intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH GIAO THÔNG TĨNH ĐÔ THỊ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

136
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng phương tiện cơ giới tại các đô thị tăng nhanh lên nhanh chóng tạo nên sức ép rất lớn về quỹ đất dành cho giao thông đặc biệt là giao thông tĩnh. Bài báo đề cập đến nhu cầu và một số phương pháp xác định diện tích giao thông tĩnh đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH GIAO THÔNG TĨNH ĐÔ THỊ"

  1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH GIAO THÔNG TĨNH ĐÔ THỊ ThS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG KS. LÊ XUÂN TRƯỜNG Bộ môn Vận tải đường bộ và Thành phố Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng phương tiện cơ giới tại các đô thị tăng nhanh lên nhanh chóng tạo nên sức ép rất lớn về quỹ đất dành cho giao thông đặc biệt là giao thông tĩnh. Bài báo đề cập đến nhu cầu và một số phương pháp xác định diện tích giao thông tĩnh đô thị. Summary: Currently, with the development of economics, the number of vehicles in urban cities increase rapidly, pressing on area square which allocate for transportation, especially infrastructure. The report makes mention of demand and some methods to determine urban infrastructure square. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tại Việt Nam đang diễn ra quá trình đô thị hóa một cách nhanh chóng, các đô thị VTKT lớn của Việt Nam như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… đang được mở rộng và phát triển; nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa; nhu cầu về giao thông tĩnh tăng lên nhanh chóng. Trong những năm vừa qua, các đô thị đã đầu tư rất nhiều cho mạng lưới giao thông, tuy nhiên vẫn xẩy ra tính trạng ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường. Việc xác định diện tích dành cho giao thông tĩnh đặc biệt với vận tải hành khách công cộng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng lưới giao thông vận tải của đô thị. II. NỘI DUNG "Giao thông tĩnh là một bộ phận của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện trong thời gian không di chuyển". Quá trình không di chuyển được hiểu là quá trình dừng đỗ bắt buộc phải có trong quá trình vận tải: phương tiện phải dừng đỗ để đón trả khách, trung chuyển, trong gara hoặc trong bãi đỗ xe. Giao thông tĩnh gồm hệ thống các điểm đầu cuối của các phương thức vận tải (các nhà ga đường sắt, các bến cảng thuỷ, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ), bãi đỗ các loại phương tiện, gara, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến. 1. Nhu cầu giao thông tĩnh Nhu cầu giao thông tĩnh trong đô thị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: Quy mô đô thị (km2); dân số đô thị (người); mật độ dân số (người/km2); tổng sản phẩm quốc
  2. dân bình quân (USD/người); kiến trúc các công trình xây dựng trong đô thị, phương pháp bảo quản; các nhân tố khác (chức năng và các khu chức năng chính của đô thị, đặc tính nhu cầu đi lại, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu…) Có thể biểu diễn mối quan hệ của diện tích giao thông tĩnh và các yếu tố thông qua mối quan hệ sau: Dgtt = f (S, N, d, G, A, M, O) 2. Các khu chức năng trong đô thị Do đặc điểm nhu cầu đi lại, nhu cầu giao thông tĩnh mỗi khu chức năng trong đô thị khác nhau cần tiến hành phân chia đô thị thành các khu chức năng khác nhau. Mỗi đô thị có thể phân thành một số khu chức năng nhất định, việc phân khu chức năng đô thị nhằm giới hạn vùng tính toán để đảm bảo sự chính xác của kết quả tính toán. Trong đô thị thường bao gồm những khu chức năng chính sau đây: khu trung tâm thương mại; khu công nghiệp nhẹ lắp ráp, chế tạo nhỏ, tiểu thủ công nghiệp; khu vực công nghiệp nặng; khu vực sản xuất nông nghiệp (được hình thành dưới dạng vành đai cây xanh, bao quanh đô thị để phục vụ cho khu vực nội đô); khu vực dân cư tập trung; khu giải trí; khu cơ sở hạ tầng xã hội đô thị (y tế, văn hoá, giáo dục,..); khu vực ngoại ô (các đô thị vệ tinh). 3. Xác định nhu cầu quỹ đất cho giao thông tĩnh Xác định nhu cầu đi lại của từng khu chức năng (gồm nhu cầu đi, nhu cầu đến và nhu cầu thông qua); lựa chọn đơn vị tính toán: Nhu cầu đi lại gồm hàng hoá và hành khách được tính toán trong một cao điểm nhất định: cao điểm giờ, cao điểm ngày... Xác định số lượng phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại; quy đổi phương tiện phương VTKT tiện khác nhau ra phương tiện chuẩn nhằm đơn giản hoá trong tính toán. Xác định công suất phục vụ tối đa của hệ thống giao thông tĩnh; xác định quỹ đất dành cho giao thông tĩnh tự bảo quản và giao thông tĩnh công cộng trên cơ sở số lượng phương tiện có khả năng tự bảo quản và số phương tiện không có khả năng tự bảo quản. 4. Các phương pháp xác định quỹ đất trong đô thị - Phương pháp thứ nhất Xác định số phương tiện trong tương lai (năm tính toán) Nt = N0 * (1+q)t Nt - số phương tiện tại năm tính toán tương lai (xe); N0 - số phương tiện tại năm hiện tại (xe); q - tốc độ tăng trưởng phương tiện trong 1 năm ; t - số năm dự báo (năm). Xác định quy mô đất đỗ xe tại năm tính toán (m2) S = Σ ai * Nt-i * Ai S - tổng diện tích đất đỗ xe công cộng (m2); Ai - tỷ lệ loại xe i sử dụng bãi đỗ xe công cộng (%); Nt-i - số xe loại i ở năm tương lai thứ t (xe); Ai - diện tích 1 chỗ của loại xe i (m2). Phương pháp này được tính trực tiếp để xác định nhu cầu sử dụng đất ở từng giai đoạn ngắn hạn (5 năm một lần) với mục đích để phân kỳ đầu tư xây dựng.
  3. - Phương pháp thứ hai Xác định thông qua chỉ tiêu đất đỗ xe tính theo 1 người dân đô thị (m2/người): Chỉ tiêu đất đỗ xe tính theo một người dân đô thị; số dân của đô thị tại năm tính toán trong tương lai. Quỹ đất được tính theo công thức: (m2) S= b*n*D S - tổng diện tích đất đỗ xe công cộng (m2); b - tỷ lệ diện tích đất đỗ xe công cộng trong tổng số đất đỗ xe (%); D - tổng số dân đô thị ở năm tính toán tương lai (dân). Phương pháp này đã xác định nhu cầu đỗ trong từng khu vực cũng như khống chế khả năng đáp ứng nhu cầu đỗ theo quân điểm về tổ chức giao thông. Xem xét giữa khả năng về quỹ đất (tính toán được từ phương pháp 1) với nhu cầu đỗ để có các giải pháp điều chỉnh như: Xác định được tầng cao trung bình và biện pháp đỗ từ xa trong các khu vực có khả năng về quỹ đất (để đảm bảo tính khả thi phải gắn kết tốt với hệ thống giao thông công cộng). - Phương pháp thứ ba Xác định thông qua tỷ lệ đất xây dựng đô thị: Chỉ tiêu về tỷ lệ đất đỗ xe tính theo đất xây dựng đô thị (chỉ tiêu lấy theo tiêu chuẩn xây dựng của các đô thị. Tuỳ theo mức độ cơ giới hoá phương tiện giao thông đô thị, đặc biệt chỉ tiêu số xe con/1000dân và đặc điểm khu vực có thể áp dụng tỷ lệ từ 3%-7% quỹ đất xây dựng đô thị). Xác định quy mô quỹ đất theo công thức sau: (m2) S = b * Σ ci * Mt-i S - tổng diện tích đất đỗ xe công cộng (m2); b - tỷ lệ diện tích đất đỗ xe công cộng trong VTKT tổng số đất đỗ xe (%); ci - tỷ lệ đất đỗ xe tính toán trong khu vực i (%); Mt-i - diện tích đất xây dựng đô thị khu vực i ở năm tính toán tương lai - năm thứ t (m2). Phương pháp này trên cơ sở tỷ lệ đất xây dựng đô thị áp dụng riêng cho từng khu vực để xác định quỹ đất hợp lý - khoa học, sẽ tránh được mất cân đối về tỷ lệ đất trong đô thị và tính khả thi đối với xác định quỹ đất trong khu hạn chế phát triển và khu mở rộng phát triển. III. KẾT LUẬN Giao thông tĩnh nói riêng và hệ thông giao thông đô thị nói chung là một trong những vấn đề lớn hiện nay của các đô thị đặc biệt của các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc xác định tỷ lệ quỹ đất hợp lý dành cho giao thông tĩnh sẽ đáp ứng được nhu cầu hiện tại và phát triển trong tương lai của các đô thị, góp phần cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thông giao thông đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trong các đô thị. Tài liệu tham khảo [1]. Từ Sỹ Sùa - Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông đô thị - Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2005. [2]. ThS Nguyễn Thị Thực (2001) đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số: B 2000 - 35 – 114 - “Luận cứ khoa học phát triển giao thông tĩnh đô thị”. [3]. ThS Nguyễn Thị Thực - “Một số vấn đề về phát triển giao thông tĩnh đô thị” - Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải (Tháng 11/2003) - Trường Đại học Giao thông vận tải♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2