intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài viết Multi Layers Switching

Chia sẻ: Tran Viet Son | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

165
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Multi Layers Switching Tác giả: Đăng Quang Minh ̣ GIỚI THIỆU CHUNG: Trong một hệ thống mạng máy tính, switch đóng vai trò thiết bị kết nối trung tâm và thường hoạt động ở layer 2 của mô hình

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài viết Multi Layers Switching

  1. Bài viết Multi Layers Switching Tác giả: Đăng Quang Minh ̣ GIỚI THIỆU CHUNG: Trong một hệ thống mạng máy tính, switch đóng vai trò thiết bị kết nối trung tâm và thường hoạt động ở layer 2 của mô hình OSI. Đối với một số dòng switch cao cấp như Catalyst 4000 trở về trước của Cisco hay Switch Procurve 8000 trở về trước của HP, một vài chức năng của layer 3 như là Broadcast control, IP Multicast,.QoS (IP Precedence, Protocol filter) được bổ sung để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của hệ thống…Tuy nhiên các switch này không có được một số chức năng quan trọng của layer 3 như chức năng routing, IP dynamic VLAN… Do vậy các VLAN do các switch này tạo ra thường là static VLAN hay MAC dynamic VLAN. Mặc khác các VLAN không thể liên lạc được với nhau nếu không có router trung gian. Hình sau cho thấy các VLAN muốn giao tiếp với nhau phải thông qua 1 router trung gian. Như vậy để 2 VLAN giao tiếp được với nhau, hệ thống mạng sẽ trở nên rắc rối hơn, khó quản lý hơn. Khái niệm multilayer switch (MLS) nói chung là một switch có thể thực hiện được một số các chức năng của các tầng cao hơn. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày các chức năng hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI mà các switch trước đây không thực hiện được. MLS cung cấp một cách hiệu quả khả năng hoạt động ở layer 3 cho phần cứng của switch thông qua vi mạch chuyên dụng application-specific (ASIC) được tích hợp với phần cứng trong switch và bộ xử lý của router. Các chức năng của layer 3 có được trong switch loại này là do tích hợp thêm một vài thiết bị phần cứng như là RSM (Routing Switch Module), NFFC (NetFlow Feature Card), NRFC (Network Routing Feature Card)…vào switch truyền thống. Các thiết bị phần cứng này sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau.
  2. Ví dụ sau cho ta thấy một switch có chức năng MLS sẽ kết nối được các VLAN như thế nào:: Host A, B và C nằm trên các VLAN khác nhau : host A thuộc VLAN Sales, host B thuộc VLAN Maketing, host C thuộc VLAN Engineering. Thông qua một switch duy nhất (đã có thêm phần cứng là RSM) các host này đã giao tiếp được với nhau. Bảng tạo ra ở phần trên của hình chính là bảng routing do thiết bị phần cứng thêm vào switch đã tạo ra. Ta nhận thấy thiết bị phần cứng thêm vào switch đóng vai trò như một router. Nên việc tìm đường cũng dựa vào các routing protocol như Open Shortest Path First (OSPF), Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP), Routing Information Protocol (RIP), và Intermediate System-to- Intermediate System (IS-IS). Khái niệm switch layer 3 sẽ góp phần làm cho hệ thống đỡ phức tạp do giảm bớt các thiết bị (thay vì để 2 VLAN liên lạc được với nhau hệ thống cũ trước đây phải có 2 switch và 1 router thì bây giờ hệ thống chỉ cần quản lý 1 switch duy nhất). MLS còn có khả năng thống kê lưu lượng lưu thông các gói tin để giúp cho việc quản trị mạng. Thêm vào đó, hệ thống mạng với các switch này sẽ được cải thiện về tốc độ và giá thành. Đối với các sản phẩm switch Catalyst của Cisco, tính năng Multilayer switching tạo nên sự khác biệt giữa dòng sản phẩm 4000 và các dòng sản phẩm 5000 và 6000. Các dòng sản phẩm 5000, 6000 còn có một số chức năng bổ sung như Server Load Balancing, Enhanced QoS, FlexWAN… nhưng tính năng MultiLayer Switching đóng vai trò quan trọng nhất. CẤU HÌNH PHẦN CỨNG CẦN THIẾT ĐỂ CÓ CHỨC NĂNG MULTILAYER SWITCH Tài liệu này phân tích riêng về các sản phẩm switch Catalyst của Cisco. Các switch của các hãng khác khi muốn có thêm chức năng multilayer switching cũng có thể thêm vào các phần cứng có chức năng tương tự nhưng có thể có những tên gọi khác. Trong tài liệu này đề cập đến 2 dòng
  3. switch mới mà có thêm vào chức năng multilayer switch đó là Catalyst 5000 và Catalyst 6000. Đối với Switch Catalyst 5000 : Các thành phần cung cấp tính năng MLS gồm có : MLS-SE (Multilayer Switching – Switch Engine) : cụ thể là NetFlow Feature Card (NFFC) hoặc là NFFC II trong Supervisor Engine III or III F hoặc là Supervisor Engine II G / III G, và Catalyst đời 2926G. MLS-SE cung cấp dịch vụ Layer 3 LAN-switching. MLS-RP (Multilayer Switching – Router Processor) : là RSM hoặc RSFC hoặc là những router nối ngoài như Cisco 7500, 7200, 4700, 4500, or 3600 với phần mềm hỗ trợ IP MLS MLS-RP. MLS-RP cung cấp các dịch vụ về Cisco IOS-based multiprotocol routing và network. MLS-RP hoạt động như một router. Nó bao gồm một trong những thiết bị phần cứng sau: Route Swittch Module (RSM ): Catalyst 5500, 5505, 5509 có thêm một module vật lý RSM. Module này có khả năng hoạt động tương tự như một router. Có thể lắp module này vào bất kì slot nào trên switch ngoại trừ slot 1 và 2 (dành cho Supervisor và redundant supervisor engine). Hình Route Switch Module Bảng những đặc điểm kĩ thuật của RSM
  4. Mô tả Đặc điểm Bộ xử lý 2 bộ xử lý Mips R4700 RISC1 có tốc độ external là 50 MHz và tốc độ internal là 100 MHz. Bộ nhớ: DRAM2 32-MB (minimum), 64-MB, or 128-MB main and shared memory. Chấp nhận 8-MB (8 x 4), 16-MB (16 x 2 or 16 x 4), or 32-MB (32 x 4) SIMMs. NVRAM 128-KB nonvolatile EPROM cho file cấu hình hệ thống. Flash SIMM 8-MB or 16-MB onboard Flash SIMMs cho Cisco IOS images. Flash Card 16-MB or 20-MB PCMCIA card cho Cisco IOS images. RSM có 2 slot PCMCIA cung cấp kích thước lớn nhất cho bộ nhớ 40-MB Flash card. Boot ROM 256-KB EPROM cho chương trình quản lý ROM. Những cổng giao tiếp 1 port serial console 1 port serial auxiliary Backplane interface: 2 SAGE ASICs Regulatory compliance: Safety UL1950, CSA22.2-950, EN60950 EMC FCC-Part15-Class A, EN55022-Class B, CISPR22-Class B, VCCI-Class 2, CE Marking Network xác nhận Net 1, Net 2, Net 3 1 RISC = Reduced Instruction Set Computing 2 DRAM = dynamic random-access memory Route Switch Feature Card (RSFC) Đối với họ switch Catalyst 5000, supervisor module là module tùy chọn. Có nhiều loại supervisor như Supervisor II, Supervisor II G, Supervisor III F, Supervisor III G… Trong đó Supervisor II G và
  5. Supervisor III G hỗ trợ cho RFSC. RFSC có thể gắn thêm vào các module này để phục vụ cho các chức năng ở layer 3 của switches. RSFC được xem như 1 module logic.Nếu Supervisor engine được gắn vào slot 1 thì RSFC được xem là module thứ 15. Nếu Supervisor engine được gắn vào slot 2 thì RSFC được xem là module thứ 16. Bảng những đặc điểm kĩ thuật cũa RSFC Mô tả Đặc điểm Bộ xử lý (Processor) 1 bộ sử lý Mips R4700 RISC với tốc độ 200 MHz. Cổng giao tiếp 1 cổng serial console (trên mặt trước của supervisor engine). Bộ nhớ DRAM1 64-MB or 128-MB main and shared memory. NVRAM 128-KB nonvolatile EPROM cho file cấu hình hệ thống Flash SIMM 16-MB onboard Flash SIMMs cho Cisco IOS images. Boot ROM 256-KB EPROM cho chương trình quản lý ROM. Regulatory Compliance Safety UL1950, CSA22.2-950, EN60950 EMC FCC-Part15-Class A, EN55022-Class B, CISPR22-Class B, VCCI-Class 2, CE Marking Network xác nhận Net 1, Net 2, Net 3 1 DRAM = dynamic random-access memory
  6. Đối với Switch Catalyst 6000 : Để switch có chức năng của layer 3, hai phần cứng quan trọng được thêm vào là: Policy Feature Card (PFC) và Multilayer Switch Feature Card (MSFC) PFC : PFC chứa bảng Layer 3 switching (the Layer 3 MLS cache). MSL cache chưa thông tin luồng dữ liệu cho tất cả mọi hoạt động. PFC của switch 6000 có chức năng tương tự như MLS-SE của switch 5000. MSFC: MSFC được gắn bên trong supervisor engine, chạy phần mèn Cisco IOS router để liên lạc với những phần logic còn lại trên supervisor engine thông qua Interprocessor Communication (IPC) bus. Như thế, switch có MSFC có khả năng MLS (Layer 3 switching). MSFC của switch 6000 có chức năng tương tự nhu MLS-RP của switch 5000. MSFC được xem như là module logic thứ 15 nếu supervisor engine được gắn vào trong slot 1 và được xem như là module logic thứ 16 nếu supervisor engine được gắn vào trong slot 2. Hình mô tả chức năng của Multilayer Switch Feature Card Hoạt động của MSFC : Packet đầu tiên đi từ nguồn đến đích theo cách routing thông thường. Ngay khi nó đến đích, supervisor engine học được tất cả thông tin mà nó cần để gởi đi những packet tiếp theo bằng con
  7. đường khác thông qua phần cứng của chính nó và bô xử lý router. Supervisor trình bày lại theo cách trình bày của layer 3 và thiết bị nơi nhận nghĩ rằng nó nhận được packet từ 1 router. Hoạt động này sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA LAYER 3 : Tất cả những phần cứng mà vừa trình bày ở trên đều cho switch có thêm các chức năng ở layer 3. Ở phần này ta sẽ khảo sát kĩ hơn để xem các phần cứng đó hoạt động ra sao để có các chức năng layer 3 đó. Đồng thời nghiên cưu các cách cấu hình cho các chức năng layer 3. INTERVLAN Routing Giới thiệu : Hệ thống mạng với các switch layer 2 thì các thiết bị trên những VLAN khác nhau không thể liên lạc trực tiếp với nhau. Chức năng layer 3 trên switch giúp các VLAN có thê liên lạc được với nhau mà không cần phải gián tiếp qua router. Các khái niệm : Trước khi đi qua phần khảo sát kĩ hoạt động của các phần cứng để có chức năng inter VLAN thì ta xem qua các khái niệm sau đây : Khái niệm luồng dữ liệu (flow): Khái niệm luồng dữ liệu tức là một hướng truyền và nhận dữ liệu duy nhất và các packet trên hướng đó phải cùng 1 giao thức. Nói cách khác, những luồng này là khác nhau nếu giao thức hoặc địa chỉ đầu gửi và nhận khác nhau. Tức là hướng packet đi từ A đến B khác packet đi từ B đến A. Packet đi từ A đến B với giao thức FTP khác packet từ A đến B với giao thức HTTP. Khái niệm luồng thông tin chỉ ở trên layer 3. Đặc điểm này cho phép các lưu thông IP từ những người dùng hoặc ứng dụng đến 1 đích xác định chỉ cần đi theo1 luồng dữ liệu duy nhất. Khái niệm Layer 3 MLS Cache: NFFC (hoặc NFFC II) chứa bảng Layer 3 switching (còn gọi là Layer 3 MLS cache) để chứa những thông tin về luồng dữ liệu. Cache này cũng bao gồm các thông tin về lưu lượng trên. Sau khi MLS cache được tạo, packet được nhận ra dựa vào thông tin luồng lưu trong bảng cache. Một mục trong cache sẽ được tạo mới ngay khi switch nhận được packet có luồng dữ liệu không giống tất cả các mục đã hiện diện trong cache. Mỗi một mục lưu thông tin về luồng dữ liệu có quy định thời gian tồn tại. Ta cũng có thể thay đổi thời gian đó. Kích thước lớn nhất của cache là 128K. Hoạt động của các phần cứng để có chức năng interVLAN: Khi 1 packet được chuyển đi ở layer 3 thì Switch (Switch ở đây đối với họ switch 5000 là MLS- SE, đối với họ 6000 là NFC) trình bày thông tin trong packet lại dưới dạng học được từ Router (Router ở đây đối với họ switch 5000 là MLS-RP, đối với họ 6000 là NSFC) và lưu giữ packet đó ở trong MLS cache.
  8. Nếu Host A và Host B khác VLAN. Host A gửi packet đến router để định được con đường đến Host B, switch nhận ra packet được gửi đến router nnờ vào địa chỉ MAC của router ở trên packet. Switch kiểm tra lại MLS cache thấy con đường chưa được xác định. Packet switch nhận có dạng như sau: Frame Header IP Header Payload Destination Source Destination Source TTL Checksum Data Checksum SWITCH Host A Host B IP Host A IP n calculation1 MAC MAC Switch viết lại header của frame thuộc layer 2, thay đổi địc chỉ MAC của nơi đến thành địa chỉ MAC của Host B và địc chỉ MAC của nơi đi thành địa chỉ MAC của Router (những địc chỉ MAC này được lưu giữ trong MLS cache). Địa chỉ IP của Layer 3 vẫn tương tự như vậy, nhưng Time to Live (TTL) tăng 1 và checksum được tính toán lại. Switch chuyển tiếp packet vừa được viết lại đến VLAN của Host B và Host B nhận packet. Packet sau khi được switch viết lại có dạng như sau: Frame Header IP Header Payload Destination Source Destination Source TTL Checksum Data Checksum Host B MLS-RP Host B IP Host A IP n+1 calculation2 MAC MAC Sau khi packet đầu tiên đã được chuyển đến Host B. Thông tin về dòng dữ liệu đã được lưu trong MLS cache. Những packet sau đó sử dụng lại những thông tin này để chuyển tiếp đến đích. Cụ thể hơn, ta mô tả lại quá trình hoạt động của Router và Switch đối với gói tin đầu tiên mà switch layer 3 nhận được để tạo ra một mục trong MLS cache qua 4 bước sau đây: Bước 1: Bước 2 :
  9. Bước 3 : Bước 4:
  10. Những phần mềm và phần cứng cần thiết : IP MLS đòi hỏi những phần mềm sau: Supervisor engine software release 4.1(1) hoặc những đời sau. Phần mềm IOS cho router Cisco: IOS release 12.0(3c)W5(8a) or later on the Route Switch Feature Card (RSFC) IOS release 12.0(3c)W5(8) or later on the MLS-RP if running MLS over ATM media IOS release 12.0(2) or later on Cisco 3600 series routers IOS release 11.3(2)WA4(4) or later on the Route Switch Module (RSM), or Cisco 7500, 7200, 4700, and 4500 series routers Nếu chạy MLS trên ATM media, Catalyst 5000 family ATM module software release 11.3(8)WA4(11) or later, or release 12.0(3c)W5(10) or later IP MLS đòi hỏi những phần cứng sau: Catalyst đời 2926G switch, hoặc Catalyst 5000 switch với Supervisor Engine II G or III G, or Supervisor Engine III or III F với NetFlow Feature Card (NFFC) or NFFC II RSM, RSFC, hay là những router ngoài như Cisco 7500, 7200, 4700, 4500, or 3600. Họ Catalyst 5000 với ATM module và router với cổng ATM nếu hoạt động MLS trên ATM media. (Tùy chọn) Những module có khả năng inline-rewrite ---Những module này có phần cứng onboard có khả năng cưc đại hoá khả năng IP MLS. Lệnh show port capabilities sẽ xác định được phần cứng hỗ trợ inline rewrite. Configuration
  11. IP MLS thường được cài đặt mặc định. Nhưng ta cũng có thể thay đổi cấu hình trên các cổng bằng các lệnh sau: Task Command Tắt khả năng IP MLS trên 1 cổng Router(config-if)# no mls ip Bật khả năng IP MLS trên 1 cổng Router(config-if)# mls ip Trình bày chi tiết IP MLS của mọi cổng show ip [interface] Ví dụ: Router(config-if)# no mls ip Router(config-if)# mls ip Router(config-if)# · Thiết lập INTERVLAN với RSM Lệnh session mod_num (slot lắp RSM) giúp truy cập vào RSM thông qua CLI. Ví dụ : Console> (enable) session 5 Trying Router-5... Connected to Router-5. Escape character is '^]'. User Access Verification Password: Router>exit Console> (enable) § Thiết lập IP Intervlan với RSM: Thực hiện tiếp những lệnh sau trong chế độ configuration
  12. Task Command Step 1 (tùy chọn) Bật IP routing trên router. ip routing Step 2 (tùy chọn) Xác định một IP routing protocol. Router ip_routing_protocol Step 3 Xác định cổng VLAN trên RSM. Interface vlan-id Step 4 Xác định địa chỉ IP cho VLAN. ip address n.n.n.n mask Step 5 Thoát khỏi chế độ configuration. Ctrl-Z Ví dụ : Router#configure terminal Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z. Router(config)#ip routing Router(config)#router rip Router(config-router)#network 10.0.0.0 Router(config-router)#interface vlan 100 Router(config-if)#ip address 10.1.1.1 255.0.0.0 Router(config-if)#^Z Router# § Thiết lập IPX Intervlan với RSM Thực hiện những lệnh sau trong chế độ configuration Task Command Step 1 (tùy chọn) Bật IPX routing trên router. Ipx routing Step 2 (tùy chọn) Xáx định một IPX routing router ipx_routing_protocol protocol. Step 3 Xác định cổng VLAN trên RSM. Interface vlan-id Step 4 Xác định một network number cho ipx network [network | unnumbered] VLAN. encapsulation encapsulation-type Step 5 Thoát khỏi chế độ configuration. Ctrl-Z Ví dụ : Router#configure terminal Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z. Router(config)#ipx routing
  13. Router(config)#ipx router rip Router(config-ipx-router)#network all Router(config-ipx-router)#interface vlan100 Router(config-if)#ipx network 100 encapsulation snap Router(config-if)#^Z Router# · Thiết lập INTERVLAN với RSFC Lệnh session mod_num (module logic của RSFC) giúp truy cập vào RSFC thông qua CLI. Ví dụ: Console> (enable) session 15 Trying Router-15... Connected to Router-15. Escape character is '^]'. User Access Verification Password: Router>exit Console> (enable) § Thiết lập IP Intervlan với RSFC Thực hiện những lệnh sau trong chế độ configuration
  14. Task Command Step 1 (tùy chọn) Bật IP routing trên router. ip routing Step 2 (tùy chọn) Xáx định một IP routing protocol. router ip_routing_protocol Step 3 Xác định cổng VLAN trên RSM. interface vlan-id Step 4 Xác định địa chỉ IP cho VLAN. ip address n.n.n.n mask Step 5 Thiết lập tình trạng “up” cho cổng, nếu cần no shutdown Step 6 Thoát khỏi chế độ configuration. Ctrl-Z Ví dụ: Router#configure terminal Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z. Router(config)#ip routing Router(config)#router rip Router(config-router)#network 10.0.0.0 Router(config-router)#interface vlan 100 Router(config-if)#ip address 10.1.1.1 255.0.0.0 Router(config-if)#no shutdown Router(config-if)#^Z Router# § Thiết lập IPX Intervlan với RSFC Thực hiện những lệnh sau trong chế độ configuration Task Command Step 1 (tùy chọn) Bật IPX routing trên Ipx routing router. Step 2 (tùy chọn) Xáx định một IPX routing router ipx_routing_protocol protocol. Step 3 Xác định cổng VLAN trên RSM. interface vlan-id Step 4 Xác định một network number cho ipx network [network | unnumbered] VLAN encapsulation encapsulation-type Step 5 Thiết lập tình trạng “up” cho cổng, no shutdown nếu cần Step 6 Thoát khỏi chế độ configuration. Ctrl-Z Ví dụ:
  15. Router#configure terminal Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z. Router(config)#ipx routing Router(config)#ipx router rip Router(config-ipx-router)#network all Router(config-ipx-router)#interface vlan100 Router(config-if)#ipx network 100 encapsulation snap Router(config-if)#no shutdown Router(config-if)#^Z Router# · Thiết lập INTERVLAN với MSFC (họ switch 6000) Để truy cập vào MSFC từ cổng switch command-line, thực hiện lệnh: Console> (enable) switch console [mod_num] Với mod_num là số thứ tự module logic của MSFC § Thiết lập IP Intervlan với MSFC Task Command Step 1 (tùy chọn) Bật IP routing trên router. Router(config)# ip routing Step 2 (tùy chọn) Xáx định một IP routing Router(config)# router ip_routing_protocol protocol. Step 3 Xác định cổng VLAN trên RSM. Router(config)# interface vlan-id Step 4 Xác định địa chỉ IP cho VLAN. Router(config-if)# ip address n.n.n.n mask Step 5 Thoát khỏi chế độ configuration. Router(config-if)# Ctrl-Z Ví dụ: Router# configure terminal Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z. Router(config)# ip routing Router(config)# router rip
  16. Router(config-router)# network 10.0.0.0 Router(config-router)# interface vlan 100 Router(config-if)# ip address 10.1.1.1 255.0.0.0 Router(config-if)# ^Z Router# § Thiết lập IPX Intervlan với MSFC: các lệnh cũng tương tự như với RSM Ví dụ: Router# configure terminal Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z. Router(config)# ipx routing Router(config)# ipx router rip Router(config-ipx-router)# network all Router(config-ipx-router)# interface vlan100 Router(config-if)# ipx network 100 encapsulation snap Router(config-if)# ^Z Router# IP MULTICAST MUTILAYER SWITCHING (IP MMLS) Giới thiệu: IP MMLS cũng tương tự như IP MLS, cung cấp 1 cách hiệu quả khả năng layer 3 cho phần cứng của switch thông qua vi mạch application-specific (ASIC) được tích hợp với phần cứng trong switch và bộ xử lý của router. Chúc năng multicast được hỗ trợ khi địa chỉ của phần nơi gưi thuộc về nhóm những địa chỉ multicast. Những packet không được hỗ trợ đường dẫn đến đích thì vẫn được chuyển tiếp bằng phần mềm trên router. Giao thức Independent Multicast (PIM) được dùng để tìm đường (route). Hình sau cho thấy một mô hình IP multicast cơ bản gồm có switch layer 3 và một router nối ngoài:
  17. Hình sau cho thấy một mô hình IP multicast cơ bản gồm có 1 switch layer 3 với RMS
  18. Khái niệm về Layer 3 Multicast MLS Cache Switch (tức là PFC trong họ catalyst 6000 và MMLS-SE trong họ catalyst 5000) nằm trong Layer 3 MLS cache chứa các luồng thông tin muticast. Mỗi phần tử trong cache có dạng: {source IP, destination group IP, source VLAN}. Router và Switch trao đổi thông tin qua giao thức multicast Multilayer Switching (multicast MLSP). Khi router nhận được 1 luồng thông tin mới, nó cập nhật bảng multicast routing và chuyển tiếp thông tin mới đó đến Switch bằng multicast MLSP. Ngoài ra, nếu 1 phần tử trong bảng multicast routing bị quá hạn, router sẽ xóa phần tử đó và chuyển tiếp thông tin vừa cập nhật cho Switch. Lệnh clear ip mrouter để xóa bảng multicast routing. Lệnh no ip multicast-routing để tắt quá trình IP multicast routing. Quá trình hoạt động của IP MMLS Quá trình hoạt động của IP MMLS cũng tương tự như quá trình hoạt động của IP MLS. Switch (tức là MMLS-SE đối với họ switch 5000 hoặc là NFC đối với họ 6000), nhận được multicast packet có dạng như sau : Frame Header IP Header Payload Destination Source Destination Source TTL Checksum Data Checksum Group G1 Server A Group G1 IP Server A n calculation1 MAC MAC IP Sau đó Switch sửa lại packet thành dạng sau :
  19. Frame Header IP Header Payload Destination Source Destination Source TTL Checksum Data Checksum Group G1 MSFC Group G1 IP Server A n-1 calculation2 MAC MAC IP Những phần mềm và phần cứng cần thiết Supervisor engine software---Software release 5.1(1) or later Cisco IOS router software---IOS release 12.0(3c)W5(8) or later Catalyst 5000 family switch có Supervisor Engine II G or III G, or Supervisor Engine III or III F với NetFlow Feature Card II (NFFC II) Routing platform hỗ trợ IP multicast MLS: Họ Catalyst 5000 Route Switch Module (RSM) hoặc Route Switch Feature Card (RSFC) Cisco 7500, 7200, 4500, hoặc 3600 router sử dụng cho kết nối bên ngoài. Catalyst 8500 campus switch router (CSR) sử dụng cho kết nối bên ngoài. Configuration · Configuring IP MMLS trên Router (Router ở đây tức là MLS-RP đối với họ switch Catalyst 5000 hoặc là MSFC đối với họ Catalyst 6000) Bật chế độ IP multicast routing : Task Command Bật chế độ IP multicast routing trên router. Router(config)# ip multicast-routing Ví dụ : Router(config)# ip multicast-routing Router(config)# Ø Lưu ý : IP PIM (Protocol Independent Multicast) phải được bật trên các cổng cũa router kết nối đến switch trước khi có chức năng IP MMLS trên những cổng này Task Command Bật IP PIM trên những cổng Router(config-if)# ip pim {dense-mode | sparse-mode | sparse- của router. dense-mode} Ví dụ bật PIM trên các cổng ở chế độ default(sparse-dense-mode): Router(config-if)# ip pim
  20. Router(config-if)# Ví dụ bật PIM trên các cổng ở chế độ sparse: Router(config-if)# ip pim sparse-mode Router(config-if)# Task Command Trình bày thông tin IP MMLS cho 1 cổng MSFC IP show ip pim interface [type number] PIM trên router. count Trình bày tình trạng hoạt động của IP MMLS trên một show ip interface cổng của router. Tắt IP MMLS Task Command Tắt IP MMLS trên các cổng của router. Router(config-if)# no mls ip multicast Ví dụ: Router(config-if)# no mls ip multicast Router(config-if)# Trình bày bảng IP multicast Task Command Trình bày bảng IP multicast show ip mroute [group[source]] | [summary] | [count] | [active routing. kbps] Ví dụ: Router# show ip mroute IP Multicast Routing Table Flags:D - Dense, S - Sparse, C - Connected, L - Local, P - Pruned R - RP-bit set, F - Register flag, T - SPT-bit set, J - Join SPT Outgoing interface Flags: H - Hardware switched Timers:Uptime/Expires Interface state:Interface, Next-Hop or VCD, State/Mode
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2