intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐNA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

145
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra những yếu kém của các trang trại trên địa bàn: đất đai manh mún và phân tán, khó khăn của các chủ trang trại trong việc tiếp cận các nguồn tài chính, mức đầu tư thấp cho móc thiết bị phục vụ sản xuất. Để nâng cao hiệu quả của kinh tế trang trại không những chỉ phải hoàn thiện các yếu tố bên trong của hệ thống trang trại mà còn đòi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn, hữu hiệu giữa các chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐNA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐNA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Quang Thành, Phan Khoa Cương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra những yếu kém của các trang trại trên địa bàn: đất đai manh mún và phân tán, khó khăn của các chủ trang trại trong việc tiếp cận các nguồn tài chính, mức đầu tư thấp cho móc thiết bị phục vụ sản xuất. Để nâng cao hiệu quả của kinh tế trang trại không những chỉ phải hoàn thiện các yếu tố bên trong của hệ thống trang trại mà còn đòi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn, hữu hiệu giữa các chính sách quốc gia và chính sách vùng về nông nghiệp, nông thôn. I. Đặt vấn đề Với lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới, kinh tế trang trại trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất phổ biến và hiệu quả nhất trong nông nghiệp trên thế giới, nhất là tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Trong những năm gần đây, trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế, kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia và đang trong quá trình cố gắng phát huy tốt lợi thế của từng vùng. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời liên quan đến các điều kiện và môi trường hoạt động cần thiết cũng như các yếu tố tạo nên năng lực nội tại của các trang trại. Quan điểm hệ thống là cách tiếp cận và phân tích các yếu tố có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại có tính toàn diện, góp phần giải quyết các vấn đề này một cách cụ thể, đồng bộ và có hiệu quả. 163
  2. II. Phương pháp nghiên cứu Theo quan điểm hệ thống, khi nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi mỗi một trang trại cần phải được xem là một thực thể thống nhất cấu thành bởi các phân hệ, các phần tử khác nhau trong mối quan hệ tương thuộc, chi phối và ràng buộc lẫn nhau và sự tác động qua lại giữa nó với môi trường bên ngoài. Theo quan điểm này, trang trại với tư cách là một hệ thống được cấu thành bởi: phân hệ sản xuất, phân hệ kinh tế, phân hệ xã hội, phân hệ quản lý và phân hệ pháplý. Cấp độ thứ ba Hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hiệu quả hoạt động của trang trại Hiệu quả kinh tế Hiệu quả sử dụng Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị đất đai Hiệu quả xã hội Hiệu quả sử dụng Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả môi trường lao động Cấp độ thứ hai Chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoà nhập thị truờng Mức độ hoà nhập thị trường Phân hệ kinh tế Thu nhập Tỷ trọng sản phNm hàng hoá Giá trị sản lượng Giá trị sản phNm hàng hoá Chi phí sản xuất kd Tỷ trọng đầu vào hàng hoá Cấp độ thứ nhất Mức độ đáp ứng các nguồn lực và phương thức điều hành hạt động của trang trại Mức độ đáp ứng các nguồn lực Phương thức điều hành các hoạt động Phân hệ sản xuất Phân hệ xã hội Phân hệ quản lý Phân hệ pháp lý Các yếu tố vật chất Lao động Chủ trang trại Tính chất pháp lý - Đất đai - Thành phần - Thành phần - Loại hình tổ chức - Máy móc, thiết bị - Số lượng - Trình độ, năng lực - Nguyên tắc - Vố n - Chất lượng - Thông tin quản trị - Quyền - Vật tư - Quan hệ lao động - Chức năng quản trị - Nghĩa vụ - Kỹ thuật... - Chính sách lao động - Hiệp hội... - Trách nhiệm... Hình 1: Các cấp độ phân tích và đánh giá hoạt động của trang trại 164
  3. Mỗi trang trại là một thực thể sống không ngừng vận động và biến đổi trong môi trường. Môi trường là tổng thể các yếu tố, các điều kiện bên ngoài có tác động ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của trang trại. Theo quan điểm hệ thống, trang trại được phân tích và đánh giá qua 3 cấp độ với hệ thống các chỉ tiêu tương ứng (Hình 1). Thực trạng hoạt động của mỗi một phân hệ này cũng như của trang trại xét một cách tổng thể được thực hiện chủ yếu qua tổng hợp và phân tích các số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 75 chủ trang trại thuộc 4 mô hình là trang trại trồng cây hằng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi và trang trại kinh doanh tổng hợp tại 3 huyện Phú Vang, Phú Lộc và A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu có tính đến tính đại diện của chúng về đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế và xã hội của vùng. III. Kết quả nghiên cứu Về mặt pháp lý, các trang trại ở Thừa Thiên Huế chưa thực sự được nhìn nhận và đối xử công bằng với các loại hình tổ chức kinh doanh khác. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho các chủ trang trại trong việc tiếp cận các nguồn lực cũng như thiết lập và vận hành hữu hiệu các quan hệ kinh tế với các loại hình chủ thể khác trong quá trình hoạt động của nó. Điều này thể hiện sự cần thiết phải bổ sung các điều khoản quy định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với các trang trại với tư cách là những chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chất lượng hoạt động của phân hệ quản lý trong các trang trại ở Thừa Thiên Huế chưa đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất hàng hoá - đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế trang trại. Mặc dù cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, các trang trại trên địa bàn tỉnh có trình độ quản lý rất thấp mang tính đặc trưng của hình thức sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp trước đây. Hầu hết các quyết định từ xác định phương hướng sản xuất, đầu tư, kỹ thuật công nghệ đến tiêu thụ sản phNm... đều được đưa ra một cách tự phát, cảm tính dựa vào kinh nghiệm cá nhân hoặc áp dụng rập khuôn theo người khác. Đại bộ phận các trang trại hoạt động thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh, thiếu kiến thức về quản trị, thiếu thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin dự báo. Đối với các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngoài kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, thị trường cần thực sự quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao kiến thức về quản lý để định hướng, tổ chức và điều hành có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Phân hệ xã hội của các trang trại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có đặc trưng nhỏ về quy mô và thấp về chất lượng với lực lượng lao động gia đình là chủ yếu (54,93%). Khoảng hai phần ba (65,17%) trong tổng số lao động và trên một phần ba (38,67%) chủ các trang trại có trình độ tiểu học. Việc nâng cao chất lượng lao động 165
  4. trong các trang trại là vấn đề bức thiết và lâu dài trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với các vùng sâu, vùng xa vốn có nhiều tiềm năng, thế mạnh mang tính đặc thù trong phát triển các loại hình kinh tế trang trại. Phân hệ sản xuất của các trang trại ở Thừa Thiên Huế chưa đáp ứng các yêu cầu để trang trại có thể hoạt động hiệu quả và bền vững. Điều này thể hiện qua sự yếu kém trong bản thân từng phần tử cấu thành và mối tương quan giữa chúng trong phân hệ sản xuất. Sự phân tán và manh mún về đất đai, thô sơ, lạc hậu về kỹ thuật, hạn chế về vốn là hiện tượng phổ biến trong các trang trại tại các địa phương. 70% trong tổng số trang trại được điều tra có diện tích canh tác từ 3-7 ha. Bình quân mỗi trang trại tiến hành sản xuất trên 6,72 thửa đất với diện tích bình quân mỗi thửa là 0,78 ha. 13,3% trong tổng số trang trại điều tra có trên 10 thửa đất. Đầu tư cho việc mua sắm các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất thấp (6,11%) trong tổng giá trị đầu tư hàng năm của các trang trại. Sự thiếu đồng bộ trong đầu tư đối với các yếu tố sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kém tính hiệu quả của phân hệ sản xuất nói riêng và trang trại nói chung. Kết quả phân tích phân hệ kinh tế cho thấy, các trang trại ở Thừa thiên Huế có thu nhập chỉ bằng 83% so với chỉ tiêu này tính bình quân trong cả nước. Kinh doanh tổng hợp là loại hình trang trại có thu nhập bình quân cao nhất và ổn định nhất so với các loại hình trang trại khác. Khoảng 90% chi phí bỏ ra của các trang trại là chi phí vật chất. Chi phí cố định dao động từ 8-28% trong cơ cấu chi phí thực hiện tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất kinh doanh cụ thể của trang trại. Mặc dù các trang trại ở vùng đồng bằng và bán sơn địa trên địa bàn tỉnh tỏ ra có hiệu quả hơn trong việc sử dụng đất đai, lao động và vốn so với các trang trại miền núi, nhưng các trang trại miền núi lại thu được lượng thu nhập lớn hơn từ một đơn vị giá trị sản xuất. Nhìn chung, trang trại ở Thừa Thiên Huế thể hiện rõ tính chất sản xuất hàng hoá của nó qua giá trị và tỷ trọng sản phNm hàng hoá (96%) của nó. Tuy vậy, các yếu tố đầu vào hàng hoá của trang trại vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. Qua so sánh một số chỉ tiêu cơ bản giữa các trang trại với các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, các trang trại ở Thừa Thiên Huế có quy mô sản xuất lớn hơn nhiều so với kinh tế nông hộ cả về các yếu tố sản xuất chủ yếu: lớn hơn 5,75 lần về diện tích đất đai sử dụng, 6,69 lần về vốn sản xuất, 4 lần về giá trị máy móc thiết bị sở hữu, 2,5 lần về số lượng lao động thường xuyên, cả về kết quả sản xuất: 5,76 lần giá trị sản lượng, 6,64 lần về thu nhập. Kinh tế trang trại sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố sản xuất, tuy nhiên, sự khác biệt về mức độ hiệu quả giữa kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ trên địa bàn cho đến nay vẫn chưa rõ nét do mâu thuẫn giữa một bên là sản xuất hàng hàng hoá với quy mô tương đối lớn và một bên là trình độ tổ chức quản lý, phương tiện máy móc và kỹ thuật canh tác lạc hậu, tính tự phát trong các quyết định được đưa ra, sự mất cân đối giữa các yếu tố sản xuất... 166
  5. Bảng 1: Một số chỉ tiêu so sánh giữa kinh tế trang trại (TT) và kinh tế nông hộ (NH) Theo vùng Bình quân Đồng bằng Bán sơn địa Miền núi Chỉ tiêu Đơn vị TT / TT NH TT NH TT NH TT NH NH I. Các yếu tố nguồn lực bình quân một trang trại 1. Diện tích ha 2,95 0,77 4,75 0,84 6,62 0,96 5,00 0,87 5,75 bình quân 2. Lao động người 3,46 1,78 4,79 2,03 6,32 2,15 5,03 2,01 2,50 bình quân 3. Lao động người 2,49 1,78 2,59 2,03 3,17 2,15 2,80 2,01 1,39 gia đình 4. Vốn bình Tr. đồng 78,73 22,98 111,4 21,52 112,29 5,18 102,58 15,33 6,69 quân 5. Tỉ lệ hộ có % 12,50 6,25 5,56 - 4,35 - 7,02 1,75 4,01 máy cày riêng Số 6. máy Máy/100 4,24 8,18 1,18 - 0,66 - 1,40 1,38 1,02 cày/100 ha ha 7. Chi phí Tr. đồng 63,32 14,74 70,49 11,96 52,06 8,04 61,04 11,16 5,47 bình quân 8. Chi phí bq/ Tr.đồng/ha 21,45 19,14 14,84 14,24 7,86 8,38 12,21 12,83 0,95 ha 9. Vốn/ha Tr.đồng/ha 26,69 29,94 23.44 25,62 16,96 5,40 20,51 17,62 1,16 Vốn 10. Tr.đồng/ lđ 22,75 12,91 23,25 10,60 17,77 2,41 20,39 7,63 2,67 bq/lao động 11. Diện tích ha/ 0,85 0,43 0,99 0,41 1,05 0,45 0,99 0,43 2,30 bq/ lao động lao động II. Kết quả sản xuất và tình hình sản xuất hàng hoá bình quân một trang trại 1. Giá trị sản Tr. đồng 84,10 18,89 94,92 15,87 79,18 11,25 85,53 14,85 5,76 lượng 2.Thu nhập Tr. đồng 20,77 4,15 24,43 3,91 27,12 3,21 24,49 3,69 6,64 3. Giá trị sản Tr. đồng 81,98 9,06 90,30 6,66 75,75 4,05 82,09 6,28 13,07 phNm hàng hoá 4. Tỷ suất hàng % 97,48 48,01 95,13 41,90 95,66 36,01 95,98 42,31 2,27 hoá 167
  6. III. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trị sản 1.Giá Tr. 28,49 24,53 19,98 18,89 11,97 11,72 17,11 17,07 1,01 lượng/diện tích đồng/ha 2. Thu nhập/ Tr. 7,04 5,39 5,14 4,65 4,10 3,34 4,90 4,24 1,16 diện tích đồng/ha trị sản 3.Giá Tr.đồng/lđ 24,31 10,61 19,81 7,82 12,53 5,23 16,99 7,39 2,30 lượng/lao động 4.Thu nhập/lao Tr.đồng/lđ 6,01 2,33 5,10 1,93 4,29 1,49 4,87 1,84 2,65 động trị sản 3.Giá Tr.đồng/lđ 33,73 10,61 33,66 7,82 25,01 5,23 30,60 7,39 4,14 lượng/lđ g.đình nhập/lđ 4.Thu Tr.đồng/lđ 8,33 2,33 9,43 1,93 8,57 1,49 8,76 1,84 4,76 gia đình trị sản 5.Giá Lần 1,07 0,82 0,85 0,74 0,71 2,17 0,83 0,97 0,86 lượng/vốn 6.Thu nhập/vốn Lần 0,26 0,18 0,22 0,18 0,24 0,62 0,24 0,24 0,99 trị sản 7.Giá Lần 1,33 1,28 1,35 1,33 1,52 1,40 1,40 1,33 1,05 lượng/chi phí 8. Thu nhập/chi Lần 0,33 0,28 0,35 0,33 0,52 0,40 0,40 0,33 1,21 phí 9.Thu nhập/giá Lần 0,25 0,22 0,26 0,25 0,34 0,29 0,29 0,25 1,15 trị s.lượng Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra của các tác giả năm 2005 III. Kết luận Để kinh tế trang trại tiếp tục khẳng định và phát huy các lợi thế của mình so với kinh tế nông hộ và dần trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu trong nền nông nghiệp hiện đại, đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ, có hệ thống tất cả các vấn đề liên quan đến từng yếu tố, từng phần tử của từng phân hệ cấu thành trang trại. Điều đó trước hết đòi hỏi bản thân các chủ trang trại phải nhận thức đúng và nỗ lực không ngừng nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của các yếu tố nội bộ. Mặt khác, rất cần sự tác động dưới nhiều hình thức từ nhiều phía: chính quyền nhà nước các cấp, các nhà khoa học và toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005, 2006 2. Hoàng Quang Thành, Phan Khoa Cương. Nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo đề tài Khoa học cấp Bộ, 2003. 168
  7. 3. Dixon, J, A. Gulliver and D. Gibbon. Farming Systems and porvety. Improving farmers livelihoods in a changing world, FAO and World Bank, 2001. 4. Hoang Quanh Thanh. Status and Problems in the Development of farms in the Thua Thien Hue, Socialist Republic of Vietnam. Agricultural Economics and Management Magazine, National Center for Agrarian Sciences. No.6-2007, p.54-63. 5. Hoang Quanh Thanh. Development of farm Agriculture Vietnam. Agricultural in Economics and Management Magazine, National Center for Agrarian Sciences. No.1- 2008, p.53-63. THE STUDY ON DEVELOPMENT OF FARM ECONOMIC IN THE PROVINCE THUA THIEN HUE Hoang Quang Thanh, Phan Khoa Cuong College of Economics, Hue University SUMMARY The result from the empiric research in the province Thua Thien Hue confirmed the weaknesses of farms in Vietnam: small size of parcels and land fragmentation, difficulties with the access to financial sources, small share of investment for machines and equipment, which is an expression of the low level of mechanizaton of farms. For increasing the effectiveness it is important that not only the inner-elaboration of the farm system elements is developed, but the purposeful regional and national agrarian politics should cooperate as well. 169
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2