intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo số: 70/BC-BCT

Chia sẻ: Huỳnh Thị Thủy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo số 70/BC-BCT báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo số: 70/BC-BCT

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG  CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM __________  Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc _______________________________________ Số: 70/BC­BCT          Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2015     BÁO CÁO TÓM TẮT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI  THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 I. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Tháng 7 năm  2015, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014.  Tính chung 7 tháng năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,9% so  với cùng kỳ  năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ  một số  năm gần đây1. Trong đó, ngành công nghiệp chế  biến, chế  tạo có mức tăng  10,1%; ngành khai khoáng tăng 9,2%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng  11,5%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,1%.  Một số ngành công nghiệp có chỉ  số  sản xuất 7 tháng tăng cao so với  cùng kỳ  năm trước  là: Sản xuất xe có động cơ  tăng  29,8%; sản xuất sản  phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 27,7%; sản xuất da và  các sản phẩm liên quan tăng 21,8%; dệt tăng 20%; sản xuất giấy và các sản  phẩm từ  giấy tăng  12,7%; sản xuất sản phẩm từ  khoáng phi kim loại khác  tăng 11,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%.  Một số  ngành có mức  tăng thấp: Sản xuất đồ uống tăng 5,4%; sản xuất thuốc lá tăng 1%; sản xuất  trang phục tăng 4,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 3,6%. Các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của toàn  ngành: điện sản xuất tăng 12,5%; xăng, dầu các loại tăng 37,9%; điện thoại di  động tăng 56,9%;  tivi tăng  40,4%;  ôtô tăng  57,8%;  giày, dép da tăng  19%;… Một số sản phẩm tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: than sạch  tăng 4,5%; phân đạm ure tăng 2%; phân NPK tăng 3,3%; thuốc lá bao các loại  tăng 1%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 2,3%; xe máy giảm  13,3%. 2. Tình hình tiêu thụ Tình hình tiêu thụ  của ngành công nghiệp chế  biến, chế  tạo tiếp tục   duy trì xu hướng tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng của cùng kỳ  năm 2014.  Chỉ  số  tiêu thụ  toàn ngành công nghiệp chế  biến, chế  tạo tháng 6 tăng 1,7%   1 Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm của một số năm: Năm 2013 tăng 5,2%; năm 2014 tăng 6,2%.
  2. so với tháng trước và tăng 15,1 % so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm  2015, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,1% so với   cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014 tăng 8,8%). Các ngành có chỉ số  tiêu thụ  tăng trưởng khá so với cùng kỳ: sản xuất  xe có động cơ  tăng 31,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản   phẩm quang học tăng 33,8%; sản xuất kim loại tăng 26,3%; sản xuất giấy và   sản phẩm từ giấy tăng 13,9%..., Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ  tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ  như: Sản xuất trang phục tăng  5,4%; sản xuất thuốc lá giảm 2,3%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm  3,6%. 3. Tình hình tồn kho Tình hình tồn kho ngành công nghiệp chế  biến, chế tạo duy trì  ở  mức  thấp hơn so với cùng kỳ. Tại thời điểm 01 tháng 7 năm 2015, chỉ số tồn kho  của toàn ngành công nghiệp chế  biến, chế  tạo  tăng 10,3% so với cùng thời  điểm năm 2014 (thấp hơn 2,9 điểm phần trăm của cùng thời điểm năm 2014  và thấp hơn 1,5 điểm phần trăm của cùng thời điểm tháng trước).  Trong đó,  chỉ số tồn kho của một số ngành giảm so với cùng kỳ như:  sản xuất hóa chất  và các sản phẩm hóa chất giảm 8,1%; sản xuất thiết bị điện giảm 4,2%; sản  xuất thuốc lá giảm 2,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 6,4%;  sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 24,9%. Một số  ngành có chỉ  số  tồn  kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: sản xuất đồ  uống tăng 64%;  sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 41,5%;  sản xuất chế  biến thực phẩm tăng 23,9%; sản xuất da và các sản phẩm có  liên quan tăng 70,1%. 4. Tình hình nổi bật của một số ngành 4.1. Ngành Năng lượng  ­ Ngành điện: Tháng 7, hệ  thống điện vận hành an toàn, ổn định đảm  bảo cung cấp đủ  điện cho phát triển kinh tế­xã hội của đất nước, đặc biệt  đảm bảo cung cấp điện cho những ngày nắng nóng trong kỳ thi trung học phổ  thông quốc gia. Về nguồn điện, khai thác các hồ thuỷ điện theo biểu đồ, đảm  bảo yêu cầu cấp nước hạ du của các địa phương. Các tổ máy nhiệt điện than  khai thác theo kế  hoạch điều tiết thuỷ điện; khai thác cao các tổ  máy tua bin   khí theo khả  năng cấp khí, đảm bảo cấp điện cho miền Nam và tiết kiệm  nước các hồ  thủy điện miền Nam. Sản lượng điện tháng 7  ước đạt 14,2 tỷ  kWh, tăng 12,3% so với tháng 7 năm 2014, tính chung 7 tháng năm 2015  ước   đạt trên 89,94 tỷ kWh, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014.  Điện   thương   phẩm   tháng   7   năm   2015   ước   đạt   12,67   tỷ   kWh,   tăng  12,5%  so  với  tháng  7 năm  2014. Tính chung 7 tháng  đầu năm 2015,  điện  thương phẩm ước đạt 81,08 tỷ kWh, tăng 11,8% so cùng kỳ năm 2014. 2
  3.  ­ Ngành dầu khí: Các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí  tiếp tục triển khai tích cực, bám sát với kế  hoạch đề  ra. Sản lượng dầu thô   khai thác tháng 7  ước đạt 1,3 triệu tấn, giảm 7,7% so với tháng 7 năm 2014,  tính chung 7 tháng ước đạt 10,6 triệu tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014;  sản lượng khai thác khí tháng 7 ước đạt 0,8 tỷ m3, giảm 3,7% so với cùng kỳ  năm 2014, tính chung 7 tháng đầu năm  ước đạt 6,2 tỷ  m 3, tăng 0,3% so với  cùng kỳ năm 2014; sản lượng LPG tháng 7 ước đạt 47 nghìn tấn, giảm 11,3%  so với cùng kỳ  năm 2014, tính chung 7 tháng  ước đạt  409,9 nghìn tấn, tăng  11,6% so với cùng kỳ năm 2014. Về chế biến dầu khí, sản lượng xăng dầu tháng 7 ước đạt 513,9 nghìn  tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2014, tính chung 7 tháng  ước đạt 4 triệu  tấn, tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2014. ­ Ngành Than và Khoáng sản:  Sản lượng than sạch tháng 7  ước đạt  3,18 triệu tấn, giảm 15,6% so với tháng trước và tăng 9% so với tháng 7 năm   2014, tính chung 7 tháng đầu năm, sản lượng than sạch  ước đạt 24,6 triệu  tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2014.  Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than ­ Khoáng sản Việt Nam,  than tiêu thụ  tháng 7  ước đạt 3,08 triệu tấn, tăng 21,9% so với tháng 7 năm   2014, tính chung 7 tháng năm 2015  ước đạt 20,83 triệu tấn, giảm 1,07%  so  với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: than tiêu thụ trong nước tăng 17,15% so với   cùng kỳ và than xuất khẩu bằng 21,72% so với cùng kỳ năm 2014. 4.2. Ngành Công nghiệp nặng ­  Ngành Thép:  Tháng 7 năm 2015, lượng sắt thép thô  ước đạt 380,3  nghìn tấn, tăng 13,5% so với cùng kỳ; lượng thép cán  ước đạt 360,1 nghìn   tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2014; lượng thép thanh, thép góc ước đạt  331,8 nghìn tấn, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép thô đạt 2.132,7 nghìn  tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ; thép cán đạt 2.370,7 nghìn tấn, tăng 19% so với   cùng kỳ  năm 2014; thép thanh, thép góc đạt 2.176,3 nghìn tấn, tăng 11,2% so  với cùng kỳ năm 2014.  Nhập khẩu thép các loại từ các thị trường trong tháng 7 tăng 74,3% về  lượng và 19,8% về  trị  giá so với cùng kỳ  năm 2014. Tính chung 7 tháng đầu  năm 2015, nhập khẩu thép các loại tăng 44,8% về lượng và 15,1% về trị giá;  nhập khẩu sản phẩm từ thép tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.  ­ Ngành Phân bón và Hoá chất:  Tháng 7 năm 2015,  ước sản lượng  phân đạm urê đạt 167,6 nghìn tấn, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm 2014; phân  NPK khoảng 225,6 nghìn tấn, tăng 7,2% so cùng kỳ năm 2014; Trong đó, Tập  đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân ure ước đạt 32,9 nghìn tấn, tăng  3
  4. 94,9% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 163 nghìn tấn, tăng 2,7%  so với cùng kỳ năm 2014. 7 tháng đầu năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 1.257,1 nghìn  tấn, tăng 2% so với cùng kỳ  năm 2014; phân NPK khoảng 1.479,8 nghìn tấn,  tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam   có sản lượng phân ure 7 tháng đầu năm ước đạt 320,8 nghìn tấn, tăng 5,5% so   với cùng kỳ  năm 2014, sản lượng phân NPK  ước đạt 1.038,4 nghìn tấn, tăng  0,1% so với cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2015 tăng 15,3% cả  về số lượng  và trị giá so với cùng kỳ năm 2014. ­ Ngành cơ  khí, điện, điện tử: Tháng 7 năm 2015, sản lượng xe máy  ước đạt 217,4 nghìn cái, giảm 6,4% so với cùng kỳ; sản lượng ôtô  ước đạt  17,7 nghìn cái, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 7 tháng đầu năm, sản lượng xe máy  ước đạt 1590,4 nghìn  cái, giảm 15,3% so với cùng kỳ; sản lượng ô tô ước đạt 104,6 nghìn cái, tăng  57,8% so với cùng kỳ năm 2014. 4.3. Ngành Công nghiệp nhẹ ­ Ngành Dệt may: Tháng 7 năm 2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên  ước đạt 26,2 triệu m2, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2014; sản xuất vải dệt   từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 57,6 triệu m2, giảm 2,3% so với cùng  kỳ  năm 2014; quần áo mặc thường  ước đạt 283,4 triệu cái, tăng 8,1% so với  cùng kỳ năm 2014.  Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 170,7  triệu m2, tăng 2,3% so với cùng kỳ  năm 2014; sản xuất vải dệt từ  sợi tổng   hợp và sợi nhân tạo  ước đạt 394,4 triệu m2, giảm 2,3% so với cùng kỳ  năm  2014; quần áo mặc thường  ước đạt 1.760,5 triệu cái, tăng 3,2% so với cùng  kỳ năm 2014.  Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may tháng 7 ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng  8,9% so với cùng kỳ  năm 2014. Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch   xuất khẩu ước đạt 12,56 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2014. ­ Ngành Da Giầy:  Sản lượng giầy dép da tháng 7 năm 2015  ước đạt  25,6 triệu đôi, tăng 10,8% so với cùng kỳ  năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu   giầy, dép các loại tháng 7 ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ  năm  2014. Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, sản lượng giầy dép da ước đạt 177,3   triệu đôi, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép  các loại 7 tháng đầu năm  ước đạt 7,05 tỷ  USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ  năm 2014. 4
  5. ­ Ngành Thuốc lá:  Ước tính sản lượng thuốc lá tháng 7 năm 2015 đạt  425,8 triệu bao, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 7 tháng đầu  năm 2015, sản lượng thuốc lá ước đạt 2.910,2 triệu bao, tăng 1% so với cùng  kỳ năm 2014. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành Thuốc lá trong tháng 7 vẫn ổn  định. Các hoạt động chống buôn lậu thuốc lá trong các tháng đầu năm đến   nay đã và đang được triển khai quyết liệt tại các khu vực giáp biên, song tình  hình thuốc lá nhập lậu vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc kinh doanh, buôn  bán, tiêu thụ thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra tại thị trường nội địa, do đó tiếp   tục  ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh   nghiệp trong ngành. ­  Ngành  Bia, rượu, nước giải khát:  Tháng 7 năm 2015, các nhà máy  bia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, sản lượng bia   các loại  ước đạt 295 triệu lít, tăng 1,9% so với cùng kỳ   năm 2014. Trong đó,  sản lượng bia các loại của Tổng công ty cổ  phần Rượu ­ Bia ­ Nước giải   khát Hà Nội ước đạt 85,1 triệu lít, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2014; Tổng  công ty cổ phần Rượu ­ Bia ­ Nước giải khát Sài Gòn ước đạt 116,8 triệu lít,  giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung  7 tháng  đầu năm  2015, sản  lượng  bia  các  loại  ước   đạt  1.833,7 triệu lít, tăng 5,4% so với cùng kỳ  năm 2014. Trong đó, sản lượng bia   các loại của Tổng công ty cổ phần Rượu ­ Bia ­ Nước giải khát Hà Nội ước   đạt 308,1 triệu lít, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2014; Tổng công ty cổ phần  Rượu ­ Bia ­ Nước giải khát Sài Gòn ước đạt 826,7 triệu lít, tăng 2,8% so với  cùng kỳ năm 2014. ­  Ngành giấy:  Ước giấy các loại sản xuất tháng 7 năm 2015 (Tổng  công ty Giấy Việt Nam) đạt 10.700 tấn giảm 4,9% so với cùng kỳ   năm 2014,  7 tháng đầu năm ước đạt 68.500 tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ  năm 2014. Sản  phẩm giấy nội địa tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập khẩu đang  bán với giá thấp hơn để mở rộng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tình hình xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy trong tháng 7 năm 2015 tăng  nhẹ  so với cùng kỳ  năm 2014, với kim ngạch xuất khẩu đạt 37 triệu USD,   tăng 0,5% so với tháng 6 năm 2015 và tăng 7,1% so với cùng kỳ  năm 2014.  Tổng kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy 7 tháng đầu năm 2015 đạt  288 triệu USD, giảm 2,6% so với 7 tháng đầu năm 2014. ­ Ngành Sữa: Ước sản lượng sữa bột tháng 7 năm 2015 đạt 5,5 nghìn tấn,  giảm 38,4% so với tháng trước và giảm 0,7% so với tháng 7 năm 2014. Tính  chung 7 tháng đầu năm, sản lượng sữa bột đạt 50,2 nghìn tấn, tăng 6,9% so với  cùng kỳ năm 2014. 5
  6. Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ  sữa 7 tháng đầu năm giảm   13,1% so với cùng kỳ  năm 2014cho thấy thị  trường đã bão hòa, các nhà sản  xuất sữa bột đang đối mặt với nhiều khó khăn. ­ Các ngành khác tháng 7 sản xuất  ổn định và có mức tăng trưởng so  với cùng kỳ năm 2014. II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1. Xuất khẩu hàng hoá a) Về quy mô và tốc độ tăng  Tháng 7, kim ngạch xuất khẩu (KNXK)  ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,2%  so với tháng 6 và tăng 10,8% so với tháng 7 năm 2014, trong đó: xuất khẩu của  các doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài (không kể  dầu thô)  ước đạt 9,7  tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng 6 và tăng 22,2% so với tháng 7 năm 2014 (Phụ  lục 5). Tính chung 7 tháng năm 2015 KNXK ước đạt 92,3 tỷ USD, tăng 9,5% so  với cùng kỳ năm 2014 (tương đương với tăng 7,97 tỷ  USD), trong đó KNXK   của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 27,6 tỷ USD, chiếm  29,9%   tổng   KNXK   của   cả   nước,   giảm   1,7%   so   với   cùng   kỳ   năm   trước;   KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước  đạt 64,7 tỷ  USD, chiếm 70,1% tổng KNXK của cả  nước, tăng 15,1%. Nếu  không kể  dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài  ước đạt 62,2 tỷ USD tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2014. b) Về kim ngạch xuất khẩu ­ Nhóm hàng nông lâm thủy sản 7 tháng năm 2015 xuất khẩu  ước đạt  12  tỷ  USD, chiếm  13% trong tổng KNXK, giảm  7,4% so với cùng kỳ  năm  2014 (tương đương với giảm 961 triệu USD), trong đó: một số  mặt hàng có  kim ngạch xuất khẩu tăng như: rau quả  tăng 10,7%; nhân điều tăng 28,2%;  hạt tiêu tăng 6,1%; sắn tăng 38,5. Một số mặt hàng có kim ngạch giảm như:  thủy sản giảm 15%; cà phê giảm 33%; chè các loại giảm 0,5%; gạo giảm   8,7%.  ­ Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản 7 tháng năm 2015  ước đạt gần  3,2 tỷ USD, chiếm 3,5% trong tổng KNXK, giảm 45,9% so với cùng kỳ năm  2014, tương đương với giảm gần 2,7 tỷ USD, trong đó: than đá giảm 60,6%;  dầu thô tăng 47,1%; xăng dầu các loại giảm 40,2%. ­ Nhóm hàng công nghiệp chế biến 7 tháng năm 2015 ước đạt gần 71,9  tỷ  USD, chiếm 77,9% trong tổng KNXK, tăng 18,7% so với cùng kỳ  năm  2014, tương đương với tăng gần 11,3 tỷ  USD, trong đó, những mặt hàng có  kim ngạch xuất khẩu tăng là: thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 16%, chất  dẻo nguyên liệu tăng 11,3%; túi sách, vali, mũ, ô dù tăng 16,6%; hàng dệt và   may mặc tăng 9,9%; giày dép các loại tăng 22,3%; nguyên phụ liệu, dệt may,   6
  7. da, giày tăng 36,3%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 28,2%; máy  ảnh,   máy quay phim và linh kiện tăng 121,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ  tùng khác tăng 10,3%... Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là: phân  bón các loại giảm 16,1%; sắt thép các loại giảm 15,7%.    ­ Nhóm hàng hóa khác  ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6% và chiếm tỷ trọng  5,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. c) Về  giá xuất khẩu: 7 tháng năm 2015 giá bình quân xuất khẩu của  một số  mặt hàng tăng, như: nhân điều tăng 13,3%; hạt tiêu tăng 28,6%; than  đá tăng 46,3%; quặng và khoáng sản khác tăng 17,7%... Một số  mặt hàng có   giá bình quân giảm như: gạo giảm 5,4%; cao su giảm 20%; dầu thô giảm  47%; xăng dầu các loại giảm 37,2%; chất dẻo các loại giảm 35,6%... Do  ảnh hưởng của  giá xuất khẩu đã làm kim ngạch xuất khẩu của   nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm khoảng 961 triệu USD; nhóm nhiên liệu,  khoảng sản giảm khoảng 2,7 USD.  d) Về lượng xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu tăng cụ  thể: nhân điều tăng 13,1%; sắn tăng  41,1%; cao su tăng 16,3%; chất dẻo nguyên liệu tăng 49,7%; xơ, sợi các loại   tăng 17%... Một số  mặt hàng xuất khẩu giảm như: cà phê giảm 33,2%; hạt  tiêu giảm 17,5%; than đá giảm 73,1%; phân bón các loại giảm 16,8%...    Như  vậy, 7 tháng năm 2015, tính chung do biến động của nhóm mặt   hàng nông lâm thủy sản và khoáng sản là những mặt hàng tính được về giá và   lượng làm KNXK giảm khoảng 3,6 tỷ USD so với cùng kỳ.  e) Về thị trường xuất khẩu:  7 tháng năm 2015, ước xuất khẩu vào thị  trường Châu Mỹ tăng 20,6% và chiếm tỷ trọng 25%, trong đó, KNXK vào thị  trường Canada tăng 29,6%; Hoa Kỳ tăng 19,1%; khu vực Nam Mỹ tăng 40,6%;  xuất   khẩu   vào   EU   tăng   13,2%   và   chiếm   tỷ   trọng   19,3%;   xuất   khẩu   vào   ASEAN giảm 2,6% và chiếm tỷ trọng 10,7%; xuất khẩu vào Nhật Bản giảm   6,5% và chiếm tỷ trọng 8,6%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 8,3% và chiếm  tỷ trọng 10,1%. 2. Về nhập khẩu hàng hoá  Tháng 7, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá ước đạt 14,8 tỷ USD,  tăng 2,3% so với tháng 6 và tăng 14,8% so với tháng 7 năm 2014, trong đó: kim   ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài ước 8,5 tỷ  USD, tăng 2,6% so với tháng 6 và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung  7 tháng năm 2015 KNNK  ước  đạt gần 95,639 tỷ  USD, tăng  16,4% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có  vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 56,7 tỷ USD, tăng 23,1%, chiếm tỷ trọng 59,2%  tổng KNNK cả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn   7
  8. trong nước  ước đạt 38,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 40,8% tổng KNNK cả nước,   tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014. Về kim ngạch và nhóm hàng Nhập khẩu hàng hoá 7 tháng năm 2015 của nhóm hàng cần nhập khẩu   ước   đạt  84,35  tỷ   USD, tăng  16,2%  so  với  cùng  kỳ, chiếm  tỷ  trọng  88,2%  KNNK, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất.  Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu KNNK ước đạt 3,81 tỷ USD, tăng 9,9% so  với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 3,9% KNNK. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu   ước đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 3,6% KNNK. Xét về  giá, so với cùng kỳ, giá nhập khẩu bình quân của một số  mặt  hàng tăng, cụ  thể: hạt điều tăng 21,3%; ô tô nguyên chiếc các loại (trừ  xe  dưới 9 chỗ) tăng 16,7%... Còn lại, các mặt hàng tính được về  lượng và giá   khác đều có giá nhập khẩu bình quân giảm tương đối lớn:, lúa mỳ  giảm  16,7%; ngô giảm 12%; đậu tương giảm 21,3%; quặng và khoáng sản khác  giảm 15,2%; than đá giảm 25,6%; dầu thô giảm 41,3%; khí đốt hóa lỏng giảm   43%... Xét về lượng, những mặt hàng tính được về lượng nhập khẩu tăng cao so  với cùng kỳ là: hạt điều tăng 74,9%; lúa mỳ tăng 24,9%,  ngô tăng 39,1%, quặng  và khoáng sản khác tăng 12,8%, than đá tăng 51,4%; khí đốt hóa lỏng tăng 27,1%,  cao su các loại tăng 26,9%, bông các loại tăng 41,7%... Trong khi đó, một số mặt  hàng lượng nhập khẩu giảm như: dầu thô giảm 2,6%, phế  liệu sắt thép giảm   11,3%. Về  thị  trường nhập khẩu,  KNNK từ  Châu Á vẫn chiếm tỉ  trọng lớn   nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm  81,8%. Trong đó,  KNNK từ  ASEAN chiếm 14,7%, các nước Đông Á vẫn chiếm t ỷ trọng khá  lớn 63,55%, trong đó riêng Trung Quốc chiếm 30,1% trong tổng KNNK của   cả  nước. Về  tốc độ  tăng, trong 7 tháng đầu năm nhập khẩu từ  thị  trường   Châu Á tăng 17,4%, Châu Mỹ  tăng 25,3%, trong đó Mỹ  tăng 20%, Châu Phi  vẫn giữ  mức tăng mạnh 35,5%, Châu Đại Dương tăng 0,1%. Nhập khẩu từ  Châu Âu tăng 3,4%, đa số các nước trong khu vực này có tỉ lệ nhập khẩu tăng  so với cùng kỳ do tác động của việc đồng euro hạ giá.  3. Về  cán cân thương mại:  nhập siêu tháng 7  ước 300 triệu USD,  bằng 2,1% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung  7 tháng năm 2015,  nhập    siêu  gần 3,4 tỷ  USD (bằng 3,7% kim ngạch xuất khẩu), trong đó, khối các doanh  nghiệp trong nước nhập siêu 11,4 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu  tư nước ngoài xuất siêu khoảng 8 tỷ USD. 4. Thị trường trong nước Tổng mức bán lẻ  hàng hoá và dịch vụ  xã hội tháng 7  ước đạt 271,8   nghìn tỷ đồng tăng 1,2% so với tháng trước; tính chung 7 tháng đầu năm tổng  mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ  ước đạt 1.845,79 nghìn tỷ  đồng   8
  9. tăng 9,9% so với cùng kỳ, trong đó: ngành thương nghiệp  ước đạt 1.400,7  nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 75,9%; ngành khách  sạn nhà hàng đạt 215,92 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2%, chiếm tỷ trọng 11,7%; du   lịch  ước đạt 16,52 nghìn tỷ  đồng, giảm 5,1%, chiếm tỷ  trọng 0,9% dịch vụ  đạt 212,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8%, chiếm tỷ trọng 11,5%.  Chỉ  số  giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2015 tăng 0,13% so với tháng   trước; tăng 0,9% so cùng kỳ  năm 2014; tăng 0,68% so với tháng 12 năm 2014.  CPI binh quân 7 tháng đ ̀ ầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 tăng 0,86%. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2