Báo cáo nghiên cứu khoa học: " LIÊN KẾT KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN – TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5
lượt xem 23
download
Liên kết kinh tế (LKKT) là một xu thế tất yếu của xã hội phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề liên kết kinh tế đã được đặt ra từ rất lâu. Trong nền kinh tế hàng hóa, LKKT trong quá trình sản xuất kinh doanh càng phải được đặt lên hàng đầu. Bài viết tập trung nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn nhằm chứng minh sự cần thiết phải liên kết kinh tế ở miền Trung – Tây Nguyên (MT-TN), từ đó chỉ ra một số việc cần phải làm để thực hiện tốt liên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " LIÊN KẾT KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN – TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 LIÊN KẾT KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN – TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN ECONOMIC TIES IN CENTRAL VIETNAM AND WESTERN HIGHLANDS – FROM THEORY TO PRACTICE Trương Bá Thanh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Liên kết kinh tế (LKKT) là một xu thế tất yếu của xã hội phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề liên kết kinh tế đã được đặt ra từ rất lâu. Trong nền kinh tế hàng hóa, LKKT trong quá trình sản xuất kinh doanh càng phải được đặt lên hàng đầu. Bài viết tập trung nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn nhằm chứng minh sự cần thiết phải liên kết kinh tế ở miền Trung – Tây Nguyên (MT-TN), từ đó chỉ ra một số việc cần phải làm để thực hiện tốt liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế Miền Trung – Tây Nguyên. ABSTRACT The economic tie is an inevitable trend in a developed society. In Vietnam, economic ties have long been set forth. In a market economy, the economic ties in production and trade must be a top priority. This paper focuses on some theoretical as well as practical aspects to prove the necessity of economic ties in Central Vietnam and Western Highlands. Based on this analysis, this research provides some suggestions for good economic ties in Central Vietnam and Western Highlands. Liên kết kinh tế (LKKT) là một xu thế tất yếu của xã hội phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề liên kết kinh tế đã được đặt ra từ rất lâu. Trong nền kinh tế hàng hóa, LKKT trong quá trình sản xuất kinh doanh càng phải được đặt lên hàng đầu, được làm rõ và có các bước đi cụ thể phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vùng kinh tế Miền Trung – Tây Nguyên bao gồm 19 tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Trong thời gian qua kinh tế các địa phương MT - TN đã có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân cao. Cơ sở hạ tầng kinh tế đã từng bước hoàn thiện, đặc biệt với sự hình thành và phát triển của nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng nước sâu tạo điều kiện tăng trưởng cho cả khu vực. Tuy nhiên, do điều kiện tương tự nhau nên quy hoạch phát triển kinh tế của các địa phương thường trùng lặp trong đầu tư phát triển, do vậy bộc lộ nhiều bất cập. Hiện nay, các nhược điểm này càng lộ rõ. Môi trường đầu tư và cạnh tranh của các doanh nghiệp thiếu lành mạnh, gây lãng phí lớn. Do vậy, gần đây nhiều chương trình liên kết đã được thực hiện, phát triển tốt các chương trình hợp tác liên kết kinh tế không chỉ đem lại cho MT – TN một năng lực đầu tư mới để tạo nên những thương hiệu sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao trên thị trường, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững, là “đòn bẩy” quan trọng để kinh 1
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 tế MT – TN tăng tốc trong thời gian tới. 1. Liên kết kinh tế - Tính tất yếu để phát triển miền Trung – Tây nguyên Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Liên kết kinh tế đã xuất hiện từ lâu, xã hội càng phát triển, trình độ hợp tác của con người trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao và chuyển hóa thành các hình thức liên kết phong phú và đa dạng. Chính các mối quan hệ liên kết đã đưa đến cho con người những cơ hội để nhận được những lợi ích lớn hơn, an toàn hơn và nhân bản hơn. Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu đem đến cho con người những cơ hội to lớn để tham gia vào các thị trường lớn hơn trên phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hóa thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế theo một cách nhìn rộng rãi hơn thông qua cạnh tranh và liên kết kinh tế quốc tế – tạo ra viễn cảnh về một sự chuyên môn hóa toàn cầu cho phép mọi người và các nền kinh tế tập trung vào những gì mà họ có thể làm tốt nhất. Trước những thời cơ to lớn mà mọi người phải luôn ý thức được trách nhiệm trong việc nắm bắt các thời cơ để thay đổi vận mệnh của mình. Muốn vậy, bên cạnh việc phải tăng cường nội lực bên trong để tăng hiệu quả của sự phối hợp, thì việc phải đẩy mạnh liên kết giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội là một tất yếu không thể phủ nhận. Liên kết kinh tế trong thời đại ngày nay diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Trên bình diện quốc tế, sự phát triển của chủ nghĩa Khu vực đã trở thành một trong những xu thế nổi trội trên thế giới. Khái niệm “Khu vực hoá” được hiểu là sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên có vị trí địa lý cận kề, liên kết nhóm theo khu vực, dựa vào các quá trình tương tác lẫn nhau trong khu vực và chủ nghĩa khu vực theo hướng hình thành các thể chế hoặc các cơ cấu thấp nhất. Mấy thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng cả về số lượng và chất lượng, qui mô hợp tác của nhiều tổ chức khu vực, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU) được thế giới công nhận là một tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay với quá trình từ liên kết kinh tế chuyển sang chính trị - xã hội, diễn ra cả ở qui mô và chất lượng, cả chiều rộng và chiều sâu, từ liên kết kinh tế phát triển thành thể chế siêu quốc gia. Ở giác độ quốc gia, sự hợp tác giữa chính quyền các địa phương khi xây dựng các quy hoạch và ban hành các chính sách phát triển kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự thành công của những vùng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ bằng các công cụ điều tiết vĩ mô tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và EU là minh chứng sống động về hiệu quả của sự liên kết kinh tế. Ở cấp độ ngành và doanh nghiệp, liên kết kinh tế đã phát triển vô cùng mạnh mẽ ở nhiều cấp độ khác nhau với nhiều loại hình đa dạng, bao gồm: Liên kết ngang, Liên kết dọc, Liên kết nghiêng, Liên kết hình sao, Doanh nghiệp liên doanh, tập đoàn kinh doanh. Cho dù ở cấp độ nào đi chăng nữa, liên kết kinh tế cũng sẽ mang lại những lợi 2
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 ích nhất định cho các bên tham gia trên nhiều mặt: Tiết kiệm các nguồn lực nhờ giảm được chi phí cạnh tranh; Tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả nhờ có phân công lao động xã hội; Tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy thế mạnh; Tăng được sức mạnh cạnh tranh chung nhờ sử dụng được những ưu thế riêng biệt của các bên; Giúp giảm thiểu các rủi ro thông qua sự chia sẻ trách nhiệm. Tuy nhiên, liên kết kinh tế cũng có mặt tiêu cực là có thể tạo ra sự độc quyền, không khuyến khích cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường, dẫn đến gây thiệt hại cho người mua (do độc quyền bán) hoặc cho người bán (do độc quyền mua). Ngoài ra, liên kết còn có thể dẫn tới tình trạng sụp đổ dây chuyền khi một trong những chủ thể tham gia bị phá sản... gây mất ổn định cho nền kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo sự thành công của các liên kết kinh tế, cần phải có một môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần tham gia. Mức độ phát triển liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thiện chí hợp tác của các bên tham gia ... Để tiến hành liên kết, trong quá trình thực hiện tại các quốc gia trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình khác nhau, trong đó phải kể đến: Mô hình liên kết “chuỗi” (Change); Mô hình liên kết thông qua hoạt động logistic; Mô hình “cụm” (cluster); Mô hình “mạng” (Web). Để nghiên cứu các quá trình liên kết kinh tế, nhiều công cụ hỗ trợ đã ra đời trong đó tập trung chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tùy thuộc vào nguồn dữ liệu có thể khai thác và mục đích nghiên cứu. 2. Nội dung liên kết kinh tế miền Trung và Tây Nguyên Vùng Kinh tế miền Trung và Tây nguyên gồm Vùng kinh tế miền Trung – Tây Nguyên bao gồm 19 tỉnh, chiếm gần 35,3% diện tích tự nhiên và 30% về dân số của cả nước có những điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau như bờ biển dài, đẹp, vịnh nước sâu, nhiều di sản văn hóa... tạo nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, nhất là các ngành công nghiệp, du lịch - dịch vụ, liên vận - trung chuyển hàng hóa quốc tế, thủy điện, đánh bắt thủy hải sản... Vùng miền Trung và Tây nguyên được kết nối bởi chuỗi đô thị như Đà Nẵng, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây - Lăng Cô, Nhơn Hội đang phát triển mạnh mẽ với các công trình hạ tầng đường giao thông, cảng biển, sân bay, hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông... đang từng bước được xây dựng, hoàn chỉnh tạo tiền đề tăng trưởng cho toàn vùng. 3
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê, năm 2006[1] GDP bình quân đầu người của vùng kinh tế MT – TN chỉ bằng khoảng 69,9% mức bình quân cả nước, kim ngạch xuất khẩu chiếm thấp... và tốc độ tăng trưởng GDP đạt 12,6% thấp hơn tốc độ trung bình của các vùng kinh tế trọng điểm cả nước là trên 13%. Nơi đây vẫn thuộc vùng nghèo, chỉ khá hơn vùng núi phía Bắc. Nguyên nhân dẫn đến kinh tế miền Trung và Tây Nguyên phát triển còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có là “chính sách chưa đủ mạnh để tạo động lực phát triển; chưa tạo được sự liên kết vùng, do vậy khai thác chưa tốt lợi thế”[2]. Tình trạng các tỉnh, thành “mạnh ai nấy làm”, “dàn hàng ngang” để tiến diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, vấn đề liên kết kinh tế ở Việt Nam nói chung và miền Trung và Tây Nguyên nói riêng dường như còn nhiều bất cập cả về lý luận lẫn thực tiễn. Có thể kể ra ở đây một số điểm sau: Về mặt lý luận, mặc dù đã khẳng định việc liên kết kinh tế là tất yếu, nhưng việc liên kết kinh tế như thế nào cũng như chưa tổng kết và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về liên kết kinh tế, hình thành các quan điểm, nguyên tắc rõ ràng tạo nền tảng cho việc xây dựng, tổ chức và đánh giá quá trình liên kết. Về mặt thực tiễn, việc triển khai đường lối phát triển kinh tế có thể trong chừng mực nào đó còn thiếu nhất quán. Cụ thể: Vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế vẫn còn tiến hành ở phạm vi các địa phương theo địa giới hành chính làm cản trở tính liên tục của “không gian kinh tế”. Vấn đề ban hành các chính sách phát triển của các địa phương và trung ương vẫn chưa nhất quán, chồng chéo nhưng chưa có chế tài xử lý. Chưa có những đánh giá cụ thể về yêu cầu liên kết kinh tế trên phạm vi quốc gia, từng vùng, địa phương, ngành và doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết kinh tế, nhiều đơn vị đã tổ chức nhiều hội thảo với chủ đề Liên kết kinh tế miền Trung - Tây Nguyên. Đây là vấn đề có tính bức thiết về thực tiễn cũng như về mặt lý luận, nhiều vấn đề phải được đặt ra như: Tính khách quan, nguồn gốc, bản chất và các xu hướng vận động của liên kết kinh tế; sự hình thành Vùng liên kết Kinh tế miền Trung – Tây Nguyên có phải là một tất yếu khách quan. Mục tiêu liên kết kinh tế là gì, tại sao phải hình thành có phải nhằm để tập trung nguồn lực và dể dàng trong việc phân công. Nguồn gốc, các quan điểm, các đặc trưng, các nguyên tắc chủ yếu và các tiêu chuẩn đánh giá về liên kết kinh tế. Các mô hình và phương pháp nghiên cứu ứng dụng vào phân tích, đánh giá, thiết lập các liên kết kinh tế. Đây chính là các cơ sở liên quan làm nền tảng cho việc phát [1]. Nguồn từ www. gso.gov.vn và www.ipc.danang.gov.vn. [2]. Kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Hội nghị Ban chỉ đạo tổ chức điều phối vùng KTTĐ miền Trung diễn ra tại Đà Nẵng 4
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 triển các vùng liên kết kinh tế, kinh nghiệm về liên kết kinh tế của các nước trên thế giới và khu vực. Liên kết kinh tế Vùng - Nhìn từ góc độ chính sách vĩ mô: Liên kết này có phải từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại hoặc chỉ là một mong muốn duy ý chí. Các điều kiện để hình thành vùng có đầy đủ chưa. Những giải pháp cụ thể để thúc đẩy liên kết kinh tế trên cả 03 giác độ: vùng lãnh thổ; ngành và doanh nghiệp như thế nào. Có cần thiết phải hình thành một cơ quan điều phối nhằm phụ trách vùng như Hội đồng liên minh châu Âu nhằm thực hiện quá trình tập trung và phân công trong vùng? Cần thiết phải có 1 bộ máy lãnh đạo chứ không thể tự phát hình thành nên một vùng kinh tế. Rào cản của việc hợp tác và phân công trong vùng kinh tế là gì, các rào cản kinh tế và phi kinh tế trong việc hình thành vùng kinh tế… Có nên hình thành các nguồn tài chính hỗ trợ cho vùng kinh tế hay không. Vấn đề hạ tầng cơ sở chung của cả vùng có nên đặt ra hay không. Có cần thiết phải hình thành một cơ chế hay chính sách riêng cho vùng kinh tế, nhằm chia sẻ lợi ích giữa các vùng thay vì cạnh tranh để phát triển. v.v … Các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên đây chỉ mới là những gợi ý cần thiết cần phải làm ngay để có thể đặt nền móng cho việc xây dựng và hình thành liên kết kinh tế ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam (2000-2007). [2] www. gso.gov.vn và www.ipc.danang.gov.vn. [3] Lê Xuân Bá (2003), Về vấn đề liên kết kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 14/2003, tr. 8,9. [4] Dương Đình Giám (2007), Liên kết kinh tế một nhu cầu cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Tạp chí Công nghệ, số tháng 1/2007, tr. 8. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn