intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông

Chia sẻ: ViSasuke2711 ViSasuke2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

238
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng nội dung, chương trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 42-48<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0157<br /> <br /> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO<br /> TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br /> Tưởng Duy Hải<br /> Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung chính hợp thành<br /> chương trình tổng thể giáo dục phổ thông trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau<br /> 2015. Nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng nội dung, chương trình của hoạt động trải nghiệm<br /> sáng tạo trong nhà trường đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Bài báo trình bày kết<br /> quả nghiên cứu cở sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy<br /> học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh.<br /> Từ khóa: Hoạt động giáo dục, trải nghiệm sáng tạo, dạy học môn Vật lí, phát triển năng lực.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”<br /> là hoạt động giáo dục. Học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường<br /> dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc<br /> sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh. Như vậy, chính học sinh tự học qua sự<br /> trải nghiệm của bản thân để hình thành năng lực cho chính mình. Theo Dewey (1938), Balleux<br /> (2000) thì học sinh học tập qua sự trải nghiệm sẽ gắn kết nhà trường với cuộc sống. Khi môi trường<br /> học tập không tách khỏi xã hội thực tế thì sẽ tạo cơ hội học tập suốt đời cho học sinh [1, 2]. Theo<br /> Lindeman (1926), học sinh học tập qua hoạt động trải nghiệm sẽ có cơ hội khám phá cuộc sống<br /> ngoài nhà trường, giải quyết các tình huống thực tiễn bằng chính kinh nghiệm cá nhân của mình<br /> và hiểu được bản chất, hoạt động của những đối tượng xung quanh cuộc sống của mình [3]. Theo<br /> Piaget, Lewin, Kolb trong quá trình trải nghiệm, học sinh luôn phải huy động kiến thức, kĩ năng,<br /> kinh nghiệm cho phù hợp với bối cảnh, do đó học sinh luôn phải sáng tạo để thích nghi với các<br /> tình huống và sự biến đổi của môi trường học tập [4]. Cũng theo Dewey, Piaget et Kolb, quá trình<br /> học tập dựa trên sự trải nghiệm, học sinh luôn huy động các kiến thức, kĩ năng của mình cho phù<br /> hợp với cảm xúc, nhận thức của người khác, của bối cảnh xã hội mà học sinh sống. Quá trình điều<br /> phối sẽ giúp học sinh thích nghi với môi trường, với mọi người và bối cảnh xã hội và cũng giúp<br /> học sinh tự rèn luyện, phát triển năng lực sáng tạo của bản thân [5-8].<br /> Như vậy, bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục và hoạt động<br /> dạy học được tổ chức trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển năng<br /> Ngày nhận bài: 16/6/2016. Ngày nhận đăng: 5/9/2016.<br /> Tác giả liên lạc: Tưởng Duy Hải, địa chỉ e-mail: tuongduyhai79@yahoo.fr<br /> <br /> 42<br /> <br /> Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông<br /> <br /> lực, nhân cách cho học sinh. Trong đó, học sinh là người được tham gia trực tiếp vào hoạt động để<br /> phát huy khả năng sáng tạo nhằm thích ứng với bối cảnh xã hội hiện thực của mình [9].<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông<br /> <br /> Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới dạng hoạt động học cho học sinh. Trong<br /> đó, học sinh được tự thực hiện trực tiếp các hoạt động học và trở thành chủ thể của hoạt động, của<br /> quá trình học. Như vậy, vai trò của giáo viên sẽ phải là người tổ chức, người đặt mục tiêu cho các<br /> hoạt động. Trong dạy học bộ môn, sự trải nghiệm của học sinh vẫn phải đảm bảo sự tự chiếm lĩnh<br /> kiến thức mục tiêu của bài học bên cạnh các hoạt động mang tính giáo dục để hình thành và phát<br /> triển nhân cách cho học sinh. Do đó, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần phải thực<br /> hiện đầy đủ các bước được trình bày trong Bảng 1.<br /> Bảng 1. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm<br /> Các bước xây dựng<br /> hoạt động<br /> Mục tiêu chính của<br /> hoạt động<br /> Mục tiêu cụ thể về<br /> năng lực<br /> Nội dung của mỗi<br /> hoạt động<br /> Các bước tiến hành,<br /> hoạt động cụ thể<br /> Nhóm và địa điểm<br /> làm việc<br /> Thời<br /> điểm,<br /> thời gian<br /> Thiết bị, vật tư<br /> Vai<br /> trò<br /> của<br /> giáo viên<br /> Hợp tác, phối hợp<br /> Đánh giá<br /> <br /> Các câu hỏi giáo viên cần trả lời<br /> Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của học sinh là cái gì?<br /> Những năng lực cụ thể nào được hướng tới trong mỗi hoạt động?<br /> Học sinh phải học những cái gì? Giáo viên phải dạy những cái gì? Học<br /> sinh phải thu được kiến thức nào sau hoạt động?<br /> Làm thế nào để học sinh học những nội dung đó? Làm thế nào học sinh<br /> hình thành và phát triển được các năng lực đó?<br /> Học sinh hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với ai?<br /> Học sinh học khi nào? Thời gian bố trí là bao nhiêu?<br /> Cần những cái gì để tổ chức học tập, hoạt động cho học sinh?<br /> Làm thế nào để kích thích, thúc đẩy, động viên, khuyến khích và tổ chức<br /> việc học cho học sinh?<br /> Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy, hoạt động và việc học<br /> cho học sinh?<br /> Làm thế nào để đánh giá sự tiến bộ và những cái đã thu được của người<br /> học?<br /> <br /> Để tổ chức hoạt động được đúng theo mục tiêu đặt ra, giáo viên cần phải có sơ đồ khái quát<br /> về hoạt động từ đầu đến cuối mỗi hoạt động. Đó là cơ sở để giáo viên can thiệp và điều chỉnh các<br /> giai đoạn tổ chức cho hoạt động. Trong đó, không thể thiếu được các giai đoạn học sinh được trải<br /> nghiệm, được phát huy năng lực sáng tạo và giai đoạn đánh giá hoạt động của học sinh. Để tường<br /> minh trong hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên cần<br /> căn cứ vào sơ đồ tổ chức như Hình 1.<br /> Giai đoạn đầu tiên là giáo viên phải đề xuất một nhiệm vụ cho hoạt động, đó phải là một<br /> 43<br /> <br /> Tưởng Duy Hải<br /> <br /> nhiệm vụ vừa sức với học sinh mà học sinh phải tạo ra được sản phẩm làm căn cứ cho giáo viên<br /> đánh giá sau khi kết thúc hoạt động.<br /> <br /> Hình 1. Các giai đoạn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br /> Giai đoạn thứ hai là học sinh phải tự trải nghiệm trong thực tiễn để sáng tạo, chiếm lĩnh<br /> kiến thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao. Trong giai đoạn này, giáo viên<br /> phải xác định được là học sinh trải nghiệm theo cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp và có người<br /> hướng dẫn học sinh trải nghiệm hay không, nếu có thì là ai trong số những người có thể là giáo<br /> viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh hoặc các chuyên<br /> gia, chủ cơ sở mà học sinh đến trải nghiệm.<br /> 44<br /> <br /> Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông<br /> <br /> Giai đoạn thứ ba là sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc học sinh phải làm báo cáo kết quả<br /> hoạt động theo nhiệm vụ được giao của giáo viên. Giai đoạn này giáo viên cần chỉ rõ là học sinh<br /> phải báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm về sản phẩm, về quá trình hoạt động của nhóm, quá<br /> trình học tập của nhóm diễn ra như thế nào. Đồng thời cũng phải yêu cầu cá nhân học sinh báo cáo<br /> các kiến thức chiếm lĩnh được, cảm xúc của bản thân và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình trải<br /> nghiệm để tạo tình huống, cơ hội cho học sinh khẳng định giá trị bản thân và đối diện với tập thể<br /> điều chỉnh hành vi, thái độ của mình.<br /> Giai đoạn thứ tư là học sinh phải báo cáo nhiệm vụ và quá trình trải nghiệm của mình trước<br /> công chúng. Khi đó giáo viên phải tổ chức, bố trí và lựa chọn công chúng để học sinh báo cáo kết<br /> quả và nhiệm vụ đã thực hiện. Giáo viên có thể tạo môi trường báo cáo cho học sinh trong hoặc<br /> ngoài nhà trường theo mẫu lớn có đông công chúng hoặc mẫu nhỏ có một số công chúng quan tâm<br /> hoặc bạn bè của học sinh. Đây là cơ hội để học sinh xác nhận kết quả hoạt động trải nghiệm sáng<br /> tạo và khẳng định giá trị của mình trước tập thể. Giai đoạn này là cơ hội để thể chế hóa kiến thức,<br /> kết quả học tập và rút ra kinh nghiệm cho từng cá nhân học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm<br /> sáng tạo.<br /> Cuối cùng, giáo viên và học sinh cùng nhau tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện<br /> nhiệm vụ. Giai đoạn cuối này, giáo viên thể chế hóa kiến thức theo mục tiêu đã đặt ra, đánh giá<br /> năng lực và kĩ năng của học sinh, cùng học sinh tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực mà học<br /> sinh thu được.<br /> Như vậy, trải qua 5 giai đoạn, cùng với việc trả lời lần lượt các câu hỏi, xác định các mục<br /> tiêu thì giáo viên sẽ có được sơ đồ khái quát hóa về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho<br /> học sinh và phát triển được năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục, chương trình<br /> tổng thể, cải cách, đổi mới giáo dục.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí<br /> <br /> Chương trình Vật lí 11 trung học phổ thông gồm phần Điện học, Từ học và Quang học được<br /> tổ chức dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh (Hình 2) theo các bước và giai đoạn<br /> đã nghiên cứu thể hiện trong Hình 1 và Bảng 1.<br /> Đối với phần Điện học, phần kiến thức Dòng điện trong các môi trường thì mục tiêu là qua<br /> hoạt động, học sinh phải tự lực chiếm lĩnh các kiến thức về dòng điện trong môi trường. Cụ thể là<br /> sự phóng điện trong không khí, hoạt động của các nguồn điện, máy phát điện như các dạng nguồn<br /> điện ngày nay, trong đó đặc biệt là nguồn điện hóa học qua các loại pin điện hóa.<br /> Các nội dung này được tổ chức dưới dạng hai chủ đề học tập là Phòng chống sét và Nguồn<br /> điện ngày nay nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền<br /> thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cho học sinh.<br /> Học sinh được tự trải nghiệm trong nhà trường và trong cuộc sống để xây dựng sản phẩm là<br /> các tập san, báo ảnh và xây dựng các video-clip về bản chất của sét, phòng chống sét và các nguồn<br /> điện đang sử dụng ngày nay.<br /> Thời gian học sinh thực hiện là 3 tuần học. Học sinh được sử dụng thư viện của nhà trường,<br /> phòng máy tính kết nối internet và điện thoại thông minh cá nhân để tìm kiếm thông tin, thiết kế,<br /> in ấn, dựng phim.<br /> Quá trình thực nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo diễn ra trong năm học 2015<br /> - 2016. Mẫu thực hiện thực nghiệm là gần 80 học sinh của 2 lớp 11. Kết quả thực nghiệm đã thu<br /> 45<br /> <br /> Tưởng Duy Hải<br /> <br /> được 30 tập san, báo ảnh và 2 video-clip có hình ảnh, âm thanh rõ nét. Các sản phẩm đều gồm các<br /> bài viết của học sinh và các báo khoa học sưu tầm theo các chủ đề về nguồn điện phổ biến ngày<br /> nay, về sét và cách phòng chống sét.<br /> <br /> Hình 2. Các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí 11<br /> Trong các video-clip học sinh tự viết lời thoại về nguyên nhân gây ra sét và cách phòng<br /> chống sét, trong đó học sinh sử dụng phương pháp đóng vai, mô tả, minh họa các trường hợp<br /> đúng và không đúng khi phòng chống sét ngay ngoài trời mưa. Học sinh chọn đúng ngày trời mưa<br /> để thực hiện, khi mưa vừa ngớt, học sinh thực hiện các hình ảnh minh họa theo lời thuyết minh<br /> của phim.<br /> <br /> Qua phân tích sản phẩm của học sinh cho thấy, học sinh đã có nhiều sự sáng tạo trong quá<br /> trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh xây dựng được các sản phẩm đa dạng về hình thức trình<br /> bày, bố cục rõ ràng, chi tiết, trong đó nêu bật được vấn đề cần giải quyết đó là các chủ đề về sét,<br /> phong phú, đa dạng, các phương pháp phòng chống sét hiệu quả, các loại nguồn điện từ cổ điển<br /> đến hiện đại, giải thích được các nguyên tắc hoạt động, phân loại được các loại nguồn điện dùng<br /> trong các thiết bị cầm tay, điện thoại, đèn pin, trong máy tính và trong công nghiệp.<br /> Học sinh sử dụng nhiều hình ảnh có lời chú thích bằng tiếng Anh và có dịch sang tiếng Việt.<br /> Nhiều nội dung trong tập san học sinh tìm kiếm trên mạng internet trong các trang web bằng tiếng<br /> Anh, sau đó các em dịch và hiệu đính theo nội dung tiếng Việt là dễ hiểu và phù hợp với kiến thức<br /> phổ thông.<br /> Trong các đoạn video-clip, lời bình là tiếng Anh, học sinh tải trên các kênh khoa học, sau<br /> 46<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2