Bài tiểu luận: Trộm cắp linh kiện trong các quán Internet hiện nay
lượt xem 9
download
Bài tiểu luận "Trộm cắp linh kiện trong các quán Internet hiện nay" giới thiệu đến các bạn những nội dung về thực trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, nguyên nhân của tình trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet, các biện pháp phòng chống, ngăn chặn tình trạng trộm cắp linh kiện mà các quán Internet đưa ra và làm rõ hiệu quả của chúng. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Trộm cắp linh kiện trong các quán Internet hiện nay
- Thành viên nhóm: Tăng Tùng Lâm Phạm Thanh Tuấn Ngô Nhật Thiệp Phạm Tuấn Đạt Lê Tuấn Anh Phạm Thành Duy 1
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay, Internet đã trở thành công cụ kết nối thế giới lại với nhau nhanh nhất, tiện dụng nhất và nó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội thế giới. Từ khi Việt Nam tiến hành mở cửa hội nhập, Internet đã du nhập vào nước ta và đang phát triển với tốc độ rất nhanh, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cũng như trong công việc của người Việt. Người Việt có nhu cầu rất cao đối với việc sử dụng Internet và để thỏa mãn nhu cầu đó thì hàng loạt các quán Internet đã được mở ra, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Các quán Internet được mở ra ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn, được đầu tư nhiều trang thiết bị ngày càng hiện đại. Nhưng việc nhiều quán Internet được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đắt tiền đã dẫn đến tình trạng trộm cắp linh kiện, trang thiết bị tại các quán Internet này. Nhiều quán Internet luôn mong muốn chấm dứt tình trạng trộm cắp linh kiện này và đã nghĩ ra nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng tình trạng này lại diễn ra thường xuyên hơn, tinh vi hơn và ngày càng phức tạp. Tình trạng trộm cắp linh kiện đang trở thành vấn đề nan giải đối với các quán Internet, ngăn cản sự phát triển và làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng Internet của người dân. Để tìm hiểu thực trạng và làm rõ những nguyên nhân của tình trạng trộm cắp linh 2
- kiện tại quán Internet chúng tôi lựa chọn đề tài: “Trộm cắp linh kiện trong các quán Internet hiện nay (Nghiên cứu tại quận Đống Đa – Hà Nội)”. 2. Tổng quan nghiên cứu. “Chủ quán Net đau đầu với nạn trộm cắp linh kiện máy tính” Đậu Hà Thu. Nguồn: nega.vn Liên tiếp trong 9 tháng đầu năm 2015, tình trạng mất trộm linh kiện tại các quán Net trên khắp các tỉnh thành trên cả nước đã gây thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng cho chủ quán Net khiến con đường kinh doanh của họ vốn đã bão hòa nay càng gặp khó khăn hơn nữa. Chống trộm cắp trong quán Net là một yêu cầu bức xúc hiện nay mà các cơ quan chức năng cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn, để không chỉ thực hiện tốt việc bảo vệ tài sản cá nhân hợp pháp cho người dân mà còn góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội ở địa phương. “Xuất hiện siêu đạo chích quán net khiến chủ quán kêu trời” Trần Diệp. Nguồn: gamen.vn Có thể thấy việc kinh doanh quán game không hề đơn giản, nhìn bề ngoài mọi người có thể nghĩ thu tiền tỷ một cách nhanh chóng nhưng đấy chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài. Bên trong đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quán game với nhau, kèm theo những lý do đau đầu khác. Những lý do ai ai cũng biết như tiền điện tăng giá, tiền mặt bằng, tiên bàn ghế, tiền máy móc 3
- và cả chính các khách hàng của mình thì các chủ quán game lại càng đau đầu hơn với nạn "vặt linh kiện máy tính" xảy ra cũng không ít, khiến các ông chủ quán game phải méo mặt. Cũng cần phải nói thêm rằng vấn đề mất cắp linh kiện tại quán game đã là vấn nạn muôn đời từ lúc quán game mọc lên như nấm tại Việt Nam. Ban đầu chỉ là con chuột, bàn phím hoặc tai nghe, webcam...v...v...Thế nhưng càng về sau, các tay trộm vặt lại càng liều lĩnh và ma lanh hơn khi thục két cả thùng máy PC, tháo các linh kiện dễ tháo như Ram, CPU hoặc card màn hình đem về bán với giá vài trăm ngàn. “Hai cha con dàn cảnh ăn trộm đồ trong quán net” Nút Chuối. Nguồn: Gamek.vn Có thể nói, quán net nói chung là một trong những nơi phức tạp nhất đối với cộng đồng game thủ nước nhà hiện tại, nơi không phải ai cũng tới với mục đích thỏa mãn đam mê game của bản thân. Việc mất trộm đồ đạc, điện thoại, ví tiền hay thậm chí là cả phương tiện đã chẳng còn là điều quá xa lạ với những game thủ hay lui tới những địa điểm truy cập internet công cộng như thế này. Điều này cũng khiến không ít chủ quán game phải phát hoảng, đơn giản vì ngay cả khi quán game có trang bị camera, nhưng chỉ cần đôi giây bất cẩn là chủ quán net đã phải hối hận. Rõ ràng đây cũng là một bài học cho những chủ quán game tại Việt Nam, khi kẻ gian có thể loại dụng sơ hở để ăn trộm đồ một cách cực kỳ nhanh chóng, khiến cho họ không kịp trở tay. 3. Mục đích nghiên cứu. 4
- Nghiên cứu đề tài này nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Internet, nâng cao chất lượng tiến tới phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng Internet của người dân. 4. Mục tiêu nghiên cứu. Mô tả thực trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội. Tìm ra nguyên nhân của tình trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet. Tìm hiểu các biện pháp phòng chống, ngăn chặn tình trạng trộm cắp linh kiện mà các quán Internet đưa ra và làm rõ hiệu quả của chúng. Đưa ra một số khuyến nghị để giải quyết tình trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet. 5. Đối tượng nghiên cứu. Tình trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội. 6. Khách thể nghiên cứu. Các chủ, quản lý, nhân viên và khách hàng của các quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội. 7. Phạm vi nghiên cứu. 5
- 7.1. Phạm vi không gian. Các quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội. 7.2. Phạm vi thời gian. Tháng 9 năm 2015. 7.3. Phạm vi nội dung. Vấn đề trộm cắp linh kiện trong quán Internet có nhiều mặt cần phải nghiên cứu nhưng nhóm nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân của thực trạng trên. 8. Câu hỏi nghiên cứu. Thực trạng của nạn trộm cắp linh kiện trong quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội như thế nào ? Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội là gì ? 9. Giả thuyết nghiên cứu. Nạn trộm cắp linh kiện trong quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội diễn ra phổ biến ở hầu hết các quán Internet. Những thứ bị mất cắp chủ yếu là các linh kiện, phụ kiện dễ tháo rời, nhỏ gọn và có giá trị. 6
- Nguyên nhân của tình trạng trộm cắp linh kiện trong các quán Internet chủ yếu là do sự chủ quan, thiếu cảnh giác của quản lý, nhân viên trong quán. Các biện pháp phòng chống trộm cắp linh kiện mà các quán đưa ra chưa hiệu quả. 10.Phương pháp nghiên cứu. 10.1. Phương pháp luận của xã hội học Mác Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ vận dụng một cách cụ thể phương pháp luận giải thích nguồn gốc của tội phạm trong Chủ nghĩa Mác Lênin. Lý luận giải thích nguồn gốc của tội phạm yêu cầu nghiên cứu phải xem xét, lý giải động cơ phạm tội, hành vi, thói quen của người phạm tội. Từ đó đưa giải pháp làm giảm thiểu hoạt động phạm tội. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số phương pháp luận, một số lý thuyết của chuyên ngành Tội phạm học và Xã hội học tội phạm cũng như một số chuyên ngành khác để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu. Như vậy, lấy Chủ nghĩa MácLênin làm nền tảng cùng với việc vận dụng triệt để nhưng lý thuyết, lý luận làm cơ sở để nghiên cứu. Đề tài đã có được thực hiện một cách khách quan, khoa học, khắc phục được những thiếu sót từ đó tăng thêm tính chặt chẽ, logic của đề tài. 10.2. Phương pháp thu thập thông tin. 10.2.1.1. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc. 7
- Từ phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, đề tài sử dụng bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn cấu trúc chủ, người quản lý, nhân viên của một số quán Internet được chọn. Vì phương pháp này là phương pháp thu thập thông tin định lượng cho ra các kết quả nghiên cứu cụ thể nên phương pháp này thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu, đưa ra những con số thống kế cụ thể nhằm tạo nên tính khoa học cho đề tài nghiên cứu.. 10.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. Để thu thập các thông tin định tính, đề tài nghiên cứu đã thực hiện 6 cuộc phỏng vấn sâu đối với chủ quán, người quản lý, nhân viên của quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa nhằm khai thác thông tin theo chiều sâu cho đề tài nghiên cứu. 10.2.1.3. Phương pháp phân tích tài liệu. Đề tài sử dụng các thông tin trong các sách báo, tư liệu, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên internet... trên tình thần tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo, phát triển. 10.2.1.4. Phương pháp quan sát. Qua thực tế hoạt động của quán Internet kết hợp với phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, chúng tôi có sử dụng các biện pháp quan sát như 8
- nghe, nhìn trong khi đi phỏng vấn để qua đó thu thập thông tin về các hiện tượng liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời quan sát thái độ của người trả lời nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin thu được. 11. Cơ sở lý luận. 11.1.Hệ thống khái niệm: 11.1.1. Internet. Internet (thường được đọc theo khẩu âm tiếng Việt là "intơnét") là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. Trong thập niên 1970, các kỹ sư điện toán của các viện nghiên cứu trên khắp nước Mỹ bắt đầu liên kết máy tính của họ với nhau thông qua công nghệ của ngành liên lạc viễn thông. Những cố gắng này được ARPA hỗ trợ, và mạng máy tính mà nó cung cấp được gọi là ARPANET. Các công nghệ tạo ra Arpanet đã mở rộng và phát triển sau đó. Chẳng bao lâu, mạng máy tính mở rộng ra ngoài các viện khoa học và được biết đến như là Internet. 9
- Trong thập niên 1990, việc phát triển của công nghệ World Wide Web đã làm cho ngay cả những người không chuyên nghiệp cũng có thể sử dụng internet. Nó phát triển nhanh đến mức đã trở thành phương tiện liên lạc toàn cầu như ngày nay. 11.1.2. Quán Internet. Quán Internet là một nơi cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho khách hàng, có thu phí và thường được kết hợp với dịch vụ trò chơi điện tử, trò chơi điện tử trực tuyến trên máy vi tính. 11.1.3. Linh kiện trong quán Internet. Linh kiện trong quán Internet thường là các linh kiện máy tính bao gồm: o CPU Bộ xử lý của máy tính cá nhân. o Bo mạch chủ Bo mạch chính kết nối các thiết bị với nhau trong máy tính cá nhân. Một cách hiểu khác: có thể so sánh bo mạch chủ trong phần cứng giống như vai trò của hệ điều hành trong phần mềm. o RAM Bộ nhớ tạm của máy tính dùng cho ghi lại các dữ liệu tạm thời trong một phiên làm việc của máy tính. o Ổ đĩa cứng Bộ nhớ dữ liệu chính của máy tính cá nhân, các thành quả của một quá trình làm việc có thể được lưu trữ trên ổ đĩa cứng 10
- trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác. o Ổ đĩa quang (CD, DVD) Bộ nhớ dùng cho xuất, nhập dữ liệu với dung lượng lớn hoặc trao đổi dữ liệu, phần mềm với những máy tính khác. Sử dụng sao lưu dữ liệu và các mục đích khác. Đây không phải là thiết bị bắt buộc đối với hệ thống phần cứng máy tính cá nhân. o Ổ đĩa mềm Bộ nhớ dùng cho xuất nhập dữ liệu với dung lượng thấp (phụ thuộc từng loại đĩa mềm). Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. o Bo mạch đồ hoạ Thiết bị có chức năng xuất hình ảnh ra màn hình máy tính. Giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính. o Bo mạch âm thanh Thiết bị có chức năng xuất tín hiệu âm thanh ra các thiết bị phát âm thanh (loa). Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. o Bo mạch mạng: Thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính, giúp máy tính có thể trao đổi thông tin với các máy tính khác trên phạm vi rộng (có thể đến toàn thế giới). Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. o Vỏ máy tính: Thiết bị định vị và bảo vệ các thiết bị khác. 11
- o Nguồn máy tính: Thiết bị cung cấp năng lượng cho các thiết bị khác hoạt động. o Màn hình máy tính: Thiết bị trợ giúp giao tiếp giữa con người và máy tính. o Bàn phím: Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính o Chuột: Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính. Và các thiết bị ngoại vi dùng để kết nối như: o Modem o Webcam o Micro o Tai nghe 11.1.4. Trộm cắp. Trộm cắp là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, đối tượng tác động có thể là tiền, dịch vụ, thông tin,...mà không có sự cho phép của chủ nhân (theo Điều 138, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999). Nói cách khác, mục đích trộm cắp là tước đoạt quyền sở hữu chính đáng của món đồ. Từ này đôi khi được sử dụng chung với từ " cướp", tuy nhiên đây lại là hai từ có ngữ nghĩa khác nhau và tuy cùng mục đích nhưng trộm và cướp vẫn xảy ra 12
- theo hai tính chất trái ngược. Nếu thành công, tài sản bị trộm cướp sẽ không hoàn trả lại (mượn vĩnh viễn). 13
- NỘI DUNG 1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía nam giáp quận Thanh Xuân(ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch). Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa. Quận Đống Đa rộng 9.96 km², có dân số thường trú là 390 nghìn người (năm 2011) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội. Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên) huyện Thọ Xương và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Từ những năm 19541981 là khu phố Đống Đa. Đến tháng 6 năm 1981 mới chính thức gọi là quận Đống Đa, gồm 24 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, 14
- Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thêm 2 phường Kim Giang (tách ra từ xã Đại Kim thuộc huyện Thanh Trì) và Thanh Xuân Bắc (trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Nhân Chính và Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Triều thuộc huyện Thanh Trì).[1] Đầu năm 1996, quận Đống Đa có 26 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Giang, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. Ngày 22 tháng 11 năm 1996, 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt chuyển sang trực thuộc quận Thanh Xuân, đổi tên phường Nguyễn Trãi thành phường Ngã Tư Sở. Từ đó, quận Đống Đa còn lại 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, 15
- Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.[2] 2. Thực trạng trộm cắp linh kiện tại các quán Internet hiện nay. 2.1. Trộm cắp linh kiện xảy ra phổ biến ở hầu hết các quán Internet. Tình trạng mất trộm linh kiện tại các quán Net đang diễn ra trên khắp các tỉnh thành trên cả nước đã gây thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng cho chủ quán Net khiến con đường kinh doanh của họ vốn đã bão hòa nay càng gặp khó khăn hơn nữa. Và trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội tình trạng trộm cắp linh kiện máy tính trong quán Internet cũng đang diễn ra hết sức phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho các quán Internet trên địa bàn quận. Những ngày gần đây, trên các group, diễn đàn game net, các chủ quán Net thường xuyên kêu ca việc quán họ xảy ra tình trạng mất linh kiện máy tính liên tục với mức độ thiệt hại và tần suất tăng lên đáng kể. Nhiều chủ quán Net còn đăng hình, clip thu lại được từ camera quá trình ăn cắp để mong tìm ra kẻ gian, đồng thời cảnh báo cho các chủ phòng máy khác. Bảng 1: Tình trạng trộm cắp linh kiện trong các quán Internet: Tình trạng trộm cắp linh kiện Tần suất Tỉ lệ (%) Có 30 100.0 Không 0 0 16
- Trong 30 người được hỏi quán Internet của bạn có bị mất linh kiện bao giờ chưa thì 100% số người trả lời là có. Từ số liệu trên ta có thể thấy tình trạng trộm cắp linh kiện trong quán Internet đang diễn ra phổ biến. Hầu như tất cả các quán Internet đều diễn ra tình trạng trộm cắp linh kiện. Qua điều tra, nhóm nghiên cứu nhận thấy thủ đoạn chung của những tên trộm này là luôn chọn những góc khuất của quán net, nơi mà camera khó soi tới hoặc khu vực vắng khách. Chúng mang theo tuốc nơ vít để vặn ốc, tháo bản lề thùng máy và nhanh tay gỡ ram, card màn hình... và giấu trong người hoặc balo, túi xách mang theo. Nhóm nghiên cứu đã có cuộc trò chuyện với đại diện một quán Internet lớn trên địa bàn quận Đống Đa một "nạn nhân" của vụ trộm cắp linh kiện gần đây nhất. Anh cho biết: "Ngày 30/8, trong lúc quán mình vắng khách, có một kẻ gian đã đến quán chúng tôi, cầm tuốc nơ vít vặn 2 con ốc ở thùng máy tính và lấy đi một số linh kiện giá trị như chip intel core i3,ram 4GB, tổng thiệt hại khoảng 4 triệu đồng. Trước đó, những tình huống như trên cũng đã xảy ra và quán mình hiện chưa có cách khắc phục nào hơn ngoài việc đề phòng cảnh giác". Anh còn cho biết thêm rằng quán anh có gần 100 máy tính với hệ thống camera dày đặc, khoảng 10 máy bố trí các nơi trong và ngoài quán nhưng tình 17
- trạng mất trộm linh kiện vẫn thường xuyên xảy ra. Những món đồ giá trị thấp như lót chuột hay tai nghe mất xảy ra như cơm bữa. Đứng trước tình hình các vụ trộm cứ lần lượt xảy ra tại quán Net, về phần mình, các ông bà chủ quán cũng đã đề ra giải pháp tình thế là lắp đặt camera chống trộm , tân trang thùng máy và bắt ốc vít kĩ càng hơn nữa. Cẩn thận hơn, có trường hợp chủ quán Net đã "dồn" khách chơi cùng một chỗ để dễ kiểm soát trong trường hợp vắng khách hoặc tuyển nhân viên trông máy theo từng khu vực nếu quán net có tới vài trăm máy tính. Bảng 2: Mức độ trộm cắp linh kiện Tần suất Tỉ lệ (%) Thỉnh thoảng 22 73.3 Thường xuyên 8 23.7 Chưa bao giờ 0 0 Tổng 30 100.0 Trong 30 người được hỏi về mức độ xảy ra các vụ mất cắp linh kiện trong quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội thì có trên 73% số người được hỏi trả lời các vụ mất cắp linh kiện trong quán Internet chỉ thỉnh thoảng xảy ra và có gần 24% số người được hỏi trả lời các vụ mất cắp linh kiện trong quán Internet thường xuyên xảy ra. Ngoài việc tình trạng trộm cắp diễn ra phổ biến ở hầu hết các quán Internet trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội thì việc mất cắp linh kiện chỉ diễn ra thỉnh thoảng. Có nghĩa là các quán 18
- Internet đã có các biện pháp phòng ngừa những việc mất trộm linh kiện thỉnh thoảng vẫn xảy ra. 2.2. Những linh kiện thường xuyên bị mất. Bảng 3: Các linh kiện bị mất Tần suất Tỉ lệ Bàn phím 22 18.8% Chuột 29 24.8% Tai nghe 25 21.4% Linh kiện bị Ram 15 12.8% mất Ổ cứng 8 6.8% Card đồ họa 9 7.7% Linh kiện khác 9 7.7% Tổng 117 100.0% Trong các vụ mất cắp linh kiện tại quán Internet, những linh kiện hay bị lấy cắp nhất là chuột máy tính, tai nghe và bàn phím với tỉ lệ lần lượt là 24.8%, 21.4% và 18.8%. Tiếp theo là RAM với tỉ lệ trong các vụ mất cắp linh kiện tại quán Internet là 12.8%, còn các linh kiện khác như ổ cứng, card đồ họa... chiếm tỉ lệ ít hơn trong các vụ mất cắp linh tại quán Internet với trên dưới 7%. Qua số liệu trên ta có thể thấy những linh kiện hay bị mất trộm thường là những linh kiện dễ tháo rời, nhỏ gọn, dễ che dấu và có giá trị cao như chuột, tai nghe... Qua điều tra, nhóm nghiên cứu nhận thấy thủ đoạn chung của những tên trộm này là luôn chọn những góc khuất của quán net, nơi mà camera khó soi tới hoặc khu vực vắng khách. Chúng mang theo tuốc nơ vít 19
- để vặn ốc, tháo bản lề thùng máy và nhanh tay gỡ ram, card màn hình... và giấu trong người hoặc balo, túi xách mang theo. 2.3. Phòng chống trộm cắp linh kiện máy tính trong quán Internet chưa hiệu quả. Bảng 4: Số lần bắt được thủ phạm Tần suất Tỉ lệ (%) Ít 23 76.7 Số lần bắt Nhiều 7 23.3 được thủ Chưa bao giờ 0 0 phạm Bắt hết 0 0 Tổng 30 100.0 Trong số người được hỏi, thì có gần 77% trả lời số lần bắt được thủ phạm là ít so với số vụ bị mất cắp linh kiện trong quán Internet và trên 23% trả lời số vụ bắt được thủ phạm là nhiều so với số vụ xảy ra. Không có ai trả lời là chưa bao giờ bắt thủ phạm trong các vụ mất cắp linh kiện hay là đã bắt hết thủ phạm trong các vụ mất cắp. Từ số liệu trên cho thấy các quán Internet ít nhiều đã có các biện pháp phòng ngừa trộm cắp linh kiện. Nhưng những biện pháp này lại chưa có hiệu quả cao. Trong các vụ bị mất trộm linh kiện thì số vụ phát hiện được thủ phạm ít hơn rất nhiều. 2.4. Đặc điểm của đối tượng trộm cắp linh kiện trong quán Internet. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn