intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Nâng cao hiệu quả hoạt động Thông tin Khoa học và Công nghệ ở Nghệ An"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

112
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) là một dạng lao động khoa học được hình thành có tổ chức do cán bộ thông tin thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của nghiên cứu - triển khai, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng của các quyết định quản lý (1). Từ vài thập kỷ qua, cùng với hai yếu tố năng lượng và nguyên liệu, thông tin KH&CN đã được coi là tiềm năng thứ 3 – một tiềm năng đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Nâng cao hiệu quả hoạt động Thông tin Khoa học và Công nghệ ở Nghệ An"

  1. Nâng cao hiệu quả hoạt động Thông tin Khoa học và Công nghệ ở Nghệ An Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) là một dạng lao động khoa học được hình thành có tổ chức do cán bộ thông tin thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của nghiên cứu - triển khai, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng của các quyết định quản lý (1). Từ vài thập kỷ qua, cùng với hai yếu tố năng lượng và nguyên liệu, thông tin KH&CN đã được coi là tiềm năng thứ 3 – một tiềm năng đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển mọi hoạt động xã hội của con người. Đầu tư cho thông tin KH&CN t ừ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển (1). Ở Việt Nam, hoạt động thông tin KH&CN bắt đầu được hình thành từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, và đến nay, cùng với hoạt động thư viện đã tạo thành Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia với hàng trăm cơ quan thông tin KH&CN hoạt động ở Trung ương, các Bộ/ngành, các tổng công ty, các địa phương và các đơn vị cơ sở. Trong những năm gần đây, hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng gắn kết với sản xuất và thực tiễn cuộc sống, không ngừng nâng cao chất lượng thông tin và hiện đại hoá phương thức phục vụ, nhờ đó, hoạt động thông tin KH&CN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 1. Vai trò của hoạt động thông tin KH&CN trong các l ĩnh vực xã hội * Trong lĩnh vực quản lý Hiệu quả của quá trình quản lý tuỳ thuộc vào chất lượng của các quyết định, tức là quyết định có luận chứng khoa học, kịp thời và thể hiện được sự am hiểu, nắm vững vấn đề được quyết định. Chất lượng quyết định phụ thuộc vào sự đầy
  2. đủ và chất lượng của thông tin. Như vậy thông tin là yếu tố quan trọng, trợ thủ đắc lực của những người làm công tác quản lý trong hệ thống tổ chức của xã hội. Có thể khái quát hoá vai trò của thông tin nói chung và thông tin KH&CN nói riêng trong quá trình ra quy ết định quản lý: Mỗi giai đoạn chuẩn bị và thông qua quyết định đều cần đến thông tin, sự đảm bảo thông tin thực sự ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định. * Trong lĩnh vực kinh tế Từ trước đến nay các hoạt động kinh tế và sản xuất đều cần đến thông tin. Các tổ chức sản xuất kinh doanh đòi hỏi thông tin về nhu cầu thay đổi của khách hàng, các khuynh hướng thị trường đang phát triển, các vật liệu sản xuất mới đang xuất hiện. Những kết quả phân tích về mặt kinh tế đã cho thấy nếu thiếu thông tin, nhiều công trình nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm đã tiến hành trùng lặp và làm tổn thất trên 10% tổng chi phí cho các mục đích nói trên. Các nhà khoa học đã phải chi phí hơn 1/3 thời gian hoạt động của mình cho việc tìm kiếm thông tin cần thiết. Trong điều kiện của cuộc cách mạng KHCN hiện nay, khoa học, kinh tế, và sản xuất có quan hệ khăng khít với nhau, tạo thành chu trình: “Khoa học - Kinh tế - Sản xuất”. Để phát triển kinh tế, các nhà doanh nghiệp đã sử dụng thông tin do các cơ quan thông tin KH&CN cung cấp để nắm được đầy đủ và chính xác về môi trường kinh doanh và thị trường như: Về đường lối chính sách, luật pháp và các bản pháp quy hiện hành của Đảng và Nhà nước, về tình hình cung cầu hàng hoá, đổi mới công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học… và đưa ra những quyết định đúng đắn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. * Trong lĩnh vực khoa học
  3. Thông tin KH&CN có vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học, thể hiện ngay trong quy luật phát triển của khoa học. Một trong những quy luật phát triển nội tại của khoa học là tính kế thừa và tính quốc tế của nó, Ixaac Newton đ ã nói: “Nếu tôi có nhìn xa hơn người khác một phần nào, đó là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”. Tính kế thừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, người sau không làm lại việc người trước đã làm. Thế hệ sau chọn lọc, hệ thống hoá thành quả của người đi trước, phát hiện ra những quy luật mới. Quy luật này là sản phẩm khoa học, cũng là thông tin khoa học mới. Như vậy hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc thù của con người, nhằm thu được những thông tin khoa học mới trên cơ sở những thông tin mà xã hội loài người đã tích luỹ được lưu trữ trong các cơ quan thông tin KH&CN. * Trong lĩnh vực giáo dục Với tiến bộ KH&CN, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình chuy ển giao tri thức. Các phương tiện chuyển giao tri thức gồm: Sách, báo, tạp chí, radio, vô tuy ến, vi phim, vi phiếu, băng hình… Nhờ mở rộng phương tiện thông tin chuyển giao tri thức cho cán bộ giảng dạy, tri thức này được truyền cho các thế hệ nhờ có hệ thống giáo dục. Thông qua việc bổ sung tri thức, sinh viên dần trở thành thầy giáo và nhà nghiên c ứu, dẫn đến một xã hội đào tạo ra được một lực lượng lao động mới, có khả năng vươn tới giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Hoạt động thông tin KH&CN cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau: Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn; Cho phép thu th ập và phổ biến thông tin tốt nhất; Phục vụ cho các chuyên
  4. gia giáo dục trong quá trình đào tạo; Đáp ứng nhu cầu tự đào tạo “tự học suốt đời”. * Trong lĩnh vực đời sống xã hội Hoạt động thông tin KH&CN có tác dụng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của con người ngày càng gia tăng và sử dụng thông tin để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Các thông tin về chính trị, xã hội và kinh tế giúp con người có định hướng đúng, làm chủ được đời sống của mình và thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của người công dân. Và sự phát triển của các trung tâm thông tin KH&CN sẽ làm tăng cơ hội tiếp cận của quần chúng tới các cơ sở văn hoá và giáo dục, nhằm nâng cao kiến thức, phục vụ cho bản thân cũng như đời sống xã hội. 2. Về hoạt động thông tin KH&CN ở Nghệ An Tại Nghệ An, hoạt động thông tin KH&CN đã được lãnh đạo tỉnh và Sở KH&CN quan tâm sớm, có nhiều quyết định cụ thể về xây dựng và điều chỉnh tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cơ quan đầu mối; chỉ đạo và đôn đốc các cơ quan và lực lượng thông tin các ngành c ấp tỉnh và 20 huyện thành thị chủ động và phối hợp đẩy mạnh hoạt động thông tin kinh t ế - xã hội (KT-XH) và KH&CN phục vụ các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Theo đó, lực lượng làm thông tin KT-XH và KH&CN của Nghệ An thời gian qua đã hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả vào nhiệm vụ chung. Đó là: - Đã phản ánh được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và thông tin KH&CN cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý KT-XH, KH&CN của các cấp, các ngành; hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và người dân.
  5. - Bước đầu xây dựng được đội ngũ cộng tác viên, cán b ộ làm thông tin KH&CN; xây dựng tiềm lực thông tin KH&CN: cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị... Hình thức chuyển tải thông tin KH&CN phong phú, phối hợp tốt với các phương tiện thông tin đại chúng giúp chuyển tải thông tin KH&CN phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, sản xuất kinh doanh (SXKD)... kịp thời. Tuy nhiên, trên th ực tế, hiện trạng tiềm lực và năng lực cung cấp thông tin của cơ quan đầu mối thông tin KH&CN của Nghệ An là còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ trong công cuộc đổi mới, phục vụ Công nghiệp hoá (CNH), Hiện đại hoá (HĐH), phục vụ hội nhập quốc tế về kinh tế - văn hoá - KH&CN. Những yếu kém cơ bản nhất là nguồn nhân lực làm thông tin KH&CN còn ít về số lượng, thiếu được đào tạo bài bản, chính quy, đồng bộ; Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang thiết bị, tài chính, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) về KH&CN còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về chất lượng. Về nguyên nhân, một phần là do nhận thức của các cấp, các ngành và của người dân về vai trò của thông tin KH&CN chưa đúng mức; sự quan tâm đầu tư chưa đủ, thiếu môi trường cho hoạt động thông tin KH&CN phát triển. Một nguyên nhân khách quan tác động rất lớn xuất phát từ điều kiện Nghệ An là một tỉnh kinh tế còn nghèo, đầu tư cho lĩnh vực KH&CN nói chung và thông tin KH&CN nói riêng còn h ạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào phân bổ từ nguồn ngân sách Trung ương. 3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin KH&CN Nghệ An trong giai đoạn 2011-2020 Yêu cầu của nhiệm vụ phát triển KT-XH Nghệ An giai đoạn 2011-2020 được chỉ rõ trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2020 là “Phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xây dựng
  6. Nghệ An trở thành một trung tâm công nghi ệp, du lịch, thương mại, giáo dục, khoa học – công nghệ, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ng ừng được nâng cao” [2]. Từ đó, chúng ta xác định quan điểm phát triển hoạt động thông tin KH&CN giai đoạn 2011-2020 là phải dựa trên hệ thống chính sách và luật pháp thống nhất từ trung ương đến cơ sở; các chỉ đạo định hướng của ngành KH&CN, đồng thời hoạt động thông tin KH&CN còn phải xây dựng và phát triển trên một hệ thống hạ tầng kỹ thuật, con người và tổ chức thực hiện đồng bộ, từng bước hiện đại để trở thành cơ quan thông tin KH&CN đ ầu mối ở khu vực Bắc Trung Bộ, đủ năng lực thực hiện tốt và hiệu quả công tác thông tin KH&CN ph ục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH và KH&CN của Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Để đạt được mục tiêu như vậy, hoạt động thông tin KH&CN trong thời gian tới cần phát triển theo các định hướng như sau: Một là, tăng cường và phát triển công tác thông tin KH&CN ph ục vụ quản lý, phục vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu chiến lược; quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH. Hai là, đẩy mạnh công tác thông tin KH&CN ph ục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, công tác thông tin KH&CN phục vụ chuyển giao nhanh và ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp. Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin phục vụ hoạt động xúc tiến và phát triển thị trường công nghệ và thiết bị, tổ chức các Chợ công nghệ và thiết bị, phát triển sàn giao dịch công nghệ thiết bị.
  7. Bốn là, hình thành và phát triển mạng thông tin KH&CN, dịch vụ thông tin KH&CN phục vụ doanh nghiệp. Trong lĩnh vực này, cần chú ý phát triển công tác thông tin phân tích, tổng hợp, tình báo cạnh tranh, cảnh báo công ngh ệ, cảnh báo chiến lược, nghiên cứu thị trường, thẩm định công nghệ,... Năm là, đẩy mạnh phát triển nguồn tin KH&CN nội sinh thông qua việc củng cố và tăng cường công tác thu thập, lưu giữ, xử lý và phổ biến thông tin về các nhiệm vụ KH&CN, kết quả nhiệm vụ KH&CN, thông tin điều tra cơ bản. Đẩy mạnh công tác đăng ký và thông tin về nhiệm vụ KH&CN và kết quả các đề tài nghiên cứu KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, ngành và địa phương. Trên cơ sở quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động thông tin KH&CN Nghệ An giai đoạn 2011-2020, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin KH&CN: * Giả i pháp th ứ n hất là tăng cườ ng phổ b iế n và tuyên truyề n thông qua các phương ti ện thông tin đại chúng nh ằ m nâng cao nh ận thức về h oạt đ ộng KH&CN nói chung và ho ạt động thông tin KH&CN nói riêng, b ằng các hoạ t động tham gia xây dựng các chương trình KHCN trê n đài Phát thanh truy ền hình tỉ nh và các đài phát thanh, truy ền hình huyện; Chủ động giới thiệu công n ghệ t hiết bị thông qua tin, bài đăng trên các phương ti ệ n thông tin đại chúng khác như báo, t ạp chí đị a phương và trung ương; Xây d ự ng CSDL đa phương tiện “H ồ sơ công nghệ ” nhằ m tư li ệu hoá và giới thi ệu phổ bi ến về kết quả nổ i bật củ a các chương trình, đề tài, d ự án KH&CN tr ọng điể m c ủa tỉ nh qua các giai đoạn; Tạ o lập hồ sơ các công nghệ sẵn sàng cho chuy ển giao, nhân r ộng; Sưu t ầ m h ồ sơ các phát minh sáng ch ế có tính đ ột phá của KH&CN trong nước và qu ốc tế; Hàng năm tổ ch ức hoạ t động bình chọ n 10 hoạ t động KH&CN địa phương tiêu bi ểu trong năm; Tổ chứ c cuộc thi bình chọn “Bài báo KH&CN xuất s ắc trong năm”; Tổ c hứ c và tham gia các tri ể n lãm, hộ i
  8. n ghị, h ội th ảo KH&CN trong t ỉnh, vùng B ắ c Trung bộ và trong nước; tiế n tới liên kết tổ c hứ c và tham gia hộ i thả o quố c tế . * Giải pháp thứ hai là tăng cường cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển KTXH nông thôn, miền núi, theo hướng duy trì và phát triển hệ thống thông tin KH&CN cơ sở thông qua việc nhân rộng mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển KTXH tại cơ sở; Hàng năm đề xuất và đăng ký triển khai nhiệ m vụ KH&CN “Xây dựng và phát triển mô hình phổ biến tri thức khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ” từng bước hình thành và phát triển mạng lưới thông tin KH&CN nông thôn, miền núi hoạt động trên quy mô toàn tỉnh. * Giải pháp thứ ba là thể chế hóa hoạt động đăng ký, lưu giữ và phổ biến các kết quả nhiệm vụ KHCN trên địa bàn tỉnh bằng việc tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh phê duyệt quy định về lưu giữ kết quả nghiên cứu khoa học hàng năm sử dụng ngân sách khoa học và giao Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học Nghệ An là đơn vị chủ trì thực hiện; Trên cơ sở kết quả của đề tài Ứng dụng phần mềm trong quản lý đề tài dự án để hình thành hệ thống CSDL toàn văn về các đề tài dự án và tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về các đề tài, dự án KH&CN đang tiến hành và thông tin về kết quả các nhiệ m vụ KH&CN đã hoàn thành. * Giải pháp thứ tư là xây dựng và phát triển công tác thống kê KH&CN địa phương bằng việc tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN phù hợp với Nghệ An, tương hợp với công tác thống kê KH&CN quốc gia, khu vực về thế giới. Từng bước nghiên cứu tạo lập, hoàn thiện và chuẩn hoá các sản phẩm thống kê KH&CN như các báo cáo thống kê thường niên, các niên giám thống kê, các công bố kết quả điều tra KH&CN định kỳ, các sản phẩm dự báo, phân tích d ựa trên số liệu thống kê; Triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng phương pháp thống kê KH&CN hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn; thông lệ quốc tế,
  9. phù hợp với thực tiễn Việt Nam kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển công tác thống kê KH&CN. * Giải pháp thứ năm là tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN bằng việc chủ động tìm kiếm và tham gia tích c ực vào các chương trình trọng điểm quốc gia để tạo điều kiện thu hút các cơ quan trung ương về đầu tư, hoạt động KH&CN trên địa bàn; Tăng cường hợp tác, liên kết, chia sẻ kinh nghiệ m trong hoạt động quản lý KH&CN, nghiên c ứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN với các tỉnh, thành trong cả nước, với các Viện nghiên cứu, trường đại học của Trung ương cho Nghệ An; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KH&CN: Thông qua Bộ KH&CN, các bộ, ngành trung ương và các t ỉnh bạn thiết lập, triển khai chương trình hợp tác thông tin KH&CN với các cơ quan thông tin KH&CN nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hợp tác KH&CN. * Giải pháp thứ sáu là đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin KH&CN phục vụ các doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động: Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN trên cơ sở phân tích thống kê số lượt doanh nghiệp khai thác và s ử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN; Phân tích thông tin ph ản hồi từ phía doanh nghiệp qua mail, điện thoại, tọa đàm, hội thảo, hội nghị, diễn đàn trực tuyến, hộp thư góp ý; Thường xuyên khảo sát, điều tra nhu cầu khai thác, sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN của các loại hình doanh nghi ệp; Xây dựng ngân hàng dữ liệu công nghệ, thông tin KH&CN, ph ục vụ các doanh nghiệp địa phương, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tổ chức dịch vụ thông tin dự báo phát triển, cảnh báo cạnh tranh... nhằm hỗ trợ các ngành sản phẩm mũi nhọn, các mặt hàng chủ lực của tỉnh Nghệ An; Tổ chức các dịch vụ tra cứu, chỉ dẫn thông tin theo yêu c ầu hỏi - đáp của các doanh nghiệp. Phát triển đa dạng loại dịch vụ hữu ích hỗ trợ doanh
  10. nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nguồn thông tin KH&CN; Phát triển các loại dịch vụ có giá trị gia tăng (dịch vụ phổ biến thông tin KH&CN hiện hành, dịch vụ phổ biến thông tin KH&CN chọn lọc, dịch vụ thông tin KH&CN “trọn gói”); Phát triển loại hình dịch vụ tư vấn; Phát triển các loại dịch vụ thuận tiện và thân thiện với doanh nghiệp (dịch vụ tra cứu tìm tin trên Internet, d ịch vụ cung cấp thông tin KH&CN từ xa). * Giải pháp thứ bảy là thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ và thiết bị, với những nội dung và hoạt động cơ bản trong định hướng này được xác định như sau: Hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Nghệ An giai đoạn 2009-2015; Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ và dữ liệu thông tin kết nối đơn vị, doanh nghiệp có cung, cầu về công nghệ và thiết bị và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nghệ An tiếp cận với những công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại trước khi quyết định đầu tư; Xây dựng, hình thành Techmart Nghe An Online (Chợ CN&TB ảo) theo hướng phát triển cổng giao dịch điện tử về thị trường CN&TB; Tổ chức tốt hoạt động hậu Techmart: Theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các giao dịch về công nghệ sau khi tham gia các Techmart của các doanh nghiệp trong tỉnh và các đối tác có liên quan; Tổ chức các hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm và thúc đẩy các giao dịch công nghệ, nhân rộng các công nghệ trong sản xuất và đời sống; Xây dựng, hình thành và phát triển Trung tâm giao dịch về CN&TB vùng Bắc Trung Bộ: Hình thành sàn giao dịch CN&TB; Tổ chức các phiên giao dịch công nghệ theo ngành, liên ngành; Tổ chức các hội thảo, triển lãm giới thiệu công nghệ thiết bị mới; Nghiên cứu và tiến tới tổ chức hoạt động đấu giá công nghệ thiết bị; Xây dựng và vận hành Trung tâm thông tin môi giới và xúc tiến thương mại hoá các sản phẩm KH&CN. Xây dựng Sàn giao dịch công nghệ Nghệ An sẽ tạo môi trường gắn kết nghiên cứu KH&CN với sản xuất kinh doanh, hỗ trợ việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của doanh
  11. nghiệp, phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cũng tạo ra sức kéo từ thị trường đối với hoạt động KH&CN, tạo lực đẩy đối với sản xuất và đời sống xã hội. Mô hình Sàn giao dịch công nghệ thử nghiệm thành công và đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo lập và phát triển thị trường KH&CN của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, tôn vinh và thúc đẩy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, khắc phục đáng kể tình trạng thiếu thốn những thông tin cần thiết trong giao dịch hàng hoá công nghệ, xúc tiến việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Qua đó góp phần đẩy mạnh công tác phổ biến, áp dụng rộng rãi các thành quả nghiên cứu KH&CN trong các doanh nghiệp và trong sản xuất, đời sống xã hội. Và qua thực tiễn sản xuất tác động trở lại các nhà nghiên cứu để họ tạo ra các sản phẩm công nghệ thích hợp với nhu cầu của thị trường. 5. Một số kiến nghị: * Đối với địa phương: - UBND tỉnh cần hỗ trợ về cơ chế, chính sách để cơ quan thông tin KH&CN mở rộng chức năng hoạt động và triển khai những lĩnh vực dịch vụ khác mà trước kia do cơ chế, chính sách không làm được. - UBND tỉnh cần ban hành kịp thời các qui định về việc quản lý và phát triển thông tin tư liệu KH&CN, nhằm tập hợp tư liệu KH&CN về một mối duy nhất để hoạt động của cơ quan Thông tin KH&CN phục vụ đắc lực hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. * Đối với Trung ương - Nhà nước cần ban hành sớm cơ chế chính sách phối hợp, gắn kết và triển khai hoạt động thông tin tư liệu KH&CN gắn với các đề án lớn của Chính phủ và của các Bộ, Ngành có liên quan một cách thống nhất từ Trung ương đến địa
  12. phương như: Đề án phát triển Trung tâm học tập cộng đồng các huyện/xã; Đề án về Qui hoạch và phát triển hoạt động văn hóa thông tin; Đề án phát triển công nghệ thông tin... - Bộ Khoa học & Công nghệ cần hướng dẫn công tác chuẩn hóa về hoạt động thông tin tư liệu KH&CN từ Trung ương đến địa phương. - Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia hàng năm khi xây d ựng kế hoạch hướng dẫn các địa phương cần có phần kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao được kiến thức, cập nhật các thông tin về KH&CN cho các Trung tâm Thông tin KH&CN địa phương./. Tài liệu tham khảo 1. Trường Nghiệp vụ Quản lý (2000), Quản lý nhà nước về Khoa học công nghệ và môi trường, Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 2. UBND tỉnh Nghệ An (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Báo cáo quy hoạch, Nghệ An. ■ Nguyễn Xuân Trung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1