intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo giữa kỳ Công nghệ mới và phát triển ứng dụng trong CNTT: Cloud computing – amazon web service

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

55
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo giữa kỳ Công nghệ mới và phát triển ứng dụng trong CNTT: Cloud computing – amazon web service gồm các nội dung chính như sau: Tổng quan về Cloud Computing; Phân loại các Cloud Computing phổ biến nhất hiện nay; Tìm hiểu vê AWS; Một số service của AWS;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo giữa kỳ Công nghệ mới và phát triển ứng dụng trong CNTT: Cloud computing – amazon web service

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM BÁO CÁO GIỮA KỲ CÔNG NGHỆ MỚI VÀ  PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRONG CNTT CHỦ ĐỀ:  CLOUD COMPUTING – AMAZON WEB SERVICE Người thực hiện: Huỳnh Thị Trang Đài – 18065251 GVHD: Trương Văn Thông 1
  2. Mục Lục I. Tổng quan về Cloud Computing  1. Cloud Computing là gì? Khái niệm Cloud Computing (Điện toán đám mây) được định nghĩa bởi Viện Tiêu chuẩn và  Công nghệ Mỹ (NIST ­ National institute of Standards & Technology) như sau: "Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán  dùng chung (mạng, sever, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ  dàng, mọi lúc mọi nơi, theo yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây này có thể được thiết lập  hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch  vụ". 2
  3. Hiện nay, các đám mây lớn đang dần chiếm nhiều ưu thế nhất ngày nay và chúng có chức  năng thực hiện phân phối trên nhiều vị trí từ máy chủ trung tâm.  2. Thành phần chính cloud computing  Dưới đây là một số thành phần chính của Điện toán đám mây mà chúng tôi đã tổng hợp  được.  ­ Đám mây công cộng: Nó còn được gọi là đơn giản đám mây, chúng thường có sẵn cho  công chúng và được cung cấp bởi một bên thứ 3.  ­ Quản lý quan hệ khách hàng: Nó là một trong những chiến lược cần được thực hiện để  quản lý mối quan hệ cũng như tương tác giữa các tổ chức khách hàng. Những khách hàng tiềm  năng sẽ giúp các công ty có kết nối với họ giúp hợp lý hóa quy trình cũng như cải thiện thêm  lợi nhuận.  ­ Đám mây lai: Các đám mây lai thường sử dụng kết hợp đám mây công cộng và đám mây  riêng cho nhu cầu điện toán của nó. Một tổ chức thường sẽ sử dụng đám mây riêng cho những  chức năng quan trọng còn đám mây công cộng thường được dùng nếu như nhu cầu điện toán  của nó cao hơn.  3
  4. ­ Đám mây riêng: Đám mây riêng thường được sở hữu và vận hành bởi một tổ chức nhất  định. Đám mây riêng không có khả năng truy cập công khai và chúng có thể gọi nhau là một  đám mây công ty, đám mây tại chỗ hoặc đám mây nội bộ.  ­ Multicloud: Multicloud chính là người dùng hoặc là tổ chức có sử dụng nhiều đám mây từ  những bên thứ 3 khác nhau. Điều này sẽ được thực hiện để có thể giảm thiểu được những rủi  ro hoặc thử nghiệm những đám mây lớn về chức năng.  ­ Cơ chế xác thực: Sẽ có nhiều cách khác nhau để người dùng có thể chứng minh được  danh tính của mình để có thể thực hiện truy cập vào trong hệ thống hoặc chương trình. Nó  được gọi là cơ chế xác thực và thường bao gồm một thành phần nào đó mà người dùng không  hề biết.  ­ Máy ảo (VM): Máy ảo được xem là một chương trình có khả năng bắt chước theo những  chức năng của máy tính thực tế. Nhiều máy ảo có thể hoạt động dựa trên một máy chủ rồi  thực hiện bắt chước theo nhiều máy tính cùng một lúc.  Các thành phần chính của Điện toán đám mây ­ Xác thực được liên kết: Nó sẽ thực hiện xác thực được liên kết xác minh danh tính của  người sử dụng trên nhiều mạng hoặc các tổ chức dựa trên tiêu chuẩn bảo mật đã thỏa thuận  từ trước.  ­ Giao diện người dùng: Nó thường bao gồm dữ liệu cũng như bảng điều khiển đã được  nhìn thấy rồi thực hiện tương tác với người dùng cuối hoặc với khách hàng.  4
  5. Ngoài ra, điện toán đám mây còn có một số thành phần chính khác như: Backend (là dữ liệu  mã hóa cho cơ sở hạ tầng vận hành các ứng dụng hoặc trên trang web), thực hiện thỏa thuận  theo cấp độ dịch vụ, thành phần xác thực đăng nhập một lần (SSO) 3. Đặc điểm dịch vụ Cloud Computing Dịch vụ Cloud Computing thực thụ phải có 5 đặc điểm sau: ­ Truy cập tài nguyên điện toán qua kết nối mạng băng rộng ­ Người dùng tự cấu hình dịch vụ theo yêu cầu (on­demand self service) ­ Tài nguyên được dùng chung bởi nhiều người một cách tối ưu ­ Việc sử dụng tài nguyên được đo đếm (gần) theo thời gian thực ­ Tài nguyên có thể tăng/giảm nhanh chóng mà không cần sự hổ trợ của nhà cung cấp dịch vụ 4. Lợi ích của Cloud Computing ­ Giải pháp/Dịch vụ Cloud Computing đem lại lợi ích cho khách hàng có nhu cầu: + Muốn giảm thiểu rủi ro đầu tư vào hệ thống kỷ thuật. + Có nhu cầu tài nguyên Computing "biến động" nhanh + Có yêu cầu cao về độ khả dụng dịch vụ (>99.9%) + Có yêu cầu cao về băng thông và chất lượng kết nối mạng (Internet trong nước và quốc  tế) + Có nhu cầu giảm sát hệ thống/dịch vụ 24/7 ­ Với Cloud Computing chúng ta có thể thực hiện các truy cập mọi lúc mọi nơi. Các ứng  dụng và dữ liệu sẽ không còn được gắn với thiết bị. Nhờ vậy, chúng có thể truy cập được từ  mọi nơi và nó cho phép chúng ta cộng tác theo thời gian thực bởi một số nhóm người từ xa.  Điện toán đám mây đang được sử dụng phổ biến ­ Các ứng dụng dựa vào điện toán đám mây đều sẽ dễ dàng điều chỉnh linh hoạt và có thể  mở rộng. Quá trình gia tăng sức mạnh, lưu trữ cũng như băng thông ngay khi người dùng cần  thay đổi sẽ được thực hiện dễ dàng.  5
  6. ­ Hầu hết các doanh nghiệp đều có khả năng chi trả một số tiền phù hợp cho nhu cầu sử  dụng của mình. Điện toán đám mây  không có phần cứng chiếm nhiều không gian và sử dụng  điện 24/7 nên có thể tiết kiệm hiệu quả các chi phí.  ­ Phần mềm của Cloud computing có thể dựa trên web để thực hiện cập nhật liên tục nên  các nhà cung cấp có thể xử lý bảo trì, sao lưu và xử lý sự cố nhanh chóng, dễ dàng hơn.  ­ Các dịch vụ được cung cấp dựa theo yêu cầu thông qua các mạng lưới toàn cầu, nó bao  gồm cả các trung tâm dữ liệu an toàn nên việc nâng cấp sẽ được thực hiện liên tục để mang  lại hiệu quả cũng như nâng cao hiệu suất tối đa.  ­ Các thông tin sẽ không dễ bị lũ lụt hỏa hoạn, thiên tai hoặc bị lỗi phần cứng ở một địa  điểm khác. Các giao thức của chúng sẽ được bảo mật và cơ sở hạ tầng sẽ liên tục được phân  tích và cập nhật liên tục để giải quyết các mối đe dọa mới.  Hiện nay, mọi doanh nghiệp đang chạy tất cả các ứng dụng và thêm nhiều mục đích vào  trong đám mây như: quản lý khách hàng, kế toàn, nhân sự,... Salesforce được xem là người tiên  phong trong lĩnh vực cung cấp các phần mềm dựa trên đám mây. Những công ty lớn chuyển  ứng dụng của họ với Salesforce ngay sau khi đã kiểm tra nghiêm ngặt tính bảo mật và độ tin  cậy cho chính cơ sở hạ tầng của chúng. Cloud Computing hỗ trợ cho việc quản lý dữ liệu  được dễ dàng hơn. II. Phân loại các Cloud Computing phổ biến nhất hiện nay Sơ lược về các phân loại Cloud Computing 1. Cơ sở hạ tầng được xem là một dịch vụ (IaaS) IaaS là loại dịch vụ đám mây kết thúc mở nhất dành cho mọi tổ chức muốn thực hiện  nhiều loại tùy chỉnh khác nhau. IaaS có khả năng bổ sung cũng như truy cập theo yêu cầu cho  6
  7. các nhu cầu ngắn hạn hoặc dài hạn. IaaS có nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp am hiểu  hơn về công nghệ và có thể thuê ngoài các tài nguyên cũng như cơ sở hạ tầng CNTT theo cấp  doanh nghiệp sao cho theo kịp tốc độ tăng trưởng nhất mà không cần đầu tư số vốn lớn.  Với IaaS, thì bên thứ 3 sẽ lưu trữ những yếu tố của chính cơ sở hạ tầng như: máy chủ,  phần cứng, lưu lượng lưu trữ và tường lửa. Tuy nhiên thì người dùng thường cần mang theo  hệ điều hành và phần mềm trung gian của mình. Những doanh nghiệp đang trên đà phát triển  sản phẩm phần mềm mới thì có thể sử dụng những nhà cung cấp IaaS để thực hiện thử  nghiệm trước khi triển khai cho chương trình nội bộ. Nhờ có IaaS thì khách hàng có thể truy  cập máy chủ đám mây bằng bảng điều khiển hoặc API đều tự phục vụ. 2. Phần mềm ở dạng dịch vụ (SaaS) SaaS là một trong những loại điện toán đám mây đang được dùng phổ biến nhất hiện nay.  Nó đảm nhận vai trò cung cấp những ứng dụng hoàn chỉnh và sẵn sàng cho những người dùng  thông qua hệ thống internet. Chúng thường không được tải xuống và cài đặt trên người dùng  nên nhân viên kỹ thuật sẽ được tiết kiệm rất nhiều thời gian. Việc thực hiện xử lý sự cố hoặc  bảo trì đều sẽ được thực hiện hoàn toàn bởi nhà cung cấp.  Hiện nay, các chương trình phần mềm đều thực hiện những chức năng cụ thể và đa số đều  trực quan đểcó thể sử dụng nó.  Cloud Computing được phân thành 3 loại chính 3. Nền tảng là một Dịch vụ (PaaS) PaaS có khả năng cung cấp các khối lượng trong việc xây dựng để tạo được các phần  mềm bao gồm các công cụ phát triển, máy chủ, môi trường lập trình, thư viện mã, kể cả  7
  8. những thành phần ứng dụng đã được cấu hình sẵn,... Với PaaS, thì nhà cung cấp chỉ cần quan  tâm đến những mối quan hệ phía sau như: bảo mật, các cơ sở hạ tầng, lưu trữ và thử nghiệm  ứng dụng nhanh hơn với chi phí thấp. Các nền tảng như Salesforce, thì tài nguyên sẽ được chuẩn hóa sao cho phù hợp nhất. Do  vậy, bạn không cần thực hiện phát minh lại bánh xe khi thực hiện xây dựng các ứng dụng  mới. Hiện nay, vẫn còn nhiều nhà phát triển có thể làm việc trên nhiều dự án cùng một lúc. Những trường hợp người không có kỹ năng mã hóa để tạo các ứng dụng kinh doanh, giải  quyết vấn đề với bố cục trang kéo và thả. Từ đó, tạo các trường điểm, nhấp vào bảng điều  khiển báo cáo để có thể thực hiện các tùy chỉnh.  III. Tìm hiểu vê AWS Ngày nay, các ứng dụng và nền tảng điện toán đám mây đang phát triển nhanh chóng trên  tất cả các ngành công nghiệp, đóng vai trò là cơ sở hạ tầng CNTT thúc đẩy các doanh nghiệp  chuyển đổi kỹ thuật số mới. Các nền tảng và ứng dụng này đã cách mạng hóa cách thức hoạt  động của các doanh nghiệp và làm cho các quy trình trở nên dễ dàng hơn. Trên thực tế, hơn  77% doanh nghiệp ngày nay có ít nhất một phần cơ sở hạ tầng điện toán đám mây. 1. AWS là gì? Amazon Web Services (AWS) là nền tảng dịch vụ đám mây an toàn, mang đến khả năng tính  toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phân phối nội dung và các chức năng khác nhằm giúp các doanh  nghiệp mở rộng và phát triển. Trước đây muốn có một trang web hay một ứng dụng nào đó, các công ty đều phải có hệ  thống server vật lý của riêng mình. Việc mua các thiết bị phần cứng đã tốn kém rồi, việc lắp  đặt và cài cắm cho chúng hoạt động càng tốn thời gian hơn. Hơn nữa, việc vận hành vào bảo trì  sẽ cần có nhân viên IT chuyên trách, khó khăn trong việc mở rộng khi lượng người dùng tăng  cao, hay giảm xuống trong các giờ thấp điểm ­ Khả năng scale rất thấp. Túm lại là chi phí rất  cao. Điện toán đám mây là giải pháp cho vấn đề này. 2. Cấu trúc cơ bản Trên đây là sơ đồ cấu trúc các thành phần services cơ bản nhất trên AWS. Trong đó: ­ Virtual Private Cloud (VPC)  Cho phép bạn tạo ra một Private Cloud ảo độc lập, nơi bạn có thể khởi chạy các tài nguyên  AWS trong một mạng ảo do bạn xác định. Bạn có toàn quyền kiểm soát môi trường mạng ảo  8
  9. của mình, bao gồm lựa chọn dải địa chỉ IP, tạo các mạng con, cấu hình các bảng định tuyến và  cổng kết nối mạng. Bạn có thể sử dụng cả IPv4 và IPv6 trên VPC để truy cập tài nguyên và  ứng dụng một cách bảo mật và dễ dàng. ­ Elastic Load Balancing (ELB)  Là dịch vụ tự động phân phối lưu lượng truy cập đến của ứng dụng cho nhiều mục tiêu,  chẳng hạn các máy ảo Amazon EC2, container và địa chỉ IP. Elastic Load Balancing có thể xử lý  các tải lưu lượng truy cập khác nhau của ứng dụng của bạn trên một Vùng (Region) sẵn sàng  hoặc trên nhiều Vùng sẵn sàng khác nhau. Elastic Load Balancing cung cấp ba loại bộ cân bằng  tải, tất cả đều có độ khả dụng cao, tự động điều chỉnh quy mô và khả năng bảo mật mạnh mẽ  cần thiết để giúp cho ứng dụng của bạn có được dung sai cao. ­ Elastic Compute Cloud (EC2)  Là dịch vụ cung cấp năng lực điện toán đám mây có khả năng thay đổi kích thước (size) linh  hoạt. Với EC2, người dùng không cần dự trước khoản phí đầu tư cho phần cứng mà có thể ưu  tiên tập trung vào phát triển và triển khai ứng dụng của mình trước. Có thể khởi động trước  một số lượng server ảo cần thiết để bắt đầu thiết lập bảo mật, network, và quản lý bộ nhớ.  EC2 cho phép mở rộng hoặc giảm cấu hình tuỳ theo sự thay đổi yêu cầu, nhu cầu với hệ thống  nên không cần phải dự trước số lượng người dùng, lưu lượng sử dụng. ­ Relational Database Service (RDS)  Amazon Relational Database Service (Amazon RDS) giúp bạn dễ dàng thiết lập, vận hành và  thay đổi quy mô cơ sở dữ liệu quan hệ trên đám mây. Dịch vụ này cung cấp dung lượng có thể  thay đổi kích cỡ với mức chi phí hiệu quả trong khi tự động hóa các tác vụ quản trị mất nhiều  thời gian chẳng hạn như cung cấp phần cứng, thiết lập cơ sở dữ liệu, vá lỗi và sao lưu. Dịch  vụ này cho phép bạn tập trung vào các ứng dụng của mình nhằm giúp ứng dụng có hiệu suất,  tính sẵn sàng, mức độ bảo mật cũng như khả năng tương thích cao như mong đợi. Amazon RDS có sẵn trên một số loại phiên bản cơ sở dữ liệu – được tối ưu hóa về bộ nhớ,  hiệu suất hoặc I/O – đồng thời cung cấp cho bạn sáu công cụ cơ sở dữ liệu quen thuộc để lựa  chọn gồm có Amazon Aurora, PostgreSQL, MySQL, MariaDB, Oracle và Microsoft SQL Server.  Trong đó Amazon Aurora là hệ quản trị cơ sở dữ liệu được Amazon tối ưu hoá cho cloud và  tương thích với MySQL. 3. Tổng quát về các dịch vụ của Amazon Web Services *Tổng quát: Amazon Web Services cung cấp một tập hợp các dịch vụ như: phân tích, tính toán, lưu trữ,  phân tích dữ liệu, ứng dụng và triển khai hệ thống trên cloud, để giúp cho các doanh nghiệp  phát triển nhanh hơn, tiết kiệm chi phí vận hành cũng như nâng cao khả năng mở rộng hệ  thống. Dịch vụ được chính thức đưa ra thị trường vào năm 2006. Nhanh chóng đạt được mốc  180.000 lập trình viên đăng ký sử dụng vào T6/2017. Cùng với sự phát triển của Cloud Computing, trong những năm gần đây AWS đạt được  mức tăng trưởng ấn tượng, và là nhà cung cấp cloud computing có doanh thu lớn nhất thể giúp  hiện nay ước tính 3,8 tỷ đô la Mỹ trong năm 2013. 9
  10. Hiện tại AWS phục vụ hàng trăm, hàng ngàn khách hàng trên 190 quốc gia ở Bắc Mỹ,  Trung Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á Thái Bình Dương,.. * AWS Core Infrastructure & Services Khi nhìn vào tập hợp các services của AWS, chúng ta có thể thấy hầu như tất cả những gì  cần thiết về mặt cơ sở hạ tầng trong một hệ thống trên data center truyền thống đều có thành  phần tương ứng trên AWS. * AWS Platform  10
  11. AWS cung cấp dịch vụ đến hàng triệu khách hàng ở trên 190 nước trên thế giới, AWS vẫn  đang mở rộng global infrastructure để cung cấp cho khách hàng khả năng tương tác dữ liệu  nhanh hơn, lower latency, higher throughput, và đảm bảo khách hàng có thể lựa chọn đặt dữ  liệu tại vùng họ muốn. Ở thời điểm tháng 4 năm 2015, AWS có 11 region, hơn 28 avabilty zone  và hơn 50 echolocation trên toàn thế giới. Foundation Services ( Các dịch vụ cơ bản) là tập hợp các dịch vụ nền tảng và tập trung vào  4 mảng chính : Tính toán ( Compute ) , lưu trữ ( storage ) , Networking và Cơ sở dữ liệu  (Database). Application Services ( Các dịch vụ ứng dụng ) là các dịch vụ ứng dụng, hệ sinh thái các  services của AWS phục vụ cho các ứng dụng bao gồm các phần chính : truyền tải nội dung  ( Content Delivery), Networking, Tìm kiếm ( Searching), tính toán phân tán(Distributed  computing), Library and SDK Deployment & Management ( Triển khai và quản lý)  là tập hợp đầy đủ các dịch vụ cho  việc triển khai và quản lý ứng dụng bao gồm các phần chính như giao diện web, triển khai và  quản trị, định dạng và truy cập, điều khiển  IV. Một số service của AWS 1. Amazon S3  Bạn sẽ đặt cấu hình Amazon Simple Storage Service (S3) để lưu trữ các tài nguyên tĩnh cho  ứng dụng web của mình. Trong các mô­đun tiếp theo, bạn sẽ thêm chức năng động vào những  trang này bằng cách sử dụng AWS Lambda và Amazon API Gateway để gọi API RESTful từ  xa.  11
  12. Dữ liệu trên S3 được tổ chức dưới dạng bucket. ­ 1 Bucket là một đơn vị lưu trữ logic trong S3 ­ Chứa các đối tượng bao gồm dữ liệu và siêu dữ liệu Với tài khoản dùng thử miễn phí thì Amazon S3, cung cấp cho người dùng bộ nhớ 5GB  trong 12 tháng. Các bước thực hiện : Bước 1: Tạo 1 React App Link : https://github.com/JangDai44/my­app­Nodejs.github.io.git Sau khi clone về máy, thực hiện cài đặt Nodejs, cài đặt npm npm install react­scripts ­­save Bước 2: Thực hiện Build ứng dụng ở máy local, bằng cách sử dụng lệnh sau : npm run build Bước 3: Truy cập AWS, chọn S3 Bước 4: Nhấn Create Bucket, điền các thông tin rồi nhấn nút Create Bước 5: Ở trong Configure options tab, bạn không cần chọn gì cả chỉ cần click Next.  Ở trong Set permissions tab, bạn cần phải uncheck Block all public access.  Bạn sẽ hosting app của bạn với bucket này, bạn sẽ cần phải public để có thể access vào  code của bạn. Bước 6: Click Next, và review những bucket config và click Create bucket. Bạn sẽ nhìn  thấy bucket của mình ở phần list bucket. Bước 7: Chọn vào bucket bạn vừa tạo sau đó click vào Properties tab và sau đó  chọn Static website hosting box Bước 8: Click Use this bucket to host a website và cũng chọn index document với với  index.html trước khi save. Bước 9: Và bạn sẽ thấy status đổi sang là Bucket hosting. Bạn có thể click vào Static  website hosting sẽ mở ra đường dẫn tương ứng endpoint Bước 10: chuyển đến Permissions tab và click vào Bucket policy và điền thông itn như  sau: {     "Version": "2012­10­17",     "Statement": [         {             "Sid": "PublicReadGetObject",             "Effect": "Allow",             "Principal": "*",             "Action": "s3:GetObject",             "Resource": "bucket­name"         }     ] } Và refresh lại page thì sẽ đổi thành lỗi như này: 12
  13. Bước 11: ta sẽ upload toàn bộ dữ liệu trong thư mục build lên S3 Bước 12: Khi reload lại ta sẽ thấy tệp ta đã tải lên, cuối cùng, ta truy cập vào link để  xem app deploy lên thành công 2. Amazon Route 53  Amazon Route 53 là một dịch vụ web đám mây (DNS) có khả năng duy trì mở rộng cao. Nó  được thiết kế để cung cấp cho các nhà phát triển và doanh nghiệp cách để định tuyến end user  13
  14. đến các ứng dụng Internet một cách đáng tin cậy và hiệu quả bằng việc dịch tên vào địa chỉ IP  để các máy tính có thể kết nối đến nhau. Router 53 cũng hoàn toàn tuân thủ IPv6. Amazon Route 53 cũng cũng cấp việc đăng ký tên miền, bạn có thể mua và quản lý các tên  miền và Amazon Route 53 sẽ tự động điều chỉnh DNS setting cho domain của người dùng. Các bước thực hiện : Bước 1: Truy cập vào trang Amazon Route 53, điều kiện thực hiện là đã đăng ký một  Domain name  Bước 2: Chọn Hostzone, sau đó click chọn vào tên domain đã đăng ký Bước 3: Ấn vào Create Host Zone, sau đó nhập tên miền của bạn, để trống mục  Comment, và chọn Public Host Zone cho mục Type, sau đó ấn Create Bước 4: Lúc này Host Zone mới được tạo ra, cùng với đó sẽ có một tập các Name  Server (NS) record được tạo ra Bước 5: Tạo ra các record mới có type là Name Server (NS) và Value là các giá trị của  các record được tạo ra khi ta tạo mới Route53 Bước 6: Mục Name để mặc định là tên miền của bạn, mục Type bạn hãy chọn A ­ IPv4  address, mục Value hãy điền IP của server bạn muốn trỏ đến, mục TTL hãy để default.  Rồi kiểm tra lại bằng cách vào Browser và truy cập vào tên miền, nội dung ở server của  bạn đã hiển thị. 3. Amazon CloudFront CloudFront là dịch vụ CDN tốc độ cực cao mà Amazon cung cấp để phân phối dữ liệu,  video, ứng dung, API ở mức độ toàn cầu mà vẫn đảm bảo an toàn bảo mật. Amazon  CloudFront hỗ trợ cả IPv4 và IPv6 CloudFront lưu trữ và phân phối data thông qua các trung tâm mạng lưới dữ liệu trên toàn  thế giới, được gọi là Edge locations. Những Edge Locations này là nơi mà End­User có thể truy  cập đến dịch vụ của AWS. Hiện nay Amazon đang đặt các Edge Location ở 65 thành phố ở trên 29 quốc gia, cụ thể là  có khoảng 155 edge locations, hoạt động như một cache dài hạn cho server của hệ thống. =>Giảm độ trễ khi request và nhận dữ liệu, Tốc độ truyền dữ liệu cao Các bước thực hiện : Bước 1: Truy cập vào trang Amazon CloudFront Bước 2: Tại màn hình chọn Create distribution để tạo một một phân phối mạng Bước 3: Điền thông tin các mục, tại mục Viewer protocol policy, ta tích chọn Redirect  HTTP to HTTPS  Bước 4: Sau khi hệ thống hoàn thành việc deloy thì ta copy đường link ở mục  Distribution domain name và khởi chạy trên Tab mới thì ứng dụng ta được hiển thị thành  công. 14
  15. 4. Amazon EC2 Amazon Elastic Compute Cloud (Amazon EC2) là một cơ sở hạ tầng điện toán đám mây  được cung cấp bởi Amazon Web Services (AWS) giúp cung cấp tài nguyên máy tính ảo hoá  theo yêu cầu. Amazon EC2 sẽ cung cấp một hoặc máy chủ ảo có thể kết hợp với nhau để dễ dàng triển  khai ứng dụng nhanh nhất và đảm bảo tính sẵn sàng cao nhất. Thậm chí về mặt thanh toán  bạn dễ dàng biết được các mức chi phí cần thanh toán dựa trên thông tin tài nguyên bạn sử  dụng. Amazon EC2 Instanc với một tài khoản bạn có thể tạo và sử dụng nhiều Amazon EC2  Instance. Các Amazon EC2 Instance được chạy trên cùng một server vật lý và chia sẻ memory,  CPU, ổ cứng... Tuy nhiên do tính chất của cloud service nên mỗi một Instance được hoạt động giống như  một server riêng lẻ. Các đặc tính của Amazon EC2 ­ Scaling: + Scaling Up/Down: Tăng/Giảm capacity (RAM, CPU, ...) của Instance. + Scaling In/Out: Tăng/Giảm số lượng Instance. ­  Security: + Có thể thiết lập rank IP Private dành riêng cho EC2. + Sử dụng Security Group và Network ACLS để control inbound/outbound. + Có thể thiết lập IPsec VPN giữa Data Center và AWS Clound. + Delicated Instance ­> Tạo EC2 trên 1 hardware physical dành riêng cho 1 khách hàng duy  nhất. Với gói dùng thử thì Amazon EC2 cung cấp cho người dùng 750 giờ làm việc trong 12 tháng.  Các bước thực hiện : 15
  16. Bước 1: Truy cập vào trang Amazon EC2 Bước 2: Chọn Create Intanse để tạo một máy ảo mới Bước 3: Tại Step 1, ta chọn hệ điều hành phù hợp với nhhu cầu sử dụng, dùng những  loại miễn phí thì được ưu tiên Bước 4: Next qua các Step tiếp theo, đến Step 6. Ta thêm các Configure phù hợp với như  cầu truy cập. Điển hình thường sử dụng đó là HTTP và HTTPS Bước 5: Mở Git Bash ta nhập lần lượt các lệnh trong tab SSH Client Gồm: chmod 400 key456.pem ssh ­i "key456.pem" ubuntu@ec2­3­15­39­170.us­east­2.compute.amazonaws.com Bước 6: Trong Git Bash, nhập lệnh “sudo apt­get update”, tiếp đến lệnh “sudo apt­get  upgrade” Bước 6: Trong Git Bash, nhập lệnh “sudo apt­get install nodejs”, sau đó đến lệnh “sudo  apt install npm” Bước 7: gõ lệnh truy cập đến GitHub : git clone  https://github.com/ducnguyen1704/QuanLyNhanSuPC.git  Bước 8: Trong Git Bash, ta nhập các lệnh “npm install”, sau đó là lệnh “npm start” để  build ứng dụng đó Bước 9: Thực hiện copy đường dẫn ở cột Public IPv4 DNS  rồi thêm đuôi “:3000” có  khởi tạo ở bước 4, rồi truy cập link ở tab mới. Ta được ứng dụng tải lên thành công 5. AWS QuickSight 16
  17. Amazon QuickSight là một nền tảng BI được lưu trữ trên nền tảng đám mây sáng tạo và  thế hệ tiếp theo nhằm giải quyết các thiếu sót của các hệ thống BI truyền thống. QuickSight  có thể nguồn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cơ sở dữ liệu quan hệ, tệp, phát trực  tuyến và cơ sở dữ liệu NoQuery. QuickSight cũng đi kèm với một lớp bộ nhớ đệm trong bộ  nhớ có thể lưu trữ và tính toán tổng hợp một cách nhanh chóng. Với QuickSight, các nhà phân  tích dữ liệu thực sự được trao quyền và có thể xây dựng các báo cáo trực quan trong vài phút  mà không có bất kỳ thiết lập quan trọng nào của CNTT.  QuickSight cho phép bạn dễ dàng tạo và phát hành các bảng thông tin BI. Bảng thông tin  QuickSight có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị nào và được nhúng liền mạch vào ứng  dụng, cổng thông tin và trang web của bạn. Các bước thực hiện: Bước 1: Truy cập vào trang QuickSight Bước 2: Thực hiện upload dữ liệu. Tại đây, ta có thể chọn upload dữ liệu từ nhiều  nguồn khác nhau. Điển hình có upload từ máy local, từ Amazon S3, từ GitHub, từ  Amazon RDS,… Bước 3: Ta thực hiện chọn tập dữ liệu vừa up lên và thực hiện chọn Tool visualize.  Trong quá trình Visualize ta cũng có thể áp dụng thuật toán để phân tích dữ liệu một  cách chặt chẽ hơn. Bước 4: Nếu theo nhu cầu sử dụng offline ta cũng có thể download trang Visualize đã  thực hiện. 17
  18. 6. Amazon Textract Amazon Textract là một dịch vụ máy học (ML) sử dụng tính năng nhận diện ký tự quang  học (OCR) để tự động trích xuất văn bản, chữ viết tay và dữ liệu từ các tài liệu được quét như  PDF. Với Amazon Textract, bạn chỉ phải trả tiền cho những gì bạn sử dụng. Không yêu cầu  mức phí tối thiểu và không cần cam kết trả trước. Bất kể là bạn trích xuất văn bản, văn bản  dạng bảng và/hoặc dữ liệu biểu mẫu, Amazon Textract cũng chỉ tính phí cho các trang đã qua  xử lý. API Analyze Document cho biểu mẫu sử dụng công nghệ OCR để trích xuất văn bản và  chữ viết tay từ tài liệu được cung cấp. API này cũng trích xuất dữ liệu như các cặp key­value  (“First Name” (Tên và giá trị liên quan: “Jane Smith”). Tại khu vực Miền Tây Hoa Kỳ (Oregon),  bạn thanh toán 0,05 USD mỗi trang cho một triệu trang đầu tiên và 0,04 USD mỗi trang nếu  vượt một triệu trang. Tại khu vực Miền Tây Hoa Kỳ (Oregon), bạn thanh toán 0,015 USD mỗi trang cho một  triệu trang đầu tiên và 0,01 USD mỗi trang nếu vượt một triệu trang. API Analyze Expense trích xuất dữ liệu từ các hóa đơn và biên nhận.Sau đó ta có thể  download dữ liệu đã được trích xuất về máy local, hoặc trên Amazon S3. Service này là khởi  đầu cho việc sử dụng tiếp tục các service Machine Learning khác của AWS. Các bước thực hiện: Bước 1: Truy cập vào trang Amazon Textract, chọn Get Start để bắt đầu Bước 2: Ta upload hình ảnh hóa đơn, dữ liệu văn bản vào khung bên trái rồi nhấn nút   Create. 18
  19. Bước 3: Từ kết quả nhận được, ta thực hiện lưu dữ liệu theo nhu cầu sử dụng của  mình. V. Tài liệu tham khảo 1. https://viblo.asia/p/deploy­react­app­len­aws­s3­OeVKB8xQlkW (26/10/2021) 2. https://stackjava.com/nodejs/huong­dan­cai­dat­cau­hinh­nodejs­npm­tren­windows.html  (01/11/2021) 3. https://viblo.asia/p/tim­hieu­ve­amazon­cloudfront­cdn­GrLZD0aJZk0 (29/10/2021) VI. Link record thực hiện deploy Link Youtube : https://youtu.be/p_­nriRrGlo  19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2