Vấn đề người đánh giá trong đánh giá sinh viên thực tập sư phạm
lượt xem 2
download
Bài viết Vấn đề người đánh giá trong đánh giá sinh viên thực tập sư phạm bàn sâu về khía cạnh người đánh giá trong quá trình đánh giá sinh viên thực tập sư phạm. Tác giả kiến nghị thay đổi quy chế đánh giá sinh viên trong thực tập sư phạm để có thêm nhiều luồng thông tin được tham khảo trong quá trình đánh giá, biến đánh giá thành một cơ hội để sinh viên nhận thức và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp và nhân cách của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề người đánh giá trong đánh giá sinh viên thực tập sư phạm
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm VẤN ĐỀ NGƯỜI ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN THỰC TẬP SƯ PHẠM Th.S. Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang Viện Nghiên cứu Giáo dục TÓM TẮT: Đánh giá sinh viên trong thực tập sư phạm đang bị mất đi ý nghĩa đích thực của nó mà chỉ còn là một khâu mang tính thủ tục. Bài viết bàn sâu về khía cạnh người đánh giá trong quá trình đánh giá sinh viên thực tập sư phạm. Tác giả kiến nghị thay đổi quy chế đánh giá sinh viên trong thực tập sư phạm để có thêm nhiều luồng thông tin được tham khảo trong quá trình đánh giá, biến đánh giá thành một cơ hội để sinh viên nhận thức và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp và nhân cách của mình. Đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thực tập của sinh viên đại học sư phạm. Đánh giá tạo ra cơ hội cho người sinh viên sư phạm tự nhìn lại quá trình rèn luyện để trở thành nhà giáo của mình, nhận ra những mặt mạnh của chính mình, từ đó có kế hoạch phấn đấu lâu dài trong sự nghiệp của cá nhân khởi đầu với vai trò là một giáo viên trường phổ thông, mầm non, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Hiện nay một hiện tượng thường gặp ở các trường sư phạm là kết thúc mỗi đợt thực tập có đến hơn 50% sinh viên tham gia thực tập được xếp loại giỏi. Điều đó khiến cho những sinh viên đã nỗ lực chẳng thấy tự hào, và những sinh viên đã không có nhiều cố gắng cũng không mấy băn khoăn. Trên thực tế, đánh giá sinh viên trong thực tập sư phạm đang bị mất đi ý nghĩa đích thực của nó mà chỉ còn là một khâu mang tính thủ tục. Nguyên nhân nào đã đưa đến tình trạng này? Làm thế nào để quá trình đánh giá sinh viên trong thực tập sư phạm được thực hiện theo đúng ý nghĩa đích thực của nó? Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin bàn sâu về khía cạnh người đánh giá trong quá trình đánh giá sinh viên thực tập sư phạm. Trong Quy chế Thực tập sư phạm của một số trường đại học sư phạm có quy định rõ: Tất cả các nội dung thực tập của sinh viên đều được đánh giá cho điểm, tính hệ số và lấy một điểm tổng hợp chung, sau đó việc xếp loại thực tập sư phạm sẽ dựa trên điểm số tổng hợp chung này. Quy chế cũng quy định rõ các loại điểm số dành cho sinh viên trong thực tập sư phạm bao gồm: - Điểm đánh giá tổng hợp công tác giảng dạy: do Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy đề nghị. - Điểm đánh giá tổng hợp công tác chủ nhiệm: do Tổ trưởng chủ nhiệm và giáo viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm đề nghị. - Điểm cả đợt: do Trưởng Ban chỉ đạo thực tập ở trường phổ thông quyết 40
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm định trên cơ sở tính trung bình cộng của điểm thực tập giảng dạy (hệ số 2) và điểm thực tập chủ nhiệm (hệ số 1) cộng (hoặc trừ) điểm thưởng/phạt (do Trưởng Ban chỉ đạo căn cứ các đề nghị của các Tổ trưởng chuyên môn mà quyết định và công bố công khai trước toàn thể sinh viên trong đoàn theo tiêu chuẩn cụ thể đã được quy định). Như vậy, điểm số của sinh viên thực tập sư phạm hoàn toàn do các giáo viên trường phổ thông, mầm non, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nơi sinh viên đến thực tập quyết định căn cứ trên các tiêu chuẩn do trường đại học sư phạm yêu cầu. Trường đại học sư phạm hoàn toàn có thể tin tưởng vào năng lực của các giáo viên lành nghề ở phổ thông để các tiêu chuẩn được hiểu đúng và được vận dụng đúng nhằm đảm bảo đảm bảo tiến trình đánh giá được khách quan và công bằng. Thế nhưng kết quả đánh giá thực tập sư phạm kém tính phân hoá sinh viên khiến chúng tôi quan tâm đến một số vấn đề sau đây: - Thứ nhất: Trong khi các giảng viên trường sư phạm không tham gia đánh giá, các giáo viên trường phổ thông (mầm non, cao đẳng) nơi sinh viên đến thực tập sư phạm có thể chưa có đủ thời gian để hiểu được năng lực và nhu cầu của từng sinh viên, và do đó quá trình đánh giá trong thực tập sư phạm không có tính lịch sử, không đánh giá được sự tiến bộ của sinh viên thì sẽ rất khó để các giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm đưa ra những góp ý mang tính cố vấn cho quá trình rèn luyện tiếp theo của sinh viên. - Thứ hai: Sinh viên không được tham gia hiệu quả vào tiến trình đánh giá, không có điểm số cho sinh viên tự đánh giá và sinh viên đánh giá bạn bè. Tự đánh giá giúp sinh viên có cơ hội nhìn lại quá trình làm việc của mình, từ việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương pháp, đến các thức đánh giá học sinh. Tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của bạn bè giúp sinh viên nhận thức sâu sắc hơn về các điểm mạnh trong năng lực của bản thân và khả năng phát triển của mình. Mặc dù các sinh viên được biên chế thành các nhóm trong quá trình thực tập nhưng hầu như mọi đánh giá đều là đánh giá cá nhân, không có sự chú ý đúng mức đến kỹ năng và hiệu quả làm việc theo nhóm của sinh viên. Điều này cũng khiến các sinh viên sau khi trở thành giáo viên có xu hướng duy trì thói quen làm việc độc lập, ít quan tâm đến việc phối hợp làm việc với đồng nghiệp cũng như nhiệm vụ hướng dẫn kỹ năng làm việc hợp tác cho học sinh của mình. - Thứ ba: Quá trình đánh giá sinh viên thực tập sư phạm cũng không có quy định nào liên quan đến việc giáo viên hướng dẫn phải quan tâm đến ý kiến phản hồi của học sinh về hoạt động của các sinh viên thực tập sư phạm. Trong khi ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động của giảng viên luôn cho thấy rằng đây là một kênh quan trọng để đánh giá giảng viên thì việc tổ chức lấy ý kiến của học sinh về hoạt động của sinh viên thực tập sư phạm 41
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm cũng phải được xem xét việc này cần được tổ chức một cách khoa học và thận trọng. - Cuối cùng: Từ sự trải nghiệm của bản thân trong quá trình công tác ở các trường sư phạm, chúng tôi nhận thấy rằng: Mặc dù các giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm ở trường phổ thông (mầm non, cao đẳng) nơi sinh viên đến thực tập đang đóng vai trò là người thợ cả nơi xưởng sản xuất để giúp trường sư phạm thực hiện khâu cuối cùng trong chức năng “máy cái” của mình, nhưng các trường này không xem các sinh viên thực tập sư phạm cũng là các sản phẩm đào tạo của chính họ. Các trường cũng không đánh giá sinh viên thực tập với thái độ của người sử dụng lao động, khi cần tuyển dụng giáo viên mới, họ sẽ có cách đánh giá khác. Chúng tôi thiết nghĩ: Chúng ta đánh giá sinh viên không chỉ nhằm để xếp họ vào một thang bậc có sẵn: xuất sắc, giỏi, khá,… mà quan trọng hơn chúng ta muốn người học nhận ra điểm mạnh của chính bản thân họ và có chiến lược phát triển cá nhân đúng đắn. Chúng ta cũng không đánh giá sinh viên để giới thiệu với xã hội rằng: đây là những sản phẩm “hạng nhất” hay là “hạng hai” của chúng tôi, mà chúng ta phải giới thiệu với nhà tuyển dụng rằng: sinh viên của chúng tôi có những năng lực gì. Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn các nhà quản lý thay đổi quy chế đánh giá sinh viên trong thực tập sư phạm để có thêm nhiều luồng thông tin được tham khảo trong quá trình đánh giá, biến đánh giá thành một cơ hội để sinh viên nhận thức và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp và nhân cách của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Quy chế thực tập sư phạm, http://www.hueuni.edu.vn/ 2) Sherri Quinones, Rita Kihstein (2007), An Educator’s Guide to Evaluating, US Department of Education 3) Matt Greenwell (2007), Ideas and Best Practices for Evaluating Faculty Teaching 42
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học: Phần 1
55 p | 950 | 172
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Mầm non - Modul 33: Đánh giá trong giáo dục mầm non
38 p | 1596 | 143
-
Module MN 33: Đánh giá trong giáo dục mầm non - Phan Lan Anh
38 p | 760 | 47
-
Ngôn ngữ mang chức năng phán xét, đánh giá trong văn bản bình luận về xã hội trên báo chí Tiếng Anh và Tiếng Việt
11 p | 153 | 20
-
Bài giảng Đánh giá trong giáo dục mầm non - ĐH Phạm Văn Đồng
105 p | 108 | 16
-
Đổi mới kiểm tra đánh giá: Từ thực tế của các lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên tiểu học
10 p | 143 | 13
-
Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông
8 p | 53 | 5
-
Các hình thức tổ chức dạy học trong mối quan hệ với phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ
15 p | 115 | 5
-
Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu tác phẩm văn học ở Trung Quốc
12 p | 28 | 4
-
Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng trong thực tiễn giáo dục đại học
10 p | 40 | 4
-
Mấy vấn đề về hệ giá trị Việt Nam
7 p | 25 | 4
-
Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non: Phần 1
95 p | 25 | 4
-
Khái quát tình hình phát triển và ứng dụng lý thuyết đánh giá trong nghiên cứu ngôn ngữ ở Trung Quốc
14 p | 108 | 4
-
Đánh giá năng lực người học và một số vấn đề cần lưu ý khi vận dụng tại trường Đại học Quy Nhơn
14 p | 12 | 3
-
Vận dụng phương pháp đánh giá xác thực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
9 p | 67 | 3
-
Mô hình kiểm tra đánh giá trong học chế tín chỉ
13 p | 43 | 2
-
Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học áp dụng với sinh viên ngành sư phạm ngữ văn nhằm phát triển năng lực người học
5 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn