intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "MÔ-ĐUN “TECHNIQUES UNIVERSITAIRES” VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN KHỐI PHÁP NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Sinh viên Khối Pháp ngữ (thuộc các lớp Cầu - Đường Pháp và Cơ Khí Pháp) Trường ĐHGTVT là những đối tượng học tiếng Pháp tương đối chuyên sâu. Để có thể giúp họ bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp trước Hội đồng quốc tế, cần phải trang bị cho họ những kiến thức tiếng Pháp và những kỹ năng văn bản cần thiết. Mô-đun “Techniques universitaires” được đưa vào giảng dạy từ năm thứ 3 không nằm ngoài mục đích đó. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "MÔ-ĐUN “TECHNIQUES UNIVERSITAIRES” VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN KHỐI PHÁP NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI"

  1. MÔ-ĐUN “TECHNIQUES UNIVERSITAIRES” VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN KHỐI PHÁP NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ThS. NGUYỄN DIỆU THUÝ Bộ môn Nga - Pháp Khoa Khoa học Cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Sinh viên Khối Pháp ngữ (thuộc các lớp Cầu - Đường Pháp và Cơ Khí Pháp) - Trường ĐHGTVT là những đối tượng học tiếng Pháp tương đối chuyên sâu. Để có thể giúp họ bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp trước Hội đồng quốc tế, cần phải trang bị cho họ những kiến thức tiếng Pháp và những kỹ năng văn bản cần thiết. Mô-đun “Techniques universitaires” được đưa vào giảng dạy từ năm thứ 3 không nằm ngoài mục đích đó. Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày những nội dung cơ bản và vai trò của mô-đun nói trên đối với quá trình hoàn thiện kỹ năng của sinh viên. Summary: Francophone students (from French Road and Brige and French Mechanical classes - UTC) are French learners for professional objectives. In order to help them succeed in presentation of their thesis in front of International Council, it is necessary to provide them French knowledge and essential documentary skills. “Techniques universitaires” Module which is to be taught from the 3rd year is not out of that purpose. In this article, the author will CNTT- present the basic contents of the above Module and its role to the process of skill improvement CB of Francophone students. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Giao thông Vận tải là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực GTVT của cả nước. Nhà trường luôn chú trọng phát triển các dự án hợp tác quốc tế với các Tổ chức quốc tế và các trường Đại học trên thế giới. Một trong những dự án hợp tác có bề dày hoạt động và đã gặt hái được khá nhiều thành công là dự án hợp tác với Cơ quan hợp tác đại học Pháp ngữ (viết tắt là A.U.F), thành viên hoạt động trực tiếp của Tổ chức Pháp ngữ quốc tế (O.I.F). Dự án này ra đời vào năm 1996 với tên gọi đã trở nên quen thuộc “Chương trình Cầu-Đường Pháp” và từ năm 2005, Dự án được mở rộng quy mô đào tạo sang chuyên ngành Cơ khí ô tô. Tính đến thời điểm này đã có 14 khoá học được tuyển sinh (từ K36 đến K49). Chương trình đã đào tạo được rất nhiều kỹ sư Cầu - Đường có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Pháp, được gửi đi đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ tại Pháp và các nước thành viên của O.I.F. Để có được những thành công như vậy phải kể đến sự tâm huyết của đội ngũ giảng viên chuyên ngành và đội ngũ giảng viên tiếng Pháp cơ bản. Điều đặc biệt là Tổ chức A.U.F luôn chú trọng đổi mới chương trình giảng dạy tiếng Pháp cơ bản, cụ thể là giáo trình sử dụng cho Dự án
  2. luôn được thay đổi để cập nhật những nội dung mới, các mô-đun học mới liên tục được đưa vào để trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho việc viết và bảo vệ đồ án tốt nghiệp trước một Hội đồng quốc tế gồm những giáo sư đầu ngành của Pháp và Việt Nam. Có thể kể ra một số mô-đun tiêu biểu như Mô-đun F.O.S (Français sur objectifs spécifiques) mang định hướng chuyên ngành (dành cho sinh viên chuyên ngành xây dựng dân dụng và công trình), Mô-đun M.I.P (Module d’insertion professionnelle) nhằm cung cấp những kỹ năng cần thiết cho quá trình tìm việc làm và chuẩn bị hồ sơ xin việc; đặc biệt là mô-đun mới nhất bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ năm 2007, Mô-đun “Techniques universitaires” (tạm dịch là các kỹ năng sử dụng ở bậc đại học). Chúng tôi sẽ đi sâu trình bày những nội dung cơ bản và vai trò của mô-đun này đối với quá trình hoàn thiện kỹ năng của sinh viên khối Pháp ngữ trong trường. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ-ĐUN Đúng như tên gọi của mình, Mô-đun “Techniques universitaires” nhằm mục đích cung cấp những kỹ năng chuyên biệt mà một người học ngoại ngữ (ở đây là tiếng Pháp) chỉ có thể lĩnh hội được khi đã có được một quá trình học thường xuyên, lâu dài và một trình độ tương đối cao. Chính vì vậy mà Mô-đun được xây dựng để đưa vào giảng dạy cho sinh viên bắt đầu từ năm thứ 3 với một tiến trình từ kỹ năng dễ đến kỹ năng khó. Những nội dung cơ bản và thời điểm đưa vào giảng dạy của Mô-đun sẽ được trình bày tóm tắt trong bảng sau: Thời điểm Th ờ i Tên các phần của Mô-đun giảng dạy lượng Exposé A2+ (Thuyết trình cấp độ A2+) Présentation des documents non textuels (Giới thiệu các Năm thứ 3 - kỳ 5 15 h CNTT-CB tài liệu dạng bảng biểu) Expliquer et commenter des documents non textuels (Giải Năm thứ 3 - kỳ 6 thích và bình luận các tài liệu dạng bảng biểu) 15 h Exposé B1 (Thuyết trình cấp độ B1) Prise de notes à l’écrit (Ghi chép khi đọc tài liệu) Năm thứ 4 - kỳ 7 20 h Compte-rendu de textes (Tóm tắt văn bản) Prise de notes à l’oral (Ghi chép khi nghe) Năm thứ 4 - kỳ 8 15 h Synthèse de textes (Tổng hợp văn bản) Năm thứ 5 - kỳ 9 10 h Sau đây chúng tôi xin trình bày chi tiết một số phần quan trọng của Mô - đun để người đọc có thể hiểu rõ hơn nội dung và vai trò của chúng đối với quá trình hoàn thiện kỹ năng của sinh viên khối Pháp ngữ. 1. Kỹ năng thuyết trình (Exposé) Thuyết trình là một kỹ năng đặc biệt cần thiết cho mỗi sinh viên nói chung và sinh viên khối Pháp ngữ nói riêng. Kỹ năng này giúp sinh viên nâng cao khả năng trình bày trước đám đông, để có thể thuyết phục Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp cuối khoá học. Việc giảng dạy kỹ năng này nhằm những mục đích cụ thể sau: - Giúp sinh viên tập làm quen với việc tìm kiếm tài liệu bằng tiếng Pháp và lựa chọn được những thông tin phù hợp nhất với chủ đề. - Giúp sinh viên thực hành các dạng văn bản nói (dạng mô tả, giải thích, lập luận).
  3. - Giúp sinh viên xây dựng được một dàn ý chặt chẽ gồm 2 hoặc 3 phần mà trong đó các thông tin được sắp xếp một cách hợp lý. - Cung cấp cho sinh viên một vốn từ vựng chuyên ngành nhất định. - Giúp sinh viên tự tin diễn thuyết trước đám đông. Sau đây là một vài chủ đề thuyết trình cụ thể (cấp độ B1) được biên soạn cho chuyên ngành xây dựng dân dụng và công trình: 1. Le développement des infrastructures dans votre ville. (Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng trong thành phố của bạn.) 2. Chantiers de construction et pollution. (Công trường xây dựng và sự ô nhiễm.) 3. Réseau de communication et développement économique. (Hệ thống giao thông vận tải và phát triển kinh tế.) 4. Grandes constructions récentes dans votre pays: localisation, rapport qualité/prix, impacts économiques et sociaux. (Những công trình xây dựng gần đây ở đất nước bạn: vị trí, mối quan hệ chất lượng/giá cả, những tác động về kinh tế và xã hội.) 5. La sécurité des bâtiments. (Sự an toàn của các toà nhà.) 6. Grandes tours et architecture. (Các toà nhà chọc trời và tổng thể kiến trúc.) 2. Kỹ năng giải thích và bình luận các tài liệu dạng bảng biểu (Expliquer et commenter des documents non textuels) Các tài liệu loại này thường rất phong phú về chủng loại. Đó có thể là dạng bảng (tableau), sơ đồ (schéma), biểu đồ (graphique),... Để đọc hiểu và bình luận được các loại văn bản này, người học phải được trang bị những cấu trúc, những mẫu câu phù hợp. Đây là một kỹ năng rất CNTT- cần thiết đối với sinh viên các trường thuộc khối kỹ thuật bởi vì tài liệu văn bản kỹ thuật thường CB được viết với một văn phong ngắn gọn, dễ hiểu và đặc biệt thường kèm theo rất nhiều bảng biểu, sơ đồ,... Hơn nữa, như chúng tôi đã nói ở trên, cuối khoá học của mình, sinh viên khối Pháp ngữ phải bảo vệ Đồ án tốt nghiệp trước một Hội đồng quốc tế. Trong quá trình trình bày đồ án, họ phải đọc rất nhiều bản vẽ, vì vậy có thể nói kỹ năng này giúp sinh viên có thể trình bày mạch lạc và dễ hiểu đồ án của mình để có thể thuyết phục được Hội đồng. Sau đây là một ví dụ minh hoạ: D ocument n ° 1 Le cycle de l’eau http://www.cnrs.fr/cw/dossiers/doseau/decouv/cycle/cycleEau.ht ml Đây là một sơ đồ tóm tắt vòng tuần hoàn của nước được thể hiện bằng những mũi tên,
  4. những từ khoá quan trọng. Nhìn vào đây, sinh viên phải có khả năng trình bày bằng tiếng Pháp chi tiết về quá trình tự nhiên này. Bài tập này giúp sinh viên huy động hết vốn từ của mình để diễn đạt cho người nghe hiểu được những khái niệm mang tính khoa học thường thức, biến một tài liệu phi ngôn bản trở thành một văn bản ngắn gọn và dễ hiểu. 3. Kỹ năng tóm tắt văn bản (Compte - rendu de textes) Theo nhà ngôn ngữ học người Pháp Claire Charnet, kỹ năng tóm tắt văn bản « chính là việc rút ngắn một văn bản sao cho chỉ còn 1/3 độ dài của nó. Bài tóm tắt phải làm nổi bật ý chính và những ý phụ xung quanh ý chính của văn bản. Bài tóm tắt phải thật khách quan và thể hiện được cấu trúc lô-gic mà không cần phải đi theo đúng trật tự của văn bản ». Ở Việt Nam, kỹ năng tóm tắt văn bản không được chú ý rèn luyện nhiều như ở các nước châu Âu, vì vậy đây là một kỹ năng tương đối xa lạ đối với sinh viên không chuyên ngữ như sinh viên trường ĐH GTVT. Tuy nhiên, đây lại là một kỹ năng không thể thiếu đối với sinh viên Khối Pháp ngữ bởi lẽ để có thể viết thành công đồ án tốt nghiệp, họ cần phải đọc nhiều tài liệu khoa học, phải biết ghi chép và tóm tắt các tài liệu này một cách khoa học. Vì vậy việc giảng dạy kỹ năng tóm tắt sẽ giúp sinh viên hoàn thiện được kỹ năng đọc hiểu văn bản, có thể tìm ra những ý chính và cấu trúc của tài liệu để từ đó có thể viết lại tài liệu một cách khách quan theo văn phong của mình. Khi luyện tập kỹ năng này, các bạn sinh viên cần lưu ý những điểm sau: - Tiêu đề của bài tóm tắt: - Bài tóm tắt có thể có tiêu đề hoặc không cần tiêu đề. Nếu muốn chọn một tiêu đề, các bạn CNTT-CB có thể lấy lại tiêu đề của văn bản hoặc tìm một tiêu đề khác phù hợp. - Số lượng từ: - Số lượng từ trong bài tóm tắt thường bằng 1/3 (+ hoặc – 10%). - Dàn ý của bài tóm tắt: Bài tóm tắt thường gồm 3 phần: mở đầu, phát triển ý và kết luận. Ngay phần mở đầu cần thông báo chủ đề, phần phát triển ý được phân thành nhiều đoạn (mỗi đoạn diễn đạt một ý), phần kết luận phải nhắc lại ý chính của bài. - Lưu ý cuối cùng rất quan trọng đó là người viết tóm tắt không được thể hiện quan điểm cá nhân của mình đối với chủ đề của văn bản. 4. Kỹ năng tổng hợp văn bản (Synthèse de textes) Cũng như kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng hợp văn bản là kỹ năng hoàn toàn mới mẻ đối với các sinh viên không chuyên ngữ. Hơn nữa đó còn là một kỹ năng rất khó, đòi hỏi sinh viên phải có một trình độ tiếng Pháp khá cao, vì vậy phần này được đưa vào giảng dạy ở kỳ cuối cùng của khoá học. Kỹ năng tổng hợp đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tổng hợp được những ý chính từ nhiều tài liệu về cùng một chủ đề (trong đó có một tài liệu dạng bảng biểu, sơ đồ hoặc hình ảnh,...). Để thực hành tốt kỹ năng này, người học cần phải biết cách so sánh các tài liệu để tìm ra những ý chung hoặc những điểm khác biệt nhưng có vai trò làm sáng tỏ chủ đề.
  5. Theo nhà ngôn ngữ học người Pháp F.Bourdereau, khi thực hành kỹ năng tổng hợp văn bản cần chú ý 3 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc tiết kiệm: Bài tổng hợp phải ngắn gọn để không vượt quá lượng từ cho phép, vì vậy lưu ý chỉ giữ những ý chính. - Nguyên tắc diễn đạt lại: Bài tổng hợp không được sử dụng lại các câu trong văn bản, những ý chính của văn bản phải được diễn đạt lại bằng cách sử dụng các từ khác và cấu trúc khác. - Nguyên tắc khách quan: Cần phải tôn trọng những quan điểm được diễn đạt trong văn bản gốc mà không được thêm thắt bất kỳ ý kiến cá nhân nào khác. Cũng cần chú ý tới thể loại, văn phong và giọng điệu của mỗi văn bản bởi vì các yếu tố này đều gắn với nghĩa của văn bản. Ngoài ra F.Bourdereau còn đưa ra những lưu ý sau: - Bài tổng hợp được bắt đầu bằng phần mở đầu nêu rõ chủ đề, giới thiệu các văn bản gốc và đưa ra dàn ý của bài. - Phần thân bài được phát triển bằng cách kết hợp và so sánh các ý chính chứ không phải chỉ là đặt 2 hoặc 3 bài tóm tắt cạnh nhau. Tuyệt đối không nên nghiên cứu riêng rẽ từng văn bản. - Phần kết luận có thể gồm 2 điểm: + Đưa ra một tổng kết. + Có thể kèm theo suy nghĩ cá nhân của người làm tổng hợp về chủ đề đã được phát triển trong bài. III. KẾT LUẬN Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy rằng mô-đun “Techniques universitaires” là CNTT- CB một mô-đun được xây dựng một cách công phu và khoa học. Việc đưa mô-đun này vào chương trình giảng dạy cho sinh viên khối Pháp ngữ bắt đầu từ năm thứ 3 và kéo dài tới năm thứ 5 là hoàn toàn hợp lý bởi vì ở giai đoạn này sinh viên đã có được một vốn tiếng Pháp căn bản và một trình độ đủ để lĩnh hội và đạt tới những mục đích mà mô-đun này đề ra. Là những giảng viên đã giảng dạy cho chương trình Pháp ngữ từ nhiều năm nay, chúng tôi thấy rằng mô-đun này đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình hoàn thiện kỹ năng đặc biệt là những kỹ năng về văn bản của sinh viên khối Pháp ngữ, những kỹ năng hầu như không được chú trọng ở ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng đây là một mô-đun rất khó, đòi hỏi sự tâm huyết, tinh thần đổi mới, sáng tạo của người dạy và sự say mê, ham hiểu biết của người học. Xin chúc các bạn đồng nghiệp giảng dạy thành công mô-đun này để có thể đóng góp cho quá trình hoàn thiện kỹ năng của sinh viên khối Pháp ngữ, để Chương trình hợp tác giữa trường ĐH GTVT và Tổ chức A.U.F gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Tài liệu tham khảo [1]. Tài liệu « F.O.S - Techniques universitaires » do các Cố vấn sư phạm của A.U.F biên soạn năm 2007. [2]. Claire Charnet, 1997. Rédiger une résumé, un compte-rendu, une synthèse. Édition Hachette. [3]. F.Bourdereau et al, Précis de français, Nathan. [4]. Các trang web: http://www.cnrs.fr và http://www.aix1.uottawa.ca♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2