Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC KẾT CẤU BÊTÔNG CỐT THÉP BẰNG PHẦN MỀM ANSYS"
lượt xem 16
download
Để phân tích sự làm việc của kết cấu bêtông cốt thép đòi hỏi phải tìm ra ứng suất và biến dạng của cốt thép và bêtông tại mọi vị trí trong kết cấu. Bài báo trình bày hai phương pháp mô hình hóa phần tử hữu hạn kết cấu bêtông cốt thép, sử dụng phần mềm Ansys.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC KẾT CẤU BÊTÔNG CỐT THÉP BẰNG PHẦN MỀM ANSYS"
- MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC KẾT CẤU BÊTÔNG CỐT THÉP BẰNG PHẦN MỀM ANSYS MODELING AND ANALYSIS OF REINFORCED CONCRETE STRUCTURES BY USING THE PROGRAM ANSYS TRẦN ANH THIỆN Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Để phân tích sự làm việc của kết cấu bêtông cốt thép đòi hỏi phải tìm ra ứng suất v à biến dạng của cốt thép v à bêtông tại mọi vị trí trong kết cấu. Bài báo trình bày hai phương pháp mô hình hóa phần tử hữu hạn kết cấu bêtông cốt thép, sử dụng phần mềm Ansys. ABSTRACT It is necessary to find out the stresses and strains of steel reinforcement and concrete at all places in the structure in order to analyse the behaviour of reinforced concrete structures. This paper presents two different finite element models simulating concrete structures, using the Ansys program. 1. Đặt vấn đề Khó khăn lớn trong phân tích phần tử hữu hạn các kết cấu bêtông cốt thép xuất phát từ sự phức hợp của vật liệu. Để thực hiện các nghiên cứu về sự làm việc của bêtông cốt thép, các thành phần cốt thép và bêtông cùng các đặc trưng cơ học của chúng cần được mô tả một cách chính xác. Bài viết này phát triển hai mô hình phần tử hữu hạn khác nhau để mô phỏng sự làm việc của một dầm bêtông cốt thép, thông qua phần mềm Ansys. Các kết quả quan trọng cần xác định là tải trọng gây nứt, tải trọng phá hoại, biểu đồ tải trọng - độ võng và biểu đồ tải trọng - ứng suất kéo trong cốt thép. Những kết quả này được so sánh với nhau, từ đó rút ra các kết luận và nhận xét nhằm đề xuất các phương án mô hình hóa kết cấu bêtông cốt thép trong thực tế. 2. Sơ đồ kết cấu Kết cấu được sử dụng trong nghiên cứu này là một dầm đơn giản bằng bêtông cốt thép chịu tải trọng phân bố đều. Sơ đồ dầm và cốt thép chịu lực trong dầm được thể hiện trên hình 1. A 350 400 220 A 200 3920 4000 Mặt cắt A-A Hình 1. Sơ đồ dầm bêtông cốt thép Các đặc trưng cơ học của bêtông: cường độ chịu nén 40MPa; cường độ chịu kéo 3,8MPa; môđun đàn hồi 3,45x104MPa; hệ số Poisson 0,2. Các đặc trưng cơ học của cốt thép:
- cường độ chịu kéo 500MPa; môđun đàn hồi 2x105 MPa; hệ số Poisson 0,3. Hai bản thép ở hai đầu dầm để tránh ứng suất tập trung vùng gần gối tựa, chiều dày các bản thép 20mm. 3. Mô hình hóa phần tử hữu hạn kết cấu Tận dụng tính chất đối xứng của dầm và tải trọng, ta chỉ cần khảo sát một phần tư dầm. Hai phương pháp để mô hình hóa kết cấu được trình bày như sau. Phương pháp 1: Sử dụng các phần tử cơ bản để mô hình hóa cốt thép và bêtông. Trong phần mềm Ansys, với cốt thép dùng phần tử thanh Link 8 có 2 nút, với bêtông dùng phần tử khối Solid 65 có 8 nút, các nút đều có ba bậc tự do. Phần tử cốt thép Phần tử bêtông Phần tử thứ Hình 2. Mô hình hóa cốt thép và bêtông theo phương pháp 1 Phương pháp 2: Sử dụng chức năng mô hình hóa bêtông có cốt thép bằng phần tử khối Solid 65 của Ansys. Những phần tử bêtông không có cốt thép vẫn có thể được mô tả bằng phần tử khối này bằng cách không thể hiện cốt thép. Solid 65 (không cốt) thép) ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙∙∙ ∙∙∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙ ∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙∙∙ ∙∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙ ∙∙∙ Solid 65 (có cốt thép) ∙∙∙∙∙ ∙∙∙∙ ∙∙∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙ ∙∙ ∙∙ ∙∙∙ ∙∙∙∙∙ ∙∙ ∙∙ ∙ ∙ ∙∙∙∙∙∙∙ ∙∙ ∙ Hình 3. Mô hình hóa cốt thép và bêtông theo phương pháp Riêng tấm đệm gối tựa bằng thép được mô tả bằng phần tử khối Solid 45, mỗi nút cũng có 3 bậc tự do. Trước hết cần nghiên cứu sự hội tụ của các kết quả số để xác định độ mịn cần thiết của lưới chia các phần tử. Để đơn giản mà không ảnh hưởng đến tính chính xác của bài toán, vật liệu bêtông được dùng thay cho bêtông cốt thép. Sơ đồ lưới chia các phần tử như hình 4. Z phần tử X phần tử A Y phần tử 400 A 100 2000 Mặt cắt A-A Hình 4. Lưới chia các phần tử
- Bốn trường hợp được khảo sát với mức độ tăng dần độ mịn của các phần tử. Các thông tin về số phần tử của các trường hợp này được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Các trường hợp được xem xét Trường Số lượng phần tử Số lượng phần tử X Y Z hợp (phần tử) (phần tử) (phần tử) trong ¼ dầm trong toàn dầm 1 1 4 16 64 256 2 2 5 25 250 1000 3 2 8 40 640 2560 4 3 10 50 1500 6000 Các kết quả số được ghi nhận và so sánh với nhau. Hai đại lượng được phân tích là biến dạng của thớ bêtông ở bên dưới dầm và ứng suất nén trong thớ bêtông ở bên trên dầm, tất cả đều được xét tại tiết diện giữa nhịp. Kết quả được tổng hợp trong bảng 2. Bảng 2. Biến dạng và ứng suất nén trong bêtông Trường hợp Biến dạng Ứng suất nén (MPa ) 1 6.5236E - 05 2.2499 2 6.5320E - 05 2.2531 3 6.5368E - 05 2.2551 4 6.5379E - 05 2.2555 Sự so sánh sẽ trực quan hơn khi các số liệu được thể hiện thành đồ thị như sau: 2.2600 6.56E-05 Ứng suất nén (MPa) Biến dạng 2.2550 6.54E-05 2.2500 6.52E-05 2.2450 6.50E-05 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Số phần tử Số phần tử Hình 5. Biến dạng của thớ bêtông bên dưới dầm Hình 6. Ứng suất nén của thớ bêtông bên trên dầm Từ hai đồ thị trên, có thể thấy rõ rằng các đại lượng khảo sát hầu như có giá trị không đổi khi số phần tử tăng từ 2560 lên 6000. Nói cách khác, các kết quả số xem như là chính xác với một lưới chia ít nhất là 2560 phần tử, dĩ nhiên các phần tử được chia phải thỏa mãn các tính chất cần thiết. Nhận xét này được áp dụng để mô hình hóa dầm bêtông cốt thép. Sơ đồ lưới chia các phần tử cho cả hai mô hình 1 và 2 được thể hiện trên hình 7.
- 20 x 40 = 800 24 x 50 = 1200 ● ● ● 50 50 40 40 40 50 50 50 40 40 40 50 50 50 A ···· ···· ●●●● ●●●● ● ● ● ●●●● ●●● 8 x 50 = 400 ···· ···· ···· ····· ···· ···· A A-A 1960 ● ● 2000 ● ● Hình 7. Lưới chia các phần tử cho mô hình 1 và 2 4. Kết quả tính toán Tính toán cho thấy kết quả tìm được theo hai phương pháp trên hoàn toàn xấp xỉ nhau. Cụ thể, tải trọng gây nứt cho dầm lần lượt là 12,34 kN/m và 12,16 kN/m với mô hình 1 và mô hình 2, còn tải trọng gây phá hoại dầm tương ứng trong hai trường hợp là 53,22 kN/m và 53,21 kN/m. Từ kết quả tính toán số cũng có thể vẽ được biểu đồ tải trọng - độ võng giữa nhịp và biểu đồ tải trọng - ứng suất kéo trong cốt thép như hình 8 và hình 9. Đồ thị cho thấy các kết quả tính trong hai trường hợp cũng chỉ sai khác một lượng không đáng kể. 60 60 50 50 Tải trọng (kN/m) Tải trọng (kN/m) 40 40 30 30 Mô hình 1 Mô hình 1 20 20 Mô hình 2 Mô hình 2 10 10 0 0 0 5 10 15 20 25 0 100 200 300 400 500 600 Độ võng giữa nhịp (mm) Ứng suất kéo trong cốt thép (MPa) Đ? võng gi? a nh? (mm) p Đ? võng gi? a nh? (mm) p Hình 9. Biểu đồ tải trọng – ứng Hình 8. Biểu đồ tải trọng - độ võng suất kéo trong cốt thép 5. Kết luận Kết quả phân tích cho thấy hai phương pháp mô hình hóa cho kết quả gần như nhau. Sự sai lệch chỉ là 1% đối với tải trọng gây nứt và 0,02% đối với tải trọng phá hoại dầm. Biểu đồ tải trọng - độ võng và biểu đồ tải trọng - ứng suất kéo trong cốt thép trong hai trường hợp cũng gần như trùng lặp. Tuy nhiên, mô hình 2, sử dụng phần tử mẫu Solid 65 mô tả vật liệu bêtông cốt thép, sẽ giúp giảm thời gian tính toán khá nhiều so với mô hình 1 chỉ sử dụng các phần tử cơ bản mô tả riêng rẽ cốt thép và bêtông. Trong ví dụ tính toán này, mô hình 2 đã tiết kiệm khoảng 30% thời gian tính toán so với mô hình 1. Cốt thép trong kết cấu càng nhiều, sự khác biệt sẽ càng
- lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thực hiện các nghiên cứu phân tích sự làm việc của kết cấu bêtông cốt thép cần các kết quả đáng tin cậy. Chỉ nên chú ý rằng việc mô phỏng phần tử bêtông cốt thép theo mô hình 2 cũng như truy xuất các dữ liệu tính toán cần được tiến hành thận trọng để tránh các nhầm lẫn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [ 1] Ansys References, Release 6.1, Ansys Inc. [ 2] Cook, R. D., Malkus, D. S. & Plesha, M. E., Concepts and Applications of Finite Element Analysis, John Wiley & Sons, 1989. Nguyễn Văn Phái, Trương Tích Thiện…, Giải bài toán cơ kỹ thuật bằng chương trình [ 3] Ansys, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, TP HCM, 2003. [ 4] Warner, R. F. et al., Concrete Structures, Longman, 1998. [ 5] Zienkiewicz, O. C. & Taylor, R. L., The Finite Element Method, McGraw-Hill Book Company, Vol 1 1989, Vol 2 1991.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 323 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 316 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 230 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn