intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TIẾP CẬN MỚI BẢN CHẤT NĂNG SUẤT VÀ PHÂN TÍCH NÓ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, năng suất có quan hệ nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội, liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư. Nó trở thành nội lực phát triển của các công ty, ngành và nền kinh tế. Hơn nữa, nó còn cơ sở đảm bảo cho đời sống của dân cư ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ tiếp cận mới về bản chất năng suất làm cơ sở cho việc đo lường nó. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày phương pháp phân tích biến động năng suất,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TIẾP CẬN MỚI BẢN CHẤT NĂNG SUẤT VÀ PHÂN TÍCH NÓ"

  1. TIẾP CẬN MỚI BẢN CHẤT NĂNG SUẤT VÀ PHÂN TÍCH NÓ A NEW APPROACH TO THE ESSENSE OF PRODUCTIVITY AND ITS ANALYSIS LÊ DÂN Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Ngày nay, năng suất có quan hệ nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội, liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư. Nó trở thành nội lực phát triển của các công ty, ngành và nền kinh tế. Hơn nữa, nó còn cơ sở đảm bảo cho đời sống của dân cư ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ tiếp cận mới về bản chất năng suất làm cơ sở cho việc đo lường nó. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày phương pháp phân tích biến động năng suất, lượng hoá vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó. Đồng thời xem xét ảnh hưởng của năng suất đến các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác. Trong đó, bài viết chú trọng đến phân tích chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). ABSTRACT Nowadays, productivity has multi-faced linkages on social economy, particularly in production and our living standards. It has become a main source for the development of companies, industries and an economy as a whole. Moreover, it can ensure that our living standards will be more prosperous. Therefore, with a new approach, this paper is to deal with the essence of productivity so as to create a basis for measuring it. It also deals with the method of analyzing productivity change, quantifying its roles and decomposing its influencing factors. In addition, The paper discusses the influences on other social economic norms. The main focus of the paper is also on analyzing theTotal Factor Productivity (TFP). 1. Bản chất năng suất theo cách tiếp cận mới Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của kinh tế tri thức, quan niệm và nhận thức về năng suất thay đổi nhanh chóng. Vì thế cần phải tiếp cận mới về bản chất, đo lường và đánh giá sự biến động của năng suất. Năng suất theo cách tiếp cận mới không chỉ giới hạn trong hoạt động sản xuất mà còn bao gồm cả những hoạt động xã hội1. Phải có sự kết hợp hài hoà giữa tăng năng suất và tăng lợi ích xã hội. Năng suất trở thành phạm trù động có quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố, nhiều giai đoạn. Tăng năng suất là vừa tăng số lượng vừa tăng chất lượng sản phẩm. Tăng năng suất có định hướng quan tâm đầu ra, điều này có nghĩa không chỉ chú tâm đến sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào mà nhấn mạnh kết quả đầu ra. Tăng năng suất phải đảm bảo hạn chế gây ô nhiễm môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Tăng năng suất phải đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường làm việc. Hiện nay, phạm trù năng suất liên quan đến nhiều mặt khác nhau. Từ vấn đề hạ thấp chi phí và nâng cao kết quả và chất lượng sản phẩm, năng suất còn liên quan đến vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, giảm nghèo đói, cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo toàn nguồn lực và bảo vệ môi trường. Khi một doanh nghiệp quan tâm đến nâng cao năng suất thì mức độ ảnh hưởng của nó sẽ vượt ra phạm vi của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nền kinh tế và dân cư. 1 Nguyễn Đình Phan (1998), Cách tiếp cận mới về năng suất và việc ứng dụng vào Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  2. Hay nói cách khác, nâng cao năng suất sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến mọi cấp độ từ nền kinh tế, đến doanh nghiệp và dân cư. Như vậy, năng suất đóng vai trò trung tâm, là động lực phát triển kinh tế, là cơ sở trong các quyết định ở tầm vĩ và vi mô. Trong bối cảnh hiện nay, năng suất là lực lượng khởi động bên trong của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Năng suất có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đảm bảo xã hội ngày ngày càng tốt hơn. Tăng năng suất góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, phân phối lợi ích tốt hơn cho nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Hiện nay, các nhà kinh tế chưa có sự đồng nhất về phạm trù năng suất. Năng suất đôi khi được hiểu là phạm trù phản ảnh năng lực sản xuất của người lao động. Hiểu như vậy, năng suất đồng nhất với năng suất lao động. Theo quan điểm SNA, lao động, vốn đều là các yếu tố của quá trình sản xuất và có vai trò như nhau trong sản xuất nên cần thay đổi cách nhìn nhận về năng suất. Chính vì vậy, bài viết muốn trình bày một số quan điểm về phạm trù năng suất. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng suất, nhưng bài viết chỉ nêu một số quan điểm của các tổ chức lớn nhằm nhất quán về phạm trù năng suất. Phạm trù năng suất có lịch sử phát triển lâu đời, được Quesnay sử dụng đầu tiên vào năm 1766. Nó luôn được bổ sung về nội dung và hoàn thiện về phương pháp phân tích nhằm phù hợp với những thay đổ i về kinh tế - xã hội. Theo Từ điển Oxford: Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất ra với thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó. Theo Từ điển kinh tế học hiện đại của MIT: Năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế. Nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động. Theo Tổ chức Lao động Thế giới ILO: Năng suất là t ỷ số giữa đầu ra với tổng các yếu tố đầu vào. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình xã hội phức tạp gồm: khoa học, nghiên cứu và phát triển, giáo dục, công nghệ, năng lực sản xuất và tổ chức lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Một cách tổng quát, năng suất được định nghĩa là t ỷ số giữa số lượng đầu ra với số lượng đầu vào được sử dụng. Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO): Năng suất là mối liên hệ giữa đầu ra với số lượng nguồn lực hay đầu vào như lao động, vật liệu, máy móc, năng lượng… dùng để sản xuất. Theo Bộ Lao động của Mỹ: Năng suất là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế trong việc biến đầu vào thành đầu ra. Theo Trung tâm Năng suất Nhật Bản: Năng suất là đại lượng đo bằng tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, nhưng đầu ra luôn được đo bằng giá trị tăng thêm. Theo các nhà kinh tế New Zeland: Năng suất là khả năng của nền kinh tế trong việc biến đầu vào thành đầu ra. Như vậy, một cách khái quát năng suất phản ảnh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào được sử dụng. Phạm trù năng suất theo cách tiếp cận này gần giống với phạm trù hiệu quả của một số các nhà kinh tế Việt Nam. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng tổng sản phẩm quốc nội đối với nền kinh tế, địa phương và giá trị tăng thêm đối với ngành, doanh nghiệp. Năng suất có thể tính cho nền kinh tế, địa phương, ngành hay doanh nghiệp, từng hoạt động… 2. Đo lường và phân tích năng suất Chính vì vai trò quan trọng của năng suất, các nước thường thành lập tổ chức nghiên cứu năng suất riêng để tư vấn và phân tích nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất. Ở
  3. Việt Nam cũng đã có cơ quan nghiên cứu về năng suất, đó là Trung tâm Năng suất Việt Nam (VietNam Produtivity Centre-VPC). Nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời về t ình hình thực hiện chỉ tiêu năng suất, cần thực hiện phân tích năng suất theo những hướng sau: thứ nhất: hoàn thiện hệ thống bảng biểu và phương pháp thu thập ghi chép, xử lý và lưu trữ số liệu; thứ hai: nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu năng suất ở Việt Nam theo cách tiếp cận mới về năng suất, và chú ý đến sử dụng chỉ tiêu năng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP); thứ ba: nghiên cứu thực trạng hệ thống các phương pháp thống kê phân tích năng suất ở Việt Nam. Cụ thể, lựa chọn và vận dụng một số phương pháp mà chủ yếu là phương pháp thống kê nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích năng suất ở Việt Nam, xây dựng những mô hình phân tích năng suất phù hợp với đặc thù nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống phương pháp phân tích năng suất phải giải quyết những vấn đề sau: phân tích biến động năng suất theo thời gian; phân tích ảnh hưởng của việc nâng cao năng suất đến tình hình sử dụng tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế; phân tích biến động năng suất theo không gian mà quan trọng nhất là tiến hành so sánh quốc tế; tiến hành dự đoán năng suất trong tương lai. Khi đo lường năng suất có thể xem xét năng suất cho từng nhân tố, nhóm hay cho toàn bộ các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và phạm vi tính có thể cho từng hoạt động, doanh nghiệp, ngành hay nền kinh tế. Phương pháp phân tích năng suất rất đa dạng, có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng hay phương pháp chỉ số. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Phương pháp kinh tế lượng đòi hỏi nguồn số liệu khá phong phú còn phương pháp chỉ số đòi hỏi số liệu ít hơn. Đối với tài liệu của Việt Nam, sử dụng phương pháp chỉ số sẽ thuận lợi nhiều. Một cách tổng quát có thể mô tả công thức tính năng suất như sau2: (1) Trong phạm vi nền kinh tế, đầu ra thường được đo lường bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ở phạm vị ngành hay doanh nghiệp thường dùng chỉ tiêu giá trị tăng thêm. Ở mức từng hoạt động, đầu ra có thể dùng kết quả đo lường bằng hiện vật. Đầu ra thường được đo lường bằng số lao động, thời gian lao động hao phí hay vốn. Sử dụng chỉ số Divisia, tốc độ tăng của các của tổng các yếu tố đầu vào bằng tổng có quyền số của các tốc độ tăng các yếu tố đầu vào riêng biệt3: dx dX   v i i   vi x j (2) X xi Trong đó, xi là số lượng đầu vào i và vi là quyền số đối với đầu vào i, được chọn là tỷ trọng chi phí của yếu tố đầu vào i trong tổng chi phí đầu vào. Tương tự, tốc độ tăng của tổng các yếu tố đầu ra được tính như sau : dy j dY  w j   w jy j  (3) Y yj Trong đó, wi là quyền số đối với đầu ra j và được chọn là tỷ trọng của đầu ra thứ j trong tổng kết quả. Kết hợp hai phương trình (2) và (3), tốc độ tăng năng suất sẽ là:  N   w jy j   vi x i   (4) 2 OECD (2001), Measuring Productivity: Measument of Aggregate and industy level productivity growth. 3 David T.Owyong, Productivity Growth: Theory and Measurement, APO Productivity.
  4.    Trong đó, N là tốc độ tăng của năng suất, y j và x i là tốc độ tăng của đầu ra j và đầu vào i. Hiện nay, các nước sử dụng rộng rãi chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp TFP (Total factor productivity). Ở Việt Nam, chỉ tiêu này cũng được các nhà kinh tế quan tâm nhiều cả về lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn. Bài viết này sẽ quan tâm nhiều đến việc phân tích TFP. Về công thức, chúng ta có thể thể hiện TFP theo một số dạng sau4,5: Y TFP  (5) X Trong đó: Y là tổng các đầu ra X là tổng có quyền số tất các đầu vào Khi hàm sản xuất chỉ có hai nhân tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng Yt=At.f[Kt,Lt] thì At trong mô hình này chính là TFP. Hay trong hàm sản xuất Cobb-Douglas Y=AKαLβ thì A cũng chính là TFP hay: Y TFP  A   1  (6) KL TFP phản ảnh hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất, phản ảnh sự thay đổi công nghệ, trình độ lành nghề của công nhân, trình độ quản lý... Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ có góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Chỉ tiêu TFP rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Sự biến động TFP được Solow sử dụng đầu t iên vào năm 1957 nhằm phản ảnh sự thay đổi công nghệ và giải thích sự tăng trưởng kinh tế. Từ đó về sau được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi và trở thành một chỉ tiêu không thể thiếu trong phân tích kinh tế. Xuất phát từ những nguồn tài liệu và mục tiêu khác nhau, TFP được phân tích theo những hướng khác nhau. Có thể tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của TFP hay phân tích ảnh hưởng của TFP đến tăng trưởng kinh tế. Thông thường các nhà phân tích TFP theo hướng thứ hai. Ngoài việc sử dụng chỉ số trên, khi thực hiện phân tích biến động của TFP và ảnh hưởng của nó đến biến động kết quả sản xuất, chúng ta có thể dùng công thức xấp xỉ sau6: Z  Z t 1 Z Z Ln ( t )  Ln ( Z t )  Ln ( Z t 1 )  t  (7) Z t 1 Z t 1 Z t 1 Có nghĩa là Log(tốc độ phát triển)tốc độ tăng Bây giờ, chúng ta xem một trường hợp hàm sản xuất là sản xuất Cobb-Douglas với hai yếu tố đầu vào như sau : Y  AK  L (8) Với Y, K,L được giả định là hàm liên tục theo thời gian. Và α, β gọi là các hệ số co giãn. Nếu hiệu quả tăng theo qui mô thì α+β>1, nếu hiệu quả giảm theo qui mô thì α+β
  5. LnY= LnA+LnK+βLnL (9) Vi phân hai vế của (9) theo thời gian, chúng ta sẽ có dY dA dK dL    (10) Y A K L Như vậy, tốc độ tăng của kết quả sản xuất bằng tổng tốc độ tăng của TFP và tốc độ tăng bình quân của vốn và lao động. Từ phương trình (10), chúng ta thực hiện biến đổi và có tốc độ tăng của TFP như sau: dA dY dK dL    (11) A Y K L Từ cách tiếp phân tích chỉ tiêu TFP, chúng ta có thể tiến hành phân tích các chỉ tiêu năng suất khác tùy theo mục tiêu phân tích khác nhau. 3. Kết luận Như vậy, nhận thức về bản chất của năng suất theo cách tiếp cận mới là thiết thực và phù hợp với xu hướng của các nước. Từ đó sẽ là cơ sở cho việc sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau nhằm xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất cũng như xem xét ảnh hưởng của năng suất đến nâng cao kết quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Để thực hiện tốt việc phân tích, từ doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: - Thực hiện tốt các chế độ báo cáo thống kê, ngoài các báo thống kê định kỳ nên thực hiện điều tra chọn mẫu nhằm bổ sung số liệu phân tích năng suất. - Các cục thống kê cần xây dựng các trang Web riêng và số liệu cần được cập nhật thường xuyên, hình thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho phân tích nói chung và phân tích năng suất nói riêng. - Các cơ quan năng suất, thống kê cần hướng dẫn các doanh nghiệp thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu và hướng phân tích cho mỗi chỉ tiêu. - Cần hình thành và thường xuyên cập nhật những hệ số cơ bản cho việc tính chi phí trung gian phù hợp với từng ngành, từng khu vực. - Triển khai vận dụng mạnh mẽ các phương pháp phân tích thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đình Phan, Cách tiếp cận mới về năng suất và việc ứng dụng vào Việt Nam, [ 1] NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Văn Tình, Lê Hoa, Đo lường năng suất tại doanh nghiệp, NXB Thế giới, Hà Nội, [ 2] 2003. [ 3] OECD, Measuring Productivity: Measument of Aggregate and industy level productivity growth, 2001. [ 4] http://www.spring.gov.sg/portal/faqs/pi/tfp.html [ 5] http//www.pc.gov.av/gsp/dea/over.pdf, Glossary.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2