đều là hợp kim FeC ( ngoài ra có thể có ít nhiều các nguyên <br />
tố khác). Trong đó phân biệt: ít hơn 2.14%C là Thép, nhiều hơn 2.14%C là Gang.<br />
<br />
Về tổ chức tế vi của hợp kim FeC:( Gang & Thép):<br />
Thép 0.4%C: (thuộc nhóm Thép trước cùng tích % C 0,8, tổ chức gồm Ferit <br />
và Peclit) . Thép ở 0.4%C thì % peclit (màu tối) và Ferit (màu sáng) là bằng <br />
nhau(hình b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thép 0.8%C: ( thép cùng tích %C = 0.8%) với tổ chức là peclit. <br />
+Peclit là hỗn hợp cùng tích của ferit và xêmentit được tạo thành từ austenit với <br />
0,80%C và ở 727 oC . Trong peclit có 88% ferit và 12% xêmentit phân bố đều <br />
trong nhau.Có 2 loại peclit là peclit tấm(h.α) và peclit hạt, (h.σ).<br />
+Peclit tấm (hình 3.20a) thường gặp hơn cả, có cấu trúc tấm (lớp hoặc <br />
phiến), tức là hai pha này đều ở dạng tấm nằm đan xen đều nhau, nên trên mặt <br />
cắt ngang để lại các vạch theo cùng một hướng hay đa hướng, trong đó các vạch <br />
tối mỏng (với lượng ít hơn) là xêmentit, vạch sáng dày (với lượng nhiều hơn, <br />
gọi là nền) là ferit nên tổng thể có dạng vân.<br />
+Peclit hạt ít gặp hơn, có cấu trúc hạt tức xêmentit ở dạng thu gọn nhất (bề <br />
mặt ít nhất) hạt xêmentit phân bố đều trên nền ferit.<br />
Thép 1.2%C: (thép sau cùng tích > 0.8% ) có tổ chức peclit + xêmentit thứ <br />
hai thường ở dạng lưới sáng bao bọc lấy peclit tấm như hình c<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hình c :Tổ chức tế vi của thép sau cùng tích (1,20%C) (x500).<br />
** Nhận xét về tính chất của các hợp kim trên: Chính do sự thay đổi tổ chức <br />
dẫn đến cơ tính của thép cũng biến đổi theo<br />
+ Thép 0.4%C: có độ bền, độ cứng, độ dẻo, độ dai đều khá cao mặc dầu <br />
không phải là cao nhất, có hiệu quả tôi + ram tốt, tóm lại có cơ tính tổng hợp <br />
cao nên được dùng chủ yếu làm các chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và va đập <br />
cao.<br />
<br />
+ Thép 0.8%C: Ưu điểm là có độ cứng, giòn (vì có quá nhiều, tới 2/3, là <br />
xêmentit) và tính chống mài mòn đều cao, được dùng làm công cụ như dao cắt, <br />
khuôn dập, dụng cụ đo. Nhưng chỉ có trong hợp kim Fe C ở dạng gang trắng, ít <br />
gặp.<br />
+ Thép 1.2%C: vì hàm lượng cacbon cao nên hàm lượng xementit cũng cao <br />
dẫn đến thép 1.2%C co đô cứng và độ giòn rất cao..<br />