intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về thuật ngữ nhãn khoa Việt Nam

Chia sẻ: ViHinata2711 ViHinata2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được Ban Biên tập Tạp chí nhãn khoa Việt Nam giới thiệu cùng toàn thể Hội viên những bài viết “Bàn về thuật ngữ Nhãn khoa” của PGS. Nguyễn Duy Tân để bạn đọc tham khảo và cùng trao đổi ý kiến. Hy vọng rằng đây sẽ là nền móng đầu tiên để có thể đi đến việc thành lập một “Hội đồng chuẩn hoá thống nhất thuật ngữ Nhãn khoa Việt Nam” sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về thuật ngữ nhãn khoa Việt Nam

4. Diễn đàn<br /> <br /> BÀN VỀ THUẬT NGỮ NHÃN KHOA VIỆT NAM<br /> Từ nhiều năm nay, ngôn ngữ Nhãn khoa dùng trong cả nước trong tình trạng bất<br /> cập và không thuần nhất. Chính vì vậy, vấn đề thống nhất các thuật ngữ Nhãn khoa đã<br /> được các giáo sư đầu ngành cũng như toàn thể các hội viên Nhãn khoa Việt Nam rất<br /> quan tâm và mong muốn tìm ra các giải pháp để khắc phục.<br /> Phó giáo sư Nguyễn Duy Tân, một trong những nhà chuyên môn đầy tâm huyết đã<br /> có những bước đột phá đầu tiên trong lĩnh vực này.<br /> Ban Biên tập Tạp chí nhãn khoa Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cùng toàn thể<br /> Hội viên những bài viết “Bàn về thuật ngữ Nhãn khoa” của PGS. Nguyễn Duy Tân để<br /> bạn đọc tham khảo và cùng trao đổi ý kiến.<br /> Hy vọng rằng đây sẽ là nền móng đầu tiên để có thể đi đến việc thành lập một<br /> “Hội đồng chuẩn hoá thống nhất thuật ngữ Nhãn khoa Việt Nam” sau này.<br /> Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc cả nước để chúng ta sớm<br /> có thể chuẩn hoá được hệ thống thuật ngữ Nhãn khoa Việt Nam mà vẫn giữ gìn được sự<br /> trong sáng của tiếng Việt.<br /> Xin trân trọng cảm ơn!<br /> Ban Biên tập<br /> <br /> BÀN VỀ THUẬT NGỮ NHÃN KHOA:<br /> TỪ “THỂ THUỶ TINH” ĐẾN “PHA LÊ THỂ”<br /> NGUYỄN DUY TÂN<br /> <br /> Tiếng Việt của dân tộc ta, trải qua hàng ngàn năm rồi ngót trăm năm đất nước bị<br /> ngoại bang đô hộ, vẫn luôn giữ được sức sống bền bỉ và phát triển vững vàng. Ngôn<br /> ngữ Việt Nam ngày nay biểu thị một dân tộc trưởng thành (nước ngoài gọi là “nation”).<br /> Chính nhân dân ta làm ra ngôn ngữ và sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.<br /> Bên cạnh ngôn ngữ dân gian đó, một dân tộc trưởng thành còn xây dựng cho mình một<br /> <br /> 91<br /> <br /> ngôn ngữ văn hoá do nhân dân học thức tạo ra để sử dụng trong hoạt động chính trị, văn<br /> nghệ, khoa học và giáo dục.<br /> Thuật ngữ khoa học, và y học nói riêng, đã có những viên gạch đầu tiên từ trước<br /> Cách mạng tháng Tám [15, 18, 19]. Trong kháng chiến chống Pháp, một nền đại học bằng<br /> tiếng Việt đã hình thành, trong khi ở vùng tạm chiếm, dưới chế độ cũ ở miền Nam và cả<br /> trong kiều bào ở nước ngoài, một số trí thức cũng đã bắt tay làm thuật ngữ tiếng Việt.<br /> Đại học Việt Nam là niềm tự hào chính đáng (vì nhiều nước thuộc địa cũ như ta, từ lâu<br /> đã độc lập mà cho đến nay vẫn chưa có một nền đại học hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ).<br /> Từ quá khứ đó, chúng ta đang kế thừa một di sản quý giá của những người tiền<br /> bối. Di sản ấy phải được giữ gìn, gạn lọc, tu bổ và tạo dựng thêm, đặng “bàn giao” cho<br /> các thế hệ mai sau. Tôi nghĩ, đây là một trách nhiệm chúng ta phải tham gia gánh vác,<br /> một nghĩa vụ đối với lịch sử của ngành ta, và hơn nữa, cũng là nghĩa vụ đối với Tổ<br /> quốc.<br /> Vậy thì anh chị em chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ngôn ngữ chuyên môn<br /> của mình, sao cho nó được nhất quán, chỉnh tề và xác đáng. Có như vậy mới cung cấp<br /> được cho những người làm từ điển, bây giờ và sau này, một chất liệu chân thực là Tiếng<br /> (nói và viết) của đông đảo quần chúng nhãn khoa. (Chắc chắn rằng các nhà từ điển, biên<br /> dịch hoặc giảng dạy và hướng dẫn khoa học cũng luôn tâm niệm “tự tu”, nghĩa là tu<br /> dưỡng chuyên môn và ngôn ngữ của chính mình).<br /> Như mọi sự, ngôn ngữ không ngừng vận động. Hoặc là vận động theo hướng tích<br /> cực, tiến hoá, hoặc có thể thụt lùi, suy thoái. Rõ ràng chúng ta chỉ muốn đi lên và nhất<br /> định phải đi cho tới.<br /> MẤY NHẬN XÉT CHUNG<br /> Trước mắt, trong “tiếng” nhãn khoa, chúng tôi thấy có vài điều “bất cập”, đáng<br /> phải suy nghĩ và xem xét nghiêm túc.<br /> Một là, ngôn ngữ nhãn khoa ta đang dùng trong cả nước là một thứ tiếng không<br /> thuần nhất. Đây đó đang có chiều hướng trở thành “phương ngữ” (tiếng địa phương).<br /> Nếu như đó là lẽ đương nhiên trong ngôn ngữ dân gian (ở mọi nước) thì cái đó, trong<br /> ngôn ngữ khoa học, lại là điều rất không nên và không có lý do tồn tại. Tiếng nhãn khoa<br /> phải được nhất thống lại (nghĩa là “thống nhất về một mối”). Cái “mối” ấy chính là sự<br /> nhận thức đúng đắn của toàn thể đội ngũ chúng ta, của cộng đồng nhãn khoa rộng lớn.<br /> Hai là, trong sinh hoạt nhãn khoa, ta đang dùng một ngôn ngữ nhiều khi không hài<br /> hoà với thuật ngữ của các bộ môn khác, đặc biệt là các khoa học cơ sở của y học: khi thì<br /> dùng một từ (nào đó) không đúng nghĩa mà người ta đã xác định; khi lại đặt một từ cho<br /> một hiện tượng mà thực chất không có nội dung ngữ nghĩa của từ đó, thậm chí có khi<br /> <br /> 92<br /> <br /> còn tạo ra một từ “mới” sai nghĩa của từ vốn có sẵn. Đây là vấn đề kiến thức của từng<br /> người, nên cũng không quan trọng lắm, miễn là đừng trở thành “thông lệ” của riêng ta.<br /> Về hai điều nói trên, thiết tưởng chúng ta cần tôn trọng thuật ngữ của các bộ môn<br /> cơ sở, tuân thủ ngữ nghĩa của họ về cơ bản. Ngược lại, chúng ta cũng cần yêu cầu các<br /> môn khoa khác chấp thuận và áp dụng những gì là đặc thù của nhãn khoa,tức là những<br /> thuật ngữ đã được nhất trí chọn lựa trong khoa Mắt sau khi thảo luận rộng rãi và bàn<br /> bạc kỹ lưỡng.<br /> Ở đây nổi lên vấn đề danh từ giải phẫu của mắt và lộ ra nhiều chỗ “bất đồng”<br /> giữa ta và bộ môn Giải phẫu học, cũng như trong nội bộ nhãn khoa. Vì vậy chúng tôi<br /> cho rằng việc làm trước hết là xem lại chi tiết các từ giải phẫu của chúng ta (tuy không<br /> bỏ qua việc chấn chỉnh, bổ sung từ vựng nhãn khoa về bệnh học lâm sàng, máy móc<br /> khám nghiệm, kỹ thuật điều trị, là những việc còn phải tiến hành từng bước trong một<br /> thời gian dài).<br /> Bởi vậy mục đích của chúng tôi trong thuyết trình này là mở ra cuộc thảo luận về<br /> những từ giải phẫu còn chưa ổn định, bắt đầu với “thể thuỷ tinh” và “pha lê thể”. Về<br /> sau sẽ lần lượt xét đến các nhóm từ khác như: “mi, mí và thể mi”, “màng bồ đào, màng<br /> mạch nho, hắc mạc, mạch mạc”… Trước khi “giải trình” cụ thể về 2 danh từ trên, chúng<br /> tôi thấy cần nói đến vài điểm liên quan với cách Việt hoá thuật ngữ y học và nhãn khoa.<br /> VÀI Ý NGHĨ RIÊNG<br /> Trong việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ tiếng Việt, thường người ta phải dựa<br /> trên những quy tắc được lập ra với một quan điểm tổng thể có phương châm và đường<br /> lối nhất định. Chính cái quan niệm cơ bản này chưa hẳn được nhất trí nên còn tuỳ thuộc<br /> cách nhìn, cách nghĩ của từng người. Ở đây chúng tôi không có ý đi vào chi tiết vấn đề<br /> then chốt này, chỉ xin gợi lên vài điều để chúng ta cùng suy nghĩ, có thể làm điểm tựa<br /> cho thảo luận về sau.<br /> Cú pháp xuôi hay ngược?<br /> Anh chị em ta có lúc hỏi: nói “thể thuỷ tinh” hay “thuỷ tinh thể” mới đúng? Và,<br /> phải nói “thể mi” hay là “mi thể”?<br /> Cách nói thứ nhất gọi là “cú pháp xuôi” của tiếng Việt: danh từ đứng đầu, (các)<br /> định ngữ tiếp sau. Còn “cú pháp ngược”, đặt tất cả định ngữ lên trước danh từ ở cuối, là<br /> quy tắc của Hán ngữ. Xu hướng tự nhiên và tất yếu của chúng ta là dùng cú pháp xuôi<br /> “mẹ đẻ” để thiết lập thuật ngữ Việt trong khoa học; đặc biệt là trong y sinh học, các hệ<br /> thống những “thể”, “màng”, “lá”, “tuyến”, “thuỳ”.. đã có sẵn để cho ta đặt mình vào<br /> trong đó (thể thuỷ tinh, thể mi).<br /> <br /> 93<br /> <br /> Tuy nhiên cú pháp ngược vẫn tồn tại trong tiếng Việt với những từ gốc Hán, tuy<br /> đã Việt hoá lâu đời nhưng đã trót định hình với cách ngược, và giờ đây “xoay” lại<br /> không tiện và “khó nghe”, ngay cả với tai người Việt (như: bệnh viện, đại học, quân y,<br /> bộ trưởng… và tử cung, phế quản, trực tràng, phúc mạc, võng mạc, nhãn cầu…). Phải<br /> coi đó là những từ gốc, đã được thu nhận vào tiếng Việt trong nguyên thể, nhưng tuyệt<br /> nhiên không thể lấy đó làm quy tắc cơ bản để tạo thuật ngữ tiếng Việt. Vậy khi đặt ra<br /> một từ mới (hoặc chuyển đổi được một từ cũ) thì phải ưu tiên chọn cú pháp xuôi Việt<br /> ngữ (thí dụ: khe bướm, màng nhĩ, mô liên kết, thể nhiễm sắc…)<br /> “Nói chữ” hay “nôm na”?<br /> Theo chúng tôi, đó là hai thái cực đều nên tránh, và cần phải tránh.<br /> Trước kia, trong “thuở ban đầu”, các nhà làm thuật ngữ còn lưu luyến nhiều với từ<br /> ngữ Hán – Việt nên ngại dùng tiếng “nôm” thuần Việt, một mực truy tìm những từ gốc<br /> Hán để diễn đạt một nội dung khoa học. Kết quả là xây dựng được cái nòng cốt của hệ<br /> thống thuật ngữ, nhưng đồng thời cũng có đặt ra một số từ khó hiểu cho các thế hệ<br /> “thiếu nho” sau này (thí dụ, một loạt “chi sinh, chi hấp, chi phì” [15] trong khi vẫn có<br /> một từ thuần Việt là “mỡ”).<br /> Ngược lại, có người chỉ muốn nôm na, kiên quyết không “nói chữ”, thậm chí còn<br /> tìm đến tiếng dân dã. Hệ quả là có khi làm sai lạc ý nghĩa, bệnh lý, như “chắp” và “lẹo”:<br /> theo các từ điển tiếng Việt, hai từ này trong nhân dân là đồng nghĩa, trong khi về bệnh<br /> học nhãn khoa, đó là 2 chủ thể bệnh lý hoàn toàn khác biệt.<br /> Chúng tôi cho rằng cần phải chọn con đường đi giữa hai phương châm cực đoan<br /> ấy, tức là khai thác đúng mức vốn từ gốc Hán, đồng thời sử dụng tự vựng thuần Việt<br /> một cách thích đáng, nhất là mạnh dạn kết hợp hai nguồn từ này để tạo lập thuật ngữ<br /> (như: nấm học, mô đệm, hạch gối…). Trên thực tế, đường lối đó ngày nay đã được thể<br /> hiện rõ ràng trong ngôn ngữ khoa học Việt Nam.<br /> Thế nhưng, có hai điều cần chú ý:<br /> Một là, có số ít từ gốc Hán, trong quá trình Việt hoá tuy giữ nguyên phát âm Hán<br /> – Việt nhưng đã biến đổi nghĩa, khác hẳn với các từ gốc (sau đây sẽ lấy một thí dụ cụ<br /> thể). Vậy khi làm thuật ngữ, phải chú trọng dùng nghĩa đích thực trong tiếng Việt mới<br /> tránh khỏi sai lầm ngữ nghĩa.<br /> Hai là, sử dụng từ vựng thuần Việt không có nghĩa là nhất thiết phải dùng ngôn<br /> ngữ dân gian. Đúng là có nhiều tiếng dân gian (có thể nói là “cổ truyền”) đã được dùng<br /> đặt tên chính thức cho một số bệnh phổ biến (như: sởi, cúm, lao, lậu, đậu mùa, mắt hột,<br /> mộng…); đó là di sản của quá khứ. Những từ này, tuy không có nghĩa bệnh học chính<br /> xác nhưng vẫn được dùng như những “ký hiệu” quy ước. Thuật ngữ y học các nước<br /> <br /> 94<br /> <br /> cũng có nhiều trường hợp như vậy. Trong tình huống không có từ tương ứng thì tốt nhất<br /> là phiên âm (rubella/rubéole = rubêon; zoster/zona = zôna; glaucoma/glaucome =<br /> glôcôm), cũng để dùng như một từ ước lệ. Ngoại trừ các từ cổ truyền đó, ngôn ngữ dân<br /> gian nói chung (kể cả phương ngữ, khẩu ngữ) thường không đủ nội dung khoa học và ít<br /> có khả năng diễn đạt bệnh lý, nên khó thích đáng cho thuật ngữ chuyên môn.<br /> Tựu chung, chúng tôi tin rằng việc làm thuật ngữ không phải đơn thuần là dịch<br /> (dù là ngoại ngữ, Hán – Việt hay dân gian) mà chính là tạo từ, dựa trên cơ sở nhận thức<br /> sâu rộng và sáng tỏ.<br /> “THỂ THUỶ TINH” VÀ “PHA LÊ THỂ”<br /> Trong mắt có hai bộ phận giải phẫu quan trọng, hai “môi trường trong suốt” mà<br /> chúng ta nói đến “tên” trong thực hành cũng như trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt<br /> khoa học. Thế nhưng, từ lâu trong các sách giáo khoa về Giải phẫu học và Nhãn khoa,<br /> cũng như các loại từ điển thuật ngữ y học và khoa học, hai “tên” này không được gọi<br /> một cách thống nhất trong cả nước. Điều này không chỉ biểu hiện trong mọi hoạt động<br /> chuyên môn của chúng ta mà còn ảnh hưởng tới thông tin phổ cập trong đại chúng (báo<br /> chí, phát thanh, truyền hình).<br /> Chúng tôi đã tham khảo 26 tài liệu (gồm sách nhãn khoa, giải phẫu, từ điển y học<br /> và khoa học, được liệt kê ở cuối bài), đồng thời đối chiếu ngữ nghĩa ở nhiều từ điển<br /> tiếng Việt và ngoại ngữ, kể cả từ điển song ngữ Anh, Pháp, Hán – Việt (sẽ dẫn khi cần).<br /> Qua đó có thể xếp ra trong bảng dưới đây, từng đôi danh từ đã và đang được dùng để<br /> chỉ 2 bộ phận giải phẫu này của mắt, mang số trích dẫn tương ứng với số ở “Tài liệu<br /> tham khảo”.<br /> BẢNG ĐỐI CHIẾU<br /> Số trích dẫn tài<br /> Danh pháp gốc Latinh<br /> liệu<br /> Lens crystallina<br /> Corpus vitreum/humor vitreus<br /> 1<br /> Nhân mắt<br /> Thuỷ tinh dịch<br /> 2<br /> Thuỷ tinh thể<br /> Thuỷ tinh dịch<br /> 3<br /> Thể thuỷ tinh<br /> Dịch kính<br /> Thuỷ tinh dịch (tr.164)<br /> 4<br /> Thuỷ tinh thể<br /> Pha lê thể<br /> 5<br /> Thể thuỷ tinh<br /> Dịch kính<br /> 6<br /> Thể thuỷ tinh, nhân mắt<br /> Dịch kính<br /> 7, 8, 10, 11<br /> Thấu kính<br /> Thể thuỷ tinh<br /> 9<br /> Tinh cầu<br /> Thể thuỷ tinh<br /> 12, 13, 17<br /> Thuỷ tinh thể<br /> Pha lê dịch<br /> 14<br /> Thấu kính (hay)<br /> Thể/dịch kính (hay)<br /> Thuỷ tinh thể<br /> Thể/dịch thuỷ tinh<br /> <br /> 95<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2