intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn đã hiểu đúng về mụn trứng cá?

Chia sẻ: Hien Hien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mụn trứng cá là một loại bệnh lý tuyến bã của da do rối loạn chức năng của bộ lông tuyến bã (thường là di truyền). Sự tiết bã nhờn đọng lại ở lỗ chân lông tạo ra mụn. Đây là một bệnh lành tính và rất phổ biến, có đến 80% dân số thế giới bị căn bệnh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn đã hiểu đúng về mụn trứng cá?

  1. Bạn đã hiểu đúng về mụn trứng cá? Mụn trứng cá là một loại bệnh lý tuyến bã của da do rối loạn chức năng của bộ lông tuyến bã (thường là di truyền). Sự tiết bã nhờn đọng lại ở lỗ chân lông tạo ra mụn. Đây là một bệnh lành tính và rất phổ biến, có đến 80% dân số thế giới bị căn bệnh này.
  2. Tại Bệnh viện da liễu TP.HCM, bệnh chiếm 18% trong tổng số bệnh da đến khám và chỉ đứng thứ hai sau bệnh chàm. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người lớn trẻ, nữ từ 10 - 17 tuổi và nam từ 14 - 19 tuổi. Những bệnh nhân bị mụn trứng cá, đặc biệt là học sinh thường có những nhận thức sai lầm về nguyên nhân, diễn tiến, điều trị. Nhằm tìm hiểu về điều này, đồng thời đưa ra giải pháp giúp ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này ở học sinh, BS.CKII. Trần Thị Hạnh, Trường đại học y dược Cần Thơ đã tiến hành khảo sát 405 học sinh cấp III Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ, kết quả cho thấy: học sinh nữ chiếm 64,6%. Trong nhóm học sinh bị mụn trứng cá, lứa tuổi 16 (lớp 11) chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là lớp 10, thấp nhất là lớp 12. Mụn trứng cá không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn tác động xấu tới sức khỏe tâm thần của học sinh với hàng loạt các biểu hiện như thiếu tự tin, buồn chán, xấu hổ, ngại tiếp xúc, tránh chỗ đông người, thiếu cởi mở, khó kết bạn, khép kín, học sinh sẽ thiếu tập trung, xao lãng trong học tập. Kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến mụn trứng cá còn thấp. Đa số học sinh nghĩ nguyên nhân sinh mụn trứng cá là do lối sống, kế đến là tình trạng nhiễm trùng da, hormon, thực phẩm, stress, di truyền. Kém vệ sinh da mặt là yếu tố quan trọng nhất làm bộc phát mụn trứng cá, kế đến là bụi, cà phê, chế độ ăn, mỹ phẩm, thời tiết, rượu bia, stress, sữa rửa mặt. Chỉ có 62,5% học sinh nhận biết đúng về nguyên nhân sinh bệnh là do hormon và 18% do di truyền.
  3. Tuy tỷ lệ học sinh có quan tâm về bệnh cao, song tỷ lệ không điều trị khá cao tới 53%, tự trị là 37,4%. Trong học sinh còn tồn tại những thói quen chưa tốt như nặn mụn, thói quen tự điều trị, thói quen dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da, sữa rửa mặt như là phương pháp điều trị mụn. Đặc biệt là vấn đề sử dụng bừa bãi kem trộn hoặc những thuốc bôi có chứa corticoid dẫn đến những tác hại không mong muốn cho làn da, làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý người bệnh và chất lượng cuộc sống. - Thói quen nặn mụn: đây cũng là thói quen thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân bị mụn trứng cá. Khi tự ý nặn mụn nhất là trong giai đoạn các tổn thương đang viêm nhiễm sẽ có nguy cơ làm gia tăng và lan rộng tình trạng viêm nhiễm, có thể gây nên những sẹo mụn tồn tại vĩnh viễn và những dát tăng sắc tố theo sau hiện tượng viêm. - Thói quen massage mặt: tỷ lệ học sinh nữ massage mặt trung bình là 11,1%. Tuy không cao nhưng khi bị mụn nếu massage có thể làm tổn thương lan tràn, da bị dị ứng và mụn nặng hơn do sử dụng những sản phẩm không phù hợp. - Thói quen rửa mặt bằng sữa rửa mặt: có 53,8% có thói quen rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ khi sử dụng những sản phẩm này cần chú trọng đến thành phần và tính sinh nhân trứng cá. - Thói quen sử dụng mỹ phẩm (kem dưỡng da, kem trị mụn, kem làm trắng da): tỷ lệ học sinh dùng mỹ phẩm khá cao tới 48,9% và học sinh có thói quen dùng mỹ phẩm có nguy cơ bị bệnh mụn trứng cá cao gấp 2,12 lần học sinh không dùng. Một số loại mỹ phẩm mà học sinh hay dùng là kem dưỡng da, trị mụn như kem trộn (gồm
  4. cortibion trộn với thuốc tây hoặc với một số loại kem khác), Cô gái tóc xù, Thanh Hiền, Thanh Thảo, kem nghệ, Cecily, Acnes... Kem trắng da, chống nắng như Acnes, Pond’s, Hazeline... Việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp cũng là một tác nhân rất quan trọng gây phát ban mụn trứng cá. 18,8% có tiền sử sử dụng kem trộn và những sản phẩm bôi ngoài da có chứa corticoid để điều trị mụn trứng cá hoặc dưỡng da. Uống corticoid hoặc sử dụng kem có chứa corticoid bôi ngoài da, có thể gây phát ban mụn trứng cá do corticoid. Việc tự điều trị mụn bằng nhiều loại thuốc bôi tự pha chế (kem trộn) thành phần chính là corticoid gây rất nhiều tác dụng phụ cho da như teo da, giãn mạch, rạn da, thay đổi sắc tố da, sinh mụn trứng cá, lúc đầu sử dụng mụn giảm nhanh, sau đó mụn tái phát trở lại với tình trạng nặng nề hơn và ngày càng lan rộng ra khỏi vị trí chọn lọc của tổn thương, bệnh nhân ở trong tình trạng lệ thuộc corticoid gây khó khăn trong điều trị, thậm chí kháng trị. - Uống ít nước: lượng nước uống của đa số học sinh từ 1 - 2 lít/ngày, trung bình là 1,7 lít thấp hơn so với nhu cầu bình thường là 2,5 - 3 lít. Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải các chất nhờn, chất thải và các độc tố. Nước cũng giúp làm ẩm da, bảo vệ các lỗ chân lông không bị các nút sừng. Nước cũng giúp làm giảm stress, mệt mỏi. Khi cơ thể bị stress, có thể là nguyên nhân làm tăng sản xuất hormon từ tuyến thượng thận làm tăng androgen đưa đến tăng hoạt động của tuyến bã. Vì thế nếu uống ít nước dễ có nguy cơ bị mụn hơn. - Lối sống: có mối liên hệ giữa bệnh mụn trứng cá với lối sống (thức khuya, cà phê, rượu bia) và giới tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2