YOMEDIA
ADSENSE
Bản báo cáo tóm tắt sáng kiến, cải tiến đề nghị xét công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở
52
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung của sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và phối hợp thực hiện quan trắc môi trường lao động giữa các cơ sở lao động trên địa bàn Tỉnh và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp. Quy trình phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp và các cơ sở lao động trong việc thực hiện quan trắc môi trường lao động cho các cơ sở lao động.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bản báo cáo tóm tắt sáng kiến, cải tiến đề nghị xét công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Sở Y tế Đồng Tháp I. PHẦN HÀNH CHÍNH 1. Họ tên tác giả: Trần Văn Sung Năm sinh: 1988 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ Y tế công cộng. Chức năng nhiệm vụ được phân công: Thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đơn vị công tác: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp 2. Đồng tác giả (nếu có): Bùi Thị Nhanh Năm sinh: 1976 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ môi trường. Chức năng nhiệm vụ được phân công: Quản lý công tác quan trắc môi trường lao động. Đơn vị công tác: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp. 3. Tên sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là sáng kiến): Quy trình phối hợp giữa cơ quan cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động và các cơ sở lao động trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động II. NỘI DUNG 1.Nêu thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi có sáng kiến; Thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động cho các cơ sở lao động đã được Bộ Y tế quy định từ rất lâu. Cụ thể các quy định sau: Thông tư 13/1996/TTBYT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế. Thông tư 19/2011/TTBYT ngày 6/6/2011 của Bộ Y tế. Trong các Thông tư này quy định việc thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động là định kỳ hằng năm và cơ sở thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động là trung tâm Y tế dự phòng tuyến Tỉnh. Tuy nhiên các Thông tư không hướng dẫn cụ đơn vị nào sẽ là đơn vị chủ động để thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động Đến khi luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 được ban hành và có hiệu lực từ 01/7/2016 và kèm theo đó Nghị định 44/2016/NĐCP có hiệu lực
- từ 1/7/2016, quy định chi tiết hoạt động quan trắc môi trường lao động. Trong đó quy định các cơ sở lao động định kỳ hằng năm thực hiện quan trắc môi trường lao động ít nhất 1 lần. Ngoài ra, trong Nghị định còn quy định về việc các cơ sở lao động sẽ chủ động liên hệ với các cơ sở đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động. Do đó từ khi Nghị định 44/2016/NĐCP có hiệu lực đến hết năm 2017, có nhiều cơ sở lao động đến thời hạn thực hiện quan trắc môi trường lao động nhưng vẫn không thực hiện. Cụ thể: Số cơ sở cần thực hiện quan trắc môi trường lao động trong năm 2016 là 142 cơ sở, nhưng chỉ có 121 cơ sở thực hiện, 21 cơ sở không thực hiện. Năm 2017 là số cơ sở cần thực hiện quan trắc môi trường lao động là 150 cơ sở lao động, nhưng chỉ có 128 cơ sở thực hiện, 22 cơ sở không thực hiện. Nguyên nhân nhiều cơ sở lao động tới thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động nhưng không thực hiện là do không nhớ thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động, một số cơ sở lao động không biết liên hệ đơn vị nào để thực hiện quan trắc môi trường lao động và một số đơn vị còn nhầm lẫn giữa việc quan trắc môi trường xung quanh và quan trắc môi trường lao động, do đó cần có sự phối hợp và nhắc nhỡ các cơ sở lao lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động. 2.Lĩnh vực áp dụng: Quan trắc môi trường lao động. 3.Mô tả mục đích, nội dung của sáng kiến; a) Mục đích của sáng kiến: Nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và phối hợp thực hiện quan trắc môi trường lao động giữa các cơ sở lao động trên địa bàn Tỉnh và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp. b) Nội dung của sáng kiến: Quy trình phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp và các cơ sở lao động trong việc thực hiện quan trắc môi trường lao động cho các cơ sở lao động: Bước 1: Sau khi Trung tâm kiểm soát bệnh tật thực hiện quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở lao động, cán bộ thực hiện quan trắc sẽ ghi chép lại đầy đủ các thông tin để liên hệ: Tên, địa chỉ, điện thoại cơ sở lao động; Họ và tên người phụ trách, số điện thoại, email và thời gian cơ sở lao động đã thực hiện quan trắc môi trường lao động. Bước 2: Sau khi thực hiện nhập liệu kết quả quan trắc môi trường lao động, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp sẽ mail bản kết quả quan trắc cho cơ sở lao động xem lại và thực hiện phản hồi giữa 2 bên trước khi in ra trình lãnh đạo ký.
- Bước 3: Sau khi đã có đầy đủ thông tin của cơ sở lao động, người liên hệ và thời gian quan trắc môi trường lao động. Đến thời gian một năm sau, trước khi bản kết quả quan trắc môi trường lao động hết hiệu lực 30 ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp sẽ chủ động liên hệ với người phụ trách công tác quan trắc môi của các cơ sở lao động để tư vấn và nhắc nhỡ gần tới hạn quan trắc môi trường lao động để công ty biết ngày quan trắc và sẽ phối hợp thực hiện quan trắc đúng thời gian quy định, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. 4.Khả năng, phạm vi áp dụng sáng kiến; Quy trình này được đã và đang thực hiện tại khoa SKMTYTTHBNN thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tỉnh và và có thể áp dụng tại các cơ sở khác trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp. Ngoài ra Quy trình phối hợp này còn có thể áp dụng cho một số hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế khác: khám sức khỏe cho người lao động, tiêm ngừa và lấy mẫu nước tiệt trùng. Vì khi đã có sự phối hợp để tư vấn và nhắc nhỡ thì khách sẽ hiểu rõ thêm được các nội dung liên quan đến dịch vụ cũng như là thời gian để thực hiện. 5.Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến; Kết quả thực hiện Quy trình phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp và các cơ sở lao động trong việc thực hiện quan trắc môi trường lao động cho các cơ sở lao động năm 2018 đã có chuyển biến rõ rệt. Tổng số cơ sở lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động trong năm 2018 là 148 cơ sở lao động, tăng 20 cơ sở lao động (15,6%) so với năm 2017. Và số cơ sở lao động tới thời gian thực hiện quan trắc nhưng không thực hiện đã giảm từ 22 cơ sở (năm 2017) xuống còn 5 cơ sở (năm 2018). Ngoài ra trong quy trình thực hiện phối hợp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp đã thực hiện mail kết quả quan trắc cho cơ sở lao động đã được quan trắc để kiểm tra, đối chứng lại kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động, từ đó sẽ giúp hạn chế tối đa sai xót quá trình nhập kết quả cũng như là việc đề xuất các giải pháp cải thiện sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế của cơ sở lao động. Do đó cần tiếp tục thực hiện và nhân rộng Quy trình phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp và các cơ sở lao động trong việc thực hiện quan trắc môi trường lao động cho các cơ sở lao động sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan cung cấp dịch vụ và cơ sở lao động: Lợi ích cho cơ sở cung cấp dịch vụ:
- Chủ động liên hệ với các cơ sở lao động sẽ nắm và quản lý được tình hình quản lý vệ sinh lao động và điều kiện môi trường lao động của các sơ sở lao động. Hạn chế được tối đa sai xót trong khâu nhập liệu và trả lời kết quả quan trắc môi trường lao động cho các cơ sở lao động. Chủ động được thời gian để thực hiện dịch vụ tại các cơ sở lao động. Lợi ích cho cơ sở lao động: Biết được thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động và nắm được các thông tin về quy định của pháp luật trong việc thực hiện quan trắc môi trường lao động từ đó lập kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế tại đơn vị. Lợi ích chung cho 2 bên: Cơ sở cung cấp dịch vụ sẽ biết được những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở lao động trong việc quan trắc môi trường lao động để đưa tìm ra các giải pháp phù hợp với tình thực tế của các cơ sở lao động từ đó tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện chuyên môn của cơ sở cung cấp dịch vụ và cơ sở lao động. Trong quá trình tư vấn các nội dung liên quan đến việc quan trắc môi trường lao động, chúng tôi còn có thể tư vấn thêm các nội dung khác về sức khỏe người lao động để các cơ sở lao động hiểu và thực hiện tốt các nội dung về chăm sóc sức khỏe người lao động, góp phần mang lại lợi ích tốt hơn cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan y tế. III. DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HIỆN ST Học Họ và tên Năm Đơn vị công tác % Chức vụ Ký tên T vị sinh đóng góp 1 Thạ Trần Văn Sung 1988 Trung tâm Kiểm 60 Viên chức c sĩ soát bệnh tật 2 Thạ Bùi Thị Nhanh 1976 Trung tâm Kiểm 40 P. Trưởng c sĩ soát bệnh tật khoa Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản thân tôi trong năm … Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở./.
- ………, ngày … tháng … năm 201… Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn