intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " BIỂU CẢM, CẢM XÚC VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG CÂU CẢM THÁN TIẾNG NGA"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính cảm xúc không phải là đặc trưng ngôn ngữ cố định của câu cảm thán, mà nó xuất hiện trong lời nói được biểu hiện và có biến thể nhờ ngữ điệu cùng với sự tác động của điệu bộ và nét mặt. Khác với biểu cảm, cảm xúc được biểu hiện trong câu cảm thán bằng ngữ điệu có tính chất làm động lực, đánh giá chủ quan không c ó các phương ti biểu đạt trực tiếp. Có ện những câu cảm thán mà khởi đầu đã hướng đến sự đánh giá. Trong đại đa số các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " BIỂU CẢM, CẢM XÚC VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG CÂU CẢM THÁN TIẾNG NGA"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 BIỂU CẢM, CẢM XÚC VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG CÂU CẢM THÁN TIẾNG NGA EMOTION, EXPRESSION AND ASSESSMENT IN RUSSIAN INTERJECTION Dương Quốc Cường Trường Đại học Ngoại ngữ , Đại học Đà Nẵng TÓMT ẮT Tính cảm xúc không phải là đặc trưng ngôn ngữ cố định của câu cảm thán, mà nó xuất hiện trong lời nói được biểu hiện và có biến thể nhờ ngữ điệu cùng với sự tác động của điệu bộ và nét mặt. Khác với biểu cảm, cảm xúc được biểu hiện trong câu cảm thán bằng ngữ điệu có tính chất làm động lực, đánh giá chủ quan không c ó các phương ti biểu đạt trực tiếp. Có ện những câu cảm thán mà khởi đầu đã hướng đến sự đánh giá. Trong đại đa số các trường hợp ở các câu cảm thán đa nghĩa thái độ đánh giá được dùng như nghĩa tạo sinh, nghĩa gián tiếp. Tín hiệu đúng của đánh giá là các c ảm xúc, bởi lẽ, về bản chất chúng được phái sinh từ sự đánh giá. Cho nên, thực tế trong tất cả mọi trường hợp sự đánh giá đồng thời được thấy rõ qua các cảm xúc biểu hiện bằng ngữ điệu. Trong tiếng Nga khả năng của câu cảm thán thay đổi biểu cảm, cảm xúc và thái độ đánh giá tạo cho người nói có nhiều khả năng sử dụng lời nói có tính ngữ dụng cao: biểu thị hoặc che dấu cảm xúc, đánh giá của mình. ABSTRACT Emotion is not characterized by an established meaning of an interjection, but implied in an expressive speech and varied due to its intonation and the collaboration of gestures and facial expressions. Unlike emotion, expression is implied in an interjection through the intonation which acts as a motive force and a subjective assessment without any direct expressive means. There are some interjections that initially incline toward assessment. However, in most cases, polysemantic interjection sentences of assessment are used as indirect or derivative meanings. The accuracy of assessment is manifested in emotions since they are by nature derived from assessment. Therefore, it is apparent that in all circumstances, assessment is clearly observed through intonation-based emotions. In Russian, the change of emotions, expressions and assessment has enabled its speakers to use a variety of highly pragmatic speech or utterances for expressing or hiding their emotions and assessment. 1. Đặt vấn đề Câu cảm thán là đơn vị cú pháp biểu hiện thái độ chủ quan của người nói đối với hiện thực. Câu cảm thán có thể biểu hiện bằng thán từ (Ах! Ох! Ого!), có thể là biểu thức cảm thán (Боже! Ну вот! Что вы!). Thán từ là từ loại biểu thị cảm xúc, ý nguyện, trạng thái mà không định danh các hiện tượng này, và các hiện tượng của thực tiễn mà chúng hướng đến. Thán từ có thể là không phái sinh, phái sinh đơn giản và phái sinh phức hợp. Biểu thức cảm thán có thành tố là những từ không phải là thán từ nhưng trong thành phần của câu cảm thán các thành tố đó mất đi nghĩa khởi đầu. Ngoài ra biểu thức cảm thán có thể có các thán từ. 165
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 Trong ngôn ngữ, khái niệm về thán từ trong cuốn (Ngữ pháp tiếng Nga, 1980), nêu định nghĩa: “Thán từ là từ loại không biến đổi dùng để biểu đạt trọn vẹn tình cảm, thái độ, trạng thái nội tâm và các phản ứng xúc cảm và ý chí đối với thực tiễn xung quanh” [1, 732]. Nhà ngôn ngữ học I. A. Blôkhina nhận xét rằng phần lớn các câu cảm thán có nghĩa biểu cảm hoặc nói cách khác là dưới tác động của các yếu tố ngữ dụng việc thể hiện ngữ nghĩa lời nói tạo ra chức năng tăng cường biểu cảm cho câu, ngữ điệu cảm thán, và thể hiện thái độ đánh giá các dữ kiện khác nhau của thực tiễn [6, 47]. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ dừng lại phân tích tính biểu cảm, cảm xúc, đánh giá trong câu cảm thán tiếng Nga. 2. Nội dung 2.1. Để phân tích câu cảm thán từ góc độ tính chất biểu cảm, theo chúng tôi thì một việc không kém quan trọng là phân biệt biểu cảm ngôn ngữ và biểu cảm lời nói, sự nhìn nhận biểu cảm như một thang độ ổn định và biến đổi, quan niệm về hiện tượng biểu cảm hóa lời nói. Chúng ta phân biệt hai loại biểu cảm như sau: Biểu cảm ngôn ngữ với vốn từ vựng chuyên biệt thể hiện những biến đổi dạng thức từ pháp của từ, những cấu trúc cú pháp đặc biệt và đó là thang độ tương đối ổn định, không biến đổi. Còn biểu cảm lời nói được biểu hiện trước hết bằng ngữ điệu, mà theo quan điểm hình thức ngôn ngữ thì bất kỳ phát ngôn không biểu cảm nào cũng có tính biểu cảm hóa bằng ngữ điệu. Ví dụ: Я ждал тебя сорок минут. Tôi đợi bạn 40 phút. (Thông báo dữ kiện trung hòa) Я ждал тебя сорок минут! Tôi đợi bạn đã 40 phút rồi đấy! (Thông báo dữ kiện mang tính biểu cảm với ý nghĩa biểu cảm bổ sung “như thế là rất lâu rồi”) Biểu cảm lời nói lệ thuộc vào mục đích ngữ dụng học của người nói và hành chức như thang độ biến đổi [7, 48]. Có thể cho rằng, trong lời cảm thán có “biểu cảm kép”: biểu cảm ngôn ngữ (nét đặc trưng ổn định) và biểu cảm lời nói, biểu hiện bằng ngữ điệu (thang độ không ổn định, thay đổi). Biểu cảm ngôn ngữ của lời cảm thán được tạo ra bởi tính ngắn gọn hình thức, tính vô dụng ngữ, tính phi ngữ nghĩa của các thành tố, bởi sự tích tụ nội dung. Điều đó đặc biệt sáng tỏ nếu so sánh lời cảm thán với các đơn vị tương đương trung hòa: Ещё бы! (= По другому не может быть) Dĩ nhiên rồi! (= Không thể làm khác được) 166
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 Ну что ты! (= Ты не прав!) Bạn mà thế à! (= Bạn sai rồi!) Ах, вот как! (= Я этого не ожидал) и т. д. À, như thế đấy! (= Tôi không mong đợi điều đó!)… Trong lời nói với sự hỗ trợ của ngữ điệu biểu cảm của lời cảm thán có thể biến thể từ zêrô đến biểu hiện thực. So sánh: Ну что ты. (ИК -1 trung hòa, thiếu biểu cảm bằng ngữ điệu) Ну что ты! (ИК -2, biểu cảm tăng lên) Ну что – о ты!!(ИК -2 có tính tình thái với sự tăng cường trọng âm của từ và kéo dài trung tâm nguyên âm và biểu cảm thể hiện tối đa). Các nhà văn cảm nhận tinh tế tính chất hay biến đổi bằng ngữ điệu của biểu cảm và để truyền đạt được họ thường thay đổi dấu ngắt hoặc thường sử dụng các thủ thuật chính tả đa dạng. Ví dụ: - Когда примерно вы меня выпишете? - Khi nào cô áng chừng kê đơn cho tôi? - Что?? – она подняла голову от истории болезни (...) Я вас только начинаю лечить. (А. Солженицын) - Cái gì?? – cô ta ngẩng đầu lên khỏi tờ bệnh án (…) Tôi đang bắt đầu chữa cho anh đấy thôi. - Да нет, что ты! Тут тоже хорошо. (В. Шукшин) - Thôi bạn ơi! Ở kia cũng được đấy chứ. Мурга протягивает парню сухарь: Murga đưa cho chàng trai bánh mì và nói: - Да нет, что ты... не надо... (Б. Окуджава, П. Тодоровский) - Thôi bạn ạ! … không nên… 2.2. Tính chất xúc cảm không phải là đặc trưng ngôn ngữ cố định, không thay đổi của câu cảm thán, nó xuất hiện trong lời nói, được biểu hiện và biến thể nhờ ngữ điệu cùng với sự tác động của nét mặt và điệu bộ. Có thể chứng minh rằng một câu cảm thán có thể kèm theo các cảm xúc khác nhau hoặc không có một cảm xúc nào cả. Ví dụ: - С Канатной пакет, - сказал солдат (...) - Mang theo công văn Canát đấy chứ, - anh lính nói - Да что ты! Так. Не может быть! – равнодушно и рассеянно проговорил Поливанов. (Б. Пастернак) 167
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 - Cậu làm sao thế! Dĩ nhiên rồi. Không thể khác được – Pôlivanốp trả lời một cách thờ ơ và chán chường. - Я поездом поеду. - Tôi sẽ đi bằng tàu lửa. - Что ты, что ты! – заволновался Воробейцев. (Э. Казакиевич) - Cậu, cậu bị làm sao thế! – Vôrôbâyxev xúc động nói. - Простите, вы не социалист? Не партиец? - Xin lỗi nhé, anh không phải là người theo chủ nghĩa xã hội à? Không phải là đảng viên à? - Ôi! Cái bác này! Ôxtap nói một cách hiền từ. - Ну что вы! – добродушно сказал Остап. (И. Ильф, Е. Петров) So sánh các ví dụ có thán từ A: - А-а-а! – удивлялся Костыль, слушая Липу. (А. Чехов) - À, thì ra thế! – khi nghe Lipa nói, Kôxtưn ngạc nhiên. - А – с досадой перебил Петр Иванович. – Тошно слушать такой звдор. (И. Гончаров) - A, quá thể đáng. Phải ngh e câu chuyện nhảm nhí thế thật là ghê tởm. – Piôt Ivanôvich bực bội ngắt lời. Tuy nhiên, chúng ta có th nói về các yếu tố để xác định một câu cảm thán này ể hay câu cảm thán khác đối với các cảm xúc khác nhau. Những cảm xúc này được tính đến nhờ khái niệm “loạt tình thái tiềm năng”. Ví dụ như sự bất bình, tức giận là xúc cảm tiềm năng đối với câu cảm thán “Ещё чего!”, còn đối với “Oго!” chỉ có sự ngạc nhiên, các thán từ khác có thể tiềm năng cảm xúc hơn. Chúng ta có thể nói rằng khi có cảm xúc, câu cảm thán trong phần lớn các trường hợp sử dụng hành chức mang sắc thái tình thái, nghĩa là biểu đạt thái độ chủ quan của người nói. Như vậy, đối với câu cảm thán Да что ты! không kể các cảm xúc đã nói ở trên, loạt tình thái tiềm năng là cảm xúc có nghĩa tình thái chủ quan như trách cứ, bêu xấu, răn bảo, chế nhạo, không phải là những cảm xúc đúng nghĩa thực của từ đó, nhưng chúng được hiểu như tính cảm xúc. Rõ ràng đó là nguyên nhân để thường xuyên phân định đó là câu cảm thán thực sự. 2.3. Khác với biểu cảm và cảm xúc được biểu hiện trong câu cảm thán bằng ngữ điệu có tính chất động lực, đánh giá chủ quan không có các phương tiện biểu hiện trực tiếp. Có những câu cảm thán mà khởi đầu đã hướng đến sự đánh giá: Ого! Вот это да! Ничего себе! Надо же! Подумать только! Подумаешь! Как ьы не так! Ещё чего! Вот ещё! Trong đại đa số các trường hợp mà trước hết là trong các câu cảm thán đa nghĩa, thái độ đánh giá được dùng như nghĩa tạo sinh, nghĩa gián tiếp. Tín hiệu đúng của đánh giá là các c xúc, bởi lẽ về bản chất chúng được phái sinh từ sự đánh giá. Cho nên, ảm 168
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 “có thể khẳng định rằng, thực tế trong tất cả mọi trường hợp sự đánh giá đồng thời được thấy rõ qua các cảm xúc biểu hiện bằng ngữ điệu…” Như vậy, các dạng liên kết tự nhiên là các dạng liên kết mà ở đó các cảm xúc tích cực (vui sướng, hài lòng, hân hoan, nhẹ nhõm… ) gắn kết với sự đánh giá tích cực, còn các cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, tức giận, buồn bực, thấp thỏm… ) báo hiệu sự đánh giá tiêu cực. Có thể xem xét trong các ngữ cảnh sau đây những khác biệt trong nội dung đánh giá của một câu cảm thán, mà những khác biệt này được cảm nhận qua những cảm xúc. Ví dụ: - Радовался тогда? Вот нарадовался... Побирушка. Ты же побирушка! - Да что вы! - рассердился молодой мужчина. – С ума, что ли, сошли! (В. Шукшин) - Anh bị làm sao thế! – Chàng trai giận dữ. – Anh bị điên rồi sao! - Вы... там где вечно пляшут и поют – вы... не были? - Был. - Да что вы! – обрадовался Костоглотов. (А. Солженицын) - Ô! Đúng là anh! – Côxtôglôtốp mừng rỡ reo lên. Các ý nghĩa tình thái chủ thể khác được thể hiện trong câu cảm thán cũng như trong phần lớn các trường hợp đều dựa trên sự đánh giá chủ quan. Như vậy, các cảm xúc thường gặp ở trong câu cảm thán như trách cứ, lên án, phủ định, cười chê, chế nhạo bằng cách thức trực tiếp nhất gắn kết với sự đánh giá tiêu cực. Trong các trường hợp khi câu cảm thán thiếu cảm xúc mà đã được nêu ra ở trên, thái độ đánh giá được xác định theo các chỉ số ngữ cảnh. Ví dụ: - Ага! – поймал я его на слове. – Значит, и меня тоже ждет такая же участь. - Ну что ты!(...) Зачем же ты обо мне так думаешь? (В. Войнаович) - Cái gì đó bạn! (…) Bạn nghĩ về tớ như vậy là để làm gì chứ? Trong ngữ cảnh trên tính chất đánh giá của thán từ Ну что ты! (trách cứ, đánh giá “tiêu cực” ) hiểu được là nhờ câu tiếp sau thán từ này – Зачем же ты обо мне так думаешь? Không có câu này câu cảm thán trên cũng chỉ được hiểu như sự phản đối, không bằng lòng như thường thấy mà thôi. Trong ngữ cảnh sau đây lời khuyên nhẹ nhàng, có thiện ý (đánh giá “tích cực”) được hiểu là nhờ tín hiệu của ngữ cảnh, như hô từ “Юрочка” chẳng hạn: Ví dụ: - Я за тебя не боюсь, я жвужильный, но если бы, паче чаяния, я свалился, не глупи, пожалуйста, и дома не оставляй. Моментально в больницу. 169
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 - Что ты, Юрочка! Господь с тобой. Зачем каркать раньше времени? (Б. Пастернак) - Thôi anh bạn Iura thân mến ơi! Cầu Chúa phù hộ cho bạn! Báo điềm gở sớm hơn để làm gì cơ chứ? Ngữ cảnh (thường kèm theo câu cảm thán) trong thán từ biểu hiện không chỉ có hoặc không có sự đánh giá, tính chất đánh giá (tích cực hay tiêu cực) mà còn cả đối tượng, chiều hướng đánh giá tới “đối tượng lời nói”, tới tình huống, tới người đối thoại hoặc tới chính người nói. Ví dụ: - Фильм не интересный. - Phim không hay. - Да что вы! А мне, что хороший. (ngạc nhiên, không đánh giá) - Anh nói gì! Theo tôi là được. - Фильм не интересный. - Phim không hay. - Да что вы! Фильм прекрасный. - Anh làm sao đấy! Phim quá hay thì có. (không đồng ý + ngạc nhiên + thái độ tiêu cực đối với ý kiến của người đối thoại + thái độ tích cực đối với phim) Ví dụ: - Саша приехал. - Xasa đến rồi. - Да что вы! Вот хорошо! (ngạc nhiên + đánh giá: thái độ tích cực đối với việc Xasa đến) - Anh nói gì! Ôi tốt quá. - Саша приехал. - Xasa đến rồi. - Да что вы! Вот кстати! (ngạc nhiên + đánh giá: thái độ tiêu cực đối với sự việc). - Anh nói gì thế! Mãi bây giờ mới tới kìa. Như vậy, ngữ cảnh như một yếu tố phân định nội dung câu cảm thán. Trong một câu cảm thán có thể chứa những cảm xúc khác nhau và các ý nghĩa tình thái chủ quan khác nữa, và đó là nét đặc trưng nổi bật của lời nói hội thoại. “Trong lời nói hội thoại hình thái thường có khả năng biểu hiện một số cảm xúc, kể cả các cảm xúc trái ngược nhau, và thường biểu hiện những cảm xúc đó không rời rạc mà tổng hợp – điều đó thể hiện sự biện chứng của các tình cảm của con người” [9, 77]. 170
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 Ví dụ: - Вы без меня продадите этот корабль с аукциона или... как придется. - Что?! – крикнул Ботвель тоном веселого ужаса. (А. Грин)- - Cái gì?! - Bôtven hét lên với giọng hoảng hốt. - Значит, вы все-таки с этим движением покончили? – выразил я надежду. - Что вы! – горько усмехнулся Дзержин. (В. Войнович) - Anh kỳ vậy! Zerzin cười một cách chua chát. 3. Kết luận Từ các dạng thức khác nhau như vậy của các ý nghĩa tình thái chủ quan như sự biểu cảm, cảm xúc và đánh giá thì nét đặc trưng cố định trong câu cảm thán là biểu cảm của hình thái: các cảm xúc và đánh giá trong phần lớn các câu cảm thán được dùng một cách tự do, có nhiều biến thể, và như vậy là trong sử dụng câu cảm thán như một quy tắc được dùng với cảm xúc và có sự đánh giá. Khả năng của câu cảm thán thay đổi biểu cảm, cảm xúc và thái độ đánh giá tạo cho người nói nhiều khả năng sử dụng lời nói có tính ngữ dụng cao: biểu thị (với cấp độ khác nhau của tính biểu cảm), hoặc là ngược lại, che giấu cảm xúc, đánh giá của mình… Ý nghĩa tình thái chủ quan (ý nghĩa ngữ dụng) gắn liền với biểu cảm, các cảm xúc và sự đánh giá không chỉ tự nó, nhưng trước hết là bằng trị giá thông tin của chúng: những ý nghĩa như vậy dẫn dắt người nghe vào thế giới những đánh giá và thái độ chủ quan của người nói, thông báo về cảm tình và mất cảm tình, sự đam mê, ưa thích của người nói… Những ý nghĩa này tạo nên mặt bản chất của câu cảm thán và mang đến cho chúng ta quy ước của các “đơn vị dụng ngôn” có nghĩa là các đơn vị ngôn ngữ với bản chất của mình được dùng để biểu hiện các thái độ chủ quan (ngữ dụng học) đa dạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Валгина Н. С. и дру., Современный русский язык, Изд. 4-е, Высщая школа, М, 1971. [2] Белошакова В. А. и дру., Современный русский язык, Под редакцией В. А. Белошаковой, Изд. 3-е, Азбуковник, М, 1999. [3] Булгание Л. Л., Трудные вопросы морфологии, Просвещение, М, 1976. [4] Галкина – Федорук Е. М., Об экспрессивности и эмоциональности в языке// Сб. Статей по языкознанию, посв. Акад. В. В. Виноградову. М, 1958. [5] Розенталь Д. Э., Современный русский язык, Под редакцией Д. Э. Розенталя, Изд. 3-е, Высщая школа, М, 1979. [6] Русская грамматика, АНСССР, М., 1980. [7] Шмелев Д. Н., Современный русский язык, М, 1977. 171
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1