intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn biết gì về aspirin?

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

128
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ vài trăm năm trước công nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng nước sắc từ lá cây liễu trắng để hạ sốt và giảm đau. Khoảng hơn 100 năm nay, vào năm 1899, aspirin được viện nghiên cứu Bayer tung ra thị trường và từ đó aspirin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Aspirin có tác dụng như thế nào? Tác dụng chống viêm, giảm đau: Aspirin có tác dụng làm giảm sự bài tiết Prostaglandin và làm giảm ngưỡng kích thích của các cơ quan cảm nhận đau, do đó aspirin có tác dụng chống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn biết gì về aspirin?

  1. Bạn biết gì về aspirin? Từ vài trăm năm trước công nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng nước sắc từ lá cây liễu trắng để hạ sốt và giảm đau. Khoảng hơn 100 năm nay, vào năm 1899, aspirin được viện nghiên cứu Bayer tung ra thị trường và từ đó aspirin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Aspirin có tác dụng như thế nào? Tác dụng chống viêm, giảm đau: Aspirin có tác dụng làm giảm sự bài tiết Prostaglandin và làm giảm ngưỡng kích thích của các cơ quan cảm nhận đau, do đó aspirin có tác dụng chống viêm, giảm đau trước những tác nhân như bỏng, chấn thương, virut... Đặc biệt, aspirin được sử dụng trong các chứng viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp... Tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và giãn mạch nên aspinin được sử dụng để điều trị dự phòng một số bệnh tim mạch, tai biến khi mang thai, ung thư.
  2. Vai trò đối với bệnh lý tim mạch: Ở những bệnh nhân đã có một lần nhồi máu (nhồi máu cơ tim, nhồi máu não): Nếu uống với liều thấp (80mg/ngày) và kéo dài có thể làm giảm khoảng 25% nguy cơ nhồi máu tái phát, nếu không có chống chỉ định dùng thuốc. Ở những bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch (rung nhĩ; cơn đau thắt ngực; Tăng huyết áp; đái tháo đường, rối loạn mỡ máu), aspirin có thể làm giảm khoảng 28 % nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm khoảng 15% tỷ lệ tử vong liên quan đến tai biến.
  3. Vai trò trong khi mang thai: Đôi khi aspirin còn có vai trò trong thời gian mang thai vì tác dụng lên thành mạch máu. Aspirin làm giảm nguy cơ biến chứng ở những người phụ nữ mang thai có tăng huyết áp (tăng huyết áp xuất hiện trong thời gian có thai). Uống aspirin 100mg/ngày, có thể làm giảm tần số cơn sản giật, làm giảm máu tụ sau rau thai và nguy cơ chết thai. Ngoài ra, aspirin còn có tác dụng dự phòng xảy thai muộn ở những phụ nữ đã có tiền sử xảy thai nhiều lần. Vai trò đối với một số bệnh khác: Aspinin còn có vai trò điều trị dự phòng bệnh sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu, có thể làm giảm sự phát triển của khối ung thư và giảm nguy cơ gây ung thư đại tràng. Với tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ngưng tập tiểu cầu nên aspirin được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên phải tuân theo chỉ định, chống chỉ định của thầy thuốc và phải được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ: Aspirin ức chế co bóp tử cung gây trì hoãn chuyến dạ, ức chế Cyclooxygenase và sự sản sinh Prostaglandin có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch của thai nhi, có nguy cơ gây tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ
  4. sinh, nguy cơ chảy máu tăng ở cả mẹ và thai nhi do đó không được chỉ định trong ba tháng cuối. Aspirin có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu nên có thể gây chảy máu não, chảy máu tiêu hóa ngay cả khi dùng với liều thấp. Aspirin còn gây co thắt phế quản (hen), độc hại với gan, suy giảm chức năng thận. Chỉ định: - Điều trị các cơn đau vừa và nhẹ, đồng thời có tác dụng hạ sốt; - Viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp... - Điều trị dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Chống chỉ định sử dụng Aspirin: Dị ứng với thành phần của thuốc; hen phế quản; bệnh ưa chảy máu; giảm tiểu cầu; sốt xuất huyết; Loét dạ dày - tá tràng đang tiến triển; Suy tim vừa và nặng; suy gan, suy thận.
  5. Loét miệng - Dùng thuốc gì? Loét miệng aptơ có khỏi được không? Phải dùng thuốc gì? Ngô Văn Thứ (Bắc Ninh) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loét niêm mạc miệng (loét aptơ hay viêm miệng aptơ): có thể do tự phát và lại tự khỏi, nhưng có thể do sang chấn cơ học, suy dinh dưỡng, tác dụng của thuốc hay do một bệnh nào đó. Khi loét miệng do sang chấn, việc súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch thymol glycerin có thể làm bớt sưng và bớt khó chịu. Tuy nhiên nhiều khi phải dùng thuốc. Có thể dùng thuốc tê hay thuốc giảm đau tại chỗ. Súc miệng hoặc phun benzydamin cũng có thể dùng corticosteroid tại chỗ và hiệu quả sẽ rõ hơn khi dùng sớm. Lúc vết loét chưa phát triển tối đa, có thể dùng viên hydrocortison để ngậm, hay triamcinolon dưới dạng bột nhão để bôi. Khi vết loét rộng, có thể dùng nước súc miệng có dexamethason sẽ có hiệu quả rõ. Carbenoxolone có thể chữa khỏi loét và dùng dưới dạng gel để bôi hoặc nước súc miệng. Thuốc đường uống, metronidazol tỏ ra có hiệu quả. Cũng có thể dùng nước súc miệng có thuốc sát khuẩn như povidon-iod, khi có nhiễm khuẩn thứ phát làm bệnh lâu lành. Thuốc súc miệng chứa tetracyclin làm giảm đau và vết loét chóng lành, nhưng cần chú ý đến những tác dụng phụ khi nuốt phải, đồng thời tính acid của nó có thể làm hỏng men răng. Việc bôi ngoài
  6. tetracyclin được coi là liệu pháp ưu tiên lựa chọn trong loét miệng liên quan đến hội chứng Behcet. Không dùng dung dịch hydroperoxid vì có thể gây loét thêm, nhưng khi dùng dung dịch 1,5% để bôi kết hợp với bôi corticosteroid có thể có ích. Nhiều thứ thuốc khác có thể chọn dùng: sucralfat,amlexanox có thể có hiệu quả. Các thuốc như levamisol, thalidomid có thể có nhiều lợi ích, nhưng không thích hợp cho mọi trường hợp vì nhiều tác dụng phụ. Thalidomid được dùng trong loét miệng aptơ do AIDA. Cũng như thalidomid, oxpentifyllin cũng là một chất ức chế yếu tố phát triển khối u, được dùng trong loét aptơ nhẹ tái phát. Việc dùng corticosteroid đường toàn thân dành riêng cho loét miệng nặng có nguyên nhân do một bệnh khác. Vì sự lo âu làm tăng sự phát triển các vết loét, nên các thuốc giải lo benzodiazepin được dùng khi thấy bệnh nhân lo lắng nhiều. Nhưng không nên dùng lâu để tránh phụ thuộc thuốc. Để xác định được phải dùng loại thuốc nào cho phù hợp, hiệu quả, tốt nhất bạn nên khi khám, khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị cụ thể. Chúc bạn mau khỏi bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2