intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn tiếp về tác phẩm ‘Thầm lặng’ HC Vàng cuộc thi ‘Chân dung con người Việt Nam hôm nay’

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm "Thầm lặng” của tác giả Diệp Đức Minh Trên Tạp chí Nhiếp ảnh tháng 3 năm 2011 vừa qua, trong bài viết “Ảnh chân dung nghệ thuật”, nhà LLPB nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã phân tích và khẳng định những giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng như: “Nữ dân quân”, “Đi trực chiến”, “Nụ cười chiến thắng”, “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”… Cũng trong bài viết đó, nhà LLPB nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường có liên hệ và đưa ra những lời nhận xét chưa xác đáng về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn tiếp về tác phẩm ‘Thầm lặng’ HC Vàng cuộc thi ‘Chân dung con người Việt Nam hôm nay’

  1. Bàn tiếp về tác phẩm ‘Thầm lặng’ HC Vàng cuộc thi ‘Chân dung con người Việt Nam hôm nay’ Tác phẩm "Thầm lặng” của tác giả Diệp Đức Minh Trên Tạp chí Nhiếp ảnh tháng 3 năm 2011 vừa qua, trong bài viết “Ảnh chân dung nghệ thuật”, nhà LLPB nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã phân tích và khẳng định những giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng như: “Nữ dân quân”, “Đi trực chiến”, “Nụ cười chiến thắng”, “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”… Cũng trong bài viết đó, nhà LLPB nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường có liên hệ và đưa ra những lời nhận xét chưa xác đáng về tác phẩm “Thầm lặng” của tác giả Diệp Đức Minh, đoạt huy chương Vàng của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc năm 2010 với chủ đề “Chân dung con người Việt Nam hôm nay”.
  2. Đọc bài viết đó tôi thấy, những lập luận của nhà LLPBNA Trần Mạnh Thường hoàn toàn đúng trên cở sở… lý thuyết. Còn trong thực tiễn, có những công việc, trong đó có phòng cháy chữa cháy nhiều khi không nhất thiết phải áp dụng lý thuyết một cách khắt khe. Trong bài viết, để có cơ sở đánh giá về tác phẩm “Thầm lặng”, nhà LLPBNA Trần Mạnh Thường đã phải dựa vào những ý kiến phân tích của một người lính cứu hỏa để từ đó đưa ra kết luận: “đây là một bức ảnh SAI SỰ THẬT”. Riêng tôi, là lớp hậu sinh, tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, tôi lại từng là học trò của nhà LLPBNA Trần Mạnh Thường, nhưng với kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình, tôi khẳng định bức ảnh “Thầm lặng” của tác giả Diệp Đức Minh hoàn toàn không dàn dựng. Bởi nếu dàn dựng, tác giả Diệp Đức Minh - một phóng viên ảnh có nghề hiện đang công tác tại báo Thanh Niên, không dại gì lại tự hạ thấp nghiệp vụ của mình, dàn dựng tác phẩm để bộc lộ những điểm yếu trong thao tác của nhân vật như lời nhận xét của nhà LLPBNA Trần Mạnh Thường: “đôi mắt nhắm lại, miệng há to như gào thét…” và “vòi nước thì phun về phía trước… nhưng mặt người chữa cháy lại quay về phía máy ảnh”. Nếu là dàn dựng, tôi tin rằng “Thầm lặng” sẽ là bức ảnh “đèm đẹp”, chỉn chu trong từng thao tác của người chiến sĩ và nó sẽ giống như những gì mà nhà LLPBNA Trần Mạnh Thường phác họa. Đó là hình ảnh người chiến sĩ trong trang phục chống nóng từ đầu tới chân và đang gồng sức, hai tay ôm chặt vòi rồng hướng về phía đám cháy (bởi theo nhà LLPBNA Trần Mạnh Thường, khi đó “nước phun ra với áp suất cực mạnh, vòi nước rung lên, nếu cầm không chắc, vòi có thể văng ra…”),
  3. đôi mắt đăm đăm nhìn vào đám cháy như nhìn… kẻ thù. Những hình ảnh theo mô típ đó cũng đã từng xuất hiện ở không ít tác phẩm trước đây. Với “Thầm lặng”, có thể có chi tiết chưa chuẩn so với lý thuyết trong thao tác của người lính cứu hỏa, nhưng nó có thật trong một sự kiện thật, bối cảnh thật, và cái quan trọng là nó mang đến cho người xem cảm xúc thật. Có thể tác phẩm “Thầm lặng” chưa đạt đến vẻ toàn mĩ, nhưng tác giả Diệp Đức Minh đã ghi lại, đã xây dựng được một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, đó là hình ảnh người lính phòng cháy chữa cháy quả cảm chiến đấu với giặc lửa, lao mình vào hiểm nguy để cứu người, cứu cái còn trong cái mất…
  4. Bối cảnh đám cháy - Ảnh: Diệp Đức Minh Tôi không tin khi đối diện với cái nóng hừng hực của lửa và cái mùi khét lẹt của khói, cùng vô số những hiểm nguy vô hình trong một đám cháy lớn mà tác giả Diệp Đức Minh lại đủ thời gian và còn bình tĩnh để dàn cảnh chụp ảnh. Chỉ có thể tin đó là một khoảnh khắc đẹp mà Diệp Đức Minh đã may mắn “chộp” được khi anh được phân công đi chụp ảnh, đưa tin về vụ cháy nhà bên dòng Kênh Tẻ, ở đường Trần Xuân Soạn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh… Bối cảnh thực, con người thực và đặc biệt là hành động thực đã tạo nên thành công chung cho bức ảnh. Mới đây, tại lễ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh “Chân dung con người Việt Nam hôm nay” tại TP. Hồ Chí Minh, cùng với tác giả Diệp Đức Minh, thiếu úy Nguyễn Hữu Đạo, nhân vật trong bức ảnh; Thượng tá Đặng Thanh Đủ, trưởng phòng Cảnh sát PC&CC quận 4. TP. Hồ Chí Minh và đại diện Lãnh đạo Sở Cảnh sát PC&CC TP. HCM cũng có mặt. Tác giả Diệp Đức Minh cho biết, phải khó khăn lắm anh mới tiếp cận được với những người lính cứu hỏa (vì tính chất công việc, lực lượng cảnh sát phải phong tỏa hiện trường). Anh loay hoay tìm chỗ đứng, chọn góc chụp và đã ghi lại hình ảnh trung thực về công việc của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Tác giả cũng đã đưa ra hàng loạt bức ảnh chụp trong vụ cháy đó. Thiếu úy Nguyễn Hữu Đạo đã thừa nhận, trong lúc làm nhiệm vụ, anh không hề biết tác giả Diệp Đức Minh đã chụp mình khi cuộc chiến với giặc lửa đang diễn ra. Cho đến chiều
  5. ngày 11/03/2011, khi tác giả Diệp Đức Minh đến tìm và mời tới dự lễ trao giải thì Nguyễn Hữu Đạo mới biết mình là nhân vật trong bức ảnh… Về nguồn gốc của ca nước mà thiếu úy Nguyễn Hữu Đạo cầm trên tay, Thượng tá Đặng Thanh Đủ - chỉ huy chữa cháy, giải thích: “Khi đám cháy đã được khống chế (người xem ảnh có thể phân biệt lửa đã được khống chế dựa vào khói: khói đen là khi lửa đang bốc lên, còn khói trắng là khi lửa đã được dập tắt. Trong bức ảnh “Thầm lặng” người xem có thể thấy khói trắng đang bốc lên) cũng là lúc lực lượng tác chiến đã bị mất nước. Chứng kiến cảnh vất vả, mệt mỏi của các chiến sĩ, người dân đã mang thùng nước đến tiếp tế, lúc này chiến sĩ Nguyễn Hữu Đạo mới uống ca nước tiếp tế của nhân dân, sau đó hắt lên mặt nhằm giảm cái nóng và sự mất nước…”. Thượng tá Đặng Thanh Đủ cũng lý giải về kỹ thuật cầm lăng (vòi rồng) của người chiến sĩ trong bức ảnh là không sai. Bởi trên lý thuyết khi tham gia chữa cháy, sau khi rải vòi, cầm lăng và có lệnh của chỉ huy, người chiến sĩ phải kẹp vòi vào nách, hoặc vắt qua vai, hai tay ôm lăng hướng vào đám cháy. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào cũng áp dụng cứng nhắc như vậy, nhất là khi đám cháy đã được khống chế… Thượng tá Đặng Thanh Đủ còn chia sẻ: “Nhiều lần, trong những buổi diễn tập tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, chúng tôi đã được một vài nhiếp ảnh gia dàn dựng chụp ảnh. Những bức ảnh đó đều rất đẹp nhưng chưa có bức ảnh nào đẹp bằng bức ảnh mà tác giả Diệp Đức Minh đã chụp. Cám ơn tác giả Diệp Đức Minh đã khắc họa được bức chân dung chiến
  6. sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy rất chân thật, đẹp đẽ và xúc động...”. Rõ ràng, tác phẩm “Thầm lặng” của tác giả Diệp Đức Minh đã phản ánh chân thật và sinh động về công việc của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Đó là lý do tác phẩm “Thầm lặng” đã vượt lên trên 4111 tác phẩm của 766 tác giả để đoạt giải Vàng trong một cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật danh giá mang tầm cỡ quốc gia với chủ đề: “Chân dung con người Việt Nam hôm nay”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2