YOMEDIA
ADSENSE
Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 4 - Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo
82
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bảng giảng "Chăn nuôi heo: Chương 4 - Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo" được biên soạn nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng; nguyên tắc chăm sóc và nuôi dưỡng heo; và kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo. Mời các bạn tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 4 - Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo
CHƯƠNG 4 KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG HEO<br />
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong chăn nuôi heo<br />
Trong chăn nuôi có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng<br />
suất vật nuôi. Chăn nuôi heo cũng tương tự như thế, các yếu tố như giống, thức ăn, sức<br />
khỏe, ngoại cảnh, quản lý là những yếu tố bao trùm các yếu tố khác.<br />
1.1. Giống<br />
Tùy mục đích trong chăn nuôi heo, cũng như năng suất muốn đạt được trong quá trình<br />
nuôi thì việc chọn giống phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, trong thực tiễn chăn nuôi<br />
người nuôi phải tùy vào khả năng đầu tư điều kiện phát triển mà chọn heo thuần hoặc heo<br />
lai, heo cao sản...<br />
Heo có thể được chọn theo ngoại hình hoặc giống theo tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất,<br />
hoặc yêu cầu của nơi tạo giống. Trong điều kiện hiện tại ở đồng bằng sông Cửu Long, người<br />
nuôi có thể chọn heo lai giữa heo địa phương và heo ngoại, hoặc giữa heo ngoại với nhau<br />
theo công thức lai ba máu.<br />
1.2. Thức ăn<br />
Được xem là yếu tố quyết định đến năng suất vì thức ăn là nguồn cung cấp dưỡng chất<br />
duy nhất cho heo và các loại thức ăn cùng cách cho ăn, hoặc nuôi dưỡng có tác động trực<br />
tiếp đến sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt.<br />
Ngoài ra, thức ăn còn là yếu tố quyết định trong chăn nuôi heo vì tỷ lệ chi phí lớn nhất<br />
trong cơ cấu giá thành của sản phẩm từ heo: 65-85%.<br />
Cơ cấu của khẩu phần thức ăn, bao gồm các thực liệu cùng với tỷ lệ của nó có thể làm<br />
thay đổi hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất của heo.<br />
Chất kháng dưỡng, độc tố, cùng các tương tác của các dưỡng chất có trong hỗn hợp khẩu<br />
phần cũng là yếu tố cần được cân nhắc và chú ý đến khi nuôi heo.<br />
1.3. Ngoại cảnh<br />
Yếu tố này được gọi là chuồng trại như là một cách diễn đạt của heo khi nuôi nhốt. Tuy<br />
nhiên, trong thực tế, chuồng trại ảnh hưởng đến chăn nuôi heo không chỉ là kiểu chuồng,<br />
cách bố trí trong chuồng, trại và cả trong từng ô nuôi mà còn là môi trường xung quanh.<br />
Yếu tố ngoại cảnh tác động đến heo vừa trực tiếp vừa gián tiếp, có thể xem đó là tiểu khí<br />
hậu và thời tiết. Trong quá trình nuôi do tác động của thời tiết và thời gian, mật độ nuôi và<br />
cách quản lý có thể làm tiểu khí hậu thay đổi, nhất là trong điều kiện các kiểu chuồng nuôi<br />
hở hiện nay. Được xem là yếu tố quan trọng vì không thể đạt được năng suất cao nhất, cũng<br />
như hiệu quả tối đa nếu ngoại cảnh không thuận lợi cho heo phát triển.<br />
Ngoài ra, cách xử lý chất thải và thải từ chăn nuôi heo được chú ý rất nhiều. Cách thiết<br />
kế, bố trí chuồng trại có thể tác động mạnh mẽ trở lại điều kiện ngoại cảnh.<br />
1.4. Sức khỏe<br />
Trước đây, nhà chăn nuôi xem đây là yếu tố phòng và trị bệnh. Trên thực tế, khi nuôi<br />
heo, heo phải trong tình trạng khỏe mạnh thì hiệu suất chăn nuôi mới đạt tối đa. Do đó, sức<br />
<br />
48<br />
<br />
khỏe của heo phải được chú ý trước tiên. Nếu chỉ xem như là phòng và trị bệnh thì có vẻ<br />
như là bị động, không chủ động để cho heo phát triển đến mức có thể được.<br />
Sức khỏe của heo chịu nhiều yếu tố tác động đến như con giống, thức ăn... nhất là ngoại<br />
cảnh. Do đó, việc phòng bệnh nếu được hiểu như là cung cấp những biện pháp để heo có<br />
miễn dịch tốt từ vaccin sẽ không nói lên các nội dung phải thực hiện để heo không bị bệnh.<br />
Heo với đặc điểm sinh học rất đặc thù của nó sẽ chịu đựng ngoại cảnh khác nhau ở mỗi<br />
giai đoạn tuổi hoặc sản xuất trên cùng điều kiện nuôi. Giữ cho heo có sức khỏe tốt tức là<br />
phát triển tốt ở mỗi giai đoạn hoặc sản xuất. Ngay cả khi có sự mâu thuẫn như heo nái nuôi<br />
con với bầy con về điều kiện nhiệt độ...<br />
1.5. Quản lý<br />
Ngày nay, cách quản lý của một cơ sở chăn nuôi heo có thể giúp người nuôi đạt được<br />
năng suất cao với chi phí thấp. Quản lý tốt có thể giúp việc quyết định loại thải đàn những<br />
heo năng suất kém, kịp thời thay đổi cách chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp và thay đổi cách<br />
chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp và thay đổi qui mô nuôi hoặc cơ cấu đàn đúng lúc.<br />
Quản lý phải phân tích, đánh giá được, hiểu được nguyên do và có những quyết định<br />
chính xác dựa trên những theo dõi trực tiếp theo dõi trên heo, ghi chép sổ sách, thống kê...<br />
<br />
2. Nguyên tắc chăm sóc và nuôi dưỡng heo<br />
Gọi là chăm sóc – nuôi dưỡng như là hai biện pháp tác động trong chăn nuôi heo vì<br />
phương pháp thực hiện cũng như mục đích phải đạt trước mắt của mỗi giai đoạn nuôi.<br />
Một số đặc điểm chú ý trong chăm sóc nuôi dưỡng<br />
Chăm sóc nuôi dưỡng là hai biện pháp tác động lẫn nhau và lệ thuộc nhau. Chăm sóc tốt<br />
thì hiệu quả của việc nuôi dưỡng tốt sẽ cao. Ngược lại, dù nuôi dưỡng với chế độ dinh<br />
dưỡng tối đa mà chăm sóc kém thì hiệu quả đạt được rất thấp.<br />
Heo còn nhỏ tuổi, heo trong giai đoạn sản xuất như heo nái chờ phối, chửa, nuôi con, heo<br />
đực làm việc thì việc chăm sóc nuôi dưỡng phải cao hơn các tuổi và giai đoạn khác.<br />
Hiệu quả của việc chăm sóc nuôi dưỡng của giai đoạn kế tiếp lệ thuộc vào cách chăm sóc<br />
nuôi dưỡng trước đó, như heo nái nuôi con chịu ảnh hưởng của giai đoạn mang thai, tình<br />
trạng sức khỏe của heo giai đoạn sau cai sữa có sự tác động cách chăm sóc nuôi dưỡng heo<br />
lúc theo mẹ...<br />
Trong từng thời kỳ, tuổi, sản xuất thì có thể chú ý đến yếu tố chăm sóc hoặc yếu tố nuôi<br />
dưỡng, như heo con mới sinh thì biện pháp chăm sóc rất quan trọng, phải thật chu đáo, heo<br />
49<br />
<br />
nái lúc đẻ thì biện pháp chăm sóc sẽ quyết định đến hiệu quả của heo cái sinh sản. Heo thịt<br />
vào cuối giai đoạn nuôi vỗ béo thì cách cho ăn, cách nuôi dưỡng sẽ hạn chế được sự gia<br />
tăng tỷ lệ mỡ, chất lượng thịt tốt hơn...<br />
Trong thực tiễn chăn nuôi heo hiện đại, các giải pháp được đề cập đến nhiều là làm thế<br />
nào để cải thiện hiệu quả chăn nuôi heo giai đoạn theo mẹ bằng yếu tố nuôi dưỡng như cho<br />
ăn sớm, cung cấp các chất để bổ sung khả năng tiêu hóa trong khi bộ máy tiêu hóa của heo<br />
chưa trưởng thành... không có nghĩa là bỏ qua yếu tố chăm sóc mà thật ra heo được chăm<br />
sóc tốt thì hiệu quả của giải pháp trên mới đạt được.<br />
Heo phải được chăm sóc nuôi dưỡng theo từng giai đoạn tuổi: sơ sinh, cai sữa, lứa hậu bị,<br />
chờ phối, mang thai, đẻ, nuôi con, đực làm việc và vỗ béo. Ngay trong từng giai đoạn, trình<br />
độ quản lý, quy mô đàn... mà chăm sóc nuôi dưỡng có thể được chia thành các giai đoạn<br />
ngắn hơn.<br />
Thực hiện tốt các nguyên tắc nêu trên sẽ giúp cho người nuôi đạt được hiệu quả kinh tế<br />
cao như giảm tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn heo con, năng suất sinh sản cao ở heo nái, hiệu quả<br />
sử dụng cao ở heo nọc và thời gian nuôi đạt trọng lượng hạ thịt ngắn cùng chỉ số chuyển hóa<br />
thức ăn thấp.<br />
Trong chăn nuôi heo, tỷ lệ hao hụt xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn sơ sinh do cách chăm<br />
sóc không hợp lý hoặc tỷ lệ loại thải ở heo nái cao do cách nuôi dưỡng không đúng hoặc tỷ<br />
lệ không sử dụng ở heo nọc cao... là những giai đoạn cần được chú ý chăm sóc nuôi dưỡng<br />
nhiều hơn nếu muốn đạt được hiệu quả chăn nuôi cao.<br />
Ngày nay, các giống heo cao sản nhiều cùng với việc khai thác nhiều hơn ở heo đã tạo ra<br />
một số bất thường xuất hiện nhiều hơn trong chăn nuôi heo như tỷ lệ hao hụt lúc cai sữa<br />
cao, tỷ lệ heo nái bất thụ, phối nhiều lần không đậu thai... tăng lên cũng là những vấn đề<br />
được chú ý hơn trong chăm sóc nuôi dưỡng heo. Nhu cầu dinh dưỡng được xây dựng để đáp<br />
ứng với năng suất cao cũng có thay đổi và được phân chia theo giai đoạn ngắn hơn. Bên<br />
cạnh đó quy trình tiêm phòng, phòng bệnh bằng thuốc cùng với các chất kích thích tăng<br />
trưởng cũng được sử dụng nhiều hơn. Điều đó tạo điều kiện cho sự kháng thuốc của vi sinh<br />
vật cao hơn, cũng như nguy cơ bị nhiều stress hơn khi phải thay đổi điều kiện nuôi.<br />
3. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo<br />
Mục tiêu trong chăn nuôi heo cái sinh sản làm sao vừa đạt được năng suất sinh sản cao<br />
vừa có thời gian sử dụng hiệu quản dài.<br />
3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất sinh sản của heo nái<br />
Có nhiều cách trình bày về yếu tố này với mục tiêu cuối cùng phải đạt được như: số con<br />
đẻ ra/ổ/nái; số con cai sữa/ổ/nái... nhưng đa số đều nhìn nhận là chỉ tiêu số con cai sữa khỏe<br />
mạnh/nái/365 ngày là phản ánh đầy đủ nhất mục tiêu nuôi heo cái sinh sản.<br />
<br />
50<br />
<br />
Một số tác giả Châu Âu không dừng lại ở chỉ tiêu này mà nâng lên thành số heo hạ<br />
thịt/cái/năm nhằm đánh giá hiệu quả của con giống, cách nuôi dưỡng...<br />
<br />
3.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng heo hậu bị<br />
Mục đích nuôi heo giai đoạn hậu bị: đạt được tuổi thành thục sinh dục sớm, chuẩn bị cho<br />
thời kỳ mang thai lần đầu. Heo hậu bị là những thú dùng để thay thế những con nọc, nái<br />
đang sinh sản trong tương lai. Sau khi tuyển lựa heo hậu bị phải được chăm sóc nuôi dưỡng<br />
đúng cách thì mới phát huy hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai.<br />
<br />
51<br />
<br />
3.2.1. Heo hậu bị thường được chọn lọc qua ít nhất 4 thời điểm<br />
1. Lúc 7 ngày tuổi đối với heo đực, vì những con không đạt tiêu chuẩn làm giống sẽ thiến<br />
đi ở thời điểm này, dịch hoàn còn nhỏ, mau lành vết thương. Đối với heo cái thì chọn lúc 21<br />
ngày tuổi. Lúc này nên dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông bà và ngoại hình<br />
của heo con. Nên chọn những con bụ bẫm, tăng trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có<br />
những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất bình thường, số vú trên 12, các vú<br />
cách nhau đều đặn, heo linh lợi không ủ rũ, bệnh tật.<br />
2. Lúc cai sữa hoặc 60 đến 70 ngày tuổi, giai đoạn này chọn heo để chuyển qua khu làm<br />
giống hoặc nuôi thịt bán cho nông dân nuôi thịt. Thời điểm này cũng căn cứ vào ngoại hình,<br />
sự tăng trưởng và sức khoẻ heo đã chọn.<br />
3. Giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, thời kỳ này cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển<br />
tầm vóc, có thể cân đo hoặc nếu nuôi cá thể có thể kiểm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng<br />
trọng. Các dị tật nếu có sẽ dễ dàng nhận ra và có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu<br />
chuẩn định sẵn (theo tiêu chuẩn nhà nước hay tiêu chuẩn cơ sở). Những con không đạt tiêu<br />
chuẩn sẽ chuyển ngay qua khâu nuôi thịt để xuất bán, hoặc thiến đực nuôi vỗ xuất thịt.<br />
4. Giai đoạn 7 đến 10 tháng tuổi, đây là giai đoạn quyết định chọn lọc cuối cùng. Heo<br />
phải có sự phát triển tốt các chiều đo; năng suất sinh trưởng cao; không mập mỡ khung<br />
xương vững chắc; không dị tật, bộ vú đều, núm vú lộ rõ không có vú lép, bộ phận sinh dục<br />
đầy đặn, phát triển tốt; lanh lẹ nhưng không nhút nhát sợ hãi hoặc hung dữ. Ơ giai đoạn này<br />
cần chú ý đến tính năng (libido) của heo đực: chúng thường hay chồm nhảy trên lưng nhau<br />
thực hiện phản xạ giao phối và có thể xuất tiết chất dịch từ dương vật. Những đực quá mập,<br />
dịch hoàn kém phát triển, hoặc phát triển không đều, yếu chân, nứt hư móng, viêm khớp,<br />
dịch hoàn ẩn… nên loại thải.<br />
Đối với heo cái cần phải có biểu hiện động dục lần đầu. Cường độ động dục lần đầu<br />
mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai.<br />
Những nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến<br />
10 tháng tuổi thì nên loại thải.<br />
3.2.2. Dinh dưỡng cho heo hậu bị<br />
Từ 5 đến 6 tháng tuổi có thể phải hạn chế định lượng thức ăn để tránh hiện tượng mập<br />
mỡ kém khả năng sinh sản. Nếu nghi ngờ thức ăn kém phẩm chất cần thay đổi ngay, có thể<br />
bổ sung vitamin A, D, E để hỗ trợ sự sinh trưởng phát dục. Trong một số trại có thể bố trí<br />
sân cỏ hay sân cát cho heo hậu bị vận động để phát triển khung xương, cơ, chân móng khoẻ<br />
mạnh, chống tích luỹ mỡ.<br />
Chuồng trại phải thoáng mát, có độ dốc thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không<br />
trơn trợt hay gồ ghề làm hư móng. Phải có biện pháp chống lạnh, chống nóng, chống gió<br />
lùa, mưa tạt. Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương<br />
tầm vóc, không nhốt nuôi chung nhiều con có nhiều tầm vóc thể trọng khác xa nhau.<br />
Những con hậu bị không đạt tiêu chuẩn làm giống phải nhanh chóng loại, nuôi hay bán<br />
thịt ngay và tuyển chọn heo khác nuôi thay thế, không nên nuôi kéo dài tốn kém.<br />
3.2.3. Dấu hiệu động dục và thời điểm phối giống<br />
Khi được 5-6 tháng tuổi heo cái bắt đầu động dục, giống heo nội thường có thể động dục<br />
sớm hơn. Lần động dục đầu tiên thường có thể không rõ trên một số con, nhưng nói chung<br />
có ít trứng rụng, do đó người nuôi chỉ ghi nhận để dễ phát hiện chu kỳ động dục sắp tới.<br />
52<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn