BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ GÌ VÀ CÁCH LÀM <br />
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHI TIẾT<br />
Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng <br />
biểu, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng <br />
tiền của doanh nghiệp. Có hai loại là báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp <br />
nhất.<br />
<br />
Một bộ BCTC bao gồm những gì mới đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp, sự quản lý <br />
của cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng trong việc đưa ra các <br />
quyết định về kinh tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế bao gồm<br />
<br />
1.1. Các tờ khai quyết toán thuế:<br />
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân<br />
1.2. Bộ báo cáo tài chính<br />
– Bảng cân đối kế toán<br />
– Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh<br />
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ<br />
– Bảng cân đối tài khoản<br />
Phụ lục đi kèm:<br />
– Thuyết minh BCTC<br />
– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước<br />
2. Nội dung báo cáo tài chính<br />
<br />
BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:<br />
– Tài sản<br />
– Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu<br />
– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác<br />
– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh<br />
– Thuế và các khoản phải nộp nhà nước<br />
– Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị<br />
– Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ<br />
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong <br />
bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC <br />
tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:<br />
– Chế độ kế toán áp dụng<br />
– Hình thức kế toán<br />
– Nguyên tắc ghi nhận,<br />
– Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho<br />
– Phương pháp trích khấu hao tài sản cố đinh<br />
– …..<br />
3. Kỳ lập báo cáo<br />
<br />
– Kỳ lập BCTC năm<br />
Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán <br />
năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp <br />
được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một <br />
kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 <br />
tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.<br />
– Kỳ lập BCTC giữa niên độ<br />
Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).<br />
– Kỳ lập BCTC khác<br />
Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 <br />
tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.<br />
Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, <br />
chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, <br />
sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.<br />
4. Thời hạn nộp báo cáo<br />
<br />
– Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kế thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.<br />
Ví dụ: Thời hạn bộ nộp BCTC năm 2014 chậm nhất sẽ là ngày 31/03/2015. Thời hạn nộp báo <br />
cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.<br />
– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, <br />
sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ <br />
45 ( bốn mươi lăm) , kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, <br />
hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.<br />