YOMEDIA
ADSENSE
Bán lẻ công nghệ 4.0: Cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp bán lẻ
11
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Bán lẻ công nghệ 4.0: Cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp bán lẻ" tổng hợp các kỹ thuật ứng dụng phổ biến trong ngành bán lẻ sau cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và mức độ phát triển và khai thác bán lẻ công nghệ 4.0 ở một số quốc gia khác nhau.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bán lẻ công nghệ 4.0: Cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp bán lẻ
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BÁN LẺ CÔNG NGHỆ 4.0: CUỘC CÁCH MẠNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN LẺ RETAIL 4.0 TECHNOLOGY: THE REVOLUTION OF RETAIL INDUSTRY Ngày nhận bài : 15.8.2022 ThS. Nguyễn Thị Hải Bình Ngày nhận kết quả phản biện : 07.9.2022 Trường Đại học Tài chính - Marketing Ngày duyệt đăng : 20.9.2022 TÓM TẮT Công nghiệp 4.0 ra đời lần đầu tiên vào năm 2010 đã đưa ngành bán lẻ bước vào cuộc cách mạng lần thứ tư. Khi các công nghệ của công nghiệp 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent -AI), Mạng lưới thiết bị kết nối qua Internet (Internet of Things -IoT), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytical - BDA) và Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR) được triển khai trong ngành bán lẻ, thuật ngữ Bán lẻ công nghệ 4.0 đã xuất hiện. Bài báo này tổng hợp các kỹ thuật ứng dụng phổ biến trong ngành bán lẻ sau cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và mức độ phát triển và khai thác bán lẻ công nghệ 4.0 ở một số quốc gia khác nhau. Từ khóa: Bán lẻ công nghệ 4.0; Trí tuệ nhân tạo; Mạng lưới vạn vật kết nối Internet; Điện toán đám mây; Phân tích dữ liệu lớn; Thực tế ảo tăng cường ABSTRACT When Industry 4.0 was first introduced in 2010, it also brought the retail industry into the fourth revolution. When Industry 4.0 technology like Artificial Intelligence (AI), Internet of Things (IoT), Cloud Computing, Big Data Analytics (BDA), and Augmentation Reality (AR) has been implemented in the retail industry, the term Retail technology 4.0 appeared. This article synthesizes the popular technologies in the retail industry during the 4th industrial revolution and the level of development and exploitation of retail technology 4.0 in some different countries.. Keywords: Retail 4.0; Revolution of Retail Industry; Internet of Things; Artificial Intelligent; Big Data Analytical; Cloud Computing; Augmented Reality 1. Giới thiệu Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, diễn ra vào khoảng năm 1760, tổng cộng bốn cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong suốt lịch sử loài người. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp mang lại sự cải thiện trong sản xuất và cải thiện lối sống của con người trong tất cả các khía cạnh (Reagan & Singh, 2020). Trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, việc phát minh ra động cơ hơi nước làm giảm nhu cầu lao động của con người và tăng hiệu quả của quy trình làm việc. Với cuộc cách mạng công nghiệp 2.0, người tiêu dùng được hưởng lợi từ các sản phẩm chất lượng cao với giá thấp hơn khi điện khí hóa và dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt. Công nghiệp 3.0 là sự phát triển của điện tử, viễn thông và máy tính, dẫn đến mua sắm trực tuyến và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, Công nghiệp 4.0 đã thay đổi nhân loại một cách cách sâu sắc và trở nên được quan tâm hơn với việc tích hợp các đối tượng vật lý với con người thông qua internet. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những thay đổi mạnh mẽ cho ngành bán lẻ (Reagan & Singh, 2020) mà còn thay đổi cách thức vận hành của thế giới, tác động đến toàn nhân loại về cách sống, làm việc, vui chơi, kinh doanh. Ngành 55
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN bán lẻ cũng đã trải qua bốn lần cách mạng do kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại những thay đổi gì trong ngành bán lẻ và các ứng dụng của cách mạng 4.0 vào ngành công nghiệp bán lẻ, gọi là bán lẻ công nghệ 4.0 sẽ được thảo luận ở phần tiếp theo 2. Bán lẻ công nghệ 4.0 2.1. Khái quát về công nghệ Bán lẻ 4.0 Công nghệ Bán lẻ 4.0 (hay Bán lẻ 4.0) là sự chuyển đổi thứ tư của ngành bán lẻ, tận dụng các công nghệ của Công nghiệp 4.0, cụ thể là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây (CC), Phân tích dữ liệu lớn (BDA) và Thực tế ảo tăng cường (AR), để đáp ứng khách hàng (Sakrabani và cộng sự, 2019). Do đó, nó được cho là sự tích hợp của công nghệ, sự đổi mới và con người với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sản xuất và phân tích dữ liệu. Hầu hết những tiến bộ này tập trung vào các kỹ thuật AI và hệ thống sản xuất kỹ thuật số, chuyển đổi các hệ thống trở nên thông minh. Theo số liệu thống kê mới từ Chỉ số Bán lẻ Hoa Kỳ của IBM, đại dịch COVID -19 đã đẩy nhanh sự dịch chuyển từ hoạt động của hàng kinh doanh trực tiếp và chuyển sang mua hàng trực tuyến nhanh hơn trong khoảng 5 năm (Wheeler, 2020). Cả Walmart và Target đều được hưởng lợi từ việc thực hiện đa kênh bằng cách cung cấp các tùy chọn nhận hàng và giao hàng, tăng doanh số bán hàng (Perez, 2020). Hơn nữa, các nhà bán lẻ cũng buộc phải triển khai các ki-ốt tự phục vụ để giảm chi phí và hạn chế tương tác trực diện. Các ki-ốt tự phục vụ cho phép người dùng quản lý các dịch vụ khác nhau một cách độc lập, gia tăng sự hài lòng bằng cách trao cho họ nhiều quyền hơn đối với các quyết định mua hàng của họ. Thông qua các ki-ốt, khách hàng có thể kiểm tra các giao dịch mua của mình bằng cách sử dụng các ki-ốt tự thanh toán tại bất kỳ điểm nào trong cửa hàng bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, điện thoại di động, đồng hồ Apple hoặc thẻ quà tặng nhờ sự kết hợp của các giải pháp công nghệ như mã QR, RFID, và các giao dịch trên điện thoại thông minh (Business Insights, 2021). Những tiến bộ này hỗ trợ người tiêu dùng thực hiện mua hàng của họ bất kể khủng hoảng do dịch bệnh mà không nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa cửa hàng trực tuyến và của hàng truyền thống, nhờ vào việc tích hợp các công nghệ khác nhau giúp khách hàng tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến (Jayaram, 2017). Những thay đổi này trong hành vi mua hàng cũng khiến các nhà bán lẻ nhận thức được rằng công nghệ Bán lẻ 4.0 có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng, cho phép họ duy trì khả năng cạnh tranh (Sakrabani & Teoh, 2020). Khách hàng có thể mua sắm giữa các kênh và nhận được dịch vụ tích hợp, đồng nhất và nhất quán bất kể đó là kênh nào (cửa hàng truyền thống, trực tuyến hay di động). 2.2. Các công nghệ ứng dụng trong Bán lẻ công nghệ 4.0 Bán lẻ công nghệ 4.0 thay đổi chuỗi cung ứng, lấy khách hàng làm trung tâm bằng cách cho phép lưu chuyển nhanh chóng các mặt hàng và thông tin giữa các kênh, đồng thời cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh cao theo nhu cầu của khách hàng. Trí tuệ tiếp thị (Marketing intelligence) trong Bán lẻ 4.0 thu thập và phân tích dữ liệu người dùng để thu được thông tin về hành vi của người tiêu dùng và các mô hình mua hàng cho mục đích marketing (Zamil và cộng sự, 2019). Ở khía cạnh khác, Bán lẻ 4.0 kết hợp nhiều nền tảng công nghệ để cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm mua hàng liền mạch. Những công nghệ bán lẻ 4.0 này cũng làm cho chuỗi giá trị phân phối linh hoạt, hiệu quả và cạnh tranh hơn. Theo Har và cộng sự (2022), các công nghệ ứng dụng trong Bán lẻ công nghệ 4.0 gồm có: a. Mạng lưới thiết bị kết nối qua Internet (Internet of Things - IoT) IoT là một mạng lưới các thực thể vật lý thông minh (cảm biến, máy tính, máy móc, tài sản và sản phẩm) giao tiếp với nhau, với internet và với các ứng dụng (Yerpude & Singhal, 2018). Mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, 56
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. IoT cũng cho phép theo dõi, giám sát và cung cấp cho khách hàng dữ liệu vị trí theo thời gian thực và cảnh báo đơn hàng (Yerpude & Singhal, 2020). Ngày nay, hầu hết các thiết bị số mới sản xuất và bán trên thị trường đều được thiết kế có kết nối. Các doanh nghiệp sẽ nhận được một luồng dữ liệu liên tục cho các mục đích ra quyết định. Sự phát triển của công nghệ cảm biến góp phần rất quan trọng trong quá trình này vì những công nghệ này được sử dụng để xử lý, chia sẻ và thu thập dữ liệu (Bayram & İnce, 2018). Các trợ lý ảo như Alexa, Siri và Google Assistant sẽ cho người dùng biết các nhà bán lẻ ở khu vực lân cận cung cấp sản phẩm họ cần nếu nhà bán lẻ nhập vị trí cửa hàng của họ vào cơ sở dữ liệu. Đèn hiệu thông minh, còn được gọi là bộ phát sóng vô tuyến Bluetooth, có thể phát hiện khi mọi người đi ngang qua cửa hàng và sau đó gửi thông báo trên điện thoại của họ về các ưu đãi đặc biệt như các chương trình khuyến mãi hoặc phiếu giảm giá, để thu hút họ mua sắm tại đó (Reagan & Singh, 2020). Gần đây, các chuỗi lớn như McDonald’s, Starbucks và Panera giới thiệu các ki-ốt kỹ thuật số và ứng dụng đặt hàng trên điện thoại thông minh. McDonald’s đã triển khai các ki-ốt tự phục vụ trên toàn thế giới từ năm 2015. Ngoài việc đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình đặt hàng, việc tự đặt hàng tại các ki-ốt kỹ thuật số cho phép các nhà hàng quản lý dòng tiền và tồn kho nguyên liệu của họ tốt hơn. Bằng cách thêm các ki-ốt tại các nhà hàng của mình, nhân viên có thể có thêm thời gian tương tác với khách hàng và nâng cao trải nghiệm ăn uống của họ. b. Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics - BDA) BDA là phương pháp đánh giá “kho” dữ liệu mà một doanh nghiệp sở hữu. Phân tích dữ liệu lớn cho phép ra quyết định dựa trên dữ liệu, dự báo doanh thu, duy trì mức tồn kho ổn định, tăng cường mối quan hệ với người tiêu dùng và cuối cùng là tăng doanh thu và lợi nhuận (Sun và cộng sự, 2020). Nó không chỉ xem xét số liệu thống kê để xác định điều gì đã xảy ra mà còn nhằm mục đích giải thích tại sao và đưa ra các khuyến nghị cho các bước tiếp theo (Ghani, 2019). Ngoài ra, BDA giúp các công ty hiểu rõ hành vi người tiêu dùng để xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp, xác định các giao dịch bán hàng và thúc đẩy mối quan hệ trung thành lâu dài (Wassouf, 2020). Các doanh nghiệp có thể kiểm soát và thu hút khách hàng bằng cách theo dõi, phân tích sự tăng trưởng, từ đó nhận diện khách hàng trung thành. Việc nhận ra khách hàng trung thành và tăng lợi nhuận là rất quan trọng vì một khách hàng trung thành tạo ra thêm 25-100% doanh thu (Griffin & Herres, 2002). BDA cũng được sử dụng trong quản lý kho hàng để đảm bảo rằng các kệ hàng luôn được lấp đầy và đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách kết nối kho trung tâm với các cửa hàng và truy cập dữ liệu thông qua điện toán đám mây (Taliaferro và cộng sự, 2016). c. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) Trí tuệ nhân tạo AI, còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người, thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hay máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” như con người. AI đề cập đến khả năng nhận biết, ghi nhớ kiến thức, học hỏi và khám phá của máy thông qua khai thác dữ liệu (Weber & Schütte, 2019). Tự động hóa trong hoạt động bán lẻ được điều khiển bởi các công cụ AI yêu cầu sự can thiệp thủ công trong các hoạt động thường ngày một cách tối thiểu, nâng cao và hỗ trợ năng lực của con người, giảm thiểu sai sót của con người và tăng hiệu quả đồng thời hỗ trợ các hoạt động và đổi mới kỹ thuật, mở ra nhiều cơ hội để cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lượng và trải nghiệm khách hàng. 57
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Quá trình chuyển đổi công nghệ vẫn đang tiếp tục phát triển, các giải pháp công nghệ sáng tạo đã và không ngừng mở rộng. Một trong những thế hệ máy ảo mới nhất là máy bán hàng tự động thông minh (VM), cung cấp các tính năng như nhận dạng giọng nói và khuôn mặt. Hệ thống VM được trang bị AI có khả năng xác định mong muốn và hành động của người tiêu dùng để cung cấp giao diện trực quan với các chương trình khuyến mãi được thiết kế riêng với từng đối tượng khách hàng. Máy ảo và hệ thống hỗ trợ quyết định (cơ sở hạ tầng đám mây) hoạt động song song với nhau để xử lý dữ liệu nhằm đáp ứng khách hàng mục tiêu trước các VM với giá cả linh hoạt và các đề xuất sản phẩm thông minh được tuỳ chỉnh với từng đối tượng khách hàng. d. Thực tế ảo tăng cường (Augmented reality - AR) Thực tế ảo tăng cường (AR) là góc nhìn trực tiếp hay gián tiếp về môi trường vật lý, thực tế nơi mà các yếu tố được “tăng cường” bởi thông tin nhận thức do máy tính tạo ra, lý tưởng trên nhiều phương thức cảm quan bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác. Thực tế ảo tăng cường cho phép trải nghiệm những đồ vật ảo trong thế giới thực, cho phép người dùng trải nghiệm những yếu tố ảo ngay trong môi trường thật, giữa không gian thật chỉ với một chiếc máy tính bảng hoặc smartphone. Thực tế ảo cho phép người dùng được bước chân vào một thế giới khác cũng như trải nghiệm trong thế giới ấy một cách thật nhất. Theo một cuộc khảo sát của Deloitte, hầu hết các doanh nghiệp hiện đang sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng (Pangriya & Singh, 2020). Nike Inc., thương hiệu sản xuất giày dép, quần áo và thiết bị thể thao, đã tạo ra một hệ thống cho phép người tiêu dùng thiết kế giày của họ và mua chúng tại cửa hàng. Khách hàng sẽ thiết kế giày Nike Presto X của họ bằng hệ thống tự động mới nhất, được gọi là Nike Maker Experience. Họ chỉ cần đặt một đôi giày Nike Presto X trống và sử dụng kích hoạt bằng giọng nói để chọn đồ họa và màu sắc. Hệ thống hiển thị những đôi giày được thiết kế cho khách hàng thông qua thực tế tăng cường. Để giải quyết những lo lắng của khách hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho son môi và son bóng, L’Oréal đã ra mắt một công cụ hỗ trợ AR hợp tác với Shopee. L’Oreal đã tích hợp Shopee BeautyCam vào ứng dụng, biến đổi thị trường chăm sóc da và làm đẹp của Malaysia với sự đổi mới và công nghệ để cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người dùng. Nhờ đó, người dùng có thể tìm thấy màu son môi hoàn hảo cho nhu cầu làm đẹp riêng của mình. e. Điện toán đám mây (Cloud Computing- CC) Cloud Computing (CC) là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu thông qua một nền tảng. Điện toán đám mây là tập hợp các tài nguyên máy tính để chúng có thể được sử dụng đồng thời bởi một số quá trình, và cho phép chia sẻ tài nguyên của doanh nghiệp. Hơn nữa, hệ thống có thể được truy cập từ bất kỳ vị trí nào, không phụ thuộc vào vị trí của người quản trị (Jayaram, A. 2017). Sự sẵn có của dữ liệu thời gian thực thông qua các giải pháp từ xa được kết nối thông qua điện toán đám mây và cơ sở hạ tầng ảo cho phép người dùng đưa ra quyết định hợp lý dựa trên các dữ kiện chắc chắn (Karacay & Aydın, 2018). Tích hợp điện toán đám mây, mạng, cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý tiếp thị đã thiết lập một nền tảng dịch vụ đám mây được kết nối với nhau trong quản lý tiếp thị kết hợp thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh truyền thống (United Nations, 2021). 3. Mức độ ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 Trong ngành bán lẻ ở các quốc gia Theo báo cáo cải tiến và công nghệ của United Nations (2021), những nền kinh tế được chuẩn bị sẵn sàng nhất để sử dụng, triển khai và áp dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 là Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong khi đó, những quốc gia ít chuẩn bị nhất là những nước ở Châu Phi cận Sahara và các 58
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN nước đang phát triển. Theo Santalova và cộng sự (2019), Hoa Kỳ và Trung Quốc nắm giữ hơn 75% thị trường đám mây toàn cầu, 75% các bằng sáng chế blockchain và 50% chi tiêu IoT toàn cầu. Họ cũng chiếm khoảng 90% giá trị cổ phiếu của 70 nền tảng trực tuyến lớn trên thế giới, với Microsoft dẫn đầu, tiếp theo là Amazon, Apple, Facebook, Google, Alibaba và Tencent, hiện chiếm 2/3 tổng số giá trị thị trường. Kể từ khi Jack Ma thành lập Alibaba vào năm 1999, công ty này đã phát triển trở thành công ty dẫn đầu thị trường ở Trung Quốc và toàn cầu, với 80% thị trường Internet của Trung Quốc. Năm 2017, Alibaba ra mắt Bán lẻ mới, kết hợp hệ thống kiểm kê thông minh hỗ trợ AI, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, ứng dụng bán lẻ kỹ thuật số, và Internet of Things để tạo ra trải nghiệm mua hàng tích hợp phù hợp với từng khách hàng (Reagan & Singh, 2020). Theo United Nations (2019), 3/4 nhà bán lẻ ở các nước đang phát triển đồng ý rằng dữ liệu lớn là cần thiết để tạo ra một kế hoạch tiếp thị cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ 20% nhà bán lẻ sử dụng dữ liệu lớn trong hoạt động kinh doanh của họ và 60% không chắc những dữ liệu này có giá trị như thế nào đối với hoạt động của họ (United Nations, 2021). Malaysia về mức độ áp dụng công nghệ Công nghiệp 4.0 tụt hậu so với các nước khác như Singapore và Indonesia. Chỉ có 15-20% tổng số doanh nghiệp ở Malaysia đã áp dụng Bán lẻ công nghệ 4.0 và một trong những lý do chính khiến việc áp dụng chậm là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu Bán lẻ 4.0 (Sakrabani & Amran, 2019). Do việc truy cập Internet vẫn còn giới hạn trong một tỷ lệ nhỏ dân số các nước kém phát triển nhất (LCD), nên LCD đã bị tụt lại phía sau trong cuộc đua toàn cầu về chuyển đổi kỹ thuật số. Các nước kém phát triển có nguy cơ bị tụt hậu hơn nữa khi khoảng cách về kỹ thuật giữa họ và các nước tiên tiến hơn về công nghệ ngày càng gia tăng (UNCTAD, 2021). 4. Kết luận Cuộc cách mạng bán lẻ đã mang lại cho mọi người một cuộc sống thuận tiện hơn. Khi đại dịch COVID -19 bùng phát, các cửa hàng vật lý buộc phải đóng cửa, Bán lẻ 4.0 thể hiện cơ hội hỗ trợ các nhà bán lẻ sống sót sau đại dịch. Việc áp dụng Bán lẻ 4.0 có sự khác biệt giữa các nước. Mức độ chấp nhận của Bán lẻ 4.0 cao ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Châu Âu. Tuy nhiên, ở các nước kém phát triển nhất, với độ phủ truy cập internet thấp, việc áp dụng những công nghệ này có vẻ khó khăn đối với họ. Người tiêu dùng và doanh nghiệp không thể tận dụng các cơ hội thương mại điện tử do các rào cản như dịch vụ băng thông rộng chi phí cao, phụ thuộc quá nhiều vào tiền mặt, thiếu công nhân lành nghề và chưa đầu tư chú ý của chính phủ. Các chính phủ phải ưu tiên chuẩn bị cho kỹ thuật số quốc gia để cho phép nhiều công ty nhỏ hơn tham gia vào nền kinh tế số với tư cách là nhà sản xuất chứ không chỉ đơn giản là tiêu dùng. Sau đó, để tối đa hóa giá trị của thương mại kỹ thuật số, tinh thần kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số phải trở thành trọng tâm chính. Nghiên cứu này đóng góp vào tổng thể kiến thức về công nghệ Bán lẻ 4.0 và cuộc cách mạng trong ngành bán lẻ. Mặc dù những tổng hợp chỉ giới hạn trong các khái niệm lý thuyết và khái niệm, nhưng có thể là điểm khởi đầu để tích hợp các công nghệ kỹ thuật số mới liên quan đến Bán lẻ 4.0 vào quản lý dịch vụ khách hàng. Việc xem xét ảnh hưởng của việc áp dụng Bán lẻ công nghệ 4.0 đối với lòng trung thành điện tử có thể là một lĩnh vực cần nghiên cứu trong tương lai, vì việc nắm bắt và duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng là điều vô cùng khó khăn trong thế giới kỹ thuật số đang mở rộng nhanh chóng hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bayram, B., & Ince, G. (2018). Advances in Robotics in the Era of Industry 4.0. In Industry 4.0: Managing the Digital Transformation, (pp. 187-200). Springer. 59
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Business Insights, F. (2021, June). Kiosk Market Size, Share & Growth | Global Report [2021-2028]. Kiosk Market Size, Share & Growth. Ghani, N. A., Hamid, S., Hashem, I. A. T., & Ahmed, E. (2019). Social media big data analytics: A survey. Computers in Human Behavior, 101, 417-428. Global Report (2021-2028). Griffin, J., & Herres, R. T. (2002). Customer loyalty: How to earn it, how to keep it (p. 18). San Francisco, CA: Jossey-Bass. Har, L. L. et al. (2022). Revolution of Retail Industry: From Perspective of Retail 1.0 to 4.0. 3rd International Conference on Industry 4.0 and Smart Manufacturing. Procedia Computer Science 200, 1615–1625 Jayaram, A. (2017). Smart Retail 4.0 IoT Consumer retailer model for retail intelligence and strategic marketing of in-store products. Proceedings of the 17th International Business Horizon-INBUSH ERA-2017. Karacay, G., & Aydın, B. (2018). Internet of things and new value proposition. In Industry 4.0: Managing the Digital Transformation, (pp. 173- 185). Springer. Perez, S. (2020). Pandemic Helped Drive Walmart E-commerce Sales Up 97% In Second Quarter – TechCrunch. TechCrunch. https://techcrunch.com/2020/08/18/pandemic-helped-drive-walmart-e-commerce-sales-up-97- in-second-quarter/. Reagan, J. R., & Singh, M. (2020). Management 4.0: Cases and Methods for the 4th Industrial Revolution. Springer Singapore. Sakrabani, P., Teoh, A. P., & Amran, A. (2019). Strategic impact of retail 4.0 on retailers’ performance in Malaysia. Strategic Direction. Sakrabani, P., & Teoh, A. P. (2020). Retail 4.0 adoption and firm performance among Malaysian retailers: the role of enterprise risk management as moderator. International Journal of Retail & Distribution Management. Santalova, M. S. và cộng sự (2019). Digital technology in retail: reasons and trends of development. In Ubiquitous Computing and the Internet of Things: Prerequisites for the Development of ICT (pp. 1071-1080). Springer. Sun, S., Hall, D. J., & Cegielski, C. G. (2020). Organizational intention to adopt big data in the B2B context: An integrated view. Industrial Marketing Management, 86, 109-121. Pangriya, R., & Singh, A. P. (2020). Automation in Retail: Modern Ways of Customer Engagement. PalArch’s Journal of Archaeology of Egypt/Egyptology, 17(7), 10507-10533. UNCTAD (2021, March 15). How COVID-19 triggered the digital and e-commerce turning point. United Nations Conference on Trade and Development. United Nations (2021). Technology and Innovation Report 2021. New York: United Nations Publication. United Nations (2019). Digital economy report 2019. Value creation and capture: implications for developing countries. New York: United Nations Publication. Wassouf, W. N. và cộng sự (2020). Predictive analytics using big data for increased customer loyalty: Syriatel Telecom Company case study. Journal of Big Data, 7(1), 1-24. Weber, F. D., & Schütte, R. (2019). State-of-the-art and adoption of artificial intelligence in retailing. Digital Policy, Regulation and Governance. Wheeler, B. (2020, June 1). Post COVID-19, Self-service Kiosks Will Play a Bigger Role in Limited-Service Restaurants| Commentary | Kiosk Marketplace. https://www.kioskmarketplace.com/blogs/post-covid-19-self- service-kiosks-will-play-a-bigger-role in-limited-service-restaurants/. Yerpude, S., & Singhal, T. (2018). Customer service enhancement through on-road vehicle assistance enabled with internet of things (IoT) solutions and frameworks: A futuristic perspective. International Journal of Applied Business and Economic Research, 15(16), 551-565. Zamil, A. M. A., Al Adwan, A., & Vasista, T. G. (2020). Enhancing customer loyalty with market basket analysis using innovative methods: a python implementation approach. International Journal of Innovation, Creativity and Change, 14(2), 1351-1368. 60
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn