Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CT THẾ HỆ THỨ IV<br />
ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM<br />
<br />
Phạm Văn Đạo, Đặng Nguyễn Thế Duy, Mai Công Thành,<br />
Nguyễn Văn Chuẩn, Bùi Trọng Duy<br />
Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công nghiệp,<br />
Địa chỉ: số 01 đường DT723, P.12, Đà Lạt, Lâm Đồng.<br />
E-mail: office@canti.vn; daopv@canti.vn<br />
<br />
Tóm tắt Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, việc sử dụng các thiết bị để<br />
khảo sát các đối tượng trong nhà máy dầu khí đang được yêu cầu về độ chính xác cao<br />
cũng như hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Để đáp ứng nhu cầu kiểm tra, chẩn đoán<br />
tình trạng các đối tượng đường ống trong công nghiệp dầu khí ở Việt Nam, nhóm<br />
nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp đã tiến hành<br />
nghiên cứu, phát triển thiết bị soi cắt lớp thế hệ thứ IV. Đề tài này cũng là kết quả kế<br />
thừa và phát triển một cách liên tục qua những đề tài nghiên cứu trước đó tại Trung<br />
tâm từ năm 2007 đến nay. Trong bài báo này trình bày các vấn đề về cấu hình thiết bị,<br />
thuật toán Tối đa hóa kỳ vọng (EM) và thuật toán Chiếu ngược có lọc (FBP) cho tái tạo<br />
ảnh CT thế hệ thứ 4 và một số kết quả khảo sát nhằm đánh giá khả năng vận hành của<br />
thiết bị đã được chế tạo.<br />
Từ khóa CAT, EM, FBP, chụp cắt lớp điện toán nhanh, tái tạo hình ảnh, soi gamma<br />
truyền qua,...<br />
<br />
I. GIỚI THIỆU<br />
<br />
Năm 2011, Trung tâm Ứng dụng<br />
kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp<br />
(CANTI) đã chế tạo thành công thiết bị<br />
chụp cắt lớp điện toán đầu tiên theo cấu<br />
hình 1 nguồn 1 đầu dò – CT thế hệ thứ I,<br />
mang tên GORBIT, đã được ứng dụng Hình 1: Thiết bị chụp cắt lớp GORBIT<br />
rất nhiều trong việc khảo sát khuyết tật<br />
các đường ống trong công nghiệp và<br />
được xuất khẩu sang các nước trong khu<br />
vực theo đơn đặt hàng của IAEA.<br />
<br />
GORBIT là thiết bị chụp cắt lớp<br />
công nghiệp, cho phép chụp ảnh cắt lớp<br />
các thiết bị có đường kính tối đa 60cm, Hình 2: Các thế hệ của thiết bị CT<br />
<br />
1<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
thiết bị này đã được ứng dụng để khảo sát khuyết tật trên các đường ống dẫn khí<br />
và một số thiết bị khác trong công nghiệp. Hiện nay trên thế giới, thiết bị chụp<br />
cắt lớp điện toán đã phát triển qua nhiều thế hệ, ngày càng nhỏ gọn trong kết cấu<br />
cơ khí và rút ngắn thời gian đo. Trong đó thế hệ chụp cắt lớp điện toán thứ IV có<br />
cấu hình gồm nguồn và các detector có quỹ đạo nằm trên đường tròn đồng tâm<br />
như hình 2 [1], [2], [3]. Ưu điểm của kỹ thuật soi cắt lớp thế hệ thứ IV là có thể<br />
rút ngắn thời gian khảo sát và cấu hình được bố trí đơn giản [4].<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng và tính toán hình học cấu hình, đồng thời<br />
phát triển chương trình dựng ảnh cắt lớp bằng hai thuật toán Tối đa hóa kỳ vọng<br />
(EM) và thuật toán Chiếu ngược có lọc (FBP). Sau đó cấu hình vật lý được xây<br />
dựng để khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng của phương pháp trong các<br />
điều kiện thực tế.<br />
<br />
II. THUẬT TOÁN TÁI TẠO ẢNH CT<br />
<br />
Trong cấu hình CT thế hệ thứ 4, nguồn và detector được bố trí theo hình<br />
học chùm quạt. Chất lượng hình ảnh tái tạo phụ thuộc vào mật độ phép đo trên<br />
một lát cắt qua vật. Tuy nhiên trên cùng số phép đo với số lượng các phép tương<br />
đối ít khoảng dưới 64 x 16 (số hình chiếu x số tia), chất lượng hình ảnh được tái<br />
tạo bằng thuật toán Tối đa hóa kỳ vọng cho kết quả tương đối tốt hơn thuật toán<br />
Chiếu ngược có lọc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
x t . cos s. sin x L. sin D. sin <br />
y t . sin s. cos y L. cos D. cos <br />
<br />
Hình 3: Hình học trong CT cấu hình song song – CT thế hệ thứ I (trái)<br />
và cấu hình chùm quạt – CT thế hệ thứ III, IV, V (phải)<br />
2<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
Thuật toán Chiếu ngược có lọc [1], [4], [5] được thực hiện qua 3 bước<br />
biến đổi:<br />
<br />
Tính biến đổi Fourier của bộ dữ liệu hình chiếu p(t,θ) → P(ξ,θ);<br />
<br />
Biến đổi ngược Fourier với bộ lọc cao qua H(ξ);<br />
<br />
Chiếu ngược bộ dữ liệu g(t,θ) đã qua biến đổi để thu được hình ảnh<br />
μ(x,y).<br />
<br />
Trong thuật toán Chiếu ngược có lọc, tia tổng được định nghĩa như biểu<br />
thức:<br />
1 I 0 t <br />
p(t , ) ln (1)<br />
d I t <br />
Ở đây, I0(t), I(t) là số đếm đo được trong không khí và khi truyền qua vật, d<br />
tương đương với khoảng cách giữa nguồn và đầu dò.<br />
Ký hiệu P(ξ,θ) là phép Biến đổi Fourier của p(t,θ), biểu thức toán học được<br />
viết lại như sau:<br />
<br />
P , p(t , ) exp 2 i t dt (2)<br />
<br />
<br />
Ở đây, g(t,θ) được ký hiệu là phép Biến đổi ngược Fourier của tích chập<br />
H(ξ)* P(ξ,θ) theo công thức (3), với H(ξ) là hàm lọc.<br />
<br />
g t , H P , exp2 i t d (3)<br />
<br />
<br />
Hình ảnh được tái tạo μ(x, y) thu được từ phép Chiếu ngược của g(t,θ) theo<br />
công thức (4):<br />
<br />
( x, y) g x cos y sin , d (4)<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
Bắt đầu<br />
<br />
<br />
Dữ liệu hình chiếu p(t,θ)<br />
tại các góc θ<br />
<br />
<br />
zero padding<br />
p(t,θ) → p’(t,θ)<br />
<br />
Biến đổi Fourier<br />
p’(t,θ) → P(ω,θ)<br />
<br />
Nhân với bộ lọc<br />
P(ω,θ)*H(ω)→ G(ω,θ)<br />
<br />
Biến đổi ngược Fourier<br />
G(ω,θ)→ g(t,θ)<br />
<br />
Chiếu ngược g(t,θ) và đưa vào<br />
hình ảnh f(x,y)<br />
<br />
Hình chiếu No Chọn hình<br />
cuối cùng chiếu mới<br />
Yes<br />
Kết thúc<br />
<br />
<br />
Hình 4: Lưu đồ thuật toán Chiếu ngược có lọc (FBP)<br />
<br />
Thuật toán Tối đa hóa kỳ vọng [6], [7] được thực hiện qua 2 bước biến<br />
đổi sau:<br />
Bước tính kỳ vọng dựa vào sự suy giảm của cường độ tia gamma theo<br />
bề dày hấp thụ của vật liệu (bước E);<br />
<br />
Giả sử I0j, Ij là số photon ghi được tại đầu dò khi không có vật và có vật,<br />
ljk là phần chiều dài đóng góp của pixel thứ k trên hình chiếu thứ j. Sự phát xạ và<br />
sự ghi nhận bức xạ là quá trình rời rạc theo thời gian. Số đếm trung bình thu<br />
được là:<br />
qj <br />
I 0 j .exp l jk jk (5)<br />
k 1 <br />
4<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
Trong thực tế số photon thu được tại detector là Ij, phân bố Poisson quanh<br />
giá trị trung bình trong phương trình (5). Do đó, hàm mật độ xác suất (còn gọi là<br />
hàm hợp lý - likelihood) mà các photon Ij thu được tại detector từ hình chiếu thứ<br />
j là:<br />
Ij<br />
qj <br />
I 0 j .exp l jk jk <br />
<br />
k 1 qj <br />
pIj exp I 0 j .exp l jk jk (6)<br />
Ij! k 1 <br />
<br />
Bởi vì toàn bộ dữ liệu đo được được tạo nên từ các hình chiếu riêng độc<br />
lập với nhau, hàm hợp lý của phép đo toàn bộ dữ liệu đơn giản là tích mật độ<br />
xác suất của mỗi phép đo hình chiếu riêng lẻ j. Do đó hàm hợp lý của toàn bộ dữ<br />
liệu đo được là:<br />
g I j , jk p I j (7)<br />
j<br />
<br />
<br />
qj qj<br />
<br />
ln g I j , jk I 0 j .exp l jk jk I j l jk jk I j ln I 0 j ln I j ! (8)<br />
j k 1 k 1 <br />
<br />
Để thu được bước E của thuật toán EM, ta cần phải ước đoán dữ liệu đầy<br />
đủ. Dữ liệu đầy đủ của trường hợp chụp ảnh cắt lớp là số photon đi vào mỗi<br />
pixel dọc theo mỗi hình chiếu. Xét một hình chiếu đơn giản (thứ j) với các pixel<br />
được đánh số từ 1 tới (q j -1) từ nguồn đến detector, k 1, q j 1 (hình 5), với<br />
<br />
pixel thứ q j tương ứng với phép đo của detector: Ij<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Mô hình xác định các giá trị kỳ vọng trên một tia chiếu<br />
Mấu chốt để viết chính xác hàm xác suất của dữ liệu đầy đủ là cần chú ý<br />
đến số photon rời khỏi pixel (phụ thuộc số photon đi vào pixel đó và xác suất<br />
5<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
truyền qua). Do đó, xác suất Xj,k + 1 photon rời khỏi pixel k được cho bởi Xj,k<br />
photon đi vào pixel đó, tuân theo hàm phân phối nhị thức mà chỉ có hai hệ quả<br />
có thể xảy ra: truyền qua và hấp thụ. Hàm mật độ nhị thức tương ứng được cho<br />
bởi:<br />
X j ,k X j ,k 1 X j ,k X j ,k 1 <br />
p X j ,k 1 exp l j ,k j ,k 1 exp l j ,k j ,k (9)<br />
X <br />
j ,k 1 <br />
Bởi vì quá trình phát xạ từ nguồn tuân theo phân bố Poisson với giá trị<br />
trung bình là I 0 j , nên mật độ xác suất của các photon được phát ra từ pixel đầu<br />
tiên là:<br />
I 0 jj ,1 .exp I 0 j <br />
X<br />
<br />
p X j ,1 (10)<br />
X j ,1 !<br />
<br />
Vì mỗi pixel là độc lập với các pixel khác, nên hàm xác suất cho tập hợp<br />
toàn bộ dữ liệu đầy đủ chỉ đơn thuần là tích các hàm xác suất riêng lẻ của mỗi<br />
pixel dọc theo hình chiếu j :<br />
qj<br />
<br />
f X j , p X j ,1 p X j ,k 1 (11)<br />
k 1<br />
<br />
<br />
Lấy log tự nhiên (ln) hai vế của phương trình (11) ta được:<br />
ln f X j , I 0 j X j ,1 ln I 0 j ln X j ,1 <br />
qj X j ,k (12)<br />
ln X X j ,k 1 ln exp l j , k j , k X j ,k X j ,k 1 ln 1 exp l j ,k j ,k <br />
k 1 j ,k 1 <br />
<br />
Đối với bước E trong thuật toán EM, chúng ta cần tính toán giá trị kỳ<br />
vọng có điều kiện E X j , k | I j , của tập dữ liệu đầy đủ Xj,k dựa trên tập dữ liệu<br />
<br />
không đầy đủ I j (dữ liệu đo được) và ước đoán giá trị hiện thời của tham số<br />
vector μ. Tương ứng với phương trình (5), giá trị kỳ vọng của các photon được<br />
truyền ra ngoài pixel thứ k 1 là:<br />
k 1 <br />
E X j , k j ,k I 0 j exp l j ,t j ,t (13)<br />
t 1 <br />
<br />
<br />
6<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
Tương tự, trung bình phân bố của Ij dựa trên điều kiện Xj,k (tức là giá trị kỳ vọng<br />
quan sát Ij được cho bởi Xj,k ) là:<br />
q j 1 <br />
E I j I 0 j .exp l j ,t j ,t (14)<br />
t 1 <br />
Bước ước đoán tính toán kỳ vọng mô hình thống kê của dữ liệu đo Ij (từ<br />
đầu dò). Theo K. Lange và R. Carson, biểu thức được viêt như sau [6]:<br />
E X j , k | I j I j E X j , k E I j (15)<br />
Phương trình (15) là kỳ vọng có điều kiện cần thiết cho thuật toán EM.<br />
Tập hợp trên tất cả các hình chiếu, biểu thức đại diện cho kỳ vọng của tập dữ<br />
liệu đầy đủ được cho trên tập dữ liệu đo.<br />
<br />
Bước tính tối đa hóa cho hàm kỳ vọng (bước M).<br />
<br />
Trước khi cực đại tham số μ, sử dụng kết quả phương trình (15) để tính<br />
toán kỳ vọng của các photon đi vào và rời khỏi pixel k, Nj,k và Mj,k tương ứng.<br />
Các giá trị kỳ vọng sau đó được thay vào phương trình (12) và được lấy tổng<br />
trên tất cả các hình chiếu để thu được bộ dữ liệu đầy đủ:<br />
qj<br />
<br />
M<br />
j k 1<br />
j ,k ln exp l j ,k j ,k N j ,k M j ,k ln 1 exp l j ,k j ,k R (16)<br />
<br />
Quá trình cực đại hóa được thực hiện bằng cách tính đạo hàm riêng phần<br />
theo μ và cho đạo hàm bằng 0 với mỗi k.<br />
l j ,k<br />
M j,k .l j , k N j , k M j , k 0 (17)<br />
jJk jJk exp l j , k j , k 1<br />
<br />
Phương trình (15), (16) và (17) được sử dụng một cách lặp lại lần lượt tạo<br />
thành toàn bộ thuật toán EM, điều này dẫn đến sự hội tụ nhanh chóng của thuật<br />
toán. Phương trình (17) không thể tìm μ k một cách chính xác, ta sử dụng phương<br />
pháp xấp xỉ dưới đây:<br />
1 1 1 s<br />
O s3 (18)<br />
exp s 1 s 2 12<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
với s = lj,k μj,k (phương trình (18) xuất phát từ khai triển s/(es – 1) trong chuỗi<br />
Taylor).<br />
Thay thế xấp xỉ này vào phương trình (17) ta có 3 trường hợp [6]:<br />
<br />
- Trường hợp thứ 1: ta giữ lại 1 số hạng 1 trong công thức (18) ta được:<br />
s<br />
<br />
N M <br />
jJk<br />
j ,k j ,k<br />
n 1<br />
j ,k (19)<br />
M .ljJk<br />
j ,k j ,k<br />
<br />
<br />
<br />
- Trường hợp 2: để lời giải xấp xỉ tốt hơn, ta giữ lại 2 số hạng đầu trong<br />
công thức (18) ta được:<br />
<br />
N<br />
jJk<br />
j ,k M j ,k <br />
n 1<br />
j ,k (20)<br />
1<br />
2<br />
M j ,k N j ,k .l j ,k<br />
j Jk<br />
<br />
<br />
Trong phương trình (19) và (20) thực tế được sắp xếp là ngưỡng trên và<br />
ngưỡng dưới tương ứng với nghiệm đúng nj,k1 theo bất phương trình dưới đây:<br />
<br />
1 1 1 1<br />
s ,s 0 (21)<br />
s 2 e 1 s<br />
- Trường hợp 3: để lời giải xấp xỉ tốt nhất, ta sử dụng cả 3 số hạng trong<br />
công thức (18) ta được:<br />
l 2j ,k l j ,k<br />
2<br />
j ,k N<br />
jJk<br />
j ,k M j ,k .<br />
12<br />
j ,k N j ,k M j ,k .<br />
jJk 2<br />
N j ,k M j ,k 0 (22)<br />
jJk<br />
<br />
<br />
Với:<br />
N j , k E X j , k | I j I j E X j ,k E I j (23)<br />
<br />
M j ,k E X j ,k 1 | I j I j E X j ,k 1 E I j (24)<br />
Từ phương trình (22) ta đặt:<br />
A. 2j ,k B. j , k C 0 (25)<br />
Nghiệm của phương trình bậc hai:<br />
<br />
n 1<br />
B B 2<br />
4 AC <br />
j,k (26)<br />
2A<br />
8<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
- Bộ số liệu đo It , I0<br />
- Hình ảnh ước đoán ban đầu µy,x0<br />
- Điều kiện hội tụ eps<br />
<br />
<br />
Expectation<br />
x 1 <br />
E ( X y , x ) I 0 . exp l y ,i y ,i <br />
i1 <br />
n1 <br />
E ( I t ) E ( X y , x ). exp l y ,i y ,i <br />
ix <br />
E ( X y ,x | I t ) I t E ( X y , x ) E ( I t )<br />
<br />
<br />
<br />
Maximization<br />
N y, x E ( X y , x | It )<br />
M y , x E ( X y , x 1 | I t )<br />
l y2, x<br />
A M<br />
jview<br />
y ,x N y ,x <br />
12<br />
l y2, x<br />
B M N 2<br />
jview<br />
y ,x y ,x<br />
<br />
<br />
C M N <br />
jview<br />
y,x y ,x<br />
<br />
<br />
k B B 2 4 AC<br />
y,x <br />
2A<br />
<br />
<br />
No<br />
<br />
allpixels<br />
k 1<br />
y,x yk, x eps y , x yk, x<br />
<br />
<br />
Yes<br />
<br />
Hình ảnh tái tạo<br />
<br />
<br />
Hình 6: Lưu đồ thuật toán Tối đa hóa kỳ vọng (EM)<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1. Cấu hình thiết bị<br />
<br />
Với mục tiêu ban đầu xây dựng cấu hình nghiên cứu, khảo sát các thông<br />
số, đặc trưng của cấu hình thiết bị để tiến đến chế tạo một thiết bị chụp cắt lớp<br />
chuyên dụng cho đối tượng đường ống công nghiệp dầu khí. Dựa trên kinh phí<br />
của đề tài, cấu hình ban đầu được lắp đặt như sau:<br />
<br />
- Nguồn phóng xạ: Cs – 137 hoạt độ 20 – 50 mCi; Se – 75 hoạt độ 1,5 Ci;<br />
- Dectector NaI(Tl) kích thước ½ x 1<br />
inch (12 detector);<br />
- Kích thước hình ảnh tối đa: 512 x<br />
512 pixel;<br />
- Đường kính vật thể tối đa: 600 mm;<br />
- Dải mật độ: 0 – 7.8g/cm3;<br />
- Thời gian trung bình/lát cắt :1,5 giờ. Hình 7: Thiết bị thử nghiệm CT<br />
cấu hình chùm quạt<br />
Phần mềm tái tạo ảnh:<br />
<br />
Phần mềm tái tạo hình ảnh CT cấu hình thế hệ thứ IV được phát triển trên<br />
ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 với các thuật toán tái tạo ảnh: Tối đa hóa kỳ<br />
vọng (EM), Chiếu ngược có lọc (FBP) và các thuật toán xử lý hình ảnh khác.<br />
<br />
2. Kết quả thực nghiệm<br />
<br />
a. Thí nghiệm 1<br />
<br />
Thử nghiệm chụp ảnh cắt lớp<br />
trên phatom có hình dạng, kích<br />
thước và vật liệu như hình 8. Số<br />
phép đo 128 x 240 (Số hình chiếu x<br />
số tia). Hình 8: Phantom thử nghiệm chụp CT<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b) (c)<br />
Hình 9: Phantom (a), hình ảnh tái tạo bằng thuật toán EM (b) và (c)<br />
thuật toán FBP (c)<br />
Từ bộ dữ liệu đo được của cấu hình chùm quạt trên, hình ảnh được tái tạo<br />
bằng thuật toán EM và thuật toán FBP như hình 9.<br />
<br />
b. Thí nghiệm 2<br />
Thí nghiệm được thực hiện trên mẫu<br />
đường ống bố trí như hình 10. Với đường<br />
kính ngoài của đường ống 275mm, kích (c)<br />
<br />
thước khối ghỗ 80 x 90mm, đường kính của<br />
khối teflon 65mm, bề dày của khối paraffin<br />
25mm, thanh lục giác có bán kính 5mm và<br />
khuyết tật bên ngoài đường ống lõm 4mm.<br />
Hình 10: Bản vẽ và kích thước của<br />
Số phép đo 64 x 512 (Số hình chiếu x số tia). phantom<br />
<br />
Kết quả<br />
Hình ảnh được tái tạo bằng thuật toán Chiếu ngược có lọc của phantom<br />
như hình 11 (b), (c) với các thang màu Gray và Jet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b) (c)<br />
<br />
Hình 11: Phantom (a), hình ảnh tái tạo thuật toán FBP (b) (c)<br />
11<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
<br />
Từ các kết quả tái tạo và phân tích hình ảnh, nhóm nghiên cứu rút ra một số<br />
kết luận như sau:<br />
- Việc ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán với cấu hình thế hệ thứ<br />
IV cho kết quả hình ảnh là có thể chấp nhận được với độ phân giải hiện<br />
tại 4 mm;<br />
- Tuy độ phân giải hình ảnh không tốt bằng cấu hình CT thế hệ thứ I trước<br />
đó (1mm) [8], nhưng với cấu hình mới này thời gian chụp cắt lớp được<br />
rút ngắn hơn 8 lần.<br />
<br />
Qua đó nhóm nghiên cứu cũng đề ra một số hướng tiếp tục phát triển kỹ<br />
thuật này và hoàn thiện thiết bị trong tương lai để có thể triển khai dịch vụ ngoài<br />
hiện trường:<br />
- Nâng cao độ phân giải về vật liệu cũng như độ phân giải không gian<br />
bằng việc sử dụng nguồn đa năng lượng và nghiên cứu thiết kế cơ cấu<br />
chuẩn trực cho các detector.<br />
- Tiếp tục xây dựng và phát triển phần mềm tái tạo hình ảnh, hỗ trợ thêm<br />
các thuật toán xử lý ảnh nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh tái tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] IAEA, Industrial Process Gamma Tomography, Final report of a coordinated<br />
research project 2003–2007.<br />
[2] Jongbum KIM, Monte Carlo Simulation for the Design of Industrial Gamma<br />
– ray Transmission Tomography, Korea Atomic Energy Research Institute,<br />
2011.<br />
[3] Jiang Hsieh. Computed Tomography principles, design, artifacts, and recent<br />
advances. 2nd Ed, 2009.<br />
[4] Emssion Tomography – The Fumdamental of PET and SPECT, Miles N.<br />
Wernick, Elsevier, 2004.<br />
[5] Edwin L.Dove, Notes on Computerized Tomography – imaging<br />
Fundamental, 2003.<br />
[6] Kenneth Lange and Richard Carson, EM Reconstruction Algorithms for<br />
Emission and Transmission Tomography, 1984.<br />
[7] Zeljko V.Kuzeljevic & prof. Muthanna H. Al–Dahhan. Expectation –<br />
Maximization (EM) algorithm and its use for CT Imaging.<br />
[8] Báo cáo đề tài CS/08/06 – 01: Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm thiết bị CT<br />
công nghiệp loại một nguồn – một detector quy mô phòng thí nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Hội nghị khoa học Sau đại học trường Đại học Đà lạt, năm 2014.<br />
<br />
<br />
RESEARCH AND DEVELOP THE FOURTH GENERATION CT<br />
TECHNIQUE APPLY FOR PETROLEUM INDUSTRY IN VIETNAM<br />
<br />
Phạm Văn Đạo, Đặng Nguyễn Thế Duy, Mai Công Thành,<br />
Nguyễn Văn Chuẩn, Bùi Trọng Duy<br />
Center for Applications of Nuclear Technique in Industry,<br />
Address: 01 - DT723 street, 12 ward, Dalat city, Lamdong.<br />
E-mail: office@canti.vn; daopv@canti.vn<br />
<br />
Abstract: Along with the development of science and technology, the use of<br />
equipment to examine objects in the oil and gas plants is being asked about high<br />
accuracy as well as economic efficiency which it brings. In order to meet the<br />
needs test, diagnose the condition of pipelines in the petroleum industry in<br />
Vietnam, the research group of the Center for application of nuclear techniques<br />
in industry (CANTI) have studied and developed the 4th generation CT device.<br />
This project is also result from inheriting and continuously developed through<br />
previous research projects at CANTI from 2007 to now. In this paper presents the<br />
issues of device configuration, Expectation Maximization algorithm (EM) and<br />
Filter Back Projection algorithm (FBP) for 4th generation CT image<br />
reconstruction and some of the surveyed results in order to evaluate the operation<br />
of the equipment has been manufactured.<br />
Key words CAT, EM, FBP, fast CT, CT reconstruction, Transmission<br />
Tomography,...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />