4. Diễn đàn<br />
<br />
BÀN VỀ THUẬT NGỮ NHÃN KHOA:<br />
MI, MÍ VÀ … THỂ MI<br />
NGUYỄN DUY TÂN<br />
<br />
Trong bài này chúng tôi xem xét tiếp đến những từ đã và đang được dùng lẫn lộn<br />
với nhau trong việc đặt tên, làm danh từ giải phẫu của mắt, chẳng những đã khiến cho<br />
tiếng nhãn khoa không thống nhất trên cả nước mà còn làm sai lệch ngữ nghĩa tiếng<br />
Việt.<br />
MI HAY MÍ CỦA MẮT?<br />
Thực ra, từ mi (mắt) vốn được dùng trong tiếng Việt phổ thông và được lấy làm<br />
thuật ngữ ở miền Bắc (trước thống nhất), ứng với gốc Latinh (L): palpebra và gốc Hy<br />
Lạp (Hy): blepharon. Từ điển Y Dược Pháp-Việt 1976 [16] ghi: paupière (Lt. palpebra)<br />
= mi mắt; palpébral = (thuộc) mi mắt; artère palpébrale = động mạch mi mắt, và<br />
blépheroplastie = (thủ thuật) tạo mi.<br />
Tuy nhiên ở miền Nam (dưới chế độ cũ), các nhà nhãn khoa lại đề xuất từ mí<br />
(mắt) để gọi bộ phận giải phẫu này [4]. Từ đó danh từ mí được áp dụng rộng rãi và lưu<br />
truyền đến ngày nay ở phía Nam, không chỉ trong nhãn khoa mà cả giải phẫu học, thậm<br />
chí còn ảnh hưởng đến vài người ở Bắc [8,14]. Có lẽ các tác giả đầu tiên đã nghĩ rằng từ<br />
mí này phù hợp với tiếng dân gian ở đây hơn. Nhưng tiếc rằng thực tế không phải như<br />
vậy, nếu xem xét ngữ nghĩa đích thực của từng từ: mi và mí.<br />
<br />
Mi<br />
Từ điển Tiếng Việt 2000<br />
mi là:<br />
1.<br />
<br />
[27]<br />
<br />
cũng như Đại từ điển Tiếng Việt<br />
<br />
[28]<br />
<br />
đều giải nghĩa<br />
<br />
Mảng da bảo vệ mắt, cử động được, khép mở tự nhiên. (Thí dụ) Khép mi<br />
mắt. Mi sưng húp vì thiếu ngủ [đáng lẽ nói “vì khóc nhiều” thì “lâm sàng”<br />
hơn. NDT.]<br />
<br />
2.<br />
<br />
Lông mi (nói tắt). (Td) Hàng mi cong.<br />
<br />
97<br />
<br />
Ứng dụng từ mi vào thuật ngữ y học, làm danh từ giải phẫu để gọi phần phụ cận<br />
đó của mắt là chính xác và hoàn toàn phù hợp với ngữ nghĩa của tiếng Việt phổ thông.<br />
Về mặt giải phẫu học, từ mi cũng không có nghĩa nào khác.<br />
Nhưng có một chữ Hán, đọc theo âm Hán-Việt là “mi”, có nghĩa: lông mày. Từ<br />
này chỉ gặp trong văn học cổ, luôn luôn trong dạng thành ngữ, như nga mi: lông mày<br />
(dài và cong) như râu con (bướm) ngài; liễu mi: lông mày như lá liễu; tu mi: râu (và)<br />
lông mày (rậm), chỉ người đàn ông [29,31]. Những thành ngữ gốc Hán ấy đã được Việt<br />
hoá hoàn toàn trong văn học nước ta: mày ngài (“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở<br />
nang” – Truyện Kiều); mày liễu (“Thấy con mày liễu mặt hoa võ vàng” – Tống TrânCúc Hoa); mày râu (“Anh hùng đâu cứ phải mày râu” – Tố Hữu) v.v… Cho nên hiện<br />
nay chữ “mi” nghĩa Hán không có mặt trong tiếng Việt đương đại (còn người Hoa thì<br />
nói là méi – theo phiên âm TQ). Vậy không cần thiết phải tránh nhầm lẫn với chữ mi<br />
Việt có định nghĩa như trên, bằng cách thay chữ mi bằng chữ mí.<br />
<br />
Mí<br />
Còn mí là một từ cũng đã có nghĩa rõ ràng, như được giải trong Từ điển Tiếng Việt<br />
2000 và Đại từ điển Tiếng Việt (sđd):<br />
1.<br />
Mí: Nếp gấp của mi mắt. (Td) Mắt một mí.<br />
2.<br />
Mí: (phương ngữ) Rìa, bìa, mép ngoài cùng (hoặc) mức, ranh. (Td) Mí làng;<br />
gặp nhau ở mí rừng, đứng sát mí nước đợi đò; kéo mí chăn đắp lên cổ.<br />
(Nghĩa bóng): chút ít ở phía ngoài: nói mí như vậy người ta cũng hiểu.<br />
Với nghĩa 1, “mắt một mí” là một thí dụ điển hình, chứng minh “mí” không phải<br />
là cả mi mắt, và từ mí không thay thế được cho mi. Bởi vì, nếu thực sự làm được như<br />
vậy (gọi mi là “mí”) thì lời nói phổ thông kia phải ám chỉ một con mắt không bình<br />
thường: mỗi mắt bình thường đều có một cặp “mí” (trên và dưới), mắt chỉ có một mí là<br />
con mắt … mang dị tật bẩm sinh. Trái lại câu dân gian “đôi mắt bồ câu một mí” chính là<br />
mô tả nét đẹp đặc trưng của đôi mắt Á đông (ở người phương Tây mi mắt luôn có hai<br />
nếp, ta gọi là “mí đôi”). Cho nên trong nước đã có lúc người ta đua nhau đi “cắt mí” để<br />
tạo cho mi mắt một nếp thứ hai (giống “đầm”). Vậy mí chỉ là một nếp của da mi, một<br />
“mép” da đúng với nghĩa rộng của từ mí (nghĩa 2).<br />
Trong nghĩa 2 này, mí chỉ thường dùng tại một số địa phương (phương ngữ).<br />
Ngoài các thí dụ của từ điển, ở Nam bộ người ta còn nói “mí chiếu”, “hớt mí” (xén cho<br />
bằng) hoặc với nghĩa bóng: “sát mí” (hạn định). Hiện thời đang có một từ khá phổ biến,<br />
thường thấy trên báo chí (cả nước) và cũng rất tiêu biểu, là “bật mí” = chỉ hé mở, tiết lộ<br />
một chút thôi về một việc đang giữ kín. Như vậy mí luôn luôn có nghĩa gợi ý “ở phía<br />
ngoài cùng của một bề mặt”, tương tự như “mé” hay “bờ”, và phù hợp với nếp da của<br />
mi mắt (nghĩa 1).<br />
<br />
98<br />
<br />
Vậy “mí mắt” là gì?<br />
Có bạn hỏi: “Trên thực tế nhiều khi nghe người ta cũng nói “mí mắt”, vì sao?”<br />
Quả là có như vậy. Tiếng đó có thể lý giải với 3 loại nguyên nhân thực tiễn: có<br />
khả năng là do cả ba hợp lại, nhưng có lẽ chủ yếu là nguyên nhân thứ nhất.<br />
1.<br />
Nguyên nhân này là hiện tượng nói “méo âm” gọi là “nói trại” (không phải<br />
“nói đớt”, tức “nói ngọng”). Theo các từ điển tiếng Việt [27,28] nói trại là “nói trệch sang<br />
âm khác gần giống với âm gốc”. Hiện tượng này khá phổ biến ở Nam bộ, thí dụ: (nói,<br />
làm) sai thành sái, (viết) thư thành thơ, (lắp, đeo) kính thành kiếng, (mắc) bệnh thành<br />
bịnh, (nổi) mụn thành mụt và mi (mắt) thành mí mắt.<br />
2.<br />
Nói tắt “mí (của mi) mắt” = mí mắt. Ở đây từ mí vẫn giữ nguyên nghĩa là<br />
rìa, mép, hay bờ… Vậy mí = bờ (mi mắt) và “mí mắt” chỉ là bờ của mi mắt. Ở Nam bộ<br />
lối nói tắt rút ngắn cũng rất phổ biến, còn có kiểu này nữa: anh ấy thành “ảnh” (đã<br />
đành), chị ấy thành “chỉ”, cô ấy thành “cổ”, “ổng bả”, (thằng) “chả” (con) “mẻ” v.v…<br />
Chỉ có cái dấu sắc là không “tắt” được thôi (bác, chú thiếm). Lại có kiểu kết hợp nói<br />
trại-nói tắt: không thành “hông”, rồi không có thành “hổng” (như: “Hổng thèm đâu”,<br />
“Chịu hổng nổi”…). Rút ngắn đến như thế thì bờ mi của mắt thành “mí mắt” cũng<br />
không có gì lạ.<br />
Còn “lông mí” (ở Nam bộ gọi là “lông nheo”) cũng là nói trại, hoặc nói tắt<br />
“lông (ở) mí (của mi mắt)”, và siêu hơn nữa là … trụi luôn: “(lông) mí (của mi) mắt” =<br />
“mí mắt”, đại diện cho lông mi (xem từ điển [28] tr. 1118).<br />
3.<br />
Nói rộng chứ “mí” ra nghĩa “cả mi”. Đây là lối nói miệng, cũng hay gặp ở<br />
bệnh nhân (tay chỉ và mi bị sưng hay đỏ, miệng nói “đau ở mí mắt”).<br />
Khi co khi giãn, âu cũng là chuyện thường tình. Dù sao, cách nói “mí mắt” chỉ<br />
nghe thấy ở một số địa phương và chứng tỏ tính phương ngữ, có khi khẩu ngữ, của từ<br />
mí.<br />
[Có câu chuyện cũng lý thú là mới đây trên TV có cuộc thi vui: cả người dẫn<br />
chương trình lẫn những người được hỏi (gồm cả Nam lẫn Bắc) không một ai nói “mí”<br />
mà đều dùng chữ “mi”. Cũng dễ hiểu, vì chữ này được nêu lên ngay trong câu hỏi (“Khi<br />
người ta đặt ngón tay lên mi dưới là có ý gì?”). Qua đó có thể thấy, ngôn ngữ văn hoá<br />
được phổ biển trên báo, đài còn có tác dụng uốn nắn lại tiếng nói dân gian, huống chi là<br />
sách báo chuyên môn. Vậy các bạn nhãn khoa nên một mực dùng chữ mi làm danh từ<br />
(tên gọi) cho bộ phận giải phẫu đang xét.]<br />
Tóm lại, từ mí trước sau vẫn giữ nguyên cái nghĩa đích thực của nó trong tiếng<br />
Việt phổ thông và do đó, không thể được dùng thay cho mi làm thuật ngữ giải phẫu.<br />
CÒN “THỂ MI” THÌ SAO?<br />
<br />
99<br />
<br />
Có thể nói thể mi là một danh từ do lịch sử để lại, lịch sử giải phẫu học con người<br />
và riêng của mắt<br />
Từ thời cổ đại, người ta đã bước đầu tìm hiểu cơ cấu nội tại của bản thân mình.<br />
Vào đầu Công nguyên, nhà y học gốc Hy Lạp Claudius Galenius (CN 131-201) đã tổng<br />
kết kiến thức trước đó và phân tích nội dung của nhãn cầu. Nhận thấy trên dải mô đen<br />
một mảng dày có nhiều nếp nhô ra “giống như lông mi”, nên đặt cho bộ phận đó là<br />
corpus ciliare (“thể dạng lông mi”).<br />
Về sau, trải qua bấy nhiêu thế kỷ kể cả thời kỳ cực thịnh của y học Arập, giải phẫu<br />
mắt ngày càng tiến tới đi sâu vào chi tiết nhưng các danh từ nguyên thuỷ do Galen đặt<br />
ra vẫn được bảo tồn và truyền lại cho tới ngày nay, và trong nhãn khoa hiện đại, các<br />
nước đều chuyển ngữ các từ này sang tiếng dân tộc của mình. Hiện thời, một số lớn các<br />
thuật ngữ giải phẫu ấy, tuy chỉ có tính mô tả và có ý nghĩa không sát với thực chất,<br />
nhưng vẫn được coi như những từ quy ước, có thể nói là những “ký hiệu” sinh ra từ ký<br />
ức. Trong đó có corpus ciliare (xem Nomina Anatomica, xb. lần 6, 1989).<br />
Từ Latinh này gồm corpus (thể) và ciliare/ciliaris, tính từ của cilium, số nhiều<br />
cilia (lông, kể cả lông mi). Sang tiếng Anh (A) là ciliary body, Pháp (P): corps ciliaire.<br />
Tiếng Việt: nghĩa “thể dạng lông mi” được hoà đúc lại thành từ thể mi. Ở đây rõ ràng<br />
không dùng được “mi thể” [4] theo cú pháp ngược của Hán ngữ vì mi sẽ mang nghĩa<br />
Hán (lông mày); hơn nữa trong tiếng Hoa hiện đại đã có từ tương ứng: jié zhuàng ti, âm<br />
Hán-Việt là “tiệp trạng thể” với tiệp = lông mi [26,29,30].<br />
Bởi vậy, tính từ (A) ciliary hay (P) ciliaire đều có 2 nghĩa: 1. thuộc về lông mi. 2.<br />
thuộc về thể mi. Còn trong tiếng Việt, cấu tạo của thể mi là một từ ghép do thể và mi<br />
hợp thành, và “mi” chỉ là một thành tố ghép vào “thể” để tạo từ thể mi, một từ ghép<br />
hình thành bằng cách “hoà đúc” (fusion) thu gọn cụm từ tự do “thể dạng lông mi”. Vậy<br />
khi chữ “mi” tách ra đơn lập thì không có nghĩa là lông mi, cũng không còn nghĩa thể<br />
mi, nên không được coi là tương ứng với ciliary/ciliaire trong ngoại ngữ.<br />
[Ở đây chúng ta cần xác định lại vài quy tắc về tạo từ, làm thuật ngữ<br />
[32,33,34,35]:<br />
Trong bài trước, chúng tôi đã gọi thể kính, thể (thuỷ) tinh là “từ kép”<br />
cho dễ hình dung có 2 thành tố kết hợp. Thực chất đó là loại từ ghép có tiêu<br />
chuẩn nhất định:<br />
Từ ghép là một kết cấu tồn tại vững chắc, gồm những thành tố không<br />
được tách ra một cách tự do mà phải gắn bó chặt chẽ với nhau trong một<br />
đơn vị cố định và bất biến về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nói cách khác, từ ghép “có<br />
tính định hình hoàn chỉnh”. Thể mi cũng như thể tinh, thể kính là từ ghép với<br />
tư cách như vậy.<br />
<br />
100<br />
<br />
Khi ghép từ để làm thuật ngữ, tạo từ mới hoặc từ có liên quan, còn<br />
phải tuân thủ một quy định về nguyên tắc (do Uỷ ban Khoa học Nhà nước<br />
đề ra năm 1959) là thuật ngữ phải có tính chính xác, tức là “nói đúng với<br />
khái niệm khoa học mà nó đại diện, không lầm với khái niệm khác; nó phải<br />
hình dung khái niệm ở thể động, tức là phải đặt trong câu viết hay nói (hoặc)<br />
trong các từ ghép mà nó là bộ phận xem nó có thay đổi không” [32] (chúng<br />
tôi viết nghiêng).]<br />
Ứng vào thực tế, khi từ ghép thể mi bị xé ra làm đôi thì bản thân nó (“thể mi”)<br />
không còn nữa, và mỗi chữ đơn lẻ (“thể”/”mi”) lấy lại nghĩa riêng của từng từ. Khi một<br />
chữ “thể” hoặc “mi” được ghép với một từ khác thì nó không còn liên quan gì với “thể<br />
mi” nữa (mà sẽ bổ nghĩa cho từ ghép mới). Thí dụ, chữ “mi” ghép với “sụn” hay “cơ”,<br />
“kết mạc”… thì sụn mi có nghĩa: sụn (của) mi, và cơ vòng mi, kết mạc mi = cơ vòng<br />
(tại) mi, kết mạc (thuộc) mi, và chỉ có mi mà thôi, chứ làm sao liên hệ được với nghĩa<br />
“thể mi”. Cũng như vậy với bất kỳ từ nào khác, như động mạch, thần kinh, tuyến v.v…<br />
nếu chỉ thuộc về mi mắt.<br />
Còn đến khi, cũng các yếu tố đó mà thuộc thể mi thì không được chỉ dùng một<br />
chữ “mi” đơn độc, vì nó sẽ làm sai lạc ngữ nghĩa xác định vị thế giải phẫu chức năng,<br />
mà phải dùng cả từ “thể mi” làm định ngữ mới giữ được nguyên nghĩa của thể mi.<br />
Vậy mà trong một số không ít sách nhãn khoa và giải phẫu, các tác giả đã “vô<br />
tình” mắc phải sai lầm đáng tiếc đó (cũng có tác giả chú ý dùng “mí” thay cho “mi”<br />
đặng lấy “mi” dùng cho “thể mi”, gây ra một “phản ứng dây chuyền” làm sai nghĩa đích<br />
thực của cả 3 từ). Dưới đây trích dẫn nhiều “ca” lạc nghĩa như vậy:<br />
Từ một gốc (L) corpus ciliare, (A) ciliary body, (P) corps ciliaire, (V) thể mi, có:<br />
<br />
corona ciliaris (ciliary crown, couronne ciliaire) = vòng mi [4].<br />
<br />
orbiculus ciliaris (ciliary ring; anneau ciliaire) = phần cơ mi [6], vòng mi [17]<br />
[Đây là phần phẳng nhẵn (pars plana) của thể mi nhìn trên mặt trục, gọi là<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vành nhẵn thể mi. Còn phần nếp gấp, nằm ở phía trước (pars plicata) tạo<br />
thành corona ciliaris (x.trên) = vành nếp thể mi.]<br />
processus ciliares (ciliary processes; procès ciliaires) = nếp mi, tua mi<br />
[3,4,5,6], mõm mi [8], lồi mi [17].<br />
musculus ciliaris (ciliary muscle; muscle ciliaire) = cơ mi [4,5,9,16,17].<br />
zonula ciliaris (ciliary/lens zonule; zonule de Zinn) = dây chằng vùng mi<br />
[8], sợi vòng mõm mi [10], đai mi [14] (xem bài 1).<br />
arteriae ciliares posteriores breves/longae (shot/long posterior ciliary<br />
arteries; artères ciliaires courtes/longues postérieures) = động mạch mi<br />
ngắn/dài sau [3,4,5,6,14].<br />
<br />
101<br />
<br />