Chương 12: ĐẶNG TIỂU BÌNH VỮNG<br />
CHÃI<br />
CHỈ NHỮNG AI đã trải qua một Trung Quốc của Mao Trạch Đặng Tiểu<br />
Bình tiến hành. Những thành phố hối hả, rộn ràng của Trung Quốc, những sự<br />
bùng nổ xây dựng, những tình trạng ùn tắc giao thông, thế tiến thoái lưỡng<br />
nan không mang tính Cộng sản của một sự tăng trưởng kinh tế đôi khi chịu<br />
ảnh hưởng của lạm phát, vào những lúc khác được các nền dân chủ phương<br />
Tây nhìn nhận là bức tường thành chống lại sự suy thoái toàn cầu - tất cả<br />
những điều này không thể nhận thức được ở một Trung Quốc xám xịt, buồn<br />
tẻ của Mao với những xã nông nghiệp, một nền kinh tế trì trệ.<br />
Mao đã hủy diệt một Trung Quốc truyền thống, để lại đống gạch vụn<br />
như những khối nhà xây cho sự hiện đại hóa cơ bản. Đặng có can đảm đặt sự<br />
hiện đại hóa trên cơ sở sáng kiến và đức tính kiên cường của từng người dân<br />
Trung Quốc. Ông cho hủy bỏ hết những ngôi làng và thúc đẩy quyền tự trị<br />
cấp tỉnh nhằm giới thiệu cái mà ông gọi là "Chủ nghĩa xã hội mang những<br />
đặc trưng Trung Quốc". Đất nước Trung Quốc ngày nay - với nền kinh tế lớn<br />
thứ hai thế giới và khối lượng trữ lượng ngoại tệ lớn nhất, và với rất nhiều<br />
thành phố vươn lên những tòa nhà chọc trời vượt lên cả Tòa nhà Empừe<br />
State - một minh chứng cho tầm nhìn, sự ngoan cường và ý thức chung của<br />
Đặng.<br />
<br />
Đặng lần đầu tiên trở lại nắm quyền<br />
<br />
Con đường lên nắm quyền của Đặng là một con đường thất thường,<br />
không chắc sê xảy ra. Năm 1974, khi Đặng Tiểu Bình trở <br />
thành nhân vật đối thoại chính của Mỹ, chúng tôi chỉ biết rất ít về ông.<br />
Ông đã từng là Tổng Thư ký Ban Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản<br />
Trung Quốc cho đến khi bị bắt vào năm 1966 và bị buộc tội "dọn đường cho<br />
chủ nghĩa tư bản". Chúng tôi biết được rằng vào năm 1973, ông được trở về<br />
Ban Quân ủy Trung ương thông qua sự can thiệp cá nhân của Mao trước ý<br />
kiến phản đối của những nhân vật có quan điểm cực đoan trong Bộ Chính trị.<br />
Cho dù Giang Thanh đã công khai sỉ nhục Đặng một thời gian ngắn sau khi<br />
ông quay về Bắc Kinh, nhưng rõ ràng ông là người quan trọng đối với Mao.<br />
Hoàn toàn trái ngược với mình, Mao xin lỗi vì đã làm nhục Đặng trong thời<br />
gian Cách mạng Văn hóa. Những báo cáo tương tự cho chúng tôi biết rằng,<br />
khi nói chuyện với một phái đoàn các nhà khoa học Australia, Đặng đánh<br />
vào những chủ đề đã trở thành thương hiệu của ông. Ông đã nói Trung Quốc<br />
là một nước nghèo đang cần những sự giao lưu khoa học và học hỏi từ các<br />
nước tiên tiến như Australia - kiểu thừa nhận thế này các nhà lãnh đạo Trung<br />
Quốc trước đây chưa từng đưa ra. Đặng khuyên các nhà khoa học nên nhìn<br />
vào khía cạnh lạc hậu của Trung Quốc trong những chuyến đi của mình,<br />
đừng chi nhìn vào những thành tựu, một lời nhận xét chưa có tiền lệ dối với<br />
một nhà lãnh đạo Trung Quốc.<br />
Đặng đã đến New York tháng 4 năm 1974 đi cùng phái đoàn Trung<br />
Quốc, về mặt ngữ nghĩa là do Ngoại trưởng dẫn đầu, đến một phiên họp đặc<br />
biệt Hội đồng Liên hợp quốc về phát triển kinh tế. Khi tôi mời phái đoàn<br />
Trung Quốc đến ăn tối, lập tức rõ ràng ngay ai là thành viên cao cấp của phái<br />
đoàn, và thậm chí ai là người quan trọng hơn không chi được phục hồi để<br />
giảm nhẹ gánh nặng cho Chu như các báo cáo tình báo của chúng tôi cho<br />
biết. Trong thực tế, Đặng là người được chỉ định thay thế Chu và theo cách<br />
nào đó chiếm quyền ông ta. Những ám chỉ thân thiện về Chu đều bị tảng lờ,<br />
những lời bóng gió đến các nhận xét của Thủ tướng đều được trả lời bằng<br />
những câu trích tương đương từ các cuộc nói chuyện của tôi với Mao.<br />
Một thời gian ngắn sau đó, Đặng làm Phó Thủ tướng phụ trách chính<br />
sách ngoại giao, và chi một thời gian ngắn nữa, ông nổi lên như một Phó Thủ<br />
tướng Điều hành với vai trò giám sát chính sách trong nước - một sự thay thế<br />
không chính thức cho Chu, tuy nhiên Chu đã rút lui với một chức danh Thủ<br />
tướng phần nhiều chi mang ý nghĩa biểu tượng.<br />
Ngay sau khi Mao khởi xướng Cách mạng Văn hóa năm 1966, Đặng bị<br />
<br />
tước hết mọi vị trí trong Đảng và chính phủ. Ông phải mất bảy năm đầu tiên<br />
tại một căn cứ quân sự, sau đó bị lưu đày tại tỉnh Giang Tô, trồng rau và làm<br />
ca nửa ngày như một lao động chân tay trong một nhà máy sửa chữa máy<br />
kéo. Gia đình ông bị xem là lệch lạc về ý thức hệ nên không nhận được sự<br />
bảo vệ nào của Hồng vệ binh. Con trai của ông, Đặng Phổ Phương, bị Hồng<br />
vệ binh tra tấn tàn nhẫn, bị đẩy xuống từ một tòa nhà tại Trường Đại học Bắc<br />
Kinh. Cho dù bị gãy xương sống, Đặng Phổ Phương không được phép nhập<br />
viện cấp cứu. Tuy nhiên cậu vẫn đứng dậy từ thử thách liệt hai chân.<br />
Trong số nhiều khía cạnh phi thường của người dân Trung Quốc đó là<br />
cách nhiều người trong số này còn duy trì cam kết vối xã hội của họ, bất<br />
chấp bao nhiêu nỗi đau khổ và bất công giáng lên họ. Không ai trong số các<br />
nạn nhân của Cách mạng Văn hóa tôi từng biết tự nguyện bày tỏ nỗi đau khổ<br />
của mình với tôi, hay khi trả lời các câu hỏi họ chỉ cung cấp thông tin tối<br />
thiểu. Đôi khi Cách mạng Văn hóa được nhìn nhận một cách chế giễu là một<br />
kiểu thảm họa tự nhiên, tuy kéo dài nhưng không quá chú trọng vào việc xác<br />
định cuộc sống con người sau đó.<br />
về phần mình, Mao dường như đã phản ánh nhiều thái độ tương tự. Nỗi<br />
đau khổ do ông hay những mệnh lệnh của ông gây ra không nhất thiết là lời<br />
phán xét cuối cùng của ông đối với các nạn nhân, mà là sự cần thiết nhiều<br />
khả năng là tạm thời, theo quan điểm của ông về thanh lọc xã hội. Mao có vẻ<br />
đã cân nhắc nhiều người trong số những kẻ bị lưu đày đã sẵn sàng phục vụ<br />
như một lực lượng dự phòng chiến lược. Ông cho gọi lại bốn nguyên soái từ<br />
án lưu đày khi ông cần lời khuyên làm thế nào định vị Trung Quốc trong bối<br />
cảnh khủng hoảng quốc tế năm 1969. Đây cũng là cách đưa Đặng ữở lại vị<br />
trí của mình. Khi Mao quyết định buông Chu, Đặng chính là lực lượng dự<br />
phòng chiến lược tốt nhất - có lẽ là duy nhất - có khả năng điều hành đất<br />
nước.<br />
Vì đã quen thuộc với những cuộc điều tra theo triết học và những lời<br />
bóng gió gián tiếp của Mao, và trình độ chuyên môn thanh lịch của Chu, tôi<br />
phải cần thời gian để điều chỉnh theo phong cách chua chát, gay gắt và thẳng<br />
thắn, nghiêm túc của Đặng, những lời sâu cay thi thoảng ông lại chêm vào,<br />
và sự khinh thường của ông đối với thực tiễn triết học so với thực tiễn rõ<br />
ràng. Vững chắc và dẻo dai, ông bước vào một căn phòng như thể bị đẩy vào<br />
đó bằng một sức mạnh vô hình, sẵn sàng bắt tay vào việc. Đặng hiếm khi phí<br />
thời gian vào những lời nhận xét hài hước, cũng như thấy chẳng cần thiết<br />
phải làm mềm đi những nhận xét của mình bằng cách bao bọc chúng trong<br />
những câu chuyện ngụ ngôn như Mao quen làm. Ông không bao bọc người<br />
<br />
ta trong sự khao khát như Chu đã làm, cũng không giống Mao khi xem tôi<br />
như anh bạn triết gia nằm trong số ít những người có phẩm cấp đủ xứng<br />
đáng thu hót sự chú ý cá nhân của ông. Thái độ của Đặng nghĩa là cả hai<br />
chúng tôi có mặt ở đó nhằm phục vụ cho đất nước mình, và đủ trưởng thành<br />
để giải quyết những giai đoạn khó khăn mà không cảm thấy bị xúc phạm.<br />
Chu hiểu tiếng Anh không cần dịch và đôi khi ồng nói tiếng Anh. Đặng tự<br />
mô tả mình như một "người quê mùa" và thú nhận, "Các ngôn ngữ đều khó.<br />
Khi tôi còn là sinh viên tại Pháp, tôi chẳng bao giờ học được tiếng Pháp".<br />
Khi thời gian trôi, tôi hình thành sự tôn trọng to lớn dành cho người đàn<br />
ông bé nhỏ dùng cảm, gan dạ với đôi mắt u buồn này, người duy trì những<br />
niềm tin vững chắc, khả năng biết chọn lọc cái gì là quan trọng khi phải đối<br />
mặt với những thăng trầm phi thường, và là người sẽ biết đổi mới đất nước<br />
mình đúng lúc. Sau năm 1974, do sự suy yếu của Cách mạng Văn hóa, bất<br />
chấp nguy hiểm đến bản thân khi Mao vẫn còn tại chức, Đặng liều mạng tiến<br />
hành hiện đại hóa nhằm biến Trung Quốc thành một siêu cường quốc về<br />
kinh tế trong thế kỷ XXI.<br />
Năm 1974, Khi Đặng trở về từ án lưu đày đầu tiên, ông đã truyền tải<br />
một chút cảm nhận rằng ông sẽ là một nhân vật của dòng lịch sử. Ông không<br />
nêu rõ quan điểm triết học to lớn nào, không giống như Mao, ông không đưa<br />
ra những đòi hỏi có ảnh hưởng sâu rộng về số mệnh độc đáo của người<br />
Trung Quốc. Những tuyên bố chính thức của ông có vẻ tẻ ngắt và liên quan<br />
nhiều đến các chi tiết thực tế. Đặng nói về tầm quan trọng của kỷ luật trong<br />
quân ngũ và cải cách Bộ Công nghiệp luyện kim. Ông đưa ra lời kêu gọi<br />
tăng cường số lượng toa xe chất đầy hàng mỗi ngày, nghiêm cấm những<br />
người lái tàu uống rượu khi làm việc và tuân thủ theo đúng quy tắc giờ nghi<br />
ăn trưa của họ. Đây là những bài diễn thuyết về mặt chuyên môn, không hề<br />
mang tính cao siêu.<br />
Theo sau Cách mạng Văn hóa và sự hiện diện dao động của Mao và Bè<br />
Lũ Bốn Tên, chủ nghĩa thực dụng thường ngày bản thân nó là lời tuyên bố<br />
liều lĩnh. Trong một thập niên, Mao và Bè Lũ Bốn Tên đã biện minh tình<br />
trạng vô chính phủ như các phương tiện tổ chức xã hội, "đấu tranh" bất tận<br />
như các phương tiện thanh lọc đất nước và là một hình thức các nỗ lực về<br />
mặt lý thuyết và kinh tế theo kiểu nghiệp dư đầy bạo lực. Cách mạng Văn<br />
hóa đã đang đẩy mạnh theo đuổi sự nhiệt tình ý thức hệ như một biểu hiện<br />
xác thực, lời kêu gọi quay về với trật tự, phẩm chất chuyên môn và hiệu suất<br />
- gần như sáo mòn trong một thế giới phát triển - là một đề nghị liều lĩnh.<br />
Trung Quốc đã chịu đựng một thập niên nổi loạn của các lực lượng dân quân<br />
<br />
trẻ tuổi suýt hủy hoại cả sự nghiệp và gia đình của Đặng. Phong cách thực<br />
dụng, thản nhiên của ông ngăn cản Trung Quốc khỏi giấc mơ rút ngắn lịch<br />
sử thành một thế giới, nơi lịch sử được thực hiện bằng những tham vọng<br />
thực dụng nhưng trong các giai đoạn thực tế.<br />
Vào ngày 26 tháng 9 năm 1975, trong các bài nhận xét có tựa đề "Nên<br />
dành ưu tiên cho nghiên cứu Khoa học", Đặng đã tuyên bố một vài chủ đề đã<br />
trở thành thương hiệu của ông: Nhu cầu nhấn mạnh vào khoa học công nghệ<br />
trong phát triển kinh tế Trung Quốc, tái chuyên nghiệp hóa lực lượng lao<br />
động Trung Quốc, và khuyến khích tài năng và sáng kiến cá nhân - chính xác<br />
đó là những phẩm chất bị tê liệt trong các cuộc thanh trừng chính trị và đóng<br />
cửa các trường đại học trong Cách mạng Văn hóa và thúc đẩy các cá nhân<br />
không có chuyên môn trên các cơ sở ý thức hệ.<br />
Trên hết, Đặng cố gắng chấm dứt một lần cho xong tranh luận về những<br />
gỉ Trung Quốc có thể học hỏi từ nước ngoài, nếu có, đã đang dấy lên kể từ<br />
thế kỷ XIX. Đặng khăng khăng cho rằng Trung Quốc nên nhấn mạnh vào<br />
trình độ chuyên môn hơn là sự đúng đắn về chính trị (ngay cả đối với vấn đề<br />
đẩy mạnh những sự theo đuổi chuyên môn của các cá nhân "lệch lạc") và<br />
trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực họ<br />
chọn lựa. Đây là bước chuyển biến trọng tâm triệt để đối với một xã hội<br />
trong đó các quan chức chính phủ, các đơn vị lao động chi phối những chi<br />
tiết nhỏ nhất trong các đời sống giáo dục, chuyên môn và riêng tư của cá<br />
nhân suốt mấy chục năm. Trong khi Mao đưa các vấn đề vào các tầng bình<br />
lưu của những chuyện ngụ ngôn ý thức hệ, những cuộc theo đuổi ý thức hệ<br />
của Đặng lại dựa trên trình độ chuyên môn:<br />
Hiện nay, một số nhân viên nghiên cứu khoa học tham gia vào các cuộc<br />
đấu tranh bè phái, gần nhu không còn chú ý đến nghiên cứu nữa. Một số ít<br />
người có tham gia nghiên cứu riêng rẽ, như thể họ dang phạm tội hình sự<br />
vậy... Sẽ là một lợi thế của Trung Quốc khi có được một nghìn con người tài<br />
năng như thế, cố uy tín được thừa nhận trên toàn thế giới... Chừng nào họ<br />
còn làm việc vì lợi ích của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, những con<br />
người này có giá trị hơn nhiều những ai tham gia vào chủ nghĩa bè phái, theo<br />
đó cản trở những người khác lao động.<br />
Đặng xác định những ưu tiên truyền thống của Trung Quốc là "sự cần<br />
thiết nhằm đạt tới sự đoàn kết, ổn định và thống nhất". Cho dù không ở trong<br />
vị thế của siêu cường quốc khi Mao vẫn tại vị và Bè Lũ Bốn Tên vẫn còn sức<br />
ảnh hưởng, Đặng vẫn ăn nói thẳng thừng về nhu cầu khắc phục sự hỗn loạn<br />
<br />