Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THUYẾT TRONG DỊCH THUẬT"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13
lượt xem 18
download
Việc hiểu biết các khía cạnh dòng thông tin biểu hiện dưới dạng đề/thuyết, tin cũ/tin mới hoặc tính năng động giao tiếp là quan trọng trong dich thuật và giảng dạy ngôn ngữ. Vì vậy, bài báo trình bày tóm tắt 2 cách tiếp cận về dòng thông tin (đường hướng Halliday và quan điểm của Trường phái Praha) nhằm cung cấp cho người dịch nói riêng và sinh viên ngoại ngữ nói chung sự hiểu biết cơ bản với ít nhất là 1 trong 2 mô hình nói trên. Bài báo cũng thảo luận một số chiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THUYẾT TRONG DỊCH THUẬT"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 CẤU TRÚC THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THUYẾT TRONG DỊCH THUẬT INFORMATION STRUCTURE AND THEMATIC STRUCTURE IN TRANSLATION Nguyễn Phước Vĩnh Cố Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Việc hiểu biết các khía cạnh dòng thông tin biểu hiện dưới dạng đề/thuyết, tin cũ/tin mới hoặc tính năng động giao tiếp là quan trọng trong dich thuật và giảng dạy ngôn ngữ. Vì vậy, bài báo trình bày tóm tắt 2 cách tiếp cận về dòng thông tin (đường hướng Halliday và quan điểm của Trường phái Praha) nhằm cung cấp cho người dịch nói riêng và sinh viên ngoại ngữ nói chung sự hiểu biết cơ bản với ít nhất là 1 trong 2 mô hình nói trên. Bài báo cũng thảo luận một số chiến lược do các nhà ngôn ngữ học gợi ý nhằm giải quyết “độ căng” giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin trong dịch thuật và giảng dạy ngôn ngữ. ABSTRACT An awareness of aspects of information flow represented in terms of theme/rheme, given/new or communicative dynamism is important in translation and language teaching. Therefore, the paper briefly presents the two approaches to information flow (the Hallidayan approach and the Prague School one) to provide translators in particular and students of foreign languages in general with basic familiarity with at least one of the major models. The paper also discusses some strategies suggested by a number of linguists for resolving the tension between syntactic and communicative functions in translation and language teaching. 1. Giới thiệu Việc nghiên cứu cấu trúc thông tin (CTTT) và cấu trúc đề-thuyết (CTĐT) trong văn bản đã được nhiều nhà ngôn ngữ khác nhau trên thế giới đề xướng và bàn luận nhiều (Firbas, dẫn theo Mona Baker [1], Halliday [6], Brown và Yule [2] ; Jacobs [9] Lý Toàn Thắng [13] Cao Xuân Hạo [4] ...v.v ) Trong số những nhà ngôn ngữ này, khi nói đến CTTT và CTĐT, người ta thường nhắc đến Halliday và Firbas. Halliday luôn khẳng định ít ra là ở tiếng Anh sự phân biệt đề-thuyết được nhận biết qua trật tự chuổi của các thành phần mệnh đề. Phần “đề” đứng trước; phần “thuyết” đứng sau. Firbas thuộc trường phái Praha, là một trong những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu sự tương tác giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin (tin cũ - tin mới, tính năng động giao tiếp...) Những vấn đề này cũng được một số nhà lý thuyết dịch nói đến nhưng khá sơ lược (Peter Newmark [15], Hatim và Mason [8] , Mildred Larson [11] ... Đáng chú ý là Mona Baker [1] đã dành một chương để miêu tả, phân tích hai cấu trúc này rất chi tiết và rõ ràng. Tuy nhiên, CTTT và CTĐT xét từ góc độ dịch thuật lại ít được chú ý ở tiếng Việt. Chính vì vậy bài báo sẽ thảo luận hai quan điểm nói trên dựa phần lớn vào 36
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 những nghiên cứu của Mona Baker và đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng của chúng trong dịch Anh - Việt (A-V) và Việt - Anh (V-A). Phần cuối bài báo giới thiệu một số chiến lược do các nhà ngôn ngữ gợi ý nhằm giải quyết “độ căng” giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin trong dịch thuật và giảng dạy ngôn ngữ. 2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ về CTTT Theo Brown và Yule [2,153] CTTT là đơn vị nhỏ nhất của kết cấu diễn ngôn: những đơn vị nhỏ có tính cục bộ ở cấp độ cụm từ hay mệnh đề. Từ điển “Longman” về giảng dạy ngôn ngữ và ngôn ngữ học ứng dụng có cái nhìn bao quát hơn về CTTT: “ việc sử dụng trật tự từ, ngữ điệu, trọng âm và các biện pháp khác để chỉ ra thông tin biểu thị bởi một câu phải được hiểu như thế nào” [19,180]. Halliday [7,38] cho rằng : trong mọi ngôn ngữ mệnh đề đều có đặc tính của một thông tin. Với quan niệm này, Halliday thừa nhận mệnh đề có chức năng thông tin chứ không phải một chuỗi thành phần mang tính chất ngữ pháp và từ vựng. Ngoài tổ chức của một mệnh đề dưới dạng các thành phần như chủ ngữ - tân ngữ và tác thể - đối thể, một mệnh đề còn là một tổ chức tương tác phản ánh mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Người ta có thể phân tích mệnh đề thông tin theo hai loại cấu trúc: a) cấu trúc đề thuyết (thematic structure), b) cấu trúc thông tin (information structure). Nhìn chung có hai đường hướng chính. Đường hướng Halliday phân đoạn đề thuyết tách rời khỏi tin cũ -tin mới. Những nhà ngôn ngữ theo trường phái Praha lại phân đoạn đề-thuyết gắn liền với tin cũ - tin mới trong CTTT. 3. Đường hướng theo Halliday về dòng thông tin 3.1. Cấu trúc đề-thuyết: đề ngữ và thuyết ngữ Theo quan điểm này [7,38], [14,20], một mệnh đề thông tin có hai thành phần: phần đầu được gọi là “đề”, có hai chức năng: a) làm điểm định vị bằng cách nối với chuổi diễn ngôn phía trước để duy trì điểm nhìn mạch lạc, b) làm điểm khởi đầu bằng cách nối kết và góp phần phát triển các chuổi tiếp theo. Phần thứ hai là “thuyết”: là thành phần quan trọng nhất trong mệnh đề thông tin vì nó trình bày chính thông tin mà người nói muốn chuyển tới người nghe. Xin xem ví dụ: I can’t stand the noise. Tôi không thể chịu đựng tiếng ồn đó. Đề thuyết 3.2. Cấu trúc đề-thuyết: chuỗi đánh dấu và không đánh dấu Sự lựa chọn đề liên quan đến việc chọn một thành phần mệnh đề làm “đề”. Các thành phần của một mệnh đề chính là: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ và trạng ngữ. Theo mô hình của Halliday [7,39,45,49] sự lựa chọn đề được biểu thị bằng cách đặt một trong những thành phần nói trên ở vị trí đầu của mệnh đề. Mona Baker [1,129] cho rằng sự lựa chọn đề luôn có nghĩa vì nó cho thấy sự khởi đầu của người nói hay người viết. Một số lựa chọn có nghĩa hơn các lựa chọn khác vì chúng được đánh dấu hơn. Nghĩa, sự 37
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 lựa chọn, tính đánh dấu là các khái niệm có tính tương liên, lấy “tính từ” và “trạng ngữ” trong tiếng Anh làm ví dụ. Nếu tính từ đặt trước danh từ trong tiếng Anh thì điều này có nghĩa là nó đứng ở vị trí ít có nghĩa vì đó không phải là kết quả của sự lựa chọn nhưng việc đặt một trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian ở đầu mệnh đề lại mang nghĩa nhiều hơn ở giữa hay cuối mệnh đề vì đấy là kết quả của sự lựa chọn. Vậy, “đề được đánh dấu” là gì? Theo Halliday [dẫn the Carl James 10, 110], tính đánh dấu là một khái niệm được các nhà ngôn ngữ dùng để ám chỉ sự lệch chuẩn (markedness is a concept used by linguists to refer to departure from the norm) Ví dụ, trong tiếng Anh có thể đặt một bổ ngữ hay vị ngữ ở vị trí đầu trong một mệnh đề (nhưng không phổ biến) như: “Beautiful were her eyes”,“I knew he was going to cause trouble and cause trouble he did”. Một bổ ngữ/ vị ngữ ở vị trí này được đánh dấu cao và được lựa chọn cụ thể để làm nổi bật một thành phần riêng biệt làm chủ đề của mệnh đề hay điểm xuất phát, hơn nữa đây là sự lựa chọn có nghĩa của người nói/ người viết trong quá trình giao tiếp vì vậy việc hiểu biết cấu trúc đánh dấu và không đánh dấu thật sự rất cần thiết đối với người dịch. Các nhà ngôn ngữ theo Halliday nhận dạng ba đề được đánh dấu trong tiếng Anh. a) đề ở vị trí đầu câu b) đề vị ngữ c) đề nhận dạng. a. Đề ở vị trí đầu câu (fronted theme) Theo Greenbaum và Quirk [6, 407], vị trí đầu câu (fronting) đòi hỏi có một đề được đánh dấu bằng cách chuyển một thành phần mệnh đề lên vị trí đầu mà thành phần này bất thường ở vị trí đó, lấy một cấu trúc không được đánh dấu trong tiếng Anh làm ví dụ. “The book received a great deal of publicity in China [1,132] và từ câu này ta bắt đầu từ một cấu trúc ít đánh dấu nhất (least marked) đến một cấu trúc được đánh dấu nhiều nhất (most marked). Các thành phần đề đầu câu được in đậm. a.1 Vị trí đầu câu của trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn - In China the book received a great deal of publicity. Đây là cấu trúc được đánh dấu nhưng không được đánh dấu cao vì trạng ngữ vốn có vị trí linh hoạt trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt cũng vậy, nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng trạng ngữ có thể đứng ở ba vị trí khác nhau (đầu câu, giữa câu và cuối câu) nhưng vị trí phổ biến nhất là đầu câu. Vậy làm thế nào dịch đúng trạng ngữ được đánh dấu của tiếng Anh? Phan Ngọc [17, 84] cho rằng: “Trật tự trong một câu trung hòa tức là câu chỉ thông báo sự việc, không có thêm một ý định chủ quan nào của người nói, không có màu sắc tu từ sẽ được bố trí theo thứ tự: thời gian - vị trí, (chủ - vị - bổ ) công cụ. Ví dụ: “Hôm qua, ở Thanh hoá, dân quân ta đã bắn rơi hai máy bay địch bằng súng trường”. Theo Phan Ngọc, nếu muốn nêu bật thời gian/nơi chốn thì đưa chúng xuống sau bổ ngữ. Theo quan điểm này, cấu trúc được đánh dấu trên phải dịch là: Cuốn sách đã được quảng cáo rầm rộ tại Trung Quốc”. Vị trí đầu câu của trạng ngữ tiếng Anh cũng có thể biểu thị tính tương phản. Trong trường hợp này, nó sẽ được dịch “Ở Trung Quốc thì cuốn sách mới được quảng cáo rầm rộ”. Quan trọng hơn là việc đề hóa trạng ngữ chỉ nơi chốn/ thời gian cũng rất phổ biến ở một số kiểu văn bản trong tiếng Anh vì việc đề hóa này tạo ra phương pháp phát triển văn bản. Brown và Yule [2,132] nêu rõ rằng 38
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 truyện trinh thám thường đề hóa các trạng ngữ chỉ thời gian, còn sách quảng bá du lịch lại sử dụng một cách có hệ thống các trạng ngữ nơi chốn làm đề. Ta không mấy ngạc nhiên trước những đoạn trích từ một truyện trinh thám vốn thường đề hoá các trạng ngữ chỉ thời gian. Xin xem ví dụ: - Late that afternoon she received a reply paid telegream ... - Then he went on... - In the meantime she would be the better of professional aid ... An hour later a pleasant-looking middled-aged woman arrived and took charge. Nguồn: dẫn theo Brown và Yule trong “Discourse Analysis”, [2,131] Và việc đề hóa trạng ngữ nơi chốn làm “đề” trong một cuốn sách quảng bá du lịch. Xin xem ví dụ. - On some islands, it is best if you... - In Greece and Turkey, you are met at the airport ... - In all other places, we make bookings ... - In some centers, we have local agents ... Nguồn: dẫn theo Brown và Yule trong “Discourse Analysis”, [2,132] Theo Hatim và Mason [8,222], những vấn đề vừa nêu liên quan đến công việc của những người nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa vì rõ ràng các xã hội khác nhau sử dụng các phương tiện khác nhau để cấu trúc diễn ngôn của mình. a.2 Vị trí đầu câu của tân ngữ hoặc bổ ngữ - Tân ngữ: A great deal of publicity the book received in China. - Bổ ngữ: Well-publicized the book was. Vị trí đầu câu của tân ngữ và bổ ngữ được đánh dấu hơn vị trí đầu câu của trạng ngữ trong tiếng Anh vì tân ngữ và bổ ngữ nói chung đều có vị trí tương đối cố định. Tuy nhiên không giống như trạng ngữ, việc đặt một tân ngữ/bổ ngữ ở vị trí đầu câu không tạo ra phương pháp phát triển văn bản. Ở tiếng Anh, hiệu quả của việc đề hóa tân ngữ [1, 134] là tạo ra sự tương phản và nhấn mạnh thái độ của người nói với thông tin. Ví dụ: I think I get on with her very well but him I really cannot bear. [12,224] People like that I just can’t stand.[20,503] Điều tương tự cũng xảy ra ở tiếng Việt. Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành. [5,338] Tiền thì chúng tôi không dám nhận. [13,120] Ở tiếng Anh lẫn tiếng Việt , vị trí đầu câu của tân ngữ biểu thị cái đã biết. Tính chất đã biết của nó được thể hịên bằng: định ngữ, mệnh đề, các danh từ riêng, các đại từ nhân xưng. 39
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Bảng 1. Vị trí đầu câu của tân ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Việt 1. People like that I just can’t stand. 1. Ngôi nhà này, qua mới cất lại đó. 2. All the information which you need I am 2. Cái giấy tôi đánh máy dở, loong toong putting in the post today. có để bên bàn ấy không? 3. Cửu trùng đài đến nay không ai dựng 3.Mary I believe. nỗi. 4.Him I trust. 4. Anh ấy tôi đã ra sức chiều chuộng. Khi dịch tân ngữ được đề hóa từ Anh sang Việt, cần lưu ý: Trường hợp nhấn mạnh thái độ người nói, động từ thường có các từ ngữ phụ đi kèm: “ấy”, “được”, “phải” ... ví dụ: Làng tôi, anh biết rồi đấy. • Việc này tôi làm được. • Thù này tôi phải trả. • Trường hợp tương phản nên dùng từ “thì” vì về nguyên tắc sự tương phản ở tiếng Việt được tạo ra bằng cách “đánh dấu tân ngữ” chủ yếu bằng tiểu từ “thì” hoặc bằng ngữ điệu [13, 120] Trường hợp bổ ngữ đứng đầu câu vẫn thấy ở tiếng Anh và tiếng Việt nhưng lại không phổ biến và cũng được nhấn mạnh hơn so với trật tự thông thường. Tiếng Anh: Intelligent she may be but omniscient she is not. Tiếng Việt: Thật vĩ đại cái trầm lặng đầy tin tưởng của những con người. a.3 Vị trí đầu câu của vị ngữ Vị ngữ: They promised to publicize the book in China , and publicize it they did. Trong tất cả lựa chọn đề ở tiếng Anh, đây là sự lựa chọn được đánh dấu nhiều nhất. Ngoài việc đặt vị ngữ đầu câu, sự lựa chọn này liên quan đến việc sắp xếp lại các thành phần mệnh đề và điều chỉnh hình thái nhóm động từ. Các ví dụ có vị ngữ đặt đầu câu có tần số xuất hiện khá thấp: You hired me to protect you, Miss Porter, and protect you I shall. ( Cô thuê tôi bảo vệ cô, thưa cô Porter và tôi sẽ bảo vệ cô.) “Trích từ phim hoạt hình “Tarzan 2” do hãng Walt Disney phát hành DVD (video)” Việc dịch một cấu trúc có vị ngữ đặt đầu câu “protect you I shall” sang tiếng Việt “tôi sẽ bảo vệ cô”. Theo chúng tôi, người dịch đã không giữ được sự nhấn mạnh 40
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 đặc biệt được ở cấu trúc đánh dấu ở ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, thật khó cho người dịch sử dụng một thủ pháp có sẵn để giải quyết sự nhấn mạnh gắn liền với vị ngữ đặt đầu câu ở tiếng Anh. Tuy nhiên, theo chúng tôi điều có thể làm được là có thể dùng từ “nhất định”/ “chắc chắn” trước động từ bảo vệ (nếu hình thái động từ là tương lai). Nếu hình thái động từ ở tiếng Anh là quá khứ, ta có thể dùng từ “thực sự”/ “quả vậy” trước động từ. Việc làm này có thể khiến cho các câu dịch ở tiếng Việt sẽ tương tự như “and I shall certainly protect you” và “and they did in fact publicize it” ở tiếng Anh. Ở tiếng Việt cũng có cấu trúc có chứa động từ đứng đầu câu nhưng thường có động từ “là” / “có” nằm giữa động từ và chủ ngữ. - Ra sân bay đón đoàn có các đồng chí. - Đi đầu đoàn biểu tình là công nhân. Cấu trúc có chứa động từ đứng đầu câu trong tiếng Việt (có thể dịch sang tiếng Anh bằng cấu trúc tương đương như : vị ngữ hóa (có thể là một động từ - ing/tính từ + be + chủ ngữ. Bảng 2. Cấu trúc có chứa động từ đứng đầu câu trong tiếng Việt và cấu trúc dịch tương đương tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Anh Động từ + là/ có + chủ ngữ Predication + be + subject 1.Tham gia đàm phán về phía Việt 1.Taking part in the talks on the Vietnamese Nam có X, Y, Z. side were X, Y, Z. 2. Hiện diện trong buổi họp có Thủ 2. Present at the meeting were the Prime tướng và toàn thể thành viên Quốc hội. Minister and all members of the Parliament. b. Đề vị ngữ (predicated theme) Đề vị ngữ liên quan đến việc sử dụng “cấu trúc -it” (it - structure) còn gọi là cấu trúc chêm xen (cleft structure) để đặt một thành phần gần đầu mệnh đề. Xin xem các ví dụ: It was the book that received a great deal of publicity in China. It was a great deal of publicity that the book received in China. It was in China that the book received a great deal of publicity . Đề vị ngữ là một cấu trúc đánh dấu cho phép người nói/người viết chọn một thành phần như là chủ ngữ vốn là một đề không được đánh dấu của câu tường thuật (declarative clause) tiếng Anh thành 1 đề được đánh dấu. Các cấu trúc đánh dấu nói trên có thể dịch sang tiếng Việt bằng cách dùng từ “chính”, từ chuyên đánh dấu phần thuật đề (thuyết ngữ) đi trước trong tiếng Việt. Cũng như các đề đánh dấu khác, đề vị ngữ thường hàm ý tương phản 1. “It was in China that ...” thường gợi ý rằng ở Trung 41
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Quốc thì cuốn sách mới được quảng cáo rầm rộ (nơi khác thì không). Trong trường hợp đó, câu dịch sẽ là “Chính ở Trung Quốc thì cuốn sách mới nhận được sự quảng cáo rầm rộ”. c. Đề nhận dạng (identifying theme) Đề nhận dạng cũng tương tự như đề vị ngữ. Thay vì sử dụng “cấu trúc - it” , đề nhận dạng đặt một thành phần ở vị trí đề, biến thành phần này thành một danh hoá (nominalization) dùng cấu trúc - Wh hay còn gọi là cấu trúc chêm xen giả (pseudo-cleft structure) như “What the book received in China was a great deal of publicity” (Điều cuốn sách nhận được tại Trung Quốc là sự quảng cáo rầm rộ). Một trong những chức năng quan trọng của 2 cấu trúc trên là báo hiệu thông tin và cả 2 đều đánh dấu nhưng khá phổ biến trong tiếng Anh vì chúng có thể cung cấp một chiến lược đề hoá nhằm khắc phục sự hạn chế của trật tự từ lại cho ta biết vị trí tin cũ – tin mới mà không phụ thuộc vào ngữ điệu. Tuy nhiên sự phân biệt là đề vị ngữ thành phần đề được xem là tin mới thì ở đề nhận dạng thành phần đề được xem là tin cũ. Dấu nhấn hay trọng âm cũng cung cấp một tín hiệu về vị trí thông tin trong tiếng Anh nói, vì lẽ đó đề vị ngữ và đề nhận dạng thường có khuynh hướng phổ biến trong văn viết hơn văn nói. Trái lại các hình thái tương đương với 2 cấu trúc này như “chính”, “cái mà”/”điều mà ...là...” được dùng trong văn nói cũng như văn viết ở tiếng Việt, nơi trọng âm vốn thường không được xem là một phương thức cho biết vị trí thông tin hoặc nếu có cũng bị “lấn át” bởi thanh điệu. 3.3 Cấu trúc thông tin: tin cũ (given)-tin mới (new) Đề và thuyết là hướng tới người nói (speaker-oriented) . Đề là cái người nói / viết chọn làm điểm xuất phát. Thuyết là cái người nói/ viết nói về đề. Trái lại, thông tin cũ -thông tin mới lại hướng về người nghe (hearer-oriented). Thông tin cũ là cái mà người nói/người viết cho là người nghe/người đọc đã biết. Thông tin mới là cái người nói/người viết cho là người nghe/ người đọc chưa biết. Cần lưu ý CTTT cũng như CTĐT là một đặc điểm thuộc ngữ cảnh chứ không phải hệ thống ngôn ngữ. Ta có thể quyết định thành phần nào là tin mới, thành phần nào là tin cũ, trong một ngữ cảnh tình huống/ngôn ngữ. Chẳng hạn, câu “Nam mở cửa”. Có thể dùng trả lời nhiều câu hỏi khác nhau và tương ứng sẽ có CTTT khác nhau. - Ai mở cửa ? Nam mở cửa. - Nam làm gì? Nam mở cửa. - Nam mở gì ? Nam mở cửa. - Chuyện gì vậy? (Thằng) Nam mở cửa. Phần in đậm là phần chứa thông tin mới . Nguồn: Ngôn ngữ số 7 năm 2000 [14] Tuy nhiên trong văn viết trật tự phổ biến của CTTT là tin cũ đặt trước tin mới. Ưu điểm dễ nhận thấy của cấu trúc này là “dễ hiểu” và “dễ gợi nhớ”. Nguyên tắc đặt tin 42
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 cũ trước tin mới cũng ảnh hưởng đến một nguyên tắc khác: nguyên tắc xem trọng phần cuối (end-weight). Nói một cách khác, cùng một nguyên tắc khiến cho người nói/người viết đặt tin cũ trước tin mới đồng thời khiến người nói/người viết đặt cấu trúc “dài hơn”, “nặng hơn” cuối mệnh đề như ở một ví dụ sau: Wuirt’s researches led to a new reaction which still bears his name [18,98] (Các nghiên cứu của Wuirt đã dẫn đến một phản ứng mới cho đến nay vẫn mang tên ông). Có vẻ như có một nguyên tắc trong tiếng Việt tương tự như nguyên tắc xem trọng phần cuối. Theo nguyên tắc 2 này chủ ngữ thường được lược đi vốn rất phổ biến trong văn bản khoa học tiếng Việt để biểu đạt ý nghĩa nhân xưng khái quát như ví dụ sau: Đến năm 2000, thanh toán một số bệnh dịch và bệnh xã hội nguy hiểm như: bại liệt, uốn ván, sởi, hạch hầu, ho gà, bệnh phong, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ và đần độn”. Vấn đề sẽ nảy sinh trong dịch thuật khi một nguyên tắc “end-weight” có vẻ như “đụng độ” với các nguyên tắc cơ bản trong ngôn ngữ dịch (trong trường hợp này là tiếng Anh) vốn liên quan đến việc đặt chủ ngữ trước vị ngữ. Ví dụ trên (câu không có chủ ngữ) khi chuyển sang tiếng Anh thường được gợi ý sử dụng cấu trúc bị động [3,34] và sẽ được dịch “Some epidemic diseases and fatal social diseases such as polio, tetanus, measles, diphtheria, whooping cough, leprocy, tuberculosis, malaria, goiter, and cretinism will have been eradicated by the year 2000”. Cần lưu ý rằng bằng cách trung thành với nguyên tắc chủ ngữ trước vị ngữ, người dịch đã bỏ qua nguyên tắc xem trọng phần cuối. Kết quả là câu dịch không tự nhiên và dễ dàng nhận thấy không “Anh” chút nào. Câu dịch gồm một chủ ngữ “nặng” (dài) và một động từ “rất nhẹ” (ngắn). Chúng ta có thể giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa hai nguyên tắc này bằng cách chuyển cấu trúc thụ động sang chủ động và có thể sử dụng các chủ ngữ như: “we”/ “the year”/ “the city” / “the government will have eradicated epidemic diseases and fatal social diseases such as... 4. Quan điểm của trường phái Praha về dòng thông tin 4.1. Lý thuyết chức năng câu (Functional Sentence Perspective, viết tắt là FSP) Lý thuyết chức năng câu (FSP) do một nhóm nhà ngôn ngữ Tiệp Khắc đề xướng vào những năm 30 [dẫn theo Halliday 7,315], bắt đầu từ Mathesius về sau có Danes, Firbas... Quan điểm này về đề-thuyết và tin cũ-tin mới khá khác biệt với đường hướng Halliday. Firbas [dẫn theo Mona Baker 1,160] đã nêu một ví dụ sau “John has been taken ill”. Trong ngữ cảnh, câu trên sẽ có chức năng theo một loại phối cảnh nào đó tuỳ thuộc vào mục đích giao tiếp, ví dụ có chức năng thông báo sức khỏe của một người (John has been taken ill). Có chức năng khẳng định thông tin là đúng (John has been taken ill). Đáng lưu ý là những gì Firbas mô tả FSP trong câu này sẽ được phân tích thuần túy theo mô hình Halliday. 4.2 Tính năng động giao tiếp (Communicative Dynamism, viết tắt là CD) Các quan niệm trên được bổ sung theo mô hình Firbas với một khái niệm về CD. Theo đó, mỗi mệnh đề gồm các loại thành phần khác nhau. Một số thành phần đặt nền 43
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 móng cho các thành phần có thể chuyển tải thông tin. Những thành phần đặt nền móng này (foundation laying elements) thường có ít giá trị giao tiếp, phụ thuộc ngữ cảnh (context- dependent) và là “đề”. Nếu lấy lại ví dụ: “John has been taken ill” có chức năng thông báo về sức khỏe của John) thì thành phần đặt nền móng sẽ là “John”. Thành phần còn lại thực hiện mục đích giao tiếp của phát ngôn và là “thuyết”. Thành phần tạo ra cốt lõi (core-constituing elements) đóng vai “phi đề” (non-theme), độc lập ngữ cảnh (context - independent) và chuyển mức độ CD cao hơn. Về sau, Firbas giải thích thêm rằng “phi đề” gồm hai thành phần: chuyển đề (transition) và thuyết (rheme). Chuyển đề gồm các thành phần tạo ra cốt lõi. Trong ví dụ “John has been taken ill”. Chuyển đề là “has been + en”. Chuyển đề cũng có thể gồm một động từ nối như “be”/ “seem” và thuyết là “take + ill.” Ngoài chuyển đề vừa nêu, lý thuyết FSP còn quy vị trí đề/ thuyết cho động từ tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và ngữ nghĩa của chính động từ, về mặt ngữ nghĩa, các động từ nối như “be”, “seem” thường đi với đề như một thành phần đặt nền móng. Về mặt ngữ cảnh, ví dụ sau của Scinto (dẫn theo Mona Baker, 1,163) sẽ cho ta câu trả lời rõ ràng hơn: “Leander bought a new book”. Nếu ta đặt cho câu này bằng các câu hỏi: “what did Leander buy?” hoặc “what did Leander do ?” Với câu hỏi thứ nhất , câu trả lời là “a new book”. Câu hỏi thứ hai, câu trả lời là “bought a new book”. Hai câu trả lời này cho thấy rằng động từ có thể là một thành phần của đề/ của thuyết. Ở câu hỏi một, động từ được đề hoá, ở câu hỏi hai, động từ là “thuyết”và được thay bằng một động từ đầy đủ tức là “to do”. Có thể thấy từ việc xem động từ vừa có thành phần đề vừa có thành phần thuyết, các nhà lý thuyết FSP còn thừa nhận cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ cảnh là các nhân tố xác định thêm sự phân bố CD, vì vậy CD là do sự tác động tương hổ của 3 nhân tố: sự thay đổi tuyến tính, cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ cảnh. Cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ cảnh hoạt động hoặc cùng hướng hoặc ngược hướng với sự thay đổi tuyến tính (Firbas, [dẫn theo Mona Baker]) nhưng cả hai theo thứ bậc thường ưu thế hơn sự thay đổi tuyến tính. Ví dụ, đại từ trừ các ngữ cảnh mà chúng được trình bày tương phản, vì phụ thuộc ngữ cảnh nên chúng luôn mang mức độ CD thấp bất kể vị trí chúng xuất hiện trong mệnh đề. Trong câu “I gave the book to him /I gave him the book”, “him” thường được xem là “đề” theo lý thuyết FSP. Tương tự, các từ ngữ chỉ định được xem là “đề” và các từ ngữ không chỉ định được xem là “thuyết”. Xin xem ví dụ sau: A heavy dew (thuyết) had (chuyển đề) fallen (đề). • The grass (đề) was (chuyển đề) blue (thuyết). • Việc phân tích các thành phần mệnh đề theo FSP là một công việc phức tạp và không dễ dàng ứng dụng như mô hình Halliday. Tuy nhiên, việc hiểu biết cơ bản về quan điểm này có thể mang lại sự hữu ích cho người dịch. 4.3. Sự xếp tuyến tính và cấu trúc đánh dấu trong FSP Vì các nhà lý thuyết FSP không công nhận vị trí câu là tiêu chí duy nhất để quy 44
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 vị trí đề cho các thành phần mệnh đề nên hệ quả là hai diễn đạt khác nhau, có cùng thông tin có thể có cùng “đề”. Xin xem ví dụ: In China the book received a great deal of publicity. • The book received a great deal of publicity in China. • Theo quan điểm FSP, “In China” đều xem là “thuyết” ở 2 diễn đạt trên. Trái lại, đối với đường hướng Halliday “In China” là “đề được đánh dấu” ở ví dụ đầu nhưng lại là “thuyết” ở ví dụ thứ hai. Vậy câu hỏi là liệu có một đề được đánh dấu (marked theme) theo lý thuyết FSP không? Vì vấn đề tạo ra một đề đánh dấu bằng cách đặt một thành phần ở vị trí đầu của mệnh đề giả định rằng ví trí đầu đó dành cho “đề”. Tuy nhiên theo Mona Baker [1,165] các nhà lý thuyết FSP cùng thừa nhận có các cấu trúc được đánh dấu và không đánh dấu ở từng ngôn ngữ. Dưới đây là sự giải thích của họ nhưng có khác biệt với đường hướng Halliday. Theo Mathesius và Firbas [ dẫn theo Mona Baker, 165] bản chất tương tác gợi ý rằng trật tự từ thông thường, không đánh dấu của các phân đoạn thông tin là “đề” theo sau là “thuyết”. Vì vậy tổ chức một thông tin thành chuỗi đề-thuyết là trật tự thông thường, không đánh dấu và họ cũng gợi ý thêm các chuỗi mà lệch khỏi trật tự thông thường này có xảy ra. Họ gọi một tổ chức thuyết-đề của một thông tin là trật tự “biểu cảm” (pathetic order) [Firbas, dẫn theo Mona Baker 1,165]. Trật tự biểu cảm này được đánh dấu và chức năng của nó là chuyển một sự biểu cảm nào đó. Vì vậy câu “well-publicized the book was” được xem là “đánh dấu” ở cả đường hướng Halliday lẫn trường phái Praha. Tuy nhiên, một nhà ngôn ngữ theo Halliday phân tích câu trên là chuỗi “đề” đặt đầu câu theo sau là “thuyết” còn một nhà ngôn ngữ Praha sẽ phân tích câu trên là chuỗi “thuyết-đề”. 5. Các chiến lược gợi ý nhằm giải quyết độ căng (tension) giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin trong dịch thuật và giảng dạy ngôn ngữ Một số nhà ngôn ngữ học Johns (1991), Papegaaij và Schubert (1998) [dẫn theo Mona Baker 1,167] đã gợi ý một số chiến lược để giải quyết vấn đề nói trên. Ở đây, chúng tôi sẽ cố gắng thảo luận một số chiến lược với các ví dụ (nếu có thể) được trích từ các văn bản tiếng Anh và các bản dịch từ Anh sang Việt và ngược lại. Chiến lược 1: Thay đổi dạng (voice change) Chiến lược này liên quan đến việc thay đổi hình thái cú pháp của động từ để đạt được một chuỗi thành phần khác. Các ví dụ sau liên quan đến việc dùng dạng chủ động thay cho dạng bị động và ngược lại. -Văn bản tiếng Anh: The implications of these results for understanding the childhood antecedents of type A behavior are discussed. -Văn bản dịch tiếng Việt gợi ý: Bài báo/tác giả bài báo/ chúng tôi thảo luận về các khuyến nghị của các kết quả nói trên để hiểu lai lịch giai đoạn đầu của hành vi nhóm A. 45
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 -Văn bản tiếng Việt: - Ảnh hưởng các yếu tố như thời gian khuấy, pH dung dịch, nồng độ bentonit, nồng độ Cu2+ , nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Cu2+ trên betonit Thuận Hải đã được khảo sát. -Văn bản dịch tiếng Anh: The influence of different factors such as shaking time, pH of aqueous solution, amount of absorbent, Cu2+ on the Thuan Hai bentonit has been also investigated (7) -Văn bản dịch tiếng Anh gợi ý: The paper/the present author / we investigate(s) the influence of ... Cấu trúc khiến tác (Ergative structure) cũng có thể cung cấp một chiến lược tương tự như chiến lược thay đổi dạng. Khiến tác liên quan đến việc sử dụng một tân ngữ của một ngoại động từ làm chủ ngữ của một nội động từ, ví dụ: “The government developed the economy very fast in the 1980’s” và “The economy developed very fast in the 1980’s”. Chiến lược 2: Thay đổi động từ (change of verb) Chiến lược này liên quan đến việc thay đổi một động từ với một động từ khác có nghĩa tương đương nhưng có thể dùng cấu trúc cú pháp khác nhau, ví dụ: “She likes very much the way George put it” và “The way George put it pleased her”. Chiến lược 3: Danh hóa (nominalization) Danh hóa liên quan đến việc thay hình thái một động từ bằng một hình thái danh từ (ví dụ: describe>description) và thường kèm theo động từ “rỗng” về mặt ngữ nghĩa như “give” “take” khi ở dạng bị động. Để minh hoạ tính hữu dụng của chiến lược danh hóa, có lẽ ta nên xem xét chiến lược đó có thể được dùng để dịch tốt hơn một văn bản hiện có. -Văn bản dịch tiếng Anh: The influence of various factors such as trichloroacetic acid, rare earth concentrations and salting out agent concentration on the distribution coefficient has been studied. -Văn bản dịch lại gợi ý: A study is carried out of the influence of various such as ... Johns (1991) cũng cho rằng danh hóa cũng có thể đặt sau một chủ ngữ “yếu” như “this” trong ví dụ: “This is a study of the influence of ... Chiến lược 4: Hoán chuyển vị trí (extraposition) Chiến lược này liên quan đến việc đổi vị trí của toàn bộ mệnh đề bằng cách lồng một câu đơn vào một câu phức. Cấu trúc chêm xen và cấu trúc chêm xen giả (xin xem 3.2) cung cấp các ví dụ hữu dụng về chiến lược này. 6. Kết luận Việc hiểu biết hai quan điểm về dòng thông tin và các chiến lược giải quyết “độ 46
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 căng” giữa chức năng cú pháp và chức năng thông tin là rất quan trọng trong dịch thuật. Tuy nhiên, hầu hết các dịch giả thường ưa thích các nguyên tắc cú pháp của ngôn ngữ dịch hơn là cấu trúc thông tin của ngôn ngữ gốc. Theo Mona Baker [1,172], người dịch không phải lúc nào cũng tuân theo sự sắp xếp đề thuyết của bản gốc nhưng điều quan trọng là văn bản dịch có sự sắp xếp đề - thuyết riêng của nó và văn bản đó được đọc một cách nhẹ nhàng và tự nhiên, không bóp méo cấu trúc thông tin của văn bản gốc (xin xem mục 3.3) và giữ được một sự nhấn mạnh nào đó được thể hiện ở các cấu trúc được đánh dấu ở bản gốc và văn bản dịch với tư cách là một văn bản phải giữ được điểm nhìn mạch lạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Baker, M. (1992), In Other Words: A Coursebook on Translation, Routledge. [2] Brown, G. & Yule, G. (1983), Discourse Analysis, Cambridge University. [3] Bùi Tiến Bảo và Đặng Xuân Thu (1999), Lý thuyết dịch, Nxb Giáo dục. [4] Cao Xuân Hạo và một số tác giả (1999), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1, Nxb Giáo dục. [5] Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. [6] Greenbaum, Sidney & Quirk Randolph (1990), A Student’s Grammar, Longman. [7] Halliday, M.A.K (1985), An Introduction to Functional Grammar, Edward Arnold. [8] Hatim, B. & Mason, I. (1990), Discourse and the Translator, Longman. [9] Jacobs, Roderick A (1995), English Syntax, Oxford University Press. [10] James, C. (1980), Contrastive Analysis, Longman. [11] Larson, Mildred L. (1998), Meaning-based Translation, University Press of America. [12] Lock, G. (1999) Functional English Grammar, Cambridge University Press. [13] Lý Toàn Thắng (2004), Lý thuyết trật tự từ trong cú pháp, NXB Giáo dục. [14] Matin, JR & et al. (1997), Working with Functional Grammar, Arnold. [15] Newmark, P. (1998), A Textbook of Translation, Prentice Hall International. [16] Nguyễn Hồng Cổn (2000), “Về sự phi đối xứng giữa hình thức và ý nghĩa trong các đơn vị ngữ pháp”, Ngôn ngữ, số 7.2000, tr 36-47. [17] Phan Ngọc (2000), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ. [18] Pumpyanski (2002), Dịch văn bản khoa học và kỹ thuật sang tiếng Anh (Bản dịch tiếng Việt của Đào Hồng Thu), NXB Khoa học – Kỹ thuật. [19] Richards, Jack C & et al. (1992), Longman Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics, Longman. 47
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 [20] Swan, Michael (2005), Practical English Usage, Oxford University Press. 1. Đối với đề nhận dạng, Mona Baker [1, 136] cũng cho rằng “Cả đề vị ngữ lẫn đề nhận dạng cũng thường kết hợp với sự tương phản ngầm (implicit contrast). Xin xem 2 ví dụ sau của Mona Baker: It was the book (rather than something else) which received a great deal of publicity in China: What the book received in China was a great deal of publicity (rather than bad reviews). Về vấn đề nói trên Lock [ 12,239] lại xem “cấu trúc - it”(đề vị ngữ ) cho phép người nói /viết quả quyết một điều gì mạnh mẽ, thường tương phản với điều trước đó và “cấu trúc - wh” (đề nhân dạng) thường liên quan đến tương phản. Tuy nhiên Lock cho rằng “cấu trúc - wh” thường có hình thức “wh - không phải X mà lại Y. Ví dụ : “What George V actually said was not “Bugger Bognor” but “Book at Bognor””. Về Tiếng Việt xin xem Nguyễn Văn Hiệp (Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, tr.246 ) 2. Thực ra đây là một loại câu có trạng ngữ đứng đầu câu, nhưng theo Cao Xuân Hạo và Trần Thị Tuyết Mai: Sổ tay sửa lỗi hành văn. Nxb Trẻ, 1986 thì tính “sai ngữ pháp” của nó có tần số xuất hiện rất cao. Trong bài báo này tác giả đưa ra ví dụ trên vì mục đích dịch thuật. 48
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn