BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: " QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA CẦU RẠCH MIỄU"
lượt xem 31
download
Nước là một trong những tài nguyên giàu có của nước ta là một loại tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống, không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường. Tài nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng trong sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: " QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA CẦU RẠCH MIỄU"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN …………….o0o…………… BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA CẦU RẠCH MIỄU GVHD: ThS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG SVTH: 1. Đặng Thúy An 10157237 DH10DL 2. Vũ Thị Hạnh 10157059 DH10DL 3. Lê Thị Mỹ Hiền 10157061 DH10DL 4. Hoàng Thị Kim Huệ 10157070 DH10DL 5. Đặng Thị Liễu 10157087 DH10DL 6. Nguyễn Tấn Mạnh 10157115 DH10DL 7. Đặng Nguyễn Dạ Thảo 10157167 DH10DL 8. Nguyễn Thị Thương 10157191 DH10DL 9. Trần Thị Kiều Trang 10157207 DH10DL
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.......................................................................................6 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ .................................................................................................6 2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..................................................................................7 2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ...................................................................8 2.3.1. Thành phố Mỹ Tho ...................................................................................8 2.3.2. Huyện Châu Thành ...................................................................................8 CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA CẦU RẠCH MIỄU ................................................................10 3.1. NUÔI TRỒNG, ĐÁNH BẮT THỦY SẢN ...................................................10 3.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ..........................................................13 3.3. TRỒNG CÂY ĂN TRÁI ...............................................................................14 3.4. KHAI THÁC CÁT.........................................................................................15 3.5. GIAO THÔNG...............................................................................................15 CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG TRONG KHAI THÁC VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ......................................................................................17 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG:.........................................................17 4.1.1. Tình trạng khai thác cát lậu.....................................................................17 4.1.2. Nuôi trồng thủy sản.................................................................................17 4.1.3. Hoạt động sinh hoạt của người dân sống khu vực ven sông...................18 4.1.4. Hoạt động du lịch và giao thông đi lại ....................................................20 4.2. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ...........................................................................20 4.2.1. Đối với rác thải........................................................................................20 4.2.2. Đối với nước thải sinh hoạt của người dân .............................................21 4.2.3. Đối với việc khai thác cát lậu..................................................................21 Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 3
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương 4.2.4. Đối với hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản.....................................21 4.2.5. Đối với hoạt động du lịch và giao thông đi lại........................................22 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................22 5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................22 5.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................23 CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................23 Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 4
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Nước là một trong những tài nguyên giàu có của nước ta là một loại tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống, không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường. Tài nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Là một nước có nền nông nghiệp hình thành phát triển từ lâu đời, nguồn nước có vai trò trong việc cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước cũng cần có nguồn nước ổn định để duy trì hoạt động sản xuất. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của con người. Tuy nhiên nguồn nước sạch dùng để sản xuất và sinh hoạt thì có hạn và đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng đòi hỏi chúng ta phải đưa ra các biện pháp quản lí và sử dụng nguồn tài nguyên này hiệu quả hơn để có một tương lai phát triển bền vững. Ngày nay, sử dụng cho mọi hoạt động đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước. Điển hình là khúc sông Tiền chảy qua cầu Rạch Miễu giữa hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Tại đây nước sông Tiền được người dân khai thác phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, bên cạnh việc khai thác đó kéo theo những vấn đề môi trường đáng quan tâm. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 5
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Hình 1: Vị trí địa lý cầu Rạch Miễu Sông Tiền đi qua cầu Rạch Miễu chảy qua thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Bến Tre), khúc sông nay còn chảy qua Cù lao Thái Sơn, Cồn Phụng. Thành phố Mỹ Tho nằm ở bờ bắc sông Tiền - Phía bắc giáp huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo. - Phía nam giáp tỉnh bến Tre. - Phía đông giáp huyện Chợ Gạo. - Phía Tây giáp huyện Châu Thành. - Diện tích: 8.154,08 ha. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 6
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương - Dân số: 204.142 người. Thành phố Mỹ Tho được Chính phủ công nhận là đô thị loại 2 từ năm 2005 và là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Tiền Giang. Thành phố có 17 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 6 xã. Huyện Châu Thành Là một trong 8 huyện – thị xã của Tỉnh Bến Tre, nằm trên Cù Lao Bảo được xem như là “cửa ngõ” của tỉnh. Với tổng diện tích tự nhiên là 22.754,72ha chiếm 10,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, Châu Thành nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bến Tre. 2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Nhìn chung, khu vực sông Tiền nói chung và đoạn qua cầu Rạch Miễu nói riêng thời tiết thuận lợi, ít thiên tai, không có diễn biến đột ngột thất thường thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Những ưu đãi đó sẽ làm phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên nên rất thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái nơi đây. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5 12 với lượng dòng chảy chiếm 90% tổng lượng dòng chảy năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình hằng năm 1.467mm. Địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, đặc biệt đây là vùng sông ngòi chằng chịt tạo điều kiện rất thuận lợi trong giao thông đường thủy và có thể khai thác phát triển loại hình du lịch cảnh quan ven sông rạch. Lượng phù sa các kênh rạch bồi tụ thuận lợi cho việc phát triển những vườn cây ăn quả. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 7
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương 2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.3.1. Thành phố Mỹ Tho Mỹ Tho là một trong những đô thị cổ ở Nam Bộ, đã từng nổi danh Mỹ Tho đại phố. Tháng 10.2005, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận TP.Mỹ Tho là đô thị loại 2. Gần đây, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của TP.Mỹ Tho không ngừng phát triển. Thành phố có 17 phường, xã với hơn 204.100 nhân khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ Tho mỗi năm 12%, thu nhập bình quân đầu người 21 triệu đồng/năm, thu ngân sách trên 150 tỉ đồng/năm. Mỗi năm TP.Mỹ Tho tiếp đón trên 500 nghìn khách tham quan du lịch. Trong Tuần lễ lễ hội sẽ diễn ra hàng loạt các hoạt động như: Giải quần vợt, giải cầu lông; biểu diễn môtô nước; giao lưu đờn ca tài tử; biểu diễn thời trang; ẩm thực món ngon Nam Bộ; liên hoan múa lân sư rồng; vũ hội hóa trang, thi hát sử ca vòng II... Trước đó, TP.Mỹ Tho đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao: Văn nghệ phục vụ các xã, phường; thi hát sử ca vòng I; sơ tuyển hội thi hóa trang; tổ chức thi đấu giải billiards carom 3 băng mở rộng; thi đấu giao hữu bóng đá; tuần hành biểu diễn môtô, xe cổ, giải đua xe đạp phong trào mở rộng... 2.3.2. Huyện Châu Thành Trung tâm huyện là thị trấn Châu Thành cách thị xã Bến Tre khoảng 8km và cách bến phà Rạch Miễu hiện nay khoảng hơn 3km, nằm cạnh sông Ba Lai, là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội của huyện. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc khai thác tuyến tour du lịch của huyện Châu Thành so với các huyện khác của tỉnh Bến Tre. - Dân số: Có sự phân bố lao động không đồng đều giữa các ngành nghề kinh tế, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao trong khi đó công nghiệp và dịch vụ lại chiếm một tỷ lệ khá thấp. Đây là một trong những hạn chế và ít nhiều đã ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của khu vực dự án. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 8
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương - Tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành: Sản xuất nông nghiệp của huyện tập trung cho mũi nhọn kinh tế vườn, chủ yếu là trồng cây ăn trái có giá trị cao như: Sầu riêng (9 Hóa, Ri 6, Mong thon), Nhãn xuồng cơm vàng, Măng cụt, Xoài cát Hòa Lộc, Bưởi da xanh, Sapo Mêhêcô, ổi... vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có khả năng hấp dẫn du khách. Đây là một lợi thế khá phát triển du lịch sinh thái, du lịch vườn trên địa bàn huyện. Ngoài ra, ở đây còn trồng rất nhiều dừa, đây là nguồn thu nhập khá lớn của các nhà vườn. Mặt khác, địa phương còn có nhiều vườn cây kiểng, bon sai tạo nên một cảnh quan đẹp, mát mẻ sẽ giúp du khách cảm nhận được phong cảnh hữu tình nơi miền quê êm ả, tận hưởng không khí trong lành và bình yên nơi thôn xóm, đồng thời giúp cho cuộc sống con người gần gũi với thiên nhiên hơn. - Thương mại - dịch vụ - du lịch của huyện Châu Thành tương đối phát triển do điều kiện vị trí địa lý giáp với tỉnh Tiền Giang và là cầu nối với trung tâm thị xã Bến Tre. Đặc biệt dịch vụ du lịch rất phát triển nhờ có các Cồn bãi (Cồn Quy, cồn Phụng, Cồn Tiên), sông rạch rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. Đến nay đã phát triển 21 cơ sở du lịch sinh thái cập sông Tiền, tăng doanh thu hàng năm 5,4 tỷ đồng, thu hút trên 200 ngàn lượt khách mỗi năm. - Tài nguyên cảnh quan: huyện Châu Thành được ưu đãi cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những bờ sông hữu tình, những hàng dừa thăm thẳm, sau những phút thú vị lênh đênh trên dòng sông Tiền, du khách lại được đắm mình tại những cồn Qui, cồn Phụng… hay những khu du lịch nép mình trong bờ sông bát ngát màu xanh… Châu Thành còn lại làm cho du khách thêm ngỡ ngàng với những tặng vật của thiên nhiên là trái cây thơm ngon, mật ong do những người dân hiền lành, hiếu khách của Bến Tre làm ra… Với tất cả các yếu tố đó, chỉ cần nhắc đến Quê Dừa là mọi người ai cũng náo nức muốn đi xem cho biết… Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 9
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA CẦU RẠCH MIỄU Hình 2: Sông Tiền đoạn chảy qua cầu Rạch Miễu. 3.1. NUÔI TRỒNG, ĐÁNH BẮT THỦY SẢN Khu vực bến tàu thành phố Mỹ Tho- tỉnh Tiền Giang đến quá chân cầu Rạch Miễu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nghề nuôi thủy sản lồng bè. Có trên 1000 nhà bè nuôi cá tập trung đoạn dưới chân cầu Rạch Miễu, tận dụng dòng chảy của sông Tiền để cung cấp thêm thức ăn cho cá, qua đó để cá có được một môi trường sống tự nhiên thuận lợi để phát triển. Dòng sông rộng lớn đã được tận dụng thành một địa điểm nuôi trồng thủy sản với các điều kiện lí tưởng: Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 10
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương Nhiệt độ: nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 310C vào tháng 5 và - tháng 10, thấp nhất 260C vào tháng 1. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1,5 độ C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 30C. - Độ trong và pH: nước trong vào mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH khoảng 7,5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8-10cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá. - Các chất khí hòa tan: nước sông tương đối thoáng sạch, dưỡng khí đầy đủ (4,3 - 9,7 mg/lít), hàm lượng khí cacbonic thấp (1,7 - 5,2mg/lít) nghĩa là nằm dưới giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài ra không có các khí độc trong nước sông. Với nhiều đối tượng nuôi có giá trị như: tôm càng xanh, cá tai tượng, cá điêu hồng, cá tra, cá ba sa… . Nhiều năm qua nuôi thủy sản đã trở thành ngành nghề truyền thống của dân cư khu vực ven sông Tiền. Nghề này đã và đang mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội trong việc góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động ngư nghiệp trong khu vực, tăng nguồn nông sản hàng hóa có giá trị cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, nguồn lợi khai thác thủy sản ở đây rất lớn từ lâu đã trở thành nghề mưu sinh của dân cư dọc hai bên bờ sông. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 11
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương Hình 3: Nuôi cá bè trên sông Tiền Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 12
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương 3.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Đoạn sông Tiền chảy qua cầu Rạch Miễu (cây cầu đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế và thi công) có nhiều cù lao nổi tiếng như cù lao Thới Sơn (cồn Lân) cù lao Tân Vinh (cồn Phụng), cù lao Tân Long ( cồn Rồng)… các cù lao nằm trên sông tiếp giáp giữa TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre, đã trở thành điểm thu hút du lịch của cả 2 tỉnh. Ðến đây, du khách được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước, miệt vườn, ngắm nhìn phong cảnh sông Tiền. Bến tàu thủy du lịch ở thành phố Mỹ Tho nằm trong dự án của Chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ thực hiện, nhằm đón các tàu du lịch quốc tế trong tuyến từ TPHCM đi Campuchia và ngược lại. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 13
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương Hình 4: Hoạt động du lịch trên sông Tiền 3.3. TRỒNG CÂY ĂN TRÁI Với nguồn nước dồi dào và thường xuyên được bồi đắp một lượng phù sa lớn, sông Tiền nói chung và khu vực cầu Rạch Miễu nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những vườn cây ăn quả. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 14
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương 3.4. KHAI THÁC CÁT Trên tuyến sông Tiền thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang trong đó có khu vực chân cầu Rạch Miễu hiện có 33 mỏ cát với diện tích 1.633 ha và trữ lượng khai thác trên 37,8 triệu m3/năm. Trong thời gian gần đây các hoạt động khai thác cát trên khúc sông này diễn ra mạnh và phức tạp, ngày càng xuất hiện nhiều phương tiện vận chuyển cát. Cát được khai thác nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng và san lấp mặt bằng tại địa phương và các tỉnh lân cận. Hình 5: Khai thác cát sông tiền 3.5. GIAO THÔNG Giao thông trên sông Tiền là vấn đề quan trọng, nó là tuyến đường thủy gắn kết văn hóa, thông thương giữa các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,.. Đoạn sông Tiền chảy qua cầu Rạch Miễu là con đường thủy nối thành phố Mỹ Tho với các cù lao trên sông là những điểm du lịch rất nổ tiếng nên các phương tiện giao thông trên sông luôn hoạt động cả ngày lẫn đêm. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 15
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương Hình 6: Hoạt động giao thông đi lại dưới cầu Rạch Miễu Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 16
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG TRONG KHAI THÁC VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG: 4.1.1. Tình trạng khai thác cát lậu Việc khai thác cát bất hợp pháp ngày càng nhiều, làm cho hai bên bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện tượng khai thác quá mức này làm cho mực nước của sông vào mùa khô bị hạ thấp xuống, do đáy sông bị hạ thấp xuống gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: xói lở lòng sông và bờ sông, bồi đọng bùn cát, số lượng và chất lượng nước, động vật và thực vật thủy sinh ảnh hưởng đến đời sống cũng như diện tích đất của người dân hai bên bờ, ảnh hưởng đến hệ sinh thái hai bên bờ. Hình 7: Xói lở bờ sông 4.1.2. Nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi cá tra, cá điêu hồng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, môi trường, thị trường. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, thả nuôi mật độ quá cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất thải,….) dẫn đến môi trường trong và ngoài ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 17
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương gây ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh phát sinh trong môi trường nước ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Hình 8: Nuôi cá ba sa và điêu hồng trên sông Tiền đoạn qua cầu Rạch Miễu Nuôi cá tra, ba sa cần rất nhiều nước và phải thường xuyên thay đổi nước trong ao nuôi vì vậy khả năng lây nhiễm dịch bệnh đối với cá nuôi là rất lớn. Đó là chưa kể đến những vùng nuôi cá bị dịch bệnh chết hàng loạt, gây ô nhiễm môi trường nước rất trầm trọng. Ngoài ra, các yếu tố như nuôi cá với mật độ quá cao, lượng thức ăn cho cá quá nhiều cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện tại, môi trường nước trên sông Tiền đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ. Với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều và vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên trầm trọng. 4.1.3. Hoạt động sinh hoạt của người dân sống khu vực ven sông Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 18
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương Hình 9: Khu vực ven sông Tiền Toàn bộ hệ thống nước thải từ quá trình làm cá, dội rửa chợ, nước thải từ các nhà dân… đều chảy xuống cống, xả trực tiếp ra kênh. Bên cạch đó thì nước thải sinh hoạt hằng ngày, và đặc biệt là nước thải của bệnh viện có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao cũng xả thẳng xuống con sông này. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn như: chỉ tiêu SS (chất rắn lơ lửng), sắt, amoni, COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) đều vượt mức cho phép từ 1,5 – 10 lần. Dầu mỡ vượt tiêu chuẩn từ 1-5,75 lần; chỉ tiêu coliform vượt từ 100-1.000 lần; chỉ tiêu E.coli vượt từ 22-860 lần. Hình 10: Chất thải và nước thải của người dân đều đổ xuống dòng sông Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 19
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương Ngoài ra, nước sông ô nhiễm còn do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, kể cả thuốc cấm nằm ngoài danh mục. 4.1.4. Hoạt động du lịch và giao thông đi lại Hoạt động du lịch nơi đây chủ yếu là du lịch vùng sông nước nên thải ra các chất như rác, bao nilon……… khó phân hủy làm mất mỹ quan vùng sông nước và lâu ngày bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường nước và cả môi trường không khí. Hoạt động giao thông đi lại thì xuất hiện nhớt, dầu mỡ trên sông, các loại dầu mỡ này rất khó phân hủy nên làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước, cản trở sự hấp thụ ánh sáng của các loài thủy sinh vật và gây ô nhiễm cho môi trường nước. 4.2. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4.2.1. Đối với rác thải Bố trí nhiều thùng rác tại các khu vực dân cư sống khu vực mom sông. Khuyên người dân cần phân loại chất thải nào nguy hại, chất thải nào không nguy hại để có biện pháp xử lý chúng hiệu quả. Thiết lập các xe đổ rác ở khu vực dân cư với giá hỗ trợ. Chất thải Chất thải không nguy hại nguy hại Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 20
- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ThS. Nguyễn Trần Liên Hương Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt. Thường xuyên tổ chức các đội an ninh trong chợ tuần tra xử lí nghiêm minh đối với các tiểu thương xả rác xuống sông. Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của bao nilon và khuyên mọi người nên sử dụng túi giấy, lá cây….. 4.2.2. Đối với nước thải sinh hoạt của người dân - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp…. trước khi xả ra sông sẽ giảm sự ô nhiễm của con sông. - Di rời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải xuống lòng sông. - Tăng cường khắc phục các sự cố về kĩ thuật xử lý nước thải. - Các cơ qua chức năng cần phải thường xuyên tuần tra, giám sát để tránh tình trạng xả nước thải trực tiếp xuống sông. - Các hộ dân sống trên sông thì hạn chế xả thải xuống dòng sông. - Các bè cá phải xử lí nước thải trước khi trả lại sông. 4.2.3. Đối với việc khai thác cát lậu • Tiến hành xử phạt cát đối với các đối tượng khai thác cát bất hợp pháp. • Thường xuyên tổ chức tuần tra trên các con sông. • Các cơ quan chức năng ở địa phương cần phải có biện pháp răn đe, kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa. • Tổ chức các cuộc họp tổ dân phố để khuyến cáo về tác hại của việc khai thác cát quá mức sẽ gây ra sạt lỡ bờ sông, sụt lún…….và những hậu quả kèm theo. 4.2.4. Đối với hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản • Cơ quan chức năng: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên cơ sở phân vùng sinh thái nước ngọt, nước mặn, nước lợ..., các hệ sinh thái phù hợp với các hình thức canh tác và các mô hình nuôi tập trung, phân tán... Tiến hành qui hoạch nuôi trông thủy sản gắn với quy hoạch môi trường. Thứ 7‐ tiết 012‐ PV 335 Page 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo chuyên đề : Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công ty Sông Đà I
67 p | 1057 | 272
-
Báo cáo chuyên đề nhóm 4: Đánh giá cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực (đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước)
78 p | 281 | 52
-
Báo cáo chuyên đề Độc chất học môi trường: Độc học thủy ngân (Ecotoxicology of Mercury)
48 p | 233 | 48
-
Báo cáo chuyên đề: Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón vi sinh
52 p | 281 | 44
-
Báo cáo chuyên đề: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HƯỚNG THƯƠNG MẠI CÙNG NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA FTA ĐÃ KÝ KẾT VÀ CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM PHÁT TRIÊN XUẤT KHẨU, HẠN CHẾ NHẬP SIÊU, BẢO VỆ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI
37 p | 230 | 32
-
Báo cáo chuyên đề nhóm 5: Đánh giá cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính công
59 p | 229 | 32
-
Báo cáo chuyên đề Độc chất học môi trường: Tác hại của thuốc lá
47 p | 222 | 30
-
Báo cáo chuyên đề học phần Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý nhân sự
47 p | 73 | 28
-
Báo cáo chuyên đề:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN LÀM XUẤT KHẨU TĂNG CHẬM, NHẬP SIÊU TĂNG CAO SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ TĂNG XUẤT KHẨU, GIẢM NHẬP SIÊU TRONG THỜI KỲ TỚI NĂM 2020
41 p | 154 | 26
-
Báo cáo chuyên đề học phần Nhập môn học máy: Nhận diện chữ viết bằng Neutral network
41 p | 87 | 25
-
Báo cáo chuyên đề: CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 – 2020
33 p | 137 | 23
-
Báo cáo chuyên đề: Mạng WPAN, các chuẩn IEEE 802.15 và các ứng dụng
30 p | 172 | 18
-
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
85 p | 110 | 17
-
Báo cáo chuyên đề học phần Nhập môn trí tuệ nhân tạo: Áp dụng thuật giải heuristic cho bài toán tô màu tối ưu trên đồ thị
54 p | 182 | 16
-
Báo cáo chuyên đề: Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ năm 2018
36 p | 142 | 15
-
Báo cáo chuyên đề: Bối cánh REDD+ ở Việt Nam
93 p | 135 | 15
-
Báo cáo chuyên đề Khoa học môi trường: Các nhân tố cấu thành hệ sinh thái mối tương quan giữa các cấu thành
39 p | 115 | 8
-
Báo cáo chuyên đề: Tổng quan hệ thống chính sách và hướng dẫn phân loại rừng quốc tế
32 p | 30 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn