Bàn thêm về công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm
lượt xem 2
download
Bài viết Bàn thêm về công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm trao đổi một vài vấn đề cần quan tâm khi triển khai công tác thực tập sư phạm từ cái nhìn của một trường đại học sư phạm ở miền Trung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bàn thêm về công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm BÀN THÊM VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM TS. Tôn Thất Dụng Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Huế 1. Công tác đào tạo giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm của các trường sư phạm. Điều này đã được xác định rõ trong sứ mạng của các trường. Và để làm tốt sứ mạng của mình trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, những người làm công tác đào tạo giáo viên phải không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài việc tiếp cận với những tri thức mới liên quan đến các ngành học, bậc học, các trường sư phạm phải thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho giáo sinh. Thực tập sư phạm trở thành vấn đề được bàn luận khá nhiều trong các cuộc gặp gỡ, hội nghị, hội thảo với hy vọng là tìm ra được những chuẩn mực chung, những quy trình tối ưu.Tuy vậy, do những điều kiện riêng của từng trường và hoàn cảnh chung của cả nước, nên công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm vẫn còn những bất cập cần tiếp tục quan tâm giải quyết để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác này. Do khuôn khổ của Hội nghị, ở bài viết này chúng tôi chỉ trao đổi một vài vấn đề cần quan tâm khi triển khai công tác thực tập sư phạm từ cái nhìn của một trường đại học sư phạm ở miền Trung. 2. Điều đầu tiên cần quan tâm khi triển khai công tác thực tập là xác định chuẩn nghề nghiệp của các giáo viên bậc học. Điều này thiết nghĩ là vấn đề quan trọng trong công tác đào tạo giáo viên hiên nạy.Các văn bản pháp quy xác định chuẩn giáo viên ít nhiều đã được ban hành. Tuy vậy, vấn đề nầy vẫn còn những bất cập khi triển khai trong thực tế. Do những đổi thay về kinh tế xã hội và những đổi mới về công tác giáo dục nên những yêu cầu về chuẩn giáo viên vẫn thường xuyên có những điều chỉnh. Điều này là cần thiết nhưng cũng cần phải xác định những chuẩn mực chung để có thể hoàn thiện quy trình đào tạo nghề. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục ban hành chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên các bậc học, và hy vọng chúng ta sẽ có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình đào tạo, quy trình thực tập sư phạm theo những chuẩn mực chung. Thực tế cho thấy hiệu quả và chất lượng công tác thực tập sư phạm của chúng ta trong thời gian qua tùy thuộc vào kinh nghiệm của các trường và khả năng hợp tác giữa trường đại học sư phạm và các trường phổ thông. Chúng tôi nghĩ rằng để công tác đào tạo giáo viên đạt chất lượng cao cần thiết phải xác định chuẩn rõ ràng và có phương thức đào tạo mang tính chất chuyên nghiệp, tránh lối đào tạo theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Khi đánh giá chất lượng đào tạo chúng ta cần soi chiếu vào những chuẩn chung đã xác định để tránh cái nhìn cảm tính, tuỳ tiện.Trong thực tế, do những khó khăn riêng nên các trường sư phạm đang có xu hướng vươn lên để trở thành các trường đào tạo đa ngành nên sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề nói chung và công tác thực tập sư phạm 30
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm nói riêng không phải là không gặp những khó khăn nhất định. Quan sát thực tế chúng tôi thấy, đôi lúc các ngành ngoài sư phạm trong một trường lại thu hút sự quan tâm của cả người học, người dạy và người quản lý, tạo ra sức ép đối với công tác đào tạo giáo viên. Chúng tôi nghĩ cần quan tâm sâu hơn nữa đến công tác đào tạo giáo viên nói chung và công tác thực tập sư phạm nói riêng. Theo chúng tôi, việc xác định chuẩn giáo viên không nên dừng lại ở chuẩn bằng cấp mà quan trọng hơn là chuẩn năng lực liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Nếu có các chuẩn xác định thì công việc thực tập sư phạm sẽ được tổ chức bài bản hơn, khoa học hơn. 3.Thời gian qua công tác thực tập sư phạm của chúng ta được xác định là một khâu quan trọng trong đào tạo nghề và cũng là môi trường để sinh viên làm quen với hoạt động nghề nghiệp khi ra trường. Giáo sinh có 6 tuần trong suốt quá trình đào tạo đại học để làm công tác này, trong đó có hoạt động kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm. Dù thời gian không nhiều nhưng người học có điều kiện nắm bắt thực tiễn giảng dạy và công tác của một giáo viên tại trường phổ thông. Công việc này cũng tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa trường sư phạm và các trường phổ thông. Những kết quả thu được là rất đáng kể. Tuy vậy, nếu không ý thức rõ về chuẩn năng lực trong đào tạo nghề thì công việc thực hành nghề chỉ mang tính chất mô phỏng và dễ rơi vào con đường tiếp thu kinh nghiệm là chính. Thông thường,giáo sinh về thực tập sư phạm nghề nghiệp tại các trường phổ thông được đánh giá năng lực thông qua hai hoạt động giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Giáo sinh được thử thách qua các tiết dạy và thử làm giáo viên chủ nhiệm. Công việc này ít nhiều mang tính chất thử việc trước khi tham gia hoạt động nghề nhiều hơn là rèn luyện khả năng thực hành nghề. Do vậy, thiết nghĩ cần phải xác định rõ những năng lực mà giáo sinh cần có sau khi được đào tạo nghề và quá trình thực tập sư phạm là quá trình rèn luyện để hình thành các năng lực nghề nghiệp này. Có như vậy chúng ta mới có điều kiện đánh giá được thực chất kết quả thực tập sư phạm của giáo sinh ở các trường sư phạm.Phỏng vấn các giáo viên ở các trường phổ thông tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm về những năng lực nào đã có được của một sinh viên thực tập ta dễ nhận được kết quả; giảng dạy tương đối tốt và biết làm công tác chủ nhiệm. Nhưng nếu phỏng vấn sâu hơn: sinh viên đó có những năng lực cần thiết nào của người giáo viên, chúng ta lại dễ dàng nhận được một câu trả lời chung chung. Thực tế cho thấy, việc đánh giá năng lực của sinh viên thực tập sư phạm ít nhiều phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người hướng dẫn và có thể của một vài giáo viên khác thông qua chính kinh nghiệm của họ. Do vậy, cần xác định cụ thể những năng lực cần có của một giáo viên nói chung và năng lực thực hành nghề của một giáo viên ở một bậc học cụ thể.Kinh nghiệm của trường Đại học Postdam ( Germany) về đánh giá năng lực của giáo sinh thực tâp cũng đáng cho ta suy nghĩ thêm. Để đánh giá một sinh viên thực tâp họ đã xác định các năng lực của giáo viên như sau: + Năng lực giảng dạy ở cấp học mà mình phụ trách + Năng lực giáo dục học sinh 31
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm + Năng lực đánh giá + Năng lực canh tân + Năng lực tổ chức + Năng lực tư vấn. Từ những năng lực nêu trên họ xác định các phương thức rèn luyện kỹ năng cho các giáo sinh khi đang ngồi trong ghế nhà trường và trong thời gian tập sự nghề nghiệp. Cũng cần nói thêm là trong việc đánh giá TTSP của sinh viên chúng ta hiện nay một số vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Trong 6 năng lực được nêu ra trên đây, chúng ta mới chú ý nhiều đến năng lực giảng dạy và năng lực giáo dục học sinh. Các năng lực khác như: đánh giá, canh tân, tổ chức, tư vấn vẫn chưa được quan tâm một cách đồng bộ. Điều này làm hạn chế khả năng rèn luyện kỹ năng của một giáo sinh trong trường sư phạm. 4. Vấn đề đánh giá và xếp loại sinh viên trong công tác thực tập sư phạm cũng là vấn đề cần quan tâm thảo luận sâu hơn. Như đã nói ở trên, vấn đề này có mối quan hệ với vấn đề chuẩn đánh giá giáo viên ở phổ thông và năng lực của một sinh viên cần có trong qúa trình đào tạo giáo viên. Theo dõi thực tế việc đánh giá sinh viên thực tập sư phạm trong thời gian qua chúng tôi thấy vẫn có nhiều bất cập. Do quy mô đào tạo ngày càng tăng, số sinh viên tham gia TTSP trong từng đợt ngày càng nhiều. Để hướng dẫn và đánh giá sinh viên TTSP các trường sư phạm phải nhờ lực lượng đông đảo giáo viên ở các trường phổ thông, các trường tiểu học và các trường mẫu giáo tham gia. Đội ngũ này thường là những giáo viên có tay nghề tương đối tốt, có bề dày kinh nghiệm và có lòng yêu nghề. Chính những yếu tố này đã tạo tiền đề cho việc đánh giá năng lực của sinh viên ngày một chính xác hơn. Tuy vậy, nếu không có sự phối hợp đồng bộ giữa đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm với lực lượng giáo viên ở các trường phổ thông thì độ lệch trong đánh giá vẫn có thể xảy ra, và kết quả TTSP cũng có sự chênh lệch giữa các trường có sinh viên thực tập. Vấn đề đặt ra là phải xác định đúng mức chuẩn giáo viên của các cấp học, các ngành học và có cơ chế phối hợp trong kiểm tra đánh giá. Trường Đại học Sư phạm Huế hằng năm có khoảng trên 1000 sinh viên tham gia TTSP ở 30 trường PTTH, Tiểu học, Mầm non thuộc 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trường đã sử dụng phần mềm để phân sinh viên đi TTSP theo nguyên tắc chọn lựa đồng đều trình độ học lực của sinh viên giữa các trường thực tập và phân ngẫu nhiên. Cách làm này hạn chế những tiêu cực có thể xẩy ra trong quá trình tham gia TTSP và làm cho sinh viên quen dần với việc sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo sự phân công. Việc phân bố đồng đều trình độ học lực trong từng đoàn cũng góp phần tạo ra sự công bằng trong đánh giá, xếp loại. Theo dõi công tác TTSP trong nhiều năm chúng tôi thấy việc đánh giá năng lực sinh viên vẫn còn chưa phù hợp với thực tế. Kết quả TTSP của sinh viên năm cuối thường quá cao, tỷ lệ sinh viên giỏi và xuất sắc có khi lên đến hơn 70% . Điều này dễ dẫn đến sự chủ quan của sinh viên trong đào tạo nghề. Để việc đánh giá đúng thực chất, trên cơ sở thống kê năng lực học tập của sinh viên trong quá trình đào tạo nhà trường khống chế tỷ lệ sinh viên giỏi và xuất sắc trong các đoàn TTSP, quy định giỏi và xuất sắc không quá 40%, trong đó xuất sắc không quá 15%. Dù có nhiều ý kiến 32
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm bàn luận xung quanh vấn đề này, nhưng qua các hội nghị về TTSP, sau khi trao đổi với các Sở Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo các trường có sinh viên tham gia TTSP, Trường vẫn kiên trì thực hiện chủ trương này. Tất nhiên đây là quy định khung, trong thực tế điều hành, nếu sinh viên thực sự giỏi và xuất sắc trong công tác TTSP thì các đoàn vẫn có thể vượt khung. Quy định này tạo được mặt bằng chung trong việc đánh giá sinh viên thực tập giữa các đoàn và tạo sự công bằng trong công tác đào tạo giáo viên. Tuy vậy, trong thực tế cũng khó kiềm chế việc đánh giá quá cao kết quả thực tập của sinh viên. Nhiều trường vẫn cho rằng đây là hoạt động đánh gía năng lực làm thử của sinh viên và sinh viên đã bỏ nhiều công sức trong thời gian thực tập nên rất cần được ghi nhận. Qua mấy năm thực hiện chúng tôi thấy kết quả TTSP gần với thực chất hơn, sinh viên phải có nhiều cố gắng hơn trong công tác này. Dưới đây là kết quả đánh giá TTSP năm học 2006- 2007 của Trường. Bảng 1 Tổng hợp kết quả TTSP sinh viên hệ chính quy năm học 2006 - 2007 (Theo trường thực tập) Số SV Xếp loại TTSP Trường thực tập Theo Có Vắng Xuất sắc Giỏi Khá TB.Khá T.Bình Yếu TT DS mặt mặt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 THPT.Quốc Học 50 50 0 3 6.00 29 58.00 18 36.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 THPT.Hai Bà Tr- 2 ưng 50 50 0 2 4.00 35 70.00 12 24.00 1 2.00 0 0.00 0 0.00 3 THPT.Nguyễn Huệ 50 50 0 1 2.00 22 44.00 27 54.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 4 THPT.Gia Hội 46 46 0 2 4.35 22 47.83 21 45.65 1 2.17 0 0.00 0 0.00 THPT.Ph Đăng L- 5 ưu 50 50 0 4 8.00 30 60.00 15 30.00 1 2.00 0 0.00 0 0.00 6 THPT.Hương Thuỷ 40 40 0 0 0.00 23 57.50 17 42.50 0 0.00 0 0.00 0 0.00 7 THPT.Phú Bài 44 44 0 0 0.00 32 72.73 12 27.27 0 0.00 0 0.00 0 0.00 THPT.An Lương 8 Đông 41 41 0 1 2.44 23 56.10 17 41.46 0 0.00 0 0.00 0 0.00 9 THPT.Phú Lộc 41 41 0 0 0.00 31 75.61 10 24.39 0 0.00 0 0.00 0 0.00 10 THPT.Hương Vinh 41 41 0 3 7.32 23 56.10 15 36.59 0 0.00 0 0.00 0 0.00 THPT.Đặng Huy 11 Trứ 46 46 0 3 6.52 27 58.70 16 34.78 0 0.00 0 0.00 0 0.00 12 THPT.Ng Đ Chiểu 40 40 0 2 5.00 24 60.00 14 35.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 13 THPT.Phong Điền 41 41 0 2 4.88 23 56.10 16 39.02 0 0.00 0 0.00 0 0.00 14 PTDT NT TT Huế 2 2 0 0 0.00 0 0.00 2 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 THPT.TX.Quảng 15 Trị 45 45 0 5 11.11 31 68.89 9 20.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 16 THPT.Đông Hà 41 41 0 5 12.20 17 41.46 19 46.34 0 0.00 0 0.00 0 0.00 17 THPT.Lê Lợi 40 40 0 0 0.00 23 57.50 16 40.00 1 2.50 0 0.00 0 0.00 18 THPT.Vĩnh Linh 38 38 0 0 0.00 26 68.42 12 31.58 0 0.00 0 0.00 0 0.00 19 THPT.Đồng Hới 36 36 0 0 0.00 19 52.78 17 47.22 0 0.00 0 0.00 0 0.00 33
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm THPT.Số 1 Bố 20 Trạch 38 37 1 3 8.11 21 56.76 12 32.43 1 2.70 0 0.00 0 0.00 21 TH.Vĩnh Lợi 24 24 0 4 16.67 11 45.83 9 37.50 0 0.00 0 0.00 0 0.00 22 TH. Phú Cát 23 23 0 4 17.39 10 43.48 9 39.13 0 0.00 0 0.00 0 0.00 23 TH.Dương Nỗ 22 22 0 2 9.09 10 45.45 10 45.45 0 0.00 0 0.00 0 0.00 24 MN. Hoa Mai 22 22 0 1 4.55 10 45.45 11 50.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 25 Mầm non I 20 19 1 0 0.00 8 42.11 11 57.89 0 0.00 0 0.00 0 0.00 26 Mầm non II 20 20 0 1 5.00 11 55.00 8 40.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 27 ĐHSP Huế 8 8 0 0 0.00 2 25.00 6 75.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 28 CĐSP Huế 12 12 0 7 58.33 5 41.67 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 29 Đại học Hà Tĩnh 12 12 0 0 0.00 11 91.67 1 8.33 0 0.00 0 0.00 0 0.00 30 CĐSP Nghệ An 12 12 0 6 50.00 6 50.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Tổng cộng: 995 993 2 61 6.14 565 56.90 362 36.46 5 0.50 0 0.00 0 0.00 Bảng 2 Tổng hợp kết quả TTSP sinh viên hệ chính quy năm học 2006 - 2007 (Theo ngành đào tạo) Số SV Xếp loại TTSP Khoa/Bộ môn Theo Có Vắng Xuất sắc Giỏi Khá TB.Khá T.Bình Yéu TT DS mặt mặt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Khoa Toán 92 92 0 6 6.52 46 50.00 39 42.39 1 1.09 0 0.00 0 0.00 2 Khoa Tin học 119 119 0 5 4.20 66 55.46 48 40.34 0 0.00 0 0.00 0 0.00 3 Khoa Vật lý 101 101 0 2 1.98 61 60.40 36 35.64 2 1.98 0 0.00 0 0.00 4 Khoa Hoá 39 39 0 4 10.26 23 58.97 12 30.77 0 0.00 0 0.00 0 0.00 5 Khoa Sinh 59 59 0 1 1.69 36 61.02 22 37.29 0 0.00 0 0.00 0 0.00 6 Khoa SP KTNL 48 48 0 3 6.25 31 64.58 14 29.17 0 0.00 0 0.00 0 0.00 7 Khoa Ngữ văn 107 107 0 5 4.67 64 59.81 38 35.51 0 0.00 0 0.00 0 0.00 8 Khoa Lịch sử 52 52 0 0 0.00 32 61.54 19 36.54 1 1.92 0 0.00 0 0.00 9 Khoa Địa lý 99 99 0 8 8.08 57 57.58 34 34.34 0 0.00 0 0.00 0 0.00 10 Khoa Tâm lý GD 44 44 0 13 29.55 24 54.55 7 15.91 0 0.00 0 0.00 0 0.00 11 Khoa GDCT 104 103 1 2 1.94 65 63.11 35 33.98 1 0.97 0 0.00 0 0.00 12 Khoa GD Tiểu học 69 69 0 10 14.49 31 44.93 28 40.58 0 0.00 0 0.00 0 0.00 13 Ngành SPMG 62 61 1 2 3.28 29 47.54 30 49.18 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Tổng cộng: 995 993 2 61 6.14 565 56.90 362 36.46 5 0.50 0 0.00 0 0.00 Dù đã khống chế như vậy nhưng qua bảng kết quả này chúng ta vẫn thấy tỷ lệ sinh viên đạt khá giỏi lên đến 63,04%. Tuy vậy số lượng này so với năm trước có giảm hơn ít nhiều ( năm trước là 66,34 %). Nếu so với trình độ học lực của sinh viên tỷ lệ này vẫn quá cao. 34
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 5. Trong quá trình triển khai công tác TTSP Trường luôn quan tâm đến ý kiến phản hồi từ trường phổ thông để điều chỉnh những nội dung cho phù hợp với thực tế. Nếu biết lắng nghe ý kiến từ các trường thuộc mạng lưới thực hành sư phạm thì công tác TTSP sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Mỗi năm trường ĐHSP Huế tổ chức một hội nghị về công tác TTSP để nghe ý kiến của các đơn vị phối hợp làm công tác TTSP và thông qua các phiếu nhận xét của các tổ trưởng bộ môn ở các trường PT, Trường không ngừng đổi mới công tác này. Ví dụ năm học qua các trường có sinh viên TTSP đã nêu một số ý kiến rất đáng quan tâm như sau: - Nên tăng cường cho sinh viên nghiên cứu sâu chương trình phân ban trước khi đi TTSP. - Cần tổ chức cho sinh viên tập giảng ở trường đại học nhiều hơn , tập giảng trên nhiều loại giáo án, trong đó lưu ý cả những bài giảng thực hành, bài hướng dẫn ôn tập, hướng dẫn cách ra đề thi và đáp án kiểm tra một tiết…Đối với sinh viên ngành Địa Lý cần chú ý rèn luyên kỹ năng khai thác bản đồ khi giảng dạy. - Đối với ngành SP Mẫu giáo: Đề nghị tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế hoạt động ở các trường mầm non nhiều hơn; bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi dạy học phù hợp với yêu cầu của ngành học; có thể giảm bớt giờ TTGD hoạt động chung từ 7 tiết xuống 5 tiết - Cần tăng cường cho sinh viên tiếp cận với công tác đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, cần trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại và đồ dùng dạy học cho sinh viên. - Cần nghiên cứu để vận dụng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định vào xây dựng tiêu chí đánh giá cho sinh viên thực tập để phù hợp hơn đối với trường THPT (gồm 5 mặt: nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kết quả với thang điểm 20). -Tăng cường cho sinh viên hiểu biết và những kỹ năng tổ chức tiết sinh hoạt lớp và tổ chức các hoạt động ngoài giờ ở trường phổ thông. Những ý kiến nêu trên cần được quan tâm để sinh viên có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình trong công tác TTSP. Trên đây là một số ý kiến bàn thêm về công tác TTSP của các trường sư phạm. Hy vọng qua hội thảo này chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm, những phương thức hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay. 35
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công tác biên tập truyền thông đại chúng
26 p | 788 | 220
-
Bài giảng Bài 8: Tổ chức cơ sở Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở - Lê Văn Khuyên
47 p | 1454 | 158
-
Bài giảng Quản trị Công tác xã hội – Chương 1: Khái quát về quản trị trong CTXH
30 p | 604 | 82
-
Bài giảng Công tác xã hội với các cá nhân và gia đình: Phần 2 - Tôn-Nữ Ái-Phương
33 p | 270 | 68
-
Công tác xã hội nhập môn - ThS. Lê Chí An
210 p | 282 | 39
-
Tư tưởng cơ bản của Ph. Ăngghen về tôn giáo - Cơ sở lí luận khoa học nhận thức mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo
8 p | 165 | 23
-
Bài giảng Vấn đàm trong công tác xã hội
26 p | 175 | 20
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đôi điều góp bàn thêm
6 p | 137 | 16
-
Vận động chính sách cho công cuộc phòng chống HIV xuất phát từ cộng đồng
51 p | 71 | 12
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
37 p | 37 | 10
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
69 p | 49 | 8
-
Tài liệu giảng dạy môn Công tác xã hội trường học
52 p | 35 | 7
-
Giáo trình Chính sách xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 26 | 5
-
Giáo trình Chính sách xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương Ia
56 p | 27 | 3
-
Giáo dục đại học tư thục: Góc nhìn từ thực tiễn
4 p | 9 | 3
-
Vấn đề người đánh giá trong đánh giá sinh viên thực tập sư phạm
3 p | 7 | 2
-
Ban tổ chức tỉnh ủy Hà Tây làm tốt công tác thống kê
7 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn