intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo số 2 - Báo cáo so sánh kinh nghiệm trên thế giới về quản lý vốn nhà nước (Dành cho: Ngân hàng phát triển Châu Á và Bộ Tài chính)

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo với các nội dung: tóm tắt cơ cấu sở hữu và quản lý doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam hiện nay; cơ cấu chung trong sở hữu và quản lý DNNN trên thế giới; những điều bất thường và/hoặc các vấn đề liên quan đến DNNN sở hữu một phần và DNNN chịu sự quản lý của tư nhân; tóm tắt các cách tiếp cận quản lý khác nhau so với thực trạng tại Việt Nam; kết luận và tóm tắt bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển chính sách quản lý DNNN tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo số 2 - Báo cáo so sánh kinh nghiệm trên thế giới về quản lý vốn nhà nước (Dành cho: Ngân hàng phát triển Châu Á và Bộ Tài chính)

UNICON (UK) Limited<br /> ADB TA-8016 VIE<br /> <br /> Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TA-8016 VIE: TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH<br /> DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HỖ TRỢ QUẢN TRỊ CÔNG TY<br /> (39538-034)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO SỐ 2<br /> <br /> BÁO CÁO SO SÁNH KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI<br /> VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC<br /> <br /> <br /> <br /> DÀNH CHO:<br /> <br /> NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á & BỘ TÀI CHÍNH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tháng 1/2013<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”<br /> UNICON (UK) Limited<br /> ADB TA-8016 VIE<br /> <br /> Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Các từ viết tắt / Thuật ngữ<br /> <br /> <br /> <br /> ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á<br /> <br /> BOD HĐQT/HĐTV<br /> EG Tập đoàn Kinh tế<br /> <br /> GC Tổng Công ty<br /> <br /> DATC Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp<br /> <br /> GSM Đại hội Cổ đông<br /> <br /> JSC Công ty Cổ phần<br /> <br /> KPI Chỉ số Đánh giá Hiệu quả<br /> <br /> MOF Bộ Tài chính<br /> <br /> MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br /> <br /> PM Thủ tướng<br /> <br /> PPC Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh<br /> <br /> SCIC Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước<br /> <br /> SOE Doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp cổ phần hóa trong đó<br /> nhà nước nắm trên >50% quyền sở hữu)<br /> <br /> SRCGFP Chương trình Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước và Hỗ trợ Quản trị Công<br /> ty<br /> <br /> SRV Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”<br /> UNICON (UK) Limited<br /> ADB TA-8016 VIE<br /> <br /> Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> <br /> <br /> I. Tóm tắt chung<br /> <br /> II. Giới thiệu<br /> <br /> III. Tóm tắt cơ cấu sở hữu và quản lý DNNN tại Việt Nam hiện nay<br /> <br /> IV. Cơ cấu chung trong sở hữu và quản lý DNNN trên thế giới<br /> <br /> V. Những điều bất thường và/hoặc các vấn đề liên quan đến DNNN sở hữu một<br /> phần và DNNN chịu sự quản lý của tư nhân<br /> <br /> VI. Công ty mẹ: giám sát DNNN, quản lý các công ty con và ra quyết định đầu tư<br /> <br /> VII. Tóm tắt các cách tiếp cận quản lý khác nhau so với thực trạng tại Việt Nam<br /> <br /> VIII. Kết luận và tóm tắt bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển chính sách<br /> quản lý DNNN tại Việt Nam<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”<br /> UNICON (UK) Limited<br /> ADB TA-8016 VIE<br /> <br /> Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. Tóm tắt chung<br /> Bên cạnh các khoản trợ cấp và quy định, việc Nhà nước sở hữu và quản lý doanh nghiệp mang lại<br /> cho các quốc gia cơ hội theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bảo vệ lợi ích mang tính chiến lược và<br /> bảo vệ môi trường xã hội tại các quốc gia đó.<br /> <br /> Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng các phương pháp tiếp cận rất khác nhau nhằm quản lý và kiểm<br /> soát DNNN; một số quốc gia triển khai mô hình trong đó nhiều bộ ngành sở hữu một nhóm các doanh<br /> nghiệp riêng và sử dụng các doanh nghiệp này để hỗ trợ các kế hoạch phát triển hoặc phục vụ các<br /> mục tiêu chính trị của mình. Ở các quốc gia khác, Chính phủ thành lập một cơ quan Nhà nước duy<br /> nhất, đôi khi cùng với một hoặc hai bộ nhất định (Bộ Tài chính hoặc Kinh tế), thực hiện vai trò sở hữu<br /> các DNNN.<br /> <br /> Báo cáo này đề cập tới tình hình phát triển quản lý và kiểm soát DNNN trên thế giới gần đây, đồng<br /> thời nhằm đưa ra cho Chính phủ Việt Nam một số mô hình và công cụ phục vụ việc lên kế hoạch<br /> hoạt động và khung pháp lý cho các mô hình đó.<br /> <br /> Đồng thời, báo cáo này cũng giải thích đầy đủ về việc giới thiệu và thực trạng công tác thi hành các<br /> biện pháp quản lý hiệu quả ở các cơ quan Nhà nước, cả cơ quan lập pháp và hành pháp của Chính<br /> phủ cũng như tại các DNNN. Chính phủ cần hết sức nỗ lực trong công tác này, vì sự phát triển trong<br /> tương lai của các doanh nghiệp trên.<br /> <br /> Đơn vị Tư vấn tin tưởng rằng việc thực hiện khung pháp lý mới và cập nhật trong công tác quản lý<br /> vốn Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho công cuộc tái cấu trúc của các Tổng công ty, Tập đoàn Kinh tế<br /> Nhà nước và các DNNN quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh đó, khung pháp lý này cũng mang lại những<br /> công cụ thích hợp nhằm giải quyết những nhiệm vụ khó khăn trước mắt trong việc cải tổ cơ cấu tổ<br /> chức, đồng thời tái tổ chức các ngành nghề kinh doanh hiện tại.<br /> <br /> Báo cáo này được lập chủ yếu nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc phát triển các công cụ tối ưu đối<br /> với công tác cải cách khu vực DNNN nói chung và tái cấu trúc một số DNNN cụ thể theo cách hiệu<br /> quả nhất.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”<br /> UNICON (UK) Limited<br /> ADB TA-8016 VIE<br /> <br /> Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”<br /> <br /> <br /> <br /> II. Giới thiệu<br /> <br /> 1. Trên thế giới, chính phủ của trên 200 quốc gia đang nghiên cứu cách thức quản lý doanh nghiệp<br /> Nhà nước (DNNN) theo hướng hiệu quả nhất nhằm phát triển nền kinh tế, bảo vệ lợi ích chiến lược<br /> và bảo vệ môi trường xã hội. Trong các nền kinh tế tự do và cả các nền kinh tế có sự can thiệp của<br /> Nhà nước, Chính phủ đặt ra khuôn khổ tài chính, hoạt động và pháp lý với mục đích quản lý và kiểm<br /> soát việc sở hữu, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho công<br /> chúng, hỗ trợ phát triển khu vực/vùng/địa phương và khai thác tài nguyên thiên nhiên.<br /> <br /> 2. Mặc dù các quốc gia thông qua rất nhiều biện pháp khác nhau để quản lý mối quan hệ giữa các<br /> DNNN và Chính phủ, nhưng cách tiếp cận có khá nhiều điểm chung.<br /> <br /> 3. Trong khuôn khổ dự án Tăng cường Hỗ trợ cho Chương trình “Cải cách doanh nghiệp Nhà nước<br /> và hỗ trợ quản trị công ty” (SRCGFP), UNICON (UK) Limited (UNICON) đã nhất trí với Bộ Tài chính<br /> và ADB về việc sẽ xây dựng Báo cáo So sánh Kinh nghiệm Quản lý Vốn nhà nước tại các DNNN<br /> trên thế giới. Mục đích của bản báo cáo là nhằm khái quát về kinh nghiệm quản lý vốn Nhà nước tại<br /> các DNNN trên thế giới và cách áp dụng những kinh nghiệm này vào công cuộc cải cách DNNN tại<br /> Việt Nam. Báo cáo này nhằm giải quyết những vấn đề sau:<br />  Giới thiệu về các hệ thống sở hữu DNNN tại 6-8 quốc gia, cả ở các nền kinh tế tập trung và<br /> kinh tế thị trường tự do;<br />  Phân tích cách thức quản lý các DNNN theo chính sách quyền chủ sở hữu tại từng quốc gia;<br />  Phân tích những điều bất thường/yếu kém hoặc các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp một<br /> phần thuộc sở hữu Nhà nước (Nhà nước chiếm cổ phần chi phối) và các doanh nghiệp trong<br /> đó Nhà nước có quyền sở hữu nhưng thuộc quản lý của khu vực tư nhân;<br />  Tập trung vào công tác giám sát vốn của công ty mẹ tại các công ty con;<br />  Tóm tắt các cách tiếp cận khác nhau trong quản lý ở cấp doanh nghiệp và so sánh với thực<br /> trạng tại Việt Nam;<br />  Tổng kết các bài học kinh nghiệm hữu ích nhằm áp dụng vào việc sửa đổi chính sách về<br /> quyền sở hữu và quản lý tại Việt Nam.<br /> <br /> 4. Báo cáo này bao gồm bài tóm tắt về khuôn khổ hiện hành được áp dụng trong việc quản lý Vốn<br /> Nhà nước tại các DNNN ở Việt Nam và nêu ra cách tiếp cận được chọn bởi nhiều quốc gia khác nhau<br /> trên thế giới. Vì những lý do sau đây mà các quốc gia do UNICON (UK) Ltd (UNICON) lựa chọn được<br /> coi là liên quan tới những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện công tác quản lý Vốn Nhà nước tại<br /> các DNNN:<br /> <br /> • Thái Lan Nền kinh tế Đông Nam Á; Cơ quan điều hành Trung ương kiểm soát tất cả<br /> các DNNN (SOPE);<br /> • Ba Lan Từng là Nước có nền kinh tế kế hoạch, là nền kinh tế chuyển đổi; Một bộ<br /> phận (phòng/ban) thuộc Bộ Tài chính đóng vai trò là Cơ quan chức năng;<br /> không ngừng nỗ lực thực hiện tư nhân hóa nhằm dần dần loại bỏ những<br /> ngành nghề kinh doanh không cốt lõi;<br /> • Áo Vốn Nhà nước được quản lý bởi một Cơ quan chức năng; từng hoạt động<br /> trong lĩnh vực tư nhân hóa; hiện đang là công ty mẹ duy trì các DNNN chiến<br /> lược;<br /> • Pháp Vốn Nhà nước được quản lý bởi một Cơ quan chức năng phụ trách rất nhiều<br /> công ty mẹ với nhiều công ty con bên dưới;<br /> • Hàn Quốc Nền kinh tế Đông Nam Á; rất nhiều Bộ ngành và Bộ Tài chính/ Bộ Ngân khố<br /> phụ trách khối các DNNN;<br /> • Ý Bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính phụ trách DNNN;<br /> • Thổ Nhĩ Kỳ Bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính phụ trách DNNN; Thủ tướng và Tổng thống<br /> đóng vai trò quan trọng;<br /> <br /> Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” 1<br /> UNICON (UK) Limited<br /> ADB TA-8016 VIE<br /> <br /> Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”<br /> <br /> <br /> • Slovakia Từng là Nước có nền kinh tế kế hoạch; là nền kinh tế chuyển đổi; Cơ quan<br /> chức năng (Quỹ Tài sản Quốc gia) và các Bộ quản lý ngành phụ trách DNNN;<br /> • Phần Lan Gần đây mới chuyển đổi thành công từ “mô hình phân cấp” sang “mô hình tập<br /> trung” trong công tác quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN – các thuật ngữ sẽ<br /> được giải thích ở phần sau của báo cáo này.<br /> <br /> 5. UNICON đã không chọn Trung Quốc là một trong số các quốc gia được xem xét; không phải bởi<br /> vì quốc gia này không liên quan, mà thay vào đó, những thông tin phong phú về các biện pháp quản<br /> lý của Trung Quốc đối với các DNNN được cho là không hề mới lạ đối với các cơ quan nhận báo cáo<br /> này. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý về “Trường hợp Trung Quốc”:<br /> <br /> Khoảng 300 Uỷ ban Quản lý, Giám sát Tài sản Nhà nước (SASAC) của Trung Quốc bao gồm Uỷ<br /> ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước của Hội đồng Nhà nước, giám sát các DNNN do chính<br /> phủ quốc gia kiểm soát.<br /> Khoảng 30 Uỷ ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước cấp Tỉnh giám sát các DNNN do tỉnh kiểm<br /> soát; và rất nhiều Uỷ ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước cấp thị xã giám sát các DNNN do địa<br /> phương kiểm soát.<br /> CHND Trung Hoa<br /> <br /> <br /> Quốc hội<br /> <br /> <br /> Hội đồng Nhà nước<br /> <br /> <br /> <br /> Chính quyền địa<br /> Các Bộ<br /> phương<br /> <br /> <br /> <br /> SASAC địa<br /> phương<br /> <br /> <br /> <br /> DNNN Trung DNNN địa<br /> ương phương<br /> <br /> <br /> <br /> Các công ty con Các công ty con<br /> và Phòng ban và Phòng ban<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lý do hình thành các DNNN<br /> <br /> 6. Chính phủ các nước đang tiến hành các hoạt động nhằm thu lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên,<br /> điều tiết các hoạt động kinh tế, đảm bảo cung cấp hàng hóa công cộng, cung cấp cơ sở hạ tầng và<br /> các dịch vụ, đồng thời đảm bảo an ninh xã hội. Lý do này khiến các Chính phủ tham gia vào/hoặc điều<br /> tiết các thị trường. Các Chính phủ này có thể thực hiện thông qua các Bộ, cơ quan nhà nước được<br /> quy định hoặc thông qua việc đầu tư vốn vào các DNNN hoặc vào các liên doanh với các đơn vị thuộc<br /> khu vực tư nhân.<br /> <br /> 7. Các hoạt động kinh tế và kết quả có thể được khuyến khích nhờ các quy định và/hoặc các khoản<br /> trợ cấp, việc thuê ngoài cung cấp cơ sở vật chất, dịch vụ và hàng hóa của khu vực tư nhân hoặc<br /> thông qua việc Chính phủ cung cấp cơ sở vật chất, dịch vụ và hàng hóa thông qua các DNNN. Nhìn<br /> <br /> Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” 2<br /> UNICON (UK) Limited<br /> ADB TA-8016 VIE<br /> <br /> Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”<br /> <br /> <br /> chung, Chính phủ các quốc gia có xu hướng hạn chế trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đồng<br /> thời chú trọng việc đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua các quy định khi cần thiết.<br /> <br /> 8. Ở nhiều quốc gia, Chính phủ đóng vai trò trực tiếp cung cấp các dịch vụ từng được coi là các<br /> hoạt động quan trọng bao gồm các dịch vụ: Bưu chính, Đường sắt, Cảng và khai thác tài nguyên<br /> thiên nhiên. Điện, du lịch hàng không và các dịch vụ tài chính là ví dụ khác về những hoạt động mà<br /> Chính phủ trực tiếp tham gia cung cấp. Trong những năm gần đây, do công nghệ ngày càng phát<br /> triển, nguồn lực hạn chế và năng lực ngày càng nâng cao, các quốc gia đã chuyển sang tập trung vào<br /> việc sử dụng khu vực tư nhân để tiến hành các hoạt động này, nhằm làm rõ/cụ thể hóa mức độ và<br /> chất lượng các dịch vụ thông qua các hợp đồng kinh tế. Đối với các quốc gia đang chuyển đổi, sự<br /> chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế định hướng thị trường, khiến cho Chính phủ<br /> phải tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi nhằm bảo vệ lợi ích công cộng. Phần lớn vốn Nhà nước vẫn được<br /> đầu tư vào các doanh nghiệp và các hoạt động của DNNN vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh<br /> tế. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ lao động vẫn còn bị gắn chặt với sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào<br /> các hoạt động không cốt lõi là rất lớn, mặc dù mức độ sở hữu (100%, >50% hay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0