YOMEDIA
ADSENSE
Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 5 - Vệ sinh phòng dịch trong chuồng heo
71
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung chương 5 của "bài giảng Chăn nuôi heo" trình bày đến các bạn cách phát hiện bệnh dịch và vệ sinh phòng dịch trong trại heo. Mời các bạn tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảng giảng Chăn nuôi heo: Chương 5 - Vệ sinh phòng dịch trong chuồng heo
CHƯƠNG 5. VỆ SINH PHÒNG DỊCH TRONG TRẠI HEO<br />
1. Phát hiện bệnh sớm<br />
Hằng ngày phải khám bệnh cho toàn đàn heo trong trại để phát hiện ngay những con<br />
chớm bệnh để có kế hoạch điều trị thích hợp. Quan trọng nhất là phải phát hiện được bệnh<br />
số nhất là khi thú bệnh có những triệu chứng giống nhau. Thông thường trong một quần thể<br />
động vật bao giờ cũng có một số thú có dấu hiệu bệnh, hiếm khi quần thể động vật hoàn<br />
toàn không có con bệnh. Số thú bệnh, thông thường chiếm từ 1-5% tổng đàn, nhưng trị số<br />
này tăng lên theo thời gian đến 10% hay hơn nữa là dấu hiệu báo động có dịch bệnh bộc<br />
phát trong đàn thú nuôi.<br />
Sau khi kiểm soát bệnh số, cần theo dõi tử số, đây là trị số báo động mức nguy hiểm của<br />
bệnh: nếu mức tử số cao, heo chết nhiều, chết nhanh… thì bệnh rất nguy hiểm, bệnh ở thể<br />
ác tính.<br />
Việc phát hiện bệnh sớm thường có lợi cho công tác điều trị vì thông thường cứ phát hiện<br />
bệnh trễ thì mầm bệnh sinh sản tăng số lượng tấn công cơ thể mãnh liệt hơn, càng phát hiện<br />
trễ thì cơ thể thú bệnh càng suy nhược hơn.<br />
Nhốt nhiều thú trong một ô chuồng rộng thường làm cho công tác khám thú hàng ngày<br />
khó khăn hơn, dễ bị bỏ sót những con mới chớm bệnh, lúc bệnh đã trở nặng thì mới tìm ra<br />
thì khó trị hơn.<br />
2. Điều trị bệnh sớm<br />
Sau khi phát hiện và chẩn đoán nhanh chóng điều trị bệnh bằng liều thuốc hữu hiệu ngay<br />
từ đầu,tránh tình trạng dùng liều thấp lúc đầu rồi tăng dần liều, khiến cho mầm bệnh mau<br />
lờn thuốc. Thường là dùng liều cao lúc đầu, sau vài ngày bệnh thuyên giảm thì có thể hạ liều<br />
để kích thích cơ thể hoạt động tạo miễn dịch và ít gây độc cho cơ thể.<br />
Điều trị bệnh trễ cũng làm gia tăng số lượng mầm bệnh trong con bệnh và phải dùng<br />
nhiều thuốc hơn, cơ thể suy nhược hơn.<br />
3. Kết hợp ba biện pháp khống chế bệnh<br />
Trong việc khống chế bệnh cần kết hợp 3 biện pháp cùng lúc:<br />
-<br />
<br />
Dùng thuốc chuyên trị với liều hữu hiệu ngay từ giai đoạn đầu<br />
<br />
- Phải bồi dưỡng cơ thể tăng sức chịu đựng của cơ thể với thuốc và tăng sức đề kháng của<br />
cơ thể đối với mầm bệnh. Phải cho heo ăn đủ chất (nếu còn ăn được hoặc bắt đầu thém ăn<br />
trở lại) dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu, vệ sinh không hư mốc, đóng vón, ôi chua. Cung cấp<br />
thêm một số vitamin để tăng sức đề kháng của cơ thể như A, C, B1, B2, B6, B12… trong đó<br />
vitamin C thường hỗ trợ đắt lực cho cơ thể chống bệnh.<br />
Trong nhiều trường hợp heo bệnh thường không đứng dậy để ăn, nhưng thực sự chúng<br />
đói, nếu có điều kiện đút nhét thức ăn trong thời điểm heo đang nằm liệt thì cơ hội lành<br />
bệnh sẽ rất cao. Phải cung cấp đủ nước uống cho heo nhất là khi heo không tự đứng dậy nổi<br />
để uống, những trường hợp như vậy, heo chết vì khát chứ không phải vì bệnh.<br />
- Phải tích cực tiêu độc tẩy uế chuồng trại, tiêu huỷ bệnh phẩm do heo bệnh bài xuất ra.<br />
Biện pháp này mục đích ngăn không cho mầm bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập<br />
<br />
72<br />
<br />
thêm vào cơ thể heo bệnh và cắt đứt nguồn lây nhiễm vào những heo lành mạnh khác, nhờ<br />
đó công việc điều trị sẽ nhẹ nhàng hơn, thuốc dùng hiệu lực hơn.<br />
Kết hợp đủ 3 biện pháp trong việc khống chế bệnh sẽ làm cho công tác điều trị có hiệu<br />
quả cao, mức tổn thất do bệnh gây ra sẽ ít hơn, nhanh chóng dập tắt dịch bệnh.<br />
4. Cách ly heo bệnh và mổ khám<br />
Khi heo bệnh cần có biện pháp cách ly với đàn heo khoẻ mạnh. Điều này có thể thực hiện<br />
dễ dàng đối với heo cai sữa, heo lứa, nhưng rất khó cách ly đối với heo con còn bú mẹ<br />
những tuần lễ đầu vì không thể thiếu sữa mẹ được, và cũng khó đối với những heo có thể<br />
trọng cao (khó chuyển đi qua chuồng cách ly). Biện pháp tiêu độc tẩy uế kỹ ô chuồng thú<br />
bệnh là biện pháp cách ly tích cực, giúp hạn chế mầm bệnh lây lan. Người ra vào ô chuồng<br />
heo bệnh phải tuân theo các thao tác sát trùng bắt buộc, không được thực hiện cẩu thả qua<br />
loa.<br />
Đối với thú chết, không được bán xác thú ra thị trường ngoài trại (bán chạy) mà phải mổ<br />
khám ở một nơi riêng biệt để rút kinh nghiệm điều trị cho những con còn lại. Việc khám tử<br />
sẽ rất hữu ích cho công tác chẩn đoán điều trị, vì sau khi mổ xác heo chết ta phát hiện được<br />
những bệnh tích mà trứơc đó chẩn đoán sai, kéo theo việc sử dụng thuốc sai, không hiệu quả<br />
với mầm bệnh. Việc khám tử còn giúp ta phán đoán về chất lượng thịt thú bệnh. Nếu thịt<br />
còn tốt, bệnh không lan truyền cho người thì có thể cho tiêu thụ hạn chế qua các cách xử lý<br />
như luộc chín trước khi mang đi khỏi trại… Ngoài ra việc khám tử cũng có thể phát hiện ra<br />
những dấu hiệu bệnh khác, hoặc ký sinh trùng để nhà chăn nuôi có biện pháp phòng chống<br />
xử lý thích hợp hiệu quả.<br />
5. Tiêm phòng<br />
Có những bệnh xảy ra trên heo gây hậu quả rất nghiêm trọng, mức tổn thất cao hoặc<br />
không có thuốc điều trị hữu hiệu, cần phải được tiêm phòng. Thông thường có ba bệnh cần<br />
được chú trọng tiêm ngừa là dịch tả heo, toi heo và phó thương hàn heo, tuỳ theo chỉ dẫn<br />
của nhà sản xuất mà có lịch tiêm phòng thích hợp. Một số vacxin khác cũng được các nhà<br />
chăn nuôi sử dụng như thuốc chủng ngừa F.M.D., Aujesky, dấu son…<br />
Khi chủng ngừa cho heo con cần chú ý hiện tượng trung hoà kháng thể nếu nái mẹ đã<br />
được tiêm chủng đầy đủ, đúng liều. Cần hạn chế những tác động gây stress cho heo khi<br />
chủng như dời chuồng, thiến, xổ giun, thay đổi khẩu phần thức ăn… phải tăng cường dưỡng<br />
chất để cơ thể có đủ sức đáp ứng miễn dịch. Nên chủng ngừa đầy đủ cho thú 15-20 ngày<br />
trước khi vận chuyển đi xa. Sau khi mua heo về ổn định 20-30 ngày thì có thể tái chủng.<br />
Phải bảo quản vaccin đúng kỹ thuật, pha chế đúng chỉ dẫn, tiêm đúng liều, tránh tiêm bỏ<br />
sót. Phần vaccin dư thừa nên tiêu huỷ ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là<br />
vaccin sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng chống bệnh sau này.<br />
Một số vaccin chết không được dùng chung bơm tiêm với các loại vaccin sống.<br />
Phải tạo bầu tiểu khí hậu thích hợp cho heo vừa mới tiêm chủng. Một số vaccin sống có<br />
thể gây sốt cao cho heo, cần tiêm vào buổi chiều để heo bị sốt sẽ không bị cái nóng ban trưa<br />
tác động xấu đến sức khoẻ. Có thể bổ túc kháng sinh chống phụ cảm nhiễm cho những thú<br />
đã tiêm phòng vaccin virus sống. Những nơi chưa có dịch nên dùng vaccin chết mà không<br />
nên dùng vaccin sống nhược độc.<br />
Khi tiêm ngừa cần nhốt heo ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua<br />
bơm tiêm thuỷ tinh làm hư hỏng vaccin, nhất là các vaccin sống.<br />
73<br />
<br />
6. Cách ly heo mới mua về<br />
Heo giống mới mua về cần được nuôi riêng ở một nơi cách xa với đàn heo đang có của<br />
trại, mục đích là để theo dõi tình hình bệnh lý, sức khoẻ của đàn heo mới, tránh tình trạng<br />
đàn heo có bệnh, bệnh tiềm ẩn sau một thời gian kiểm tra mới phát hiện và lây lan cho đàn<br />
heo hiện hữu. Nếu không kiểm tra kỹ bệnh lan truyền sẽ gây tổn thất lớn cho cả đàn heo mới<br />
và đàn heo đang nuôi.<br />
Việc nuôi cách ly đàn heo mới mua về cũng có lợi là tránh tình trạng khi mới chuyên chở<br />
từ xa về, trải qua nhiều stress, đàn heo mới dễ mắc những bệnh mà đàn heo hiện hữu đang<br />
tiềm ẩn, bệnh có thể bùng nổ mạnh trên đàn mới và tấn công cả đàn cũ.<br />
Thuờng thời gian cách ly có thể từ 30-60 ngày hoặc dài hơn nếu nguồn gốc heo mới mua<br />
có nhiều nghi vấn. Heo giống ngoại nhập có thể phải nuôi cách ly cả năm hoặc hơn để kiểm<br />
tra những bệnh truyền nhiễm lây qua đường sinh sản. Nhập tinh dịch cũng phải nuôi cách ly<br />
nái đã thụ thai (kể cả nái phối tinh không thụ thai) để giám định bệnh sinh sản. Kiểm tra<br />
chặt chẽ như vậy giúp ngăn chặn kịp thời những bệnh mới từ nước ngoài xâm nhập vào đàn<br />
heo trong nước.<br />
7. Vệ sinh nguồn nước<br />
Nguồn nước dùng nuôi heo cần phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Cần có bể chứa<br />
tồn trữ nước để tránh tình trạng thiếu hụt trong mùa khô. Nếu có \điều kiện nên có cả bể<br />
lắng, lọc phù sa, phèn, sát trùng đúng cách, hạn chế sự vấy nhiễm vi sinh vật có hại.<br />
Các thiết bị chứa nước cần định kỳ dọn rửa, loại bỏ cáu, cặn bẩn, rong rêu.<br />
Nếu dùng nước ngầm (giếng) thì phải chú ý tình trạng nhiễm phèn, nhiễm nước mặt,<br />
nhiễn dầu và các chất thải công nghiệp. Nếu dùng nước mặt (nước sông, hồ, ao, đầm) thì<br />
phải chú ý sự ô nhiễm, nhiểm khuẩn. Cần định kỳ kiểm tra chất lượng nước, nhất là khi sức<br />
khoẻ đàn heo đột nhiên không tốt, năng suất tụt giảm bất thường, tình hình dịch bệnh gia<br />
tăng…<br />
Cần chú ý tận dụng nguồn nước mưa ở những nơi bị phèn mặn, nhưng cũng cần biết rằng<br />
nước mưa cũng chứa nhiều bụi bặm, vi sinh vật co 1hại lẫn trong bụi, hoà tan vào nước,<br />
sinh sản tăng số lượng. Một số vùng có khí thải độc hại, acid.. làm cho nước mưa không thể<br />
sử dụng cho chăn nuôi được. Cần có bể chứa nước mưa để dự trữ và sử dụng trong mùa<br />
khô.<br />
Một số vùng có nước lợ trong một thời gian ngắn việc sử dụng nước cho heo ăn uống,<br />
tắm rửa chuồng có thể gây nên bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hoá, ảnh hưởng xấu đến sức<br />
tăng trưởng của heo nuôi.<br />
8. Vệ sinh thức ăn<br />
Thức ăn cũng có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh, hoặc chứa mầm bệnh. Các loại thức<br />
ăn giàu protein thường dễ bị phân huỷ do nhiệt độ, ẩm độ kho chứa không phù hợp. Thường<br />
là sự tự phân, phóng thích khí NH3 làm cho thức ăn trở nên độc, ít dưỡng chất và vi sinh vật<br />
có hại phát sinh, dễ gây rối loạn tiêu hoá khi cho heo ăn.<br />
Các loại thức ăn chứa nhiều lipid thì dễ bị oxid hoá, ôi dầu, đóng vón khi tồn trữ lâu làm<br />
cho heo không thích ăn, hoặc bị rối loạn tiêu hoá khi ăn phải.<br />
Quan trọng nhất là sự phát triển của các loại nấm mốc như Aspergillus flavus tạo ra độc<br />
tố Aflatoxine có hại cho heo khi ăn phải nếu thức ăn gia súc không được bảo quản tốt.<br />
74<br />
<br />
Sâu bọ, mọt, côn trùng thường phát triển số lượng trong thức ăn tồn trữ lâu, làm cho thức<br />
ăn kém phẩm chất, chất bài tiết của chúng có thể gây dị ứng cho heo khi ăn phải hoặc tiếp<br />
xúc với chúng.<br />
Vì vậy kho chứa thức ăn phải thông thoáng, nhiệt độ ẩm độ thích hợp, phải định kỳ sát<br />
trùng, thanh lý các lô hàng tồn trữ lâu, hư mốc, đóng vón, phải có biện pháp chống mối mọt,<br />
chống chuột, côn trùng phá hoại. Không nên trữ các thức ăn hỗn hợp quá 1 tháng, nguyên<br />
liệu không quá 3 tháng. Nên sử dụng những loại thức ăn có ẩm độ thích hợp, đã qua phơi<br />
sấy đúng cách, xử lý thích hợp. Các loại premix phải bảo quản cẩn thận tránh hư hỏng, vì<br />
khi hư hỏng mà không phát hiện kịp, vẫn đưa vào sử dụng thì hậu quả rất nghiêm trọng.<br />
Các thức ăn dư bữa phải san sớt kịp thời cho những ô chuồng còn thiếu tránh để lâu hư<br />
hỏng, nhất là khi cho heo ăn ẩm hoặc trộn ướt.<br />
Các thiết bị chứa thức ăn phải định kỳ sát trùng tầy uế tránh tình trạng tích đọng thức ăn<br />
cũ hư mốc, giòi bọ phát triển. Máy trộn thức ăn cũng phải vét sạch thức ăn cũ trước khi trộn<br />
những mẻ mới.<br />
Cần định kỳ kiểm tra phẩm chất thức ăn hỗn hợp đang sử dụng, hoặc những nguyên liệu<br />
nghi ngờ phẩm chất kém. Thức ăn xanh cũng cần rửa sạch trứơc khi cho heo ăn để hạn chế<br />
sự tái nhiễm vi sinh vật có hại và ký sinh trùng khi dùng cho heo ăn các loại rau trồng bón<br />
bằng chính phân heo đang nuôi.<br />
9. Sát trùng chuồng trại<br />
Chuồng trại mới xây dựng thì có rất ít vi sinh vật gây bệnh, cho nên những đợt nuôi heo<br />
đầu tiên bao giờ cũng cho năng suất rất cao, nhưng với sự hiện diện thường xuyên của heo<br />
nuôi, mật độ vi sinh vật có hại sẽ dần dần tăng cao, chúng tấn công đàn heo gây ra những<br />
tổn thất ngày càng tăng và có khi gây thành dịch lớn. Do vậy cần có biện pháp làm giảm<br />
mật độ vi sinh vật có hại trong chuồng nuôi, không cho chúng phát triển đến mức có thể gây<br />
thành bệnh cho heo nuôi. Đó là việc định kỳ sát rùng chuồng trại trên quy mô lớn, đồng<br />
loạt, triệt để, giúp cho môi trường chăn nuôi sạch sẽ, rất ít vi sinh vật có hại, nhờ đó sức<br />
khoẻ thú nuôi tốt hơn, tăng trưởng tốt hơn, ít bệnh, ít tốn thuốc thú y điều trị, năng suất cao,<br />
lợi nhuận cao hơn.<br />
Có rất nhiều loại thuốc dùng để sát trùng chuồng trại nhưng đến nay có những chất cổ<br />
điển đã qua sử dụng nhiều năm nhưng vẫn chưa giảm sút tác dụng diệt khuẩn, lại rẻ tiền cần<br />
khuyến khích sử dụng như: nước javel, sút NaOH, vôi bột (CaO), nước sữa vôi (Ca(OH)2)<br />
10-20%. Các loại này thường được dùng để quét toàn bộ nền, tường, máng ăn, máng uống,<br />
ổ úm… tuy nhiên phải chú ý có sự ăn mòn kim loại của sút (NaOH) và javel, tránh dùng<br />
chúng để sát trùng các thiết bị và chuồng sắt, nhôm. Nên tuân theo nguyên tắc “cùng đầy<br />
chuồng, cùng trống chuồng”, thả nuôi đồng loạt và xuất bán đồng loạt để có thời gian ngắn<br />
trống chuồng, tẩy uế sát trùng kỹ, trước khi thả nuôi đợt heo mới.<br />
Không nên sử dụng những hoá chất độc hại để sát trùng như formon (trước đây rất thông<br />
dụng) vì tác hại đến da và niêm mạc hô hấp, mắt, bộ sinh dục, dễ mở đường cho sự xâm<br />
nhiễm mầm bệnh và có nguy cơ gây ung thư cho người.<br />
Cần khai thông cống rãnh quanh chuồng cho thoát nước tốt, tránh ứ đọng tạo môi trường<br />
cho muỗi phát triển, nên phát quang tránh để cỏ lau um tùm làm nơi trú ẩn của rắn rết, bọ<br />
cạp… chúng tấn công và có thể gây chết cấp tính cho heo nuôi.<br />
Nơi ra vào chuồng cần có bể, hộc chứa thuốc sát trùng để người ra vào dẫm lên sát trùng<br />
giầy dép, tránh lây lan mầm bệnh.<br />
75<br />
<br />
10. Vệ sinh nhân lực<br />
Người cũng là phương tiện trung gian truyền bệnh hoặc mang trùng. Một số bệnh có thể<br />
lây từ người sang heo hoặc từ heo sang người như bệnh cúm, ghẻ sarcoptes, vi nấm, liên cầu<br />
khuẩn, tụ cầu khuẩn, leptospirosis… Vì vậy cần định kỳ khám sức khoẻ, thử huyết thanh<br />
một số bệnh cho công nhân trực tiếp lao đông thường xuyên gần gũi heo. Cần có trang bị<br />
bảo hộ lao động cho công nhân như quần áo, giầy ủng, nón, khẩu trang, mắt kính không<br />
độ… để tránh lây bệnh hổ tương giữa người và heo.<br />
Người bệnh cảm cúm, sốt cao không nên chăm sóc cho heo con, heo nái đẻ, hoặc gieo<br />
tinh, đỡ đẻ… Cấm khạc nhỏ trong chuồng.<br />
Khách viếng trại phải qua nơi sát trùng, có trang phục riêng, quần áo giầy ủng riêng trước<br />
khi vào trại.<br />
11. Vệ sinh dụng cụ trang thiết bị<br />
Mỗi dãy chuồng cần có những vật dụng như chổi, xô, xẻng, máng ăn, máng uống riêng<br />
biệt, không được sử dụng chung với những dãy chuồng khác. Những vật dụng này phải làm<br />
vệ sinh hằng ngày.<br />
Các loại dụng cụ thú y cũng phải trang bị riêng cho từng khu chuồng, không dùng chung.<br />
Trước và sau khi sử dụng phải sát trùng kỹ lưỡng. Nên thay kim tiêm sau khi tiêm cho từng<br />
cá thể, tránh sử dụng một kim duy nhất để tiêm cho nhiều heo trong cùng một thời gian. Cần<br />
tách biệt dụng cụ thú y để tiêm thuốc điều trị với dụng cụ thú y dùng tiêm thuốc bồi dưỡng,<br />
tiêm phòng. Các trang bị bảo hộ lao động như quần áo, giầy ủng cũng phải định kỳ tẩy uế<br />
sát trùng để tránh lưu cữu mầm bệnh.<br />
Một số dụng cụ thú y như kim tiêm, kéo, kẹp… cần định kỳ kiểm tra độ sắc bén, nếu cần<br />
thiết có thể mài giũa hoặc thay mới để đảm bảo thao tác gọn gàng nhanh chóng ít gây tổn<br />
thương lớn khi sử dụng.<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
76<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn