Báo cáo: Hình thái cấu tạo thích nghi của thực vật ở môi trường đất lầy ngập mặn
lượt xem 20
download
Báo cáo "Hình thái cấu tạo thích nghi của thực vật ở môi trường đất lầy ngập mặn" gồm các nội dung chính như sau: Mở đầu, đặc điểm của đất lầy ngập mặn, những đặc điểm thích nghi của thực vật ở môi trường đất lầy ngập mặn,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Hình thái cấu tạo thích nghi của thực vật ở môi trường đất lầy ngập mặn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC SỰ SỐNG BÀI BÁO CÁO HÌNH THÁI CẤU TẠO THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐẤT LẦY NGẬP MẶN
- Hình thái cấu tạo thích nghi của thực vật ở môi trường đất lầy ngập mặn 1. Mở đầu 2. Đặc điểm của đất lầy ngập mặn 3. Những đặc điểm thích nghi của thực vật ở môi trường đất lầy ngập mặn 1. Những đặc điểm thích nghi của rễ 2. Những đặc điểm thích nghi của thân 3. Những đặc điểm thích nghi của lá 4. Sự thích nghi sinh sản – hiện tượng sinh con trên cây mẹ 4. Kết luận
- I. Mở đầu • Hệ sinh thái rừng ngập mặn phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, chúng sống trên đất lầy ven biển, cửa sông hoặc rạch; chịu tác động trực tiếp của thủy triều. Rừng gồm những cây thân gỗ, thân bụi và thân cỏ thuộc nhiều họ khác nhau, nhưng có một số đặc điểm thích nghi về hình thái cấu tạo, sinh lí sinh thái tương đồng khi sống trong môi trường bùn lầy ngập mặn, thiếu oxy và chịu nhiều tác động của sóng gió vùng triều. • Rao (1986) cho rằng rừng ngập mặn là vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền. Tác động của các nhân tố khí hậu, thủy văn, địa hình và các điều kiện lý, hóa, sinh học khác của môi trường đã ảnh hưởng đến sự tồn tại và phân bố của rừng.
- • Các loài cây ngập mặn có khả năng thích nghi với biên độ muối lớn. Vì vậy chúng phân bố khá rộng. Nhưng khả năng chịu muối của chúng không đồng đều giữa các loài. Ví dụ : cây Đước sống nơi có nồng độ muối cao, cây trang sống nơi nồng độ muối thấp. • Sống trên nền đất bùn mềm, nhiễm mặn và thiếu oxy, hằng ngày chịu tác động của thủy triều, gió biển, cường độ ánh sáng mạnh của mặt trời, nhưng các loài cây ngập mặn đã có những nét thích nghi độc đáo giúp chúng sinh trưởng nhanh, phân bố rộng và năng suất cao.
- II. Đặc điểm của đất lầy ngập mặn • Đất lầy ngập mặn là đất bị xâm hóa bởi nước mặn. • Có 2 đặc điểm đặc trưng sau: - Đặc điểm vật lý - Đặc điểm hóa học
- - Đặc điểm vật lý + Đất bị nhiễm mặn thì bở, lượng sét trong đất bị biến đổi, cát nhiều nên không vững chắc.
- + Phần bùn ở phía dưới bị lỏng hơn bùn nước ngọt, do đó ta thấy các loài thường phải có bộ rễ vĩ đại để sống trong môi trường này. . Bộ rễ cây đước ở rừng ngập mặn
- - Đặc điểm hóa học Ví dụ: hiện trạng môi trường nước mặt ở vùng đất ngập mặn ở Cần Giờ bảng 1: hệ thống quan trắc chất lượng nước và thủy văn tại Cần Giờ năm 2004-2007 ph Visinh Dầu (mg/l) BOD5(mg/l) (MPN/100ml) 2004 6.55 4.5 26000 0.76 2005 6.74 4.8 34000 0.55 2006 6.8 4.2 42000 0.85 2007 6.67 4.4 23000 0.54 + ph: giá trị ph tương đối ổn định và dao động trong khoảng 6,7-6,9 là đạt tiêu chuẩn cho phép. + BOD5: nồng độ ô nhiễm hữu cơ
- - Đặc điểm về lớp không khí phía trên vùng đất ngập mặn mang đặc điểm vi khí hậu: nhiệt độ tại khu vực thực vật ngập mặn và đầm lầy mặn lần lượt ở mức thấp hơn và cao hơn so với khu vực xung quanh.
- III. Những đặc điểm thích nghi của thực vật ở môi trường đất lầy ngập mặn 1. Những đặc điểm thích nghi của rễ Những đặc điểm thích nghi của thân 2. 3. Những đặc điểm thích nghi của lá Sự thích nghi sinh sản – hiện tượng 4. sinh con trên cây mẹ
- 1. Những đặc điểm thích nghi của rễ 1.Những đặc điểm thích nghi của rễ trên mặt đất của cây ngập mặn 2. Những đặc điểm thích nghi của rễ dưới mặt đất của cây ngập mặn
- 1.1. Những đặc điểm thích nghi của rễ cây trên mặt đất của cây ngập mặn * Rễ cây rừng ngập mặn có hình thái đặc trưng, nhất là đối với rễ ở trên mặt đất như rễ chống, rễ thở (rễ hô hấp), rễ đầu gối,… - Những loài rễ này thích nghi theo hướng tăng cường, giữ vững cây ở môi trường bùn mềm và chịu nhiều yếu tố tác động cơ học bất lợi của sóng gió thủy triều. - Tăng cường việc lưu thông khí và chứa khí cho cây. - Trên những rễ cây này có nhiều lỗ vỏ, kích thước lỗ vỏ lớn. - Phần trong đất của rễ làm chức năng dinh dưỡng, có tính chất mềm xốp.
- * Hầu hết các cây rừng ngập mặn không có rễ cọc, hoặc rễ cọc chết sớm và được thay thế bằng các rễ bên, rễ phụ hình thành từ gốc thân. Hệ rễ mọc rộng hơn là đâm sâu.
- * Cấu tạo của các rễ trên mặt đất có nhiều đặc trưng thú vị. - Ở rễ thở của cây Bần, Mắm mọc nhô lên từ các rễ nằm ngang dưới mặt đất. Trên bề mặt rễ có khoảng 5-10 lỗ vỏ/cm2 , có chứa diệp lục tăng cường quang hợp cho cây. Rễ thở ở cây bần
- - Mô mềm vỏ rễ có nhiều khoảng gian bào kích thước vừa hay lớn chứa khí. Các khoảng trống chứa khí ở phần vỏ rễ thở cây Bần
- - Các tế bào mô cứng nằm rải rác, tăng cường độ bền cho rễ, đặc biệt nội bì của rễ Mắm hóa gỗ cứng làm thành vòng hay đám. Phần trụ có nhiều mạch gỗ kích thước nhỏ nằm xen với các sợi gỗ và mô mềm gỗ.
- - Cấu tạo rễ chống ở cây Đước cũng có nhiều lỗ vỏ lớn. Số lượng rễ chống càng tăng khi cây mọc càng xa bờ. Các rễ này mọc từ gốc thân hoặc từ cành gần gốc. Rễ Đước rất nhiều, mọc từ thân,cành gần gốc
- • Sato (1988) cho rằng hình cong parabol của rễ chống là sự kết hợp của các lực của thành phần ngang, sự sinh trưởng của rễ, thành phần thẳng đứng và gia tốc của trọng lực. • Theo Phan Nguyên Hồng (1970), Tulyathorn (1989) đã khẳng định cấu tạo chủ yếu của rễ chống ở Đước thích nghi với việc chống đỡ. Ngoài ra với sự có mặt của nhiều lỗ vỏ trên rễ cũng như có nhiều khoảng gian bào chứa khí ở trong cấu tạo của phần vỏ chứng tỏ chúng còn có chức năng thông, chứa khí cho cây.
- * Ở rễ gập hình đầu gối của rễ Vẹt cũng có nhiều vết nứt lớn. Nhiều tác giả cho rằng chúng tương ứng với các rễ thở thông khí. . Rễ đầu gối của rễ cây Vẹt
- 1.2. Cấu tạo thích nghi của rễ dưới mặt đất của nhiều loài cây ngập mặn bao gồm các đặc điểm: - Tăng cường bảo vệ rễ trong môi trường có nhiều xác bã hữu cơ thối rữa. - Mô mềm vỏ có nhiều khoảng gian bào rất lớn. Ở những loài như Bần, Mắm, Trang có nhiều tế bào trục vách dày chạy dọc theo chiều dài của rễ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sơ lược giải phẫu cơ quan sinh sản nữ (P2)
7 p | 273 | 56
-
VI KHUẨN VÀ SINH VẬT KHÁC TRONG NƯỚC THẢI
10 p | 262 | 55
-
Đại cương Ribosome
7 p | 146 | 22
-
Bài giảng Hình thái, giải phẫu thực vật học - ĐH Phạm Văn Đồng
133 p | 147 | 20
-
Đặc trưng chung của tế bào
6 p | 385 | 16
-
Chế tạo vật liệu polyme alloy trên cơ sở bột cao su phế thải và HDPE với tác nhân khơi mào dicumyl peoxit: Phần 1 - Khảo sát tính chất cơ lý - Cấu trúc hình thái học và tính chất nhiệt
5 p | 98 | 6
-
Nghiên cứu chế tạo lớp phủ nanocompozit nhôm oxit có chứa ống nano cacbon (CNTs/Al2O3) bằng công nghệ phun phủ plasma
5 p | 66 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá mát (Onychostoma laticeps Gunther, 1896)
8 p | 75 | 3
-
Giáo trình Hóa học nước - vi sinh vật nước - thí nghiệm (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
104 p | 13 | 2
-
Nghiên cứu và xây dựng quy trình tổng hợp vật liệu LiAlO2
8 p | 10 | 2
-
Anh hưởng của điều kiện công nghệ lên một số tính chất của vật liệu quang xúc tác CoWo4 chế tạo bằng phương pháp hóa học có hỗ trợ của vi sóng
7 p | 52 | 2
-
Chế tạo vật liệu Hydrogel tổ hợp của Nanocellulose và Alginate hướng đến ứng dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm
11 p | 67 | 2
-
Giáo trình Thực tập cán bộ kỹ thuật (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
38 p | 6 | 2
-
Chế tạo các hạt kim loại Cobalt bằng phương pháp nghiền cơ năng lượng cao sử dụng chất trợ nghiền Oleylamine
8 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn