intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn có còn yêu việc?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thay đổi lãnh đạo, cơ cấu? có thể khiến bạn cảm thấy chán ghét công việc từng yêu thích. Tuy vẫn đi làm và lĩnh lương đều đặn nhưng đôi lúc, chúng ta không biết mình còn yêu thích và phù hợp với công việc hiện tại hay không. Đã đến lúc bạn cần có cái nhìn xác thực thực hơn về công việc của mình. Hãy trở lời “Có” hoặc “Không” cho những câu hỏi sau, điều này giúp bạn xác định mức độ “mặn nồng” với công việc của mình như thế nào. 1. Sáng thứ Hai, bạn có cảm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn có còn yêu việc?

  1. Bạn có còn yêu việc? Thay đổi lãnh đạo, cơ cấu? có thể khiến bạn cảm thấy chán ghét công việc từng yêu thích. Tuy vẫn đi làm và lĩnh lương đều đặn nhưng đôi lúc, chúng ta không biết mình còn yêu thích và phù hợp với công việc hiện tại hay không. Đã đến lúc bạn cần có cái nhìn xác thực thực hơn về công việc của mình. Hãy trở lời “Có” hoặc “Không” cho những câu hỏi sau, điều này giúp bạn xác định mức độ “mặn nồng” với công việc của mình như thế nào. 1. Sáng thứ Hai, bạn có cảm thấy “oải” khi làm việc? 2. Bạn có thấy ghét sếp, đồng nghiệp hay các chính sách của công ty? 3. Bạn cảm thấy nghẹt thở khi công ty tổ chức lại cơ cấu hoặc thay sếp mới? 4. Bạn hay dùng thời gian “công” để làm việc riêng? 5. Bạn có cảm thấy tự tin về năng lực và kinh nghiệm của mình? 6. Nếu gặp cơ hội, bạn có “đầu quân” cho công ty khác không? 7. Trong hai năm gần đây, công ty của bạn có thay đổi lãnh đạo không? 8. Hiện tại, công ty bạn có gặp khó khăn về tài chính hoặc phải cạnh tranh gay gắt với đối thủ?
  2. 9. Bạn cảm thấy bất mãn với các chế độ, mức lương hiện tại? Đa số câu trả lời là “Có” Với bạn, ra đi là điều cần thiết, nó như cơ hội đưa bạn đến gần niềm đam mê và thành công hơn. Nhưng bí quyết sau sẽ giúp bạn “nhảy việc” thuận lợi. Kiểm tra tài chính: Tiền dành dụm phải đủ để bạn xoay xở trong thời gian tìm việc mới. Xác định mức lương mong muốn để “khoanh vùng” công việc thích hợp. Kiểm tra quyền lợi và nghĩa vụ ở công ty cũ như: số ngày cần báo trước khi nghỉ việc, bàn giao công việc, những khoản lợi tức và các vấn đề khác sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thận trọng khi tìm việc mới: không sử dụng máy vi tính, địa chỉ e -mail cũng như máy in, photocopy, máy fax của công ty để “săn” việc mới. Giữ kín quyết định nghỉ việc. Chỉ nên gửi đơn xin thôi việc khi đã đạt được thoả thuận về công việc mới. Không nên nghỉ làm khi có tranh cãi với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Mang theo những thứ để “lận lưng”. Tài liệu trong quá trình làm việc và chứng nhận đã từng công tác do chính cấp trên ký sẽ rất có lợi cho công việc của bạn sau này. Đa số các câu trả lời là “Không” Bạn rất yêu thích công việc của mình và thật sự phù hợp với nó khi hầu hết các câu trả lời của bạn là “không”.
  3. Tuy nhiên, nếu bạn xem công việc hiện tại chỉ đơn thuần là chỗ “dừng chân tạm”, nên suy nghĩ lại. Nếu dùng khoảng 40% thời gian nơi công sở để làm chuyện riêng, bạn nên tìm việc khác, mang tính thử thách hơn. Bởi vì việc này có vẻ không đòi hỏi ở bạn kỹ năng đặc biệt nào. Một điều cần lưu ý, dù rất yêu thích và nỗ lực vì công việc, chưa chắc bạn được “đền bù” xứng đáng. Thực tế này đòi hỏi bạn không chỉ thông thạo kỹ năng làm việc mà còn phải khéo đàm phán với sếp. Hãy tham khảo những “bí kíp” sau để đạt được điều bạn muốn: Biết giá trị bản thân: Hiểu rõ vị trí của mình trong công ty cũng như tương quan với sếp và đồng nghiệp sẽ giúp bạn biết những gì sếp cần ở mình. Cân nhắc kế hoạch thăng tiến: Gia tăng năng suất làm việc, đóng góp sáng kiến cho công ty hoặc mở rộng nguồn khách hàng mới. Nhấn mạnh đóng góp của bạn với sếp: Luôn yêu cầu nhiều hơn những gì bạn muốn bằng thành ý thoả thuận. Công sức bạn đóng góp cho công ty cần được tưởng thưởng xứng đáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2