intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài toán tìm vốn cho doanh nghiệp phần

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bài toán tìm vốn cho doanh nghiệp phần', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài toán tìm vốn cho doanh nghiệp phần

  1. Bài toán tìm vốn cho doanh nghiệp phần 2
  2. Ngoài vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể tìm vốn qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, mua chịu hàng hóa, đi thuê tài chính hay liên doanh liên kết. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kênh huy động vốn chính thức, do quy mô nhỏ, uy tín chưa cao. Tuy nhiên, nếu biết gõ đúng cửa, doanh nghiệp vẫn có cách để gỡ bài toán vốn. Phát hành cổ phiếu Thị trường chứng khoán được xem là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2010, theo thống kê của Công ty Truyền thông Tài chính Stox Plus, đã có 38,5% doanh nghiệp niêm yết công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu, dự kiến sẽ huy động được 32.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt đã khiến thị trường chứng khoán bị bội thực nguồn cung. Vì thế, kênh huy động này đã thực sự không còn thu hút trong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, với đặc điểm vừa có thể gọi vốn từ cổ đông vừa có thể chào bán riêng lẻ cho đối tác, công nhân viên chức, việc phát hành cổ phiếu vẫn được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Phát hành trái phiếu
  3. Trong 6 tháng đầu năm 2010, thị trường đã chứng kiến các đợt phát hành trái phiếu thành công của nhiều doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Long Hậu, Công ty Cổ phần Vincom, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điều này đã cho thấy sức hấp dẫn của kênh phát hành trái phiếu. Bởi lẽ, doanh nghiệp có thể tránh bị pha loãng cổ phiếu, được hưởng ưu đãi thuế đối với vốn vay và giảm chi phí sử dụng vốn. Đặc biệt, nếu phát hành trái phiếu chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ phải trả mức lãi suất rất thấp, thậm chí không phải trả lãi (như đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Hòa Phát vào cuối năm 2009). Đ ể đảm bảo cho sự thành công của đợt phát hành, ông Mạc Quang Huy, phụ trách quản lý tài sản và vốn của Ngân hàng Đầu tư Nomura Australia, cho rằng, doanh nghiệp phải minh bạch và uy tín. Bởi thế, trong số các doanh nghiệp đã phát hành thành công trái phiếu, có thể thấy đó hoặc là tập đoàn lớn thuộc sở hữu nhà nước hoặc là các công ty niêm yết và có những dự án hấp dẫn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại yếu về năng lực quản lý, công nghệ lạc hậu, thiếu nhân lực, vốn ít, lại bị hạn chế trong việc lập dự án, phương án sản xuất, hệ thống sổ sách kế toán thiếu minh bạch. Vì thế, cơ hội tiếp cận kênh huy động vốn này không cao. Đi thuê tài chính Đi thuê tài chính là hoạt động đi vay thông qua việc thuê mướn máy móc, thiết bị, phương tiện và các tài sản khác nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Ở Mỹ, cứ 10 doanh nghiệp thì có đến 8 thuê tài chính vì tính linh hoạt và tiện lợi của hình thức này. Khi thuê mướn tài sản, doanh nghiệp tránh được rủi ro do tài sản mất giá. Ngoài ra, khi có nhu cầu thay đổi hoặc nâng cấp tài sản, doanh nghiệp có thể
  4. tùy cơ ứng biến bằng cách thuê bổ sung hoặc ngừng thuê. Doanh nghiệp chỉ trả chi phí cho thời gian sử dụng thiết bị thay vì phải chi trả toàn bộ giá trị thiết bị. Vì thế, việc đi thuê tài chính cho phép doanh nghiệp linh hoạt về vốn, thanh toán, tận dụng được cơ hội kinh doanh và không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi đi vay ngân hàng. Doanh nghiệp cũng hưởng được một khoản lợi về thuế so với việc sở hữu tài sản… Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức này lại chưa phổ biến. Nguyên nhân là giá cho thuê tài chính (phí khấu hao tài sản, phí bảo hiểm…) còn cao. Ngoài ra, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính vẫn chưa hoàn thiện. Mua chịu hàng hóa Đây là hình thức chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua việc mua chịu hàng hóa và trả chậm. Việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi, chiết khấu) hoặc không tùy vào mối quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên, khi tận dụng được nguồn vốn này, thay vì ngay lập tức phải thanh toán đủ số tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa, doanh nghiệp chỉ cần trả trước một phần. Như vậy, hình thức này cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho những mục đích khác hoặc có thể có nguyên vật liệu kịp thời để phục vụ sản xuất kinh doanh, dù lúc đó chưa đ ủ vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể chiếm dụng quá lâu một khoản nợ nào đó vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp hoặc có thể bị kiện tụng. Vốn chiếm dụng cũng chỉ mang tính tạm thời, giữa các doanh nghiệp quen biết, có sự tín nhiệm lẫn nhau. Và quy mô tín d ụng của hình thức này cũng giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa mà đối tác có. Liên doanh liên kết Doanh nghiệp cũng có thể gọi vốn qua liên doanh liên kết. Đây là hình thức huy động hiệu quả và phù hợp với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan
  5. sát của ông Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, hình thức này chưa thành công tại Việt Nam. Lý do là mối liên kết giữa các doanh nghiệp thường lỏng lẻo. Dù cùng ngành nghề, cùng tham gia các hiệp hội, nhưng sự hỗ trợ, hợp tác giữa các thành viên vẫn rất hạn chế. Vốn vay ngân hàng Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến 74,47% doanh nghiệp chọn hình thức vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn này. Đ ể vay được vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải tạo được lòng tin nơi tổ chức tín dụng. Muốn vậy, theo ông Dương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, doanh nghiệp phải đạt được 7 tiêu chuẩn. Đó là tính pháp lý của doanh nghiệp; uy tín của doanh nghiệp thể hiện qua lịch sử vay nợ, danh tiếng và kết quả phỏng vấn có được; mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp; tính khả thi của dự án; môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có phương án tài chính nào khác để chắc chắn về khả năng trả nợ? Tài sản nào sẽ được doanh nghiệp dùng đ ể làm đảm bảo? Rõ ràng, không dễ dàng gì để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đáp ứng được các tiêu chí trên. Đó là lý do vì sao chỉ 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận được vốn ngân hàng. Và dù các ngân hàng đang cởi mở hơn cũng như tiến hành hạ lãi suất cho vay, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận được kênh vay vốn này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1