intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 1 - Công tác giống

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bảng giảng "Chăn nuôi heo: Chương 1 - Công tác giống" gồm các vấn đề sau: Đặc điểm sinh học của các giống heo và nếu ra các phương pháp nhân giống heo. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 1 - Công tác giống

Chương 1 CÔNG TÁC GIỐNG<br /> 1. Đặc điểm sinh học của các giống heo<br /> 1.1. Các giống heo nội địa<br /> 1.1.1. Heo Móng Cái<br /> Được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong những năm 6070 heo Móng Cái được nuôi phổ biến ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền<br /> trung.<br /> Heo Móng Cái có đầu đen,<br /> giữa trán có điểm trắng hình tam<br /> giác, giữa tai và cổ có một dải<br /> trắng trộng cắt ngang kéo dài<br /> đến bụng và bốn chân. Lưng và<br /> mông có mảng đen kéo dài đến<br /> khấu đuôi và đùi trông giống<br /> hình yên ngựa. Đầu to miệng<br /> nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp<br /> nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to<br /> và ngắn, ngực nở và sâu, lưng<br /> dài hơi võng, bụng xệ, mông<br /> rộng và xuôi. Bốn chân thẳng<br /> cao móng xòe.<br /> Heo Móng Cái có hai nòi là nòi xương to và nòi xương nhỏ.<br /> Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẻ nhìn như 4 ngón, mõm dài và<br /> hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140-170 kg, có con tới 200 kg. Heo cái<br /> xuất hiện động dục từ 7-8 tháng tuổi, đa số có 14 vú, một số ít có 12 vú, số con trung bình<br /> trong một lứa là 10-12 con/lứa.<br /> Nòi xương nhỏ: Mình ngắn chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn,<br /> thẳng, tai nhỏ dỏng lên trên, tầm vóc bé khối lượng đạt 85 kg tối đa. Đa số có 12 vú, số con<br /> trung bình trong lứa từ 8-9 con.<br /> Heo đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80100ml. Heo cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động dục nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường<br /> thì heo cái đến 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và mang<br /> thai, tại thời điểm đó trong lượng heo đạt từ 40-50 kg hoặc lớn hơn.<br /> 1.1.2. Heo Ba Xuyên<br /> Có nguồn gốc từ tỉnh Ba Xuyên nay là tỉnh Sóc Trăng, đồng bằng sông Cửu Long.<br /> Heo Ba Xuyên là kết quả lai của nhiều con giống qua nhiều đời như:<br /> -<br /> <br /> Heo Tàu: từ thời người Hoa di cư sang Nam Bộ<br /> <br /> -<br /> <br /> Heo Craonnais: từ thời Pháp thuộc<br /> <br /> -<br /> <br /> Heo Tamworth: từ thời Pháp thuộc<br /> <br /> -<br /> <br /> Heo Berkshire: từ thời lệ thuộc Mỹ<br /> 1<br /> <br /> Sơ đồ lai:<br /> <br /> Khi phối hợp nhóm giống kể trên, kết quả cho ra con bồ xụ, sắc lông đen có bông trắng, tầm<br /> vóc to hơn heo cỏ, mõm ngắn, mặt<br /> thẳng hoặc hơi cong, lưng cong bụng<br /> to, tai nhỏ xụ, nuôi đến 10 tháng tuổi<br /> có thể đạt thể trọng từ 80 đến 90kg, khi<br /> trưởng thành, nọc nái có thể đến 160<br /> đến 180kg thể trọng. Heo nái mỗi năm<br /> có thể đẻ từ 1,6 lứa trở lên, mỗi lứa<br /> trung bình 9 đến 11 con, trọng lượng<br /> sơ sinh 0,6-0,7kg. Trọng lượng 35-45<br /> ngày tuổi từ 4-6 kg/con. Heo nái nuôi<br /> con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao, tốt sữa.<br /> Heo Ba Xuyên có sức kháng bệnh<br /> cao, dễ nuôi, thức ăn không đòi hỏi cầu<br /> kỳ như heo ngoại nhập. Tuy nhiên<br /> phẩm chất thịt không cao, nhiều mỡ, khó cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Heo Ba<br /> Xuyên cho lai với Yorkshire hoặc Landrace cho sắc lông trắng, có tỷ lệ nạc cao.<br /> 1.1.3. Heo Thuộc Nhiêu<br /> Thuộc Nhiêu là một huyện trọng điểm trồng lúa của tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho). Với<br /> chương trình cải tạo con giống, cung<br /> cấp nọc Yorkshire để sinh sản với heo<br /> nội địa, đã dần dần tạo ra giống heo<br /> Thuộc Nhiêu. Giống này được các nhà<br /> chăn nuôi trong nước phát triển mạnh ở<br /> những tỉnh phát triển nông nghiệp trù<br /> phú như: Tiền Giang, Long An, Cần<br /> Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Sa Đéc…<br /> và cả vùng ven biển miền Trung.<br /> Ở 10 tháng tuổi, heo Thuộc Nhiêu<br /> có thể đạt trọng lượng 88kg, khi trưởng<br /> thành nọc nái có thể đạt trọng lượng từ<br /> 160 đến 180kg, cá biệt có những con<br /> 2<br /> <br /> đạt đến 200kg.<br /> Heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng, có lông đen nhỏ, lưng oằn bụng xệ, chân nhỏ,<br /> thường đi trên bàn chân, vòng ống nhỏ, lông ngắn thưa, đuôi nhỏ, mặt nhăn, nọng lớn, thịt<br /> chứa nhiều mỡ nên khó cạnh tranh trên thị trường hải ngoại. Heo có sức kháng bệnh cao, dễ<br /> nuôi, da hồng lông trắng nên nông dân thích nuôi. Heo nái đẻ tốt: trên 1,6 lứa/năm, mỗi lứa<br /> 10-12 con. Trọng lượng sơ sinh 0,7-0,85 kg/con. Trọng lượng 40-50 ngày tuổi đạt 7-8,5<br /> kg/con.<br /> Hằng năm các nhà chăn nuôi cũng có kế hoạch đưa đực giống Landrace, Duroc,<br /> Yorkshire để cải tạo phẩm chất hai giống heo Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu, giúp tăng tỉ lệ nạc và<br /> khả năng sinh sản, nuôi sống heo con.<br /> Một số giống heo nội địa khác: Ỉ (lợn Ỉ), heo Cỏ, heo Sóc, heo Mẹo, Lang Hồng, Phú<br /> Khánh, Mường Khương…<br /> 1.2. Các giống heo ngoại nhập<br /> 1.2.1. Heo Yorkshire<br /> Nguồn gốc nuớc Anh, lúc đầu gồm 3 nhóm:<br /> -<br /> <br /> Heo Đại bạch (Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn<br /> <br /> -<br /> <br /> Heo Trung bạch (Middle White Yorkshire) tầm vóc nhỏ<br /> <br /> -<br /> <br /> Heo Tiểu bạch (Small White Yorkshire) tầm vóc nhỏ<br /> <br /> Hai nhóm tiểu bạch và trung<br /> bạch có năng suất kém và ngoại<br /> hình xấu nên không được ưa<br /> chuộng, còn đại bạch có năng suất<br /> cao, ngoại hình đẹp nên rất được ưa<br /> chuộng.<br /> Heo Yorkshire có sắc lông trắng<br /> tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường<br /> có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc<br /> một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi<br /> dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên<br /> thân thường mịn, nhưng cũng có<br /> nhóm lông xoắn dày. Đuôi heo dài khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong.<br /> Heo Yorkshire có tai đứng hơi<br /> nghiên về trước, lưng thẳng, bụng<br /> thon khi nhìn ngang giống như hình<br /> chữ nhật. Bốn chân khoẻ, đi trên<br /> ngón, khung xương vững chắc.<br /> Heo Yorkshire thuộc nhóm<br /> Bacon (nhóm nạc mỡ) ở 6 tháng<br /> tuổi thường đạt thể trọng từ 90 đến<br /> 100kg, khi trưởng thành nọc nái có<br /> thể đạt trọng lượng từ 300 đến<br /> 400kg.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 đến 9 con,<br /> trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,0kg đến 1,8kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi con<br /> giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với nhóm giống heo ngoại nhập, heo Yorkshire cũng dễ<br /> nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi đồng bằng<br /> sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.<br /> Hiện nay giống heo Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỷ lệ<br /> máu cao trong nhóm heo ngoại lai, rất được nông dân ưa chuộng.<br /> Heo Yorkshire nuôi ở Việt Nam đã nhiều năm, được các trại giống chọn lọc, bình tuyển<br /> cẩn thận, nhân giống rộng trong nhân dân, năng suất thịt cao, tiêu tốn ít thức ăn, lớp mỡ<br /> lưng mỏng so với thập niên trước đây.<br /> Hằng năm các nhà chăn nuôi thường chọn nhiều nọc tốt để làm công tác lai cải thiện con<br /> giống ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Các trại giống lớn thường nhập heo giống hoặc tinh<br /> dịch Yorkshire từ nhiều nước tiên tiến để làm tươi máu Yorkshire Việt Nam.<br /> 1.2.2. Heo Landrace<br /> Heo Đan Mạch:<br /> Danish Landrace<br /> <br /> Danots:<br /> <br /> Đây là giống heo cho nhiều<br /> nạc, nổi tiếng khắp thế giới. Heo<br /> xuất xứ từ Đan Mạch, được nhà<br /> chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng<br /> du nhập để làm giống nuôi<br /> thuần hoặc để lai tạo với heo<br /> bản xứ tạo dòng cho nạc.<br /> Heo Landrace sắc lông trắng<br /> tuyền, không có đốm đen nào<br /> trên thân, đầu nhỏ, mông đùi to<br /> (phần nhiều nạc) hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống như<br /> một tam giác.<br /> Ơ 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt thể trọng từ 80 đến 90kg, nọc nái trưởng thành có<br /> trọng lượng từ 320 đến 420kg.<br /> Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến<br /> 2,2 lứa nếu chăm sóc nuôi<br /> dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa.<br /> Mỗi lứa đẻ nái sinh từ 8 đến 10<br /> con. Heo nái Landrace có tiếng<br /> là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi,<br /> tỷ lệ nuôi sống cao.<br /> Vì khả năng cho nhiều nạc<br /> nên nhu cầu dinh dưỡng của heo<br /> Landrace rất cao, thức ăn hàng<br /> ngày phải đảm bảo cung cấp đủ<br /> protein về lượng và chủng loại<br /> axit amin thiết yếu, nhu cầu các<br /> dưỡng chất khác cũng cao hơn<br /> 4<br /> <br /> các nhóm heo ngoại nhập khác. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, hoặc<br /> dưỡng chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng<br /> giảm sút năng suất cho thịt, tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công. Vì<br /> lý do này nên heo Landrace khó phát triển ở những vùng nông thôn hẻo lánh, chỉ được nuôi<br /> ở những trại hay những hộ chăn nuôi giỏi, nắm vững kiến thức về dinh dưỡng heo, phòng trị<br /> bệnh chu đáo. Trong tổng đàn heo ngoại, giống heo Landrace đứng thứ hai sau giống<br /> Yorkshire và hiện được các nhà chăn nuôi quan tâm sử dụng làm chất liệu để “nạc hoá” đàn<br /> heo thịt ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.<br /> Hằng năm nhiều trại heo giống du nhập tinh dịch hoặc heo đực Landrace từ nhiều nước<br /> khác nhau để làm tươi máu giống heo Landrace trong nước. Các công thức lai 2 máu hay 3<br /> máu thường có máu Landrace với tỷ lệ khác nhau, đều được nhân dân nhiều tỉnh ưa chuộng.<br /> Heo có tỷ lệ máu Landrace cao tuy khó nuôi nhưng được các nhà chăn nuôi sớm dùng<br /> Landrace để “nạc hóa” đàn heo.<br /> 1.2.3. Heo Duroc<br /> Heo xuất xứ từ Mỹ, có nhiều đặc điểm về màu lông rất dễ phân biệt là màu lông đỏ nâu<br /> (nông dân thường gọi là heo bò). Heo thuần chủng có màu đỏ nâu rất đậm, nhưng nếu là heo<br /> lai, màu đỏ thường nhạt hoặc<br /> màu vàng, càng vàng nhạt thì<br /> càng xuất hiện những đốm<br /> bông đen. Cũng có nhiều<br /> trường hợp heo lai Duroc có<br /> một phần thân sau (đùi mông)<br /> lông có ánh vàng và nhiều<br /> đốm đen tròn, bầu dục trên<br /> mông. Heo Duroc thuần mỗi<br /> chân có bốn móng màu đen<br /> nâu, không có móng trắng. Hai<br /> tai Duroc thường nhỏ xụ,<br /> nhưng gốc tai đứng, đặc biệt<br /> lưng Duroc bị còng, ngắn đò. Đực hậu bị Duroc cũng bị nhược điểm chân sau thấp, thường<br /> không phối đến đúng bộ phận sinh dục những nái giống khác có phần chân sau cao hơn.<br /> Nhiều ca đực Duroc tơ bị té ngửa khi phối giống với nái rạ cao chân. Vì vậy khi ghép đôi<br /> giao phối nhóm heo Duroc phải chú ý tầm vóc tương đương giữa đực và cái.<br /> Heo Duroc cũng là heo cho nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt thể trọng từ 80 đến<br /> 85kg, nọc nái trưởng thành từ 300 đến 450kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2 lứa. Mỗi lứa<br /> trung bình khoảng 8 con. Đây là giống heo có thành tích sinh sản kém hơn hai giống<br /> Landrace và Yorkshire.<br /> Vì sản xuất nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Duroc cũng phải thỏa mãn đầy<br /> đủ, cân đối về các dưỡng chất, nhất là protein, phải cung cấp đủ số lượng và chủng loại axit<br /> amin thiết yếu. Nếu dinh dưỡng heo nhanh chóng giảm năng suất tăng trưởng, cho thịt và<br /> sinh sản.<br /> Heo Duroc đứng thứ ba trong tổng đàn heo ngoại nhập, thường được nuôi thuần chủng ở<br /> một số trại lớn để làm quỹ gen lai 3 máu tạo con lai có nhiều nạc. Hao lai 3 máu Yorkshire<br /> + Landrace + Duroc thường được các nhà chăn nuôi Việt Nam ưa chuộng, nhưng các hộ gia<br /> đình thường không thích nuôi nái Duroc thuần chủng vì sinh sản kém, khó nuôi, dễ bị suy<br /> dinh dưỡng, dễ bệnh.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2