intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập cơ sở ngành K2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

460
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo thực tập cơ sở ngành k2', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập cơ sở ngành K2

  1. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN VIỆT PHÁP 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và phát triển trong điều kiện: có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dung với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hang đến khâu tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích lũy mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa nhu cầu tiêu dùng thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu có lợi nhuận. Muốn vậy thì doanh nghiệp phải sản xuất cái thị trường cần chứ không phải cái doanh nghiệp có và tự đặt ra cho mình những câu hỏi “ Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu ? Để đạt được mục tiêu lợi nhuện và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch toán kế toán là quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động , sáng tạo tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh. Thực tập cơ sở nghành kinh tế nhằm mục đích giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các phần đã học vào thực tế của các hoạt động của đơn vị nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức chuyên sâu của nghành học . Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Điện Việt Pháp em đã vận dụng được những kiến thức đã được học tại trường , đồng thời được rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cùng với sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty, và nhất là sự hướng dẫn giúp đỡ của cô Cao Thị Thanh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này. * Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần chính: - Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp - Phần 2: Thực tập theo chuyên đề (Marketing, công tác quản lý nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, lao động tiền lương, tài chính doanh nghiệp) - Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện. 2
  3. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì kiến thức còn hạn chế chắc chắn bản báo cáo của em còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Điện Việt Pháp để báo cáo thực tập được hoàn thiện và có ý nghĩa hơn . Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Phạm Thị Thu Hằng 3
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần 1 :Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp .............................. 1 1.Lịch sử hình thành ...................................................................................... 1 1.1 Tên doanh nghiệp ............................................................................. 1.2 Ngành nghề kinh doanh.................................................................... 1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản .......................................................... 2. Đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức quản lý của công ty ............................. 2.1 Cơ sở vật chất .................................................................................. 2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp ............................ 3. Tổ chức sản xuất kinh doanh ...................................................................... 3.1 Các sản phẩm chính của LEGRAND ............................................. 3.2. Các sản phẩm chính của GE ( General Electric company ................ 8 3.3. Các sản phẩm của ELECTRICAL GROUP ..................................... 9 Phần 2: Thực tập theo chuyên đề........................................................... 14 Chuyên Đề 1 : Công tác MARKETING của doanh nghiệp. ............................ 14 1. Vai trò, nhiệm vụ của Marketing ........................................................ 14 1.1 Marketing là gì ? 1.2 Quan điểm kinh doanh theo cách thức Marketing 1.3 Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của DN 1.4 Nhiệm vụ của Marketing 2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ............................................................. 15 2.1 Tầm quan trọng của lựa chọn thị trường mục tiêu 2.2 Phân đoạn thị trường 2.3 Thị trường mục tiêu 3. Chiến lược định vị.............................................................................. 16 3.1 Khái niệm 3.2 Bản chất 3.3 Trọng tâm chiến lược định vị 4. Các chiến lược Marketing - Mix......................................................... 17 4.1 Chính sách sản phẩm ( Product) 4.2 Chính sách giá ( Price) 4.3 Chính sách xúc tiến bán hàng ( Promotion) 5. Công tác thu thập thông tin Marketing của doanh nghiệp ................... 18 5.1 Thu thập thông tin thị trường 5.2 Nghiên cứu nhu cầu 5.3 Nghiên cứu kênh phân phối 5.4 Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh 5.5 Đánh giá thái độ của khách hàng 5.6 Định vị thương hiệu 5.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Chuyên đề 2:Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp ..................................................................................................... ............... Chuyên đề 3 : Công tác quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp ....... 20 3.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp ................................................... 4
  5. 3.2 Cách quản lý lao động trong công ty ................................................ 3.3 Tuyển dụng và đào tạo lao động ....................................................... 3.4 Phương pháp xây dựng mức lao động cho một số sản phẩm cụ thể .. 3.5 Năng suất lao động........................................................................... 3.6 Tổng quỹ lương của công ty ............................................................. 3.7 Tổng quỹ lương của các hình thức trả công lao động ở Công ty kỹ thuật điện Việt Pháp ................................................................................................ Chuyên đề 4: Những vấn đề tài chính trong doanh nghiệp ............................. 24 Phần 3 : Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện.............................. 25 3.1.Đánh giá chung......................................................................................... 25 3.3.1 Những điểm mạnh ......................................................................... 3.3.2 Những hạn chế .............................................................................. 3.2.Các đề xuất hoàn thiện.............................................................................. 26 3.2.1 Tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing ..................................... 3.3.2 Công ty nên xác định vị thế SP cao cấp trên thị trường.................. 3.3.3 Chính sách giá............................................................................... 3.3.4 Đẩy mạnh công tác quản lý lao động, tiền lương ........................... 3.3.5 Chú trọng quy trình tuyển dụng lao động ...................................... 3.3 Tài liệu tham khảo và trích dẫn ................................................................. 27 LỜI KẾT 5
  6. PHẦN 1 :Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp 1. Lịch sử hình thành : Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Điện Việt Pháp được thành lập năm 2007, với 3 cổ đông chính là : Bà Nguyễn Thị Hồng, Bà Ngô Thị Phương, Bà Phạm Thị Thanh Nga . Tiêu chí hoạt động của công ty là mang đến cho khách hàng những sản phẩm thiết bị điện cao cấp, 100% hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài ,của các nhà cung cấp điện nổi tiếng trên thế giới. Nói đến thiết bị điện người ta sẽ nghĩ ngay đến Việt Pháp – một công ty mang phong cách thời đại, mới mẻ theo phong cách Tây Âu. Đặc biệt các sản phẩm của Việt Pháp đều được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới như : Thụy Điển, Mỹ, Nga, Nhật Bản…các sản phẩm không chỉ mang trong nó chất lượng tốt mà mẫu mã đẹp. Nó có thể phù hợp ở những nơi sang trọng, lịch sự như khách sạn, hoặc ở văn phòng cấp cao hay thậm trí ở những hộ gia đình. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho mình khi đến với Việt Pháp với đầy đủ số lượng và kích cỡ. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cao nhất cho khách hàng công ty đã đề ra nhiều phương hướng biện pháp để ngày càng cải thiện sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Năm 2008 : công ty mở đại lý cấp 2 tại thành phố Ninh Bình. Năm 2009 : Công ty mở đại lý cấp 2 tại thành phố Thanh Hóa. Với mẫu mã hàng hóa đa dạng, chất lượng tốt, sản phẩm của công ty đang được khách hàng ưa chuộng trên toàn quốc. 1.1.Tên doanh nghiệp : - Tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Điện Việt Pháp. - Tiếng Anh: VIETPHAP ELECTRICAL ENGINEERING Joint stock company. - Tên giao dịch: VPE. JSC * Địa chỉ công ty - Địa chỉ trụ sở chính: Số 22/75 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội. - Showroom : 21 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội. - Điện thoại: 04.35563323 Fax: 04.35563307 - Email: * Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp. * Đại diện của công ty: Bà Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công ty * Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103019295 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28/08/2007. *. Mã số thuế: 0102355065 1.2. Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình điện, đường dây và trạm điện thế 35 KV. -Thi công, lắp đặt hệ thống điện động lực và điện chiếu sáng. - Trang trí nội, ngoại thất công trình -Sản xuất, buôn bán, chế tạo các loại vật tư, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng. 6
  7. - Buôn bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội, ngoại thất. -.................................................................................................................... *. Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 2.000.000.000 đồng ( Hai tỷ đồng Việt Nam ) * .Tài khoản giao dịch: - Tài khoản số: 302742200119 tại Ngân Hàng VP Bank – Chi nhánh Thăng Long. - Tài khoản số : 4860348 tại Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Thanh Xuân – Hà Nội. 1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản : Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản (Đơn Vị: VNĐ) S Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 tt 1 Doanh thu các hoạt động 8.087.988.9 9.850.408.4 89 89 2 Lợi nhuận 776.050.575 1.837.327.0 41 3 Tổng vốn 2.024.000.0 2.474.000.0 -Vốn cố định 00 00 -Vốn lưu động 74.256.000 92.456.000 1.949.744.0 2.381.544.0 00 00 4 Số công nhân viên - Số lượng 25 NV 34 NV -Trình độ 15 : Đại Học 23 : Đại Học 5: Cao 7 : Cao Đẳng Đẳng 5: Trung 4: Trung Cấp cấp * Nhận xét:  Qua bảng số liệu ta nhận thấy doanh thu năm 2009 là 9.850.408.489 đ tăng 1,22 lần so với năm 2008 là 8.087.988.989 đ tương ứng tăng 1.762.419.500 đ. Ta nhận thấy được sự phát triển đáng nể của công ty qua các năm. Đây là một dấu hiệu đáng chú ý của những ai đã và đang quan tâm đến lĩnh vực thiết bị điện.  Nếu như doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng tới gần 2 lần thì lợi nhuận năm 2009 còn tăng tới 2,37 lần so với năm 2008. Năm 2009 là 1.837.327.041 đ tăng 1.061.276.466 đ so với năm 2008 là 776.050.575 đ.  Doanh nghiệp đang ngày càng thu hút được nguồn vốn từ thị trường. Được biểu hiện qua những con số sau: Năm 2008 là 2.024.000.000 đ thì năm 2009 tăng 450.000 đ là 2.474.000.000 đ. Trong đó vốn lưu động là tăng nhiều hơn cả năm 2009 tăng 431.800.000 đ so với năm 2008. Còn vốn cố định chỉ tăng 18.200.000 đ năm 2009 so với năm 2008. 7
  8.  Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng phát triển nguồn lực của doanh nghiệp mình không chỉ số lượng mà cả chất lượng. Điều này được chứng minh bằng sự thay đổi cơ cấu lao động trong doanh nghiệp kỹ thuật điện Việt Pháp. Năm 2009 có 34 nhân viên tăng 9 nhân viên so với năm 2008 có 25 nhân viên, trong đó: * Đại học tăng nhiều nhất 8 nhân viên. * Cao đẳng tăng 2 nhân viên. * Trung cấp giảm 1 nhân viên. Cho thấy yếu tố con người là không thể thiếu được ở một doanh nghiệp phát triển. Chú trọng đào tạo và thu hút những nhân viên có trình độ học vấn và tay nghề cao và sa thải những nhân viên kém là một bước đi trong quá trình đi lên cuả doanh nghiệp Việt Pháp nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung. Để từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới để bắt nhịp với dòng chảy của thời đại thì yếu tố con người mang vai trò quyết định. 1.4 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh nghiệp Việt Pháp * Nhiệm vụ chính: - Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình điện, đường dây và trạm điện thế 35 KV. -Thi công, lắp đặt hệ thống điện động lực và điện chiếu sáng. - Trang trí nội, ngoại thất công trình -Sản xuất, buôn bán, chế tạo các loại vật tư, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng. - Buôn bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội, ngoại thất. - ................................................................................................................... Công ty có dự kiến sẽ mở rộng thị trường kinh doanh trong năm tới và nhập khẩu thêm một số mặt hàng khác. Với mong muốn sẽ cung cấp nhiều mặt hàng thiết bị điện mới cho người tiêu dùng. 2. Đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của doanh nghiệp 2.1. Cơ sở vật chất Hiện tại, cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị máy móc, hệ thống thông tin của Công ty đã được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc, toàn bộ hệ thống thông tin của Công ty đã được kết nối Internet. Bên cạnh đó, Công ty đã trang bị 02 xe ô tô đảm bảo phương tiện vận tải phục vụ chuyên chở cán bộ, nhân viên đi công tác và vận chuyển hàng hóa. 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp : Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế, năng động, sáng tạo và tâm huyết, Việt Pháp luôn vững bước đi lên trong sự nghiệp phát triển của mình.Việt Pháp luôn coi nhân lực là tài nguyên quý giá và giá trị nhất của mình. Do vậy đội ngũ nhân viên của Việt Pháp luôn được chắt lọc, được đào tạo nâng cao, đào tạo bổ sung và thu hút người tài, người tâm huyết đến với Công ty. Mỗi thành viên trong Việt Pháp luôn thân ái hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển 8
  9. 2.2.1. Sơ đồ tổ chức Tổng số lao động của Công ty hiện có : 34 người được cơ cấu và sắp xếp theo sơ đồ sau: Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của công ty Ban giám đốc 02 người Phòng kỹ thuật – bảo hành 05 người Phòng kinh doanh 17 người Phòng xuất nhập khẩu 03 người Phòng kế toán 04 người Phòng hành chính 03 người Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty Ban Giám Đốc Phòng Kỹ Phòng Kinh Phòng Xuất Phòng Kế Phòng Hành Thuật Doanh Nhập Khẩu Toán Chính Kinh Doanh Kinh Doanh Bộ Phận Kho Bán Lẻ Dự án Hàng : Mối quan hệ chỉ đạo Bộ Phận Giao Nhận 2.2.2.Chức năng , quyền hạn nhiệm vụ của từng bộ phận * Ban giám đốc Điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ được giao trước hội đồng quản trị, có trạch nhiệm tạo hành lang pháp lý thể 9
  10. hiện bằng các quy chế đồng bộ về các mặt công tác. Có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp. tạo mọi điều kiện thuận lợi để các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thự hiện các cuộc họp định kì để kiểm tra và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của công ty. + Giám Đốc công ty :là người đại diện theo pháp luật của công ty và là đứng đầu quản lý mọi hoạt động của công ty + Phó giám đốc : là người hỗ trợ , giúp giám đốc điều hành quản lý công ty. * Phòng kỹ thuật :có nhiệm vụ giám sát chất lượng an toàn của sản phẩm, tiến độ thi công các công trình của công ty .Thực hiện dịch vụ bảo hành sản phẩm sau bán hàng * Phòng kinh doanh : Khai thác khách hàng, tìm việc việc và ký kết hợp đồng kinh tế, phụ trách việc hoàn thiện các thủ tục thanh toán công nợ cũng như các tài liệu công nợ, nghiệm thu, bàn giao tài liệu… đồng thời phối hợp với phòng kế toán trong việc xác định chính xác công nợ cuả khánh hàng, có kế hoạch thu nợ và khai thác khách hàng… * Phòng xuất nhập khẩu : Có nhiệm vụ nhập hàng từ các công ty phân phối , xuất hàng cho khách hàng. * Phòng kế toán : Quản lý công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm phục vụ và phản ánh đúng, trung thực nhất năng lực của Công về tài chính đánh giá tham mưu trong lĩnh vực quản lý cho Ban giám đốc. * Phòng hành chính : Quản lý công ty trong lĩnh vực hành chính, nhân sự nhằm đáp ứng kịp thời và đúng nhất cho hoạt động của Công ty, đánh giá đúng nhất năng lực cán bộ và cả về hình thức và chất lượng lao động để tham mưu cho giám đốc từ đó có sự phân công lao động phù hợp năng lực nhất. 3. Tổ chức sản xuất kinh doanh Các nhóm sản phẩm chính của doanh nghiệp 3.1 Các sản phẩm chính của LEGRAND  Thiết bị đóng ngắt mạch điện: Công tắc, ổ cắm, cầu dao, nút nhấn… ( điều khiên trực tiếp hoặc từ xa ). Hiện Legrand đã đưa vào thị trường việt nam hơn 10 dải sản phẩn công tắc, ổ cắm khác nhau, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng, sự hài hòa với nội thất cũng như khả năng tài chính.  Thiết bị bảo vệ mạch điện : cầu dao tự động ( attomat), cầu dao chống giật, cầu chì, bộ chống xung điện áp…( MCCB từ 1A đến 125A, MCCB từ 16A đến 1600 A, ACB từ 800 A đến 6300 A)  Các loại tủ điện, từ tủ phân phối tổng đến tủ phân phối trong phòng, tủ chống thấm , tủ bằng inox…  Thiết bị an toàn và an ninh: chuông cửa, video phone, thiết bị báo trộm, báo cháy, báo ngập nước, báo rò ga…  Thiết bị điều khiển và phối hợp chiếu sang : chiết áp từ 60W– 500 W được sử dụng nhiều tại các khu vực cấn ánh sang thích hợp như hội trường đại sảnh, restaurant, bar…  Các loại đèn chuyên dụng: đèn chống thấm, đèn chiếu sáng sự cố, đèn Exit, đèn báo độ cao, đèn xách tay… 10
  11.  Thiết bị tự động hóa, tiết kiệm năng lượng, bộ chuyển nguồn tự động ( ATS), công tắc lập trình theo thời gian.( lập trình theo ngày, tuần, năm ), công tắc thẻ chìa khóa, công tắc tự động dingsensor hồng ngoại, công tắc cảm quang. Thiết bị cho một “ ngôi nhà thông minh.”  Thiết bị chuyên dụng cho việc kết nối máy tính trong các văn phòng hiện đại, từ máng đi dây kỹ thuật, sàn giả, hộp âm sàn đến các loại ổ cắm điện thoại, TV, ổ cắm truyền dữ liệu, switch, hub, cáp quang…  Thiết bị điện chuyên dụng cho bệnh viện: đèn báo tín hiệu phòng nổ, nút nhần gọi y tá trực, máng kỹ thuật đầu giường bệnh nhân…  Cung cấp MCB, MCCB, ACB, RCCB cho các nhà cao tầng, nhà máy, khu công nghiệp dân cư…  Cung cấp tủ phân phối điện, hộp nối dây, công tắc, ổ cắm, bộ điều chỉnh quạt và các đèn, chuông, hộp nối dây, tủ phân phối điện…  Hệ thống báo cháy, báo khói, đèn Emergency, Exit, chống thấm.. 3.2 Các sản phẩm chính của GE ( General Electric company ) GE ELECTRICAL là một tập đoàn sản xuất dịch vụ công nghệ đa ngành, GE có hệ thống hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, bao gồm 250 nhà máy ở 25 nước với số lượng nhân lực lên tới 340.000 người. GE luôn trong tốp đầu được đánh giá và bình chọn là doanh nghiệp có tên tuổi lớn trên thế giới bởi các tạp chí : “ Forutune Magazine, Business Week, Forber… với các dòng sản phẩm chính như: 1. MCB,MCCB, ACB, RCCB các thiết bị và phụ kiện điều khiển điện năng… 2. các phụ kiện mở rộng, tủ, bảng phân phối điện… 3. các sản phẩm về công nghiệp MCCB… 4. thiết bị tự động hóa và điều khiển: Contactor và Rơle bảo vệ… 5. tủ điện công nghiệp và các thiết bị khác, máy biến áp, thanh dẫn ( Busway), phần mềm thiết kế hệ thống điện… 3.3 Các sản phẩm của ELECTRICAL GROUP : EGS ELECTRICAL là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các loại thiết bị điện đặc biệt dùng trong những vùng có nguy cơ cháy nổ cao được sử dụng rộng rãi trong các công trình công nghiệp, đặc biệt trong các ngành công nghiệp hóa dầu và các công nghiệp dệt may, với các thương hiệu nổi tiếng như ATX, APPLETON, OZ/GEDNE Là các sản phẩm chính được EGS ELECTRICAL đưa vào thị trường việt nam: 1. các loại đèn chống cháy nổ sử dụng bong huỳnh quang, sợi đốt, cao áp thủy ngân : Metal halide; Sodium… 2. đèn chiếu sáng sự cố, đèn Exit, đèn xách tay chống cháy nổ cao 3. các loại tủ phân phối điện, tủ điều khiển, hộp dây nối chống cháy nổ 4. các loại công tắc, ổ cắm, nút nhấn chống cháy nổ 5. ốc xiết cáp, giăng cách điện chống cháy nổ 11
  12. PHẦN 2 : THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN ĐỀ 1 : Công tác MARKETING của doanh nghiệp 1, Vai trò, nhiệm vụ Marketing 1.1 Marketing là gì? Marketing là một dạng hoạt động của con người mang tính chất chủ động tác động vào một đối tượng cụ thể nhằm đạt được những nhu cầu và ước muốn của họ thông qua trao đổi. 1.2 Quan điểm kinh doanh theo cách thức Marketing. Nền kinh tế đang phát triển cùng với dòng chảy của xã hội. Trong bối cảnh Cung và Cầu đều biến đổi cả về chất và lượng, người tiêu dùng gia tăng cả về sự hiểu biết và sức mua. Cung ứng đặc biệt cạnh tranh găy gắt làm cho người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội cho việc mua sắm tiêu dùng, tương quan về quyền thương lượng giữa những người mua và người bán thay đổi. Mỗi một hàng hóa, sản phẩm đều có hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị trường. Mặt khác người tiêu dùng chỉ ưa chuộng những sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Bởi vậy, việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng được coi là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động chính của mỗi doanh nghiệp là các quyết định kinh doanh phải đi từ ngoài vào trong tức là mọi quyết định kinh doanh phải xuất phát từ thị trường. Doanh nghiệp phải đề cao khẩu hiệu chỉ bán những gì thị trường cần chứ không bán những gì doanh nghiệp có. Hoạt động marketing đặc biệt được coi trọng doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu, ước muốn của người tiêu dùng sau đó lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có khả năng cung ứng và cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh phải phối hợp với các chữ P trong marketing - mix ( Product, Price, Place, Promotion ) phải biết thích nghi với sự biến đổi của môi trường. Nhu cầu tự nhiên là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu tất nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng. Mong muốn là một dạng nhu cầu tồn tại dưới hình thức cụ thể là nhu cầu có dạng đặc thù tương ứng với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của mỗi người, là khát khao ham muốn có được những thứ cụ thể để thỏa mãn nhu cầu. Thị trường của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ khách hàng hiện có và khách hàng sẽ có của doanh nghiệp những người có cùng nhu cầu và ước muốn. Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp đồng thời khách hàng là người quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Khách hàng luôn là điểm xuất phát đồng thời cũng là điểm kết thúc của doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Mức độ hiểu biết về khách hàng sẽ quyết định khả năng tìm kiếm, duy trì và phát triển thị trường của doanh nghiệp khi họ phải đối mặt với hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp khác và sự thay đổi trong chính khách hàng. 12
  13. Nghiên cứu hành vi khách hàng là nội dung chủ yếu trong bước đầu tiên của tiến trình quản trị marketing giúp cho các doanh nghiệp có thể phân tích những cơ hội và nắm bắt những cơ hội Marketing đó. Việc nghiên cứu hành vi khách hàng còn giúp cho các nhà quản trị Marketing có thể trả lời được 6 câu hỏi :  Ai là khách hàng của doanh nghiệp ?  Họ có nhu cầu và ước muốn gì về sản phẩm và dịch vụ?  Họ mua cái gì ?  Tại sao họ mua hay không mua sản phẩm của doanh nghiệp ?  Những ai tham gia vào quá trình mua của họ ?  Họ mua như thế nào ? 1.3 Vai trò của bộ phận Marketing trong hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp Bộ phận Marketing được thừa nhận như một triết lý kinh doanh không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Marketing ra đời làm cho cung hiểu được cầu, làm cho cung ăn khớp với cầu và làm giảm bớt những cách li về không gian, về thời gian và thông tin giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Marketing giữ vị trí trung gian có chức năng điều hòa và phối hợp với bộ phận khác trong doanh nghiệp cùng hướng vào khách hàng để giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu. 1.4 Nhiệm vụ của Marketing Tìm kiếm hoàn cảnh làm nảy sinh nhu cầu, bên cạnh đó tìm kiếm các kích thích Marketing phù hợp có khả năng khiêu gợi và thúc đẩy nhu cầu để trở thành ham muốn. Làm thế nào để sản phẩm của doanh nghiệp nằm trong bộ sưu tập mà người tiêu dùng có được sau giai đoạn tìm kiếm thông tin.:  Xác định mục đích tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng  Những loại thông tin mà người tiêu dùng muốn biết và những thông tin giá trị khiến họ quan tâm và lựa chọn sản phẩm  Xác định những kênh thông tin mà khách hàng thường tiếp cận để thu thập thông tin  Xây dựng và thiết kết các chương trình truyền thông đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Phải nghiên cứu và xác định về những thông tin mà người tiêu dùng sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm, cách thức mà họ phân tích các thông tin đã thu thập được, mặt khác phải so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh theo quan điểm và những tiêu chuẩn mà người tiêu dùng lựa chọn Thiết kết các chương trình marketing đáp ứng các tiêu chuẩn mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng cạnh tranh Làm truyền thông để tạo nhận thức cho người tiêu dùng theo hướng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp là cách lựa chọn đúng đắn nhất của bạn Phát hiện ra yếu tố cản trở quyết định mua của người tiêu dùng Xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố tới quyết định mua của họ Tìm giải pháp xử lý có hiệu quả 2, Lựa chọn thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường Đo lường và dự báo cầu – một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của nghiên cứu Marketing. Đo lường và dự báo chính xác về cầu không chỉ phục vụ cho chức năng quản trị marketing, mà mọi hoạt động kinh doanh đều phải dựa trên những tiên 13
  14. đoán về quy mô, xu hướng biến đổi về cầu thị trường: lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự… với marketing, một thị trường hâp dẫn phải được ước tính cẩn thận cả quy mô hiện tại lẫn tương lai của nó. 2.1 Tầm quan trọng của lựa chọn thị trường mục tiêu Khách hàng : Một tổng thể thì luôn bao gồm số lượng khách hàng lớn với những nhu cầu và mong muốn đa dạng phong phú và nguồn lực của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu và ước muốn của khách hàng tiềm năng. Đối thủ cạnh tranh : khi kinh doanh trên thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để duy trì và phát triển khách hàng, lựa chọn thị trường mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu số lượng đối thủ cạnh tranh Công ty : không có một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng và có khả năng cạnh tranh với mọi đối thủ. Vậy lựa chọn thị trường mục tiêu giúp cho doanh nghiệp tìm được một đoạn thị trường vừa sức phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp * Bản chất:  Tìm kiếm cho doanh nghiệp một thị trường hiệu quả trên tổng thể  Xây dựng cho doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp chiến lược marketing có tính khả thi tạo dựng được những hình ảnh có giá trị tốt có khả năng lôi kéo và thu hút khách hàng, khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Vì vậy để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần, từng doanh nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Những đoạn thị trường như vậy sẽ được doanh nghiệp chọn làm thị trường mục tiêu hay thị trường trọng điểm. Lộ trình làm marketing như thế hướng đến một khái niệm gọi là marketing mục tiêu. * Thực hiện Marketing mục tiêu phải trải qua 3 bước: ( STP ) Bước 1 : Phân đoạn thị trường Bước 2 : Lựa chọn thị trường mục tiêu Bước 3 : Định vị thị trường 14
  15. Hình 2.1 Những bước cơ bản của tiến trình STP Phân đoạn thị Chọn thị trường mục Định vị thị trường trường tiêu ( Marketing ( segmentation) (Marketing targeting positioning) Xác định các cơ sở Đánh giá mức độ hấp Xây dựng khái niệm căn cứ phân đoạn và dẫn của từng đoạn thị định vị và lựa chọn vị tiến hành phân đoạn trường thế trên thị trường thị trường Chọn thị trường mục mục tiêu Nhận dạng đặc điểm tiêu Xây dựng chương của từng đoạn thị trình marketing – mix trường đã được xác phục vụ chiến lược định định vị 2.2 Phân đoạn thị trường * Phân đoạn thị trường là hoạt động chia cắt thị trường tổng thể thành các đoạn thị trường nhỏ hơn dựa trên sự khác biệt về nhu cầu ước muốn hay đặc điểm hành vi của khách hàng * Đoạn thị trường là một bộ phận của thị trường tổng thể một nhóm khách hàng có cùng nhu cầu và ước muốn hoặc có cùng đặc điểm về hành vi về những đòi hỏi và phản ứng giống nhau với cùng một chương trình Marketing – Mix Những khách hàng trong cùng một đoạn sẽ có những đặc tính chung ( nhu cầu, ước muốn, thói quen mua hàng, sức mua )hoặc phản ứng giống nhau trước cùng một kích thích Marketing. Phải có những chương trình marketing riêng cho mỗi đoạn thị trường đó. * Có 4 tiêu thức của phân đoạn thị trường:  Địa lý  Nhân khẩu học  Tâm lý  Đặc điểm hành vi Trong 4 nhóm tiêu thức thì “ nhân khẩu học” là tiêu thức phổ biến nhất để phân đoạn thị trường. Các tiêu thức trong nhân khẩu học rất dễ tìm kiếm và đo lường được. Mặt khác nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố trong nhân khẩu học. 2.3 Thị trường mục tiêu * Thị trường mục tiêu là một hoặc một vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn tập trung nỗ lực marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và đạt được muc tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Để có được quyết định xác đáng về các đoạn thị trường được lựa chọn, người làm marketing cần thực hiện hai nhóm công việc chủ yếu:  Thứ nhất : đánh giá sức hấp dẫn của đoạn thị trường  Thứ hai: lựa chọn thị trường mục tiêu Khi đánh giá các đoạn thị trường người ta dựa vào 3 tiêu chuẩn cơ bản : 15
  16. 2.3.1 Quy mô mức tăng trưởng của đoạn thị trường Một đoạn thị trường được coi là hiệu quả nếu nó có đủ tầm cỡ để bù đắp lại những nỗ lực marketing không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định đúng đắn quy mô và khả năng tăng trưởng luôn được coi là vấn đề đầu tiên khi lựa chọn thị trường mục tiêu. 2.3.2 Mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường Nền kinh tế phát triển, mỗi doanh nghiệp không chỉ có một hay hai đối thủ cạnh tranh, họ thường xuyên phải đối phó với các áp lực của cạnh tranh và sự đòi hỏi của khách hàng. 5 lực lượng cạnh tranh quyết định mức độ hấp dẫn nội tại về khả năng sinh lời của một thị trường hay một đoạn thị trường. Sơ đồ 2.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Đe dọa từ sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sức ép từ phía nhà Cạnh tranh giữa các Sức ép từ phía khách cung cấp hãng trong ngành hàng Đe dọa của hàng thay thế Một đoạn thị trương có thể có quy mô và tốc độ tăng trưởng như mong muốn nhưng vẫn không hấp dẫn nếu cạnh tranh trong đoạn đó quá gay gắt hoặc quyền thương lượng của các nhóm khách hàng và các lực lượng khách là quá cao.Vì vậy doanh nghiệp phải luôn thay đổi, luôn hoàn thiện mình để phù hợp với thị trường, phù hợp với người tiêu dùng. 2.3.3 Mức độ phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp Những đoạn thị trường hấpdẫn không hẳn là những đoạn thị trường có quy mô lớn hay tốc độ tăng trưởng cao điều quan trọng là doanh nghiệp ở đó có tương lai Nếu doanh nghiệp cứ theo đuổi sức hấp dẫn của các đoạn thị trường vượt quá khả năng và mục tiêu của mình, nguồn lực của doanh nghiệp sẽ bị phân tán , không tập trung cho các mục tiêu chiến lược – các mục tiêu dài hạn, quyết định sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. 16
  17. Nguồn lực cần thiết để khai thác được các cơ hội thị trường gồm : tài chính, nhân sự, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng marketing..Mặt khác nó cũng phải nhìn nhận trong trạng thái biến đổi và trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh. Khi đánh giá, phân tích mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp, cần nhìn nhận vấn đề trong trạng thái động, linh hoạt cùng với sự biến động của môi trường kinh doanh. 3. Chiến lược định vị 3.1 Khái niệm Chiến lược định vị là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. 3.2 Bản chất Giúp khách hàng phân biệt được sự khác biệt của các sản phẩm cung ứng trên thị trường Giúp cho doanh nghiệp tạo dựng một hình ảnh có giá trị đi vào trong nhận thức của khách hàng và chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trên thị trường mục tiêu. 3.3 Trọng tâm chiến lược định vị Để có được một chiến lược định vị trở nên sắc bén người làm marketing cần tập trung nỗ lực vào một số hoạt động chính sau đây : - Tạo dựng một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp muốn khắc họa trong tâm trí khách hàng. Một hình ảnh cụ thể là tập hợp những ấn tượng những cảm xúc mà doanh nghiệp muốn có khi khách hàng tiếp cận sản phẩm và thương hiệu của họ. Nó là tập hợp các yếu tố có những đặc tính riêng định hướng được nhận thức và hoạt động của khách hàng về một mục tiêu hay lợi ích nào đó để thiết kế được hình ảnh gây ấn tượng với khách hàng thì doanh nghiệp phải tìm được mối liên hệ giữa nhu cầu và ước muốn thầm kín của khách hàng với đặc tính độc đáo của sản phẩm và thương hiệu - Lựa chọn vị thế cho sản phẩm và thương hiệu trên thị trường mục tiêu Là sự nhìn nhận đánh giá của khách hàng và thái độ của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp khi họ tiếp cận với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nó quyết định tầm cỡ và thị phần mà doanh nghiệp nắm giữ. * Có 2 cách lựa chọn vị thế cho sản phẩm của doanh nghiệp Chọn vị trí bên cạnh đối thủ cạnh tranh Lựa chọn vị thế chưa có đối thủ cạnh tranh - Tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm và thương hiệu Có 4 công cụ tạo ra sự khác biệt  Tạo ra sự khác biệt về vật chất : cho sản phẩm và thương hiệu thông qua: chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã Vấn đề quan trọng bậc nhất khi sử dụng nhóm công cụ này là marketing chỉ nên lựa chọn đầu tư vào những yếu tố có khả năng cống hiến cho khách hàng mục tiêu những lợi ích mà họ mong đợi từ những đặc tính khác biệt mà nó tạo ra. Nếu không những đặc tính khác biệt của sản phẩm sẽ trở thành không có giá trị, không được khách hàng thừa nhận không gây được sự ưa chuộng của khách hàng.  Tạo ra sự khác biệt cho dịch vụ Là việc các doanh nghiệp xây dựng phong cách riêng về giao hàng lắp đặt, tư vấn, bảo dưỡng miễn phí. Công cụ này thường được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh những sản phẩm có đặc tính và tính chất đồng nhất hoặc tiêu chuẩn hóa cao.  Tạo điểm khác biệt về nhân sự 17
  18. Là doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong năng lực giao tiếp thái độ phong cách, ngoại hình của đội ngũ nhân sự. Công cụ này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ  Tạo sự khác biệt về hình ảnh Việc tạo ra sự khác biệt về hình ảnh đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung nỗ lực vào hoạt động thiết kế, lựa chọn được những hình ảnh tạo ra được nét đặc trưng cho sản phẩm, cho doanh nghiệp. Đồng thời nó phải truyền đạt được thông tin độc đáo tạo nên những nét chính của sản phẩm và vị trí của nó tới khách hàng mục tiêu. Chỉ có vậy, hình ảnh mới có ý nghĩa “nhận dạng”. - Lựa chọn và khuyêch trương các điểm khác biệt Một hình ảnh được định vị, được thiết kế chỉ đảm bảo một nửa của sự thành công chúng cần được truyền tải tới công chúng. Tuy nhiên để gây được ấn tượng với khách hàng doanh nghiệp cần lựa chọn những tính chất nổi trội, đặc điểm riêng rõ nét nhất của sản phẩm truyền thông, nội dung và hình thức ủa truyền thông phải thể hiện tính nhất quán có thể hỗ trợ và phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Sau khi xác định rõ thị trường mục tiêu của mình là gì. Đã chuẩn bị cho mình chiến lược định vi. Công ty Kỹ thuật điện Việt Pháp đã vận dụng cho công ty của mình. Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là cung cấp thiết bị điện cao cấp cho các tòa nhà, các văn phòng làm việc, các khách sạn cao cấp cho đến những thiết bị điện dùng cho gia đình với mong muốn mang lại cho khách hàng một không gian mới mẻ, hiện đại. Với một mục đích lâu dài công ty Việt Pháp muốn khắc họa trong tâm trí khách hàng một hình ảnh đặc biệt,một phong cách thời đại một phong cách Tây Âu người ta sẽ nghĩ ngay đến Việt Pháp. Trong thời đại nền kinh tế phát triển như vũ bão thì dù bạn có kỳ kinh doanh mặt hàng nào cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh bởi nếu nhận thấy được tiềm năng kinh tế thì người ta sẽ đầu tư kinh doanh. Vậy nên càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì mỗi công ty ngày nay đều sẽ đặt cho mình những mục tiêu, cái đích phải đạt tới và ngày càng phải cải thiện sản phẩm của mình không chỉ số lượng, chất lượng mẫu mã hình dáng, kích thước mà quan trọng hơn cả là nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Để từ đó có hướng đi đúng đắn, đưa ra sản phẩm phù hợp với khách hàng và mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty. Chính vì vậy Công ty Việt Pháp đã đưa ra một số chính sách cho công ty mình nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng đó là chính sách Marketing Mix. Hiện nay có nhiều công ty sử dụng hệ thống Marketing mix để tác động vào khách hàng theo nhiều hướng không chỉ có Công ty Kỹ thuật điện Việt Pháp mà hầu hết các doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới đang sử dụng nó hàng ngày để chinh phục khách hàng: 4. Các chiến lược Marketing - Mix 4.1 Chính sách sản phẩm ( Product ) Là nhà phân phối chính thức của 3 tập đoàn chuyên cung cấp thiết bị điện hàng đầu thế giới, Công ty Việt Pháp đang tạo đà phát triển và phát huy được lợi thế của mình, một trong những thế mạnh của Công ty hiện nay là chuyên cung cấp thiết bị điện, hộp âm sàn cho các tòa nhà Văn phòng làm việc, các khách sạn cao cấp…trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty đưa tới tay khách hàng những sản phẩm có chất lượng được khẳng định trên toàn thế giới, tạo niềm tin trong lòng khách hàng bằng chất lượng sản phẩm được minh chứng qua những công trình đã và đang thi công 18
  19. Với mục tiêu giao hàng đúng số lượng, chất lượng tại công trình ,chính sách bảo hành sản phẩm sau bán hàng được công ty chú trọng . Với đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đảm bảo dịch vụ nhanh chóng , tạo nên sự tín nhiệm và lòng tin ở khách hàng về sản phẩm của công ty . Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là tập trung cung cấp và đặt thiết bị điện chuyên dụng cho nhiều công trình từ nhà dân, văn phòng, chung cư cao cấp đến các khách sạn sang trọng. 4.2 Chính sách giá ( Price ) Giá cả là yếu tố duy nhất trong marketing tạo ra doanh thu, các yếu tố khác thì tạo ra giá thành. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không sử lý tốt quá trình định giá. Những sai lầm chủ yếu là việc định giá hướng quá nhiều vào chi phí, ít thay đổi giá cho phù hợp với biến đổi của thị trường, giá cả được đưa ra một cách độc lập với những yếu tố khác trong marketing- mix, thay vì phải xem nó như một yếu tố nội tại trong định vị thị trường Giá cả mà doanh nghiệp định ra sẽ nằm trong khoảng nào đó giữa một đầu là giá quá thấp để tạo ra một mức lợi nhuận và đầu kia là giá quá cao để có thể tạo nên bất kì mức cầu nào. Chi phí đơn vị sản phẩm (giá thành) tạo nên mức giá sàn, còn nhu cầu và cảm nhận đánh giá của người tiêu dung tạo nên mức giá trần. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh. Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới định giá Giá sàn Giá Giá đối thủ Cảm nhận Giá trần Thành cạnh tranh Giá của (không có lợi nhuận) Khách hàng (không thể có n/c) Công ty định giá dựa theo 2 phương pháp chủ yếu là dựa vào cảm nhận của người mua và định giá theo đối thủ cạnh tranh. Công ty xem nhận thức của người mua về giá trị làm cơ sở để định giá chứ không phải chi phí là cơ sở củ việc định giá. Công ty xây dựng sản phẩm cho thị trường mục tiêu với mức chất lượng và giá cả dự kiến. Trên cơ sở đó mà tính mức chi phí tương ứng với mức doanh số bán dự kiến. Thêm vào đó Công ty cũng phải căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh giá sản phẩm của Công ty không dược quá cao hay quá thấp so Với những Công ty có cùng loại sản phẩm, cùng thị trường và có điều kiện tương tự. 4.3 Chính Sách phân phối ( Place) Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Điện Việt Pháp là nhà phân phối các sản phẩm của LEGRAND , GE , EGS ELECTRICAL GROUP được ủy quyền phân phối trên toàn quốc . Công ty phân phối sản phẩm trực tiếp tới khách hàng mục tiêu hoặc xuất khẩu thông qua bất kỳ trung gian nào vì vậy công ty sử dụng kênh phân phối dọc là một mạng lưới kế hoạch tập trung và quản lý có nghiệp vụ chuyên môn, kiểm soát hành vi của kênh và loại trừ mâu thuẫn phát sinh Hình 2.4 Kênh phân phối sản phẩm của công ty 19
  20. Khách hàng Công ty Các cửa hàng Khách hàng Phòng xuất Khách hàng khẩu 4.4 Chính sách xúc tiến bán hàng ( Promotion) Ngoài việc triển khai một sản phẩm tốt, định giá hấp dẫn và đưa được đến khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp còn phải truyền thông cho khách hàng của họ. Công ty cũng nắm bắt được điều đó và triển khai rất nhiều hoạt động truyền thông, cụ thể như sau:  Marketing trực tiếp: Catalog, gửi thư, qua điện thoại, qua email, web site…  Bán hàng trực tiếp: khách hàng có thể mua sản phẩm trực tiếp tại công ty, với bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ hướng dẫn cụ thể về sản phẩm để khách hàng có lựa chọn đúng đắn nhất hoặc có thể đặt mua sản phẩm qua điện thoại, mail… công ty sẽ có bộ phận cung cấp tận nơi cho khách hàng. 5. Công tác thu thập thông tin Marketing của doanh nghiệp 5.1 Thu thập thông tin thị trường Công ty sử dụng hai nguồn thông tin là: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp, thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn trong hồ sơ của Công ty, rất tiện theo dõi. Tuy nhiên khi mà những thông tin cần thiết không thể có được từ các thông tin thứ cấp công ty sẽ phải tiến hành nghiên cứu các thông tin sơ cấp, quyết định nghiên cứu thông tin sơ cấp luôn được đưa ra một cách thận trọng để hạn chế thời gian và chi phí. Thu thập thông tin về các sản phẩm mới được phát triển có thể dùng thay thế cho sản phẩm của Công ty qua đó có thể chủ động đề ra biện pháp để đối phó với những biến động bất ngờ trên thị trường. Thu thập thông tin về chính sách nhà nước như dự kiến phân bổ ngân sách nhà nước thuế xuất nhập khẩu, và các thoả thuận cấp nhà nước có liên quan đến thị trường, .. . Qua đó có thể dự đoán thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình . Thu thập thông tin về hoạt động của các đối tác, khách hàng tiềm năng. Qua đó giúp Công ty đưa ra những quyết định đúng đắn và ngăn ngừa rủi ro ... Thu thập thông tin về thị trường có thể phát triển sản phẩm, những thị trường có khả năng phát triển được sản phẩm và những thị trường có tiềm năng thì công ty sẽ chú trọng đầu tư đặc biệt những khu đô thị, thành phố… 5.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường cũng chính là nhu cầu của người tiêu dùng. Nhu cầu luôn thay đổi theo thời gian vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng thay đổi mình, hoàn thiện mình để phù hợp với những thay đổi đó. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2