intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt

Chia sẻ: Thien Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

641
lượt xem
115
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với tiềm năng sẵn có, nghề nuôi cá nước ngọt đang là một ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta hiện nay. Hằng năm, NTTS nước ngọt cung cấp một lượng lớn về sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu của con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt

  1. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt LỜI CẢM ƠN Sau 5 tuần tham gia thực tập tại TRUNG TÂM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT CẤP 1 – CƯ CHÁNH / TP HUẾ. Dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của BQL và các anh chị kĩ sư, bản thân em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về việc vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào quá trình thực hành sản xuất ở trại. Thông qua đó đã giúp em nắm bắt được một số quy trình trong sản xuất giống cá nước ngọt như: khâu cải tạo ao, tuyển chọn cá bố mẹ, cho cá đẻ, quy trình ấp trứng ,quy trình ương giống... Trong thời gian thực tập tại trung tâm các anh chị kĩ sư đã tạo nhiều điều kiện cho em và các bạn được tham gia vào các hoạt động sản xuất của trại. Qua đó có thể cũng cố các kiến thức cơ sở và tích lũy một số kinh nghiệm để làm hành trang cho bản thân khi ra nghề sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến BQL và các anh chị kĩ sư đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình này Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  2. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt PHẦN I : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU KĨ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRẮM CỎ MỞ ĐẦU Với tiềm năng sẵn có, nghề nuôi cá nước ngọt đang là một ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta hiện nay. Hằng năm, NTTS nước ngọt cung cấp một lượng lớn về sản lượng thủy sản đáp ứng nhu c ầu của con người. Hiện nay cá nước ngọt được nuôi rộng rãi, nhiều hình thức với quy mô lớn.Các đối tượng nuôi ngày càng phong phú với hiệu quả kinh tế cao.Khoa học ngày càng phát triển, nhiều loài cá nước ngọt (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép,…) đã được nghiên cứu và cho sinh s ản nhân tạo thành công.Trung tâm giống cá nước ngọt cấp I tại Cư Chánh, Hương Thu ỷ, Thừa Thiên Huế cũng đã nghiên cứu và sản xuất thành công một số đối tượng cá chép, cá trắm cỏ, cá rô phi ...Qua thời gian thực tập ,bản thân thấy loài cá trắm đang được thị trường ưa chuộng và được tiêu thụ với sản lượng lớn đòi hỏi lượng cá giống đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các trại nuôi.Với ý nghĩa thực tiễn đó,em đã tiến hành lựa chọn nghiên cứu kĩ thuật sản xuất cá trắm cỏ.Đó là lý do em làm chuyên đề này. Chuyên đề nhằm hệ thống lại các kĩ thuật cơ bản để tiến hành sinh s ản nhân tạo cá trắm từ khâu chuẩn bị hệ thống công trình ,công tác v ệ sinh,chuẩn bị nước ,nuôi vỗ cá bố mẹ ... cho đến khâu đóng gói và đem Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  3. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt bán.Đồng thời giúp hoàn thiện các kĩ năng nghiệp vụ cơ bản của quy trình sản xuất giống cá trắm cỏ. CHƯƠNG I :ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Địa điểm,thời gian và đối tượng nghiên cứu Địa điểm : Trung tâm giống cá nước ngọt cấp I tại Cư Chánh, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế Thời gian : 5 tuần từ ngày 29/3 đến ngày 2/5 Đối tượng nghiên cứu : Cá trắm cỏ(Ctenopharyngodon idellus) Sơ đồ nội dung nghiên cứu 1.1 Chọn cá bố mẹ Nuôi vỗ, cho đẻ Kiểm tra tỷ lệ thành thục, tỷ lệ đẻ Theo giỏi các yếu tố ảnh hưởng Thu trứng Xác định tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ Âp trứng ́ nở Xác định tỷ lệ sống Ương nuôi cá bột lên cá hương Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạnuôi cá hương lên cá Ương t Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49 giống
  4. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt Xác định tỷ lệ sống Thu hoạch và đóng gói Rút ra kết luận, kiến nghị Phương pháp thu thập số liệu 1.2 1.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp -Trực tiếp tham gia sản xuất, tiến hành theo dõi, thu thập số liệu về một số yếu tố môi trường và đề xuất nâng cao hiệu quả trong sản xuất cá giống qua việc xác định được chủ tiêu kỷ thuật, kinh tế. - Tin trực tiếp từ các cán bộ kỹ thuật như anh Dũng, anh Hiệp, chị Ánh, chị Hữu… 1.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu qua tài liệu tham khảo, qua các báo cáo khoa học, thu thập số liệu qua cán bộ kỷ thuật, kỷ sư, về nuôi vỗ cá bố mẹ, điều kiện tự nhiên, khí hậu tại cơ sở nghiên cứu, báo cáo tổng kết và sổ ghi 1.2.3. Thu thập số liệu yếu tố môi trường Chỉ tiêu Dụng cụ Độ chính xác Thời gian đo Nhiệt độ Nhiệt kế bách 0,1 6h và 14h phân CO32- Tét base (Nasa 10 6h và 17h Thái lan) pH Test pH (Nasa 0,3 6h và 17h Thái Lan) NH3 Test Amoniac 0,1 6h và 17h (Nasa Thái Lan) Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  5. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt 1.3 .Phương pháp bố trí thí nghiệm vá xác định các chỉ số kỹ thuật Dụng cụ thí nghiệm - Cá bố mẹ nuôi đã thành thục - Giai ương cá hương - Giai dùng cho cá rô phi để được cấu tạo bằng sợi lưới cước mắt mau, hình khối chủ nhật có 4 mặt, một đáy kích thước 8*5*1.5m, mắt lưới 1m. - Vợt thu trứng. - Dây và cọc để đóng giai. - Xô, chậu , bao nilong. - Thức ăn 1.4 Phương pháp xác định các tỷ lệ trong quá trình sản xuất giống 1.4.1 Phương pháp xác định tỷ lệ cá mẹ tham gia sinh sản (Rb) A Rb (%) = 100 B Rb: Tỷ lệ cá tham gia sinh sản A: Số lượng cá đẻ B: Số lượng cá mẹ có trong giai 1.4.2 Phương pháp xác định tỷ lệ thụ tinh (Rt) Sau khi trứng được thụ tinh bằng cách quan sát trứng, khi thấy có điểm đen là trứng đã thụ tinh. Đ Rt (%) = 100 T Rt: tỷ lệ thụ tinh Đ: Trứng được thụ tinh T: Tổng số trứng thu được 1.4.3 Phương pháp xác định tỷ lệ nở (Rh) F Rh (%) = 100 E Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  6. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt Rh: Tỷ lệ nở F: Số lượng cá bột E: Số lượng trứng 1.4.4 Phương pháp xác định tỷ lệ sống (Rs) F2 Rs (%) = F 100 1 Rs: Tỷ lệ sống F1 : Số lượng cá giai đoạn trước F2 : Số lượng cá giai đoạn sau Phương pháp sử lý số liệu 1.5 + Tất cả số liệu được theo dõi và ghi nhận sau đó đưa ra xử lý thống kê với sự trợ giúp của phần mềm hỗ trợ Excel. + Thông số giá trị trung bình: Mean ± Standard Erort 1k X = ∑ Xìfi n1 S Se = n Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  7. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Hệ thống công trình và cơ sở vật chất của trung tâm sản xuất giống Trung tâm có một bộ máy quản lý đầy đủ mọi thành phần của một cơ quan, có phòng chứa 1 bể đẻ ( cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè…),có 4 b ể ấp trứng cá, có phòng ấp trứng cá rô phi,và hệ thống cấp nước đầy đủ t ừ h ồ Thuỷ Tiên(Hương Thuỷ)… Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  8. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt Nguồn nước được lấy trực tiếp từ hồ chứa nước Thủy Tiên, luôn cung cấp nước cho trung tâm giống quanh năm.Nguồn nước luôn đảm bảo chất lượng không có mầm bệnh, độc tố gây hại cho cá *Sơ đồ hệ thống ao ương-nuôi ,bể đẻ, phòng ấp trứng…của trung tâm: AO AO AO AO AO F5 F4 F3 F2 F1 Mươg văn thoát nước 3 phòng A0 A0 A0 AO AO E5 E4 E3 E2 E1 AO Đườngvà AO AO AO AO A0 AO D2- AO D9 D8 D7 D6 D5 D4 3 D1 o Mương HỒ thoát XỬ nước 2 LÝ AO AO AO AO AO AO AO C6 C5 C4 C3 C2 C1 A6 Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  9. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt Mương thoát nước 1 Bể Nhà đẻ- ấp Bể ấp trứng AO AO AO AO Cá rô AO B4 B3 B2 B1 phi H1 AO B5 AO AO A7 A6 AO A5 AO AO AO A4 A1 H2 AO AO A3 A2 2.2. Nuôi vỗ cá trắm cỏ bố mẹ 2.2.1. Điều kiện ao nuôi vỗ: *Khi chọn ao nuôi vỗ cá bố mẹ cần chú ý một số điều kiện sau: -Cần chọn vị trí ao nuôi vỗ là một nơi có nguồn nước d ồi dào, ao ph ải gần nơi cho đẻ để cá không bị mệt khi vận chuyển xa,là nơi thoáng mát yên tĩnh và giao thông thuận lợi, sạch sẽ và có hệ thống kênh mương thoát nước cấp nước đầy đủ thuận tiện -Diện tích ao không quá lớn hay quá nhỏ, cá trắm cỏ là lo ại đòi h ỏi lượng oxy hoà tan trong nước cao(> 3mg 02/l) ,do kích thước cá lớn nên diện tích ao nuôi vỗ cá trắm cỏ bố mẹ tương đối cao 1000-2500m 2( ao D2- 3 lên tới 3000-3500 m ) 2 -Độ sâu từ 1.8-2m nhưng trong thực tế ở trung tâm độ sâu chỉ 1.5-1.6m. (Do cá ăn chủ yếu là thực vật thuỷ sinh và trên cạn nên không c ần gây màu nước, độ trong cao) -Đáy ao cần bằng phẳng, chất đáy là thịt pha cát và không nên để lượng bùn tích tụ quá nhiều ở đáy -Chất nước phải tốt không bị nhiễm phèn, không bị nhiễm độc, đ ộ PH nên vào khoảng 6.5-7.5 là phù hợp, hàm lượng oxy hoà tan trong nước cao > 3mg 02/l ,cần phải tạo dòng chảy nhẹ Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  10. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt 2.2.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ: Là công việc được tiến hành hàng năm giúp cải thiện ao nuôi vỗ góp phần quan trọng trong việc nuôi vỗ đạt hiệu quả. Công việc được chuẩn bị bao gồm - Làm cạn nước ao : sau đó tiến hành bắt và tiêu diệt nh ững địch hại, sinh vật trong ao - Vét bùn đáy ao: Do lượng mùn bã hữu cơ từ thức ăn, lượng phân bón phù sa lắng đọng … nên lượng bùn đáy nhiều nên việc vét bùn là công việc cần thiết .Cần tu sủa lại bờ ao và hệ thống ao - Bón vôi cho ao: Thường ở trung tâm người ta dùng vôi CaO để bón cho ao, tuỳ vào ao có bị nhiễm phèn và địch hại nhiều hay không mà bón với lượng thích hợp. Ở trung tâm người ta bón 100kg/ao ( nếu PH thấp có khi người ta bón 120-150 kg/ao). Ngoài ra người ta còn có th ể tẩy d ọn ao bằng cách khác như dùng hạt bánh chè, dùng kết h ợp h ạt bánh chè v ới vôi hay tẩy ao bằng clorua vôi - Cho nước vào ao với độ sâu phù hợp sau đó s ử d ụng các bó d ầm đ ể ở góc ao tạo màu nước : màu xanh lá chuối non là tốt nhất 2.2.3. Thả cá - Lựa chọn cá bố mẹ: Phải chọn những cá bố mẹ khác xa nhau về nguồn gốc nhằm tránh hiện tượng thoái hoá giống, Nên chọn những con có thân hình cân đối, vây vảy hoàn ch ỉnh, màu s ắc tươi sáng, không bị bệnh tật, mình thon đều, da bụng mềm. Không nên chọn những cá đã quá già vì khả năng sinh sản kém: Đ ối v ới cá đực nên chọn con 3-8 tuổi( 3-10kg), cá cái 3-8 tuổi ( 3-10kg) Ở trung tâm cá đạt kích thước tối đa là 5.7kg và vào khoảng 3-5 tuổi - Mật độ: Thường thả 20kg/100m2 .có thể thả ghép với các đối tượng khác như cá mè trắng nhưng ở trung tâm thì không thả ghép - Thời gian thả cá nuôi vỗ: Thường thả vào tháng 9-10 Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  11. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt 2.2.4. Chế độ nuôi vỗ - Qúa trình sinh trưởng và phát dục của cá trắm cỏ trong ao nuôi v ỗ ch ủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn do con người cung cấp.Thành ph ần, s ố lượng, chất lượng thức ăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cá + Thức ăn gồm 2 loại: .Thức ăn xanh : Gồm những thực vật mềm như: Ngô non, mạ non, cỏ non, bèo hoa dâu và các loại rau xanh… .Thức ăn tinh gồm : Đậu nành, bột cá, mầm thóc, bột ngô, cám g ạo, khô dầu lạc… - Các giai đoạn nuôi vỗ cá trắm cỏ: Qua tài liệu nghiên cứu thì quá trình nuôi vỗ loài cá này thông qua 3 giai đoạn là: Nuôi vỗ thoái hoá( không cho ăn hay giảm lượng thức ăn cho ăn để tuyến sinh d ục đồng đ ều), nuôi vỗ tích luỹ và nuôi vỗ thoái hoá. Nhung ở trung tâm người ta chỉ chia làm hai giai đoạn nuôi vỗ là: Nuôi vỗ tích luỹ và nuôi vỗ thoái hoá + Nuôi vỗ tích luỹ (tháng 11-12): Tạo điều kiện cho cá ăn tối đa làm cho ca đạt tích luỹ cao nhất về protein, lipid, gluxid, muối khoáng… Lượng thức ăn chủ yếu do con người cung cấp và thực hiện theo 4 định: Định thời gian, định số lượng, định chất lượng và định vị trí . Định thời gian: Tập tính cá trắm cỏ là thích ăn vào ban đêm nên hàng ngày vào chập tối nên cho thức ăn xanh và sáng sớm cho ăn thức ăn tinh . Định số lượng : Thức ăn tinh hang ngày(Đậu nành, bột bắp, mầm lúa) cho ăn 2-3% trọng lượng thân, thức ăn xanh( cỏ) 20- 40% trọng lượng thân . Định vị trí: Thức ăn tinh người ta cho vào khung đặt dưới mặt nước 50-80cm, thức ăn xanh cho vào khung nổi cố định ở một góc ao + Nuôi vỗ chuyển hoá( tháng 1-3) Trong giai đoạn này cơ thể cá đã tích luỹ đủ chất vì v ậy lúc này ng ười ta không cho ăn thức ăn tinh nữa chỉ cho ăn thức ăn xanh: cho 10-20% trọng lượng thân.Chú ý rằng trong giai đoạn này người ta tiến hành kích thích dòng nước( 5ngày /1lần) còn gần sinh sản thì 1ngày 1 lần 2.2.5. Chăm sóc quản lý - Kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh cho thích hợp - Kích thích dòng nước và theo dõi cá - Theo dõi tình hình bệnh tật của cá để xử lý - Theo dõi hàm lượng oxy hoà tan trong nước - Kiểm tra cho cá đẻ( thăm trứng, vuốt tinh…)vào cuối tháng 3, tháng 4 Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  12. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt 2.3. Cho cá trắm cỏ đẻ 2.3.1. Chọn cá cho đẻ và cách tiêm kích dục tố * Đối với cá cái: Chọn những con có hệ số thành thục vào khoảng 15- 20%.(Chú ý khi chọn cá tránh hiểu lầm lượng mỡ tích luỹ ở bụng mà tưởng nhầm là vòng bụng do trứng cá phát triển - Dùng que thăm trứng nếu thấy trứng có màu vàng xanh, to, tròn thì chọn cá vào cho đẻ( có thể nhìn vào hình dạng bên ngoài đẻ ch ọn cá nhưng không chính xác bằng thăm trứng) VUỐT TINH,THĂM TRỨNG Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  13. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt - Cách tiêm cá: Khác với cá đực cá cái tiêm hai liều kích dục t ố( lượng thuốc và liều dùng đã trình bày ở trên) Sau khi đã cân tổng trọng lượng cá người ta tính lượng thuốc để tiêm: Trung bình 5kg cá người ta sử dụng 1 lọ RLH A 3 và 2 viên domperidone, và cứ 1kg cá người ta tiêm 1ml thuốc lẫn nước( lượng nước bơm vào thuốc để hoà tan sau khi đã khấu hao 0.5ml do đọng lại trong lọ).Tiêm vào hai thời điểm cách nhau 4-5 giờ. Người ta tiêm liều 1 là 1/3 còn liều 2 là 2/3( trừ đi 1/5 lượng thuốc tiêm cho cá đực). D ưới đây là một vài ví d ụ v ề tiêm cá V í dụ 1 : Mã số cá Trọng lượng Liều tiêm(ml) cá(kg) 28 2.8 1.6 31 5 2.5 24 5 2.5 27 4.6 2.3 21 5.5 2.75 33 4 2 25 5.7 2.9 23 4.5 2.25 32 3.7 1.85 30 4.5 2.25 26 5 2.5 1 3.7 1.85 22 4.7 2.35 29 5.7 2.85 Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  14. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt tổng 64.4 32.45 Tổng số lọ RLH A3 là 13 , tổng số viên domperidone là 26 Lần 1 dùng 4LRH A3 + 8 domperidone Lần 2 dùng 9LRH A3 + 18 domperidone Dùng 32.45 ml nước + 0.5 là 32.95 ml nước để trộn thuốc PHA CHẾ THUỐC *Đối với cá đực: Chọn những con không có bệnh ngoài da,thân hình khoẻ mạnh, không xây sát, trọng lượng cá đực ít nhất phải bằng 70-80% trong lượng của cá cái. Sờ vào da cá hay vây ngực thấy nhám. Lật ngửa cá ra và dùng tay vu ốt nhẹ vào hai bên gần hậu môn nếu có tinh dịch màu trắng sửa chảy ra thì chọn -Cách tiêm cá: Cái đực chỉ cần tiêm một lần vào lúc tiêm lần th ứ hai c ủa cá cái Người ta cân tổng trọng lượng của cả cái và đực chia 1/3: 2/3 tiêm li ều 1/3 cho cá cái lúc tiêm lần 1.Còn liều lượng 2/3 thuốc ng ười ta l ấy 1/5 thuốc rồi tiêm cho cá đực(Ở trung tâm người ta lấy đồng loạt 1ml để tiêm cho cá đực) Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  15. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt BỂ ĐẺ 2.4. Ấp trứng và ương cá bột, cá hương 2.4.1. Âp trứng cá Sau khi được tiêm thuốc cá được đưa vào bể đẻ và khoảng 6-8 gi ờ cá s ẽ đẻ trứng người ta tiến hành vớt trứng khoảng 2 giờ cá sẽ đẻ xong.Trứng được vớt sẽ được đưa qua bể vòng để ấp ( bể ấp có sụp khí và dòng chay thường xuyên 0.15m/s) .Khoảng 2-3 ngày trứng cá sẽ nở và sau 1-2 ngày khi tiêu hết noãn hoàng người ta tiến hành cho ăn( thức ăn là lòng đỏ trứng gà, cứ 1lòng đỏ cho ăn khoảng 10 vạn cá,lòng đỏ trứng đực làm mịn hoà vào trong nước và đưa vào cho cá ăn). Cho ăn khoảng 1-2 ngày thì cá được đưa ra ao ương và cho ăn 1-2% trong lượng thân hoặc cá đ ược tính s ố lượng thông qua ly đếm và dược bán cho các đối tượng muốn mua. BỂ VÒNG 2.4.2. Ương cá bột- cá hương-cá giống * Uơng cá bột lên cá hương Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  16. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt Bước 1: Chuẩn bị ao ương nuôi cá: Ao phải đảm bảo các yêu cầu: Bờ ao không bị rò rỉ, không tràn ngập khi mưa, thuận lợi cấp thoát nước và giao thông. Ao được dọn sạch cỏ rác, san phẳng đáy, vét bùn đáy chỉ để lại lớp bùn 15 - 20cm. Dùng vôi bột vãi đều đáy ao và mái b ờ đ ể di ệt t ạp và cải tạo đáy ao, số lượng vôi 12 - 15kg/100m2. Bón lót phân chu ồng đáy ao 25 – 30kg/100m 2. Phơi đáy ao 1 – 2 ngày để diệt sinh vật h ại cá và c ải tạo môi trường đáy ao. Khi tháo nước vào ao phải dùng vải lọc có quy cỡ nh ư sauK: 40 – 50 l ỗ / 1cm2, nước không có độc tố, nước đưa vào ao hôm nay ngày mai thả cá ngay (không đưa nước vào ao sớm trước nhiều ngày rồi mới thả cá) đưa nước vào ao từ từ: 0,8 m-1m-1,2m-1, 5. Kiểm tra độ pH, nồng độ ôxy hoà tan, nhiệt độ của nước lúc thả đạt tiêu chuẩn là thả được cá vào để nuôi Bước 2: Thả cá vào ao: Chọn lúc trời mát, nhiệt độ nước từ 25 –28 0Cthả cá xuống nước từ từ để cá quen dần với môi trường ao rồi mới đưa hết ra ao khỏi dụng cụ đựng cá, tránh cá bị sốc và nhiễm bệnh. Mật độ nuôi cá bột 100 - 150con/m2 ao. Không thả lẫn hoặc ghép các loại cá khác. Bước 3: Chăm sóc cá bột lên hương: Tuần thứ nhất dùng thức ăn có độ đạm 30% nghiền nhỏ, nấu chín hoà tan nước, té đều kh ắp ao, s ố lượng cho ăn 0,5kg/vạn cá/ngày. Từ tuần thứ hai trở đi cho ăn 0,5 – 0,8kg/vạn cá/ngày, số thức ăn tăng dần theo độ lớn của cá. Lượng phân bón m ỗi tuần một lần từ 20 - 30kg/100m 2 té đều khắp ao. Tiếp nước 3 - 4 lần /tháng, mỗi lần tăng thêm 30 - 40 cm nước trong ao (theo hình th ức tháo nước đi, tiếp nước vào) để tạo điều kiện sinh thái tốt cho cá sinh tr ưởng và cải tạo được thành phần thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng ô xy hoà tan phải đảm bảo từ 4mg /lít trở lên, pH từ 6,5 - 8. (Thức ăn ở đây là lòng đỏ trứng gà,bột cám, bột sắn,cám gạo...) * Ương cá hương lên cá giống Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi cá: Diện tích ao từ 1000 – 2000m 2. Tát cạn ao, tu sửa bờ, tẩy dọn ao, vét bùn đáy. Tẩy ao bằng vôi 10 – 15kg/100m 2. Bón lót phân 20 – 25kg/100m 2. Phơi đáy ao 1 – 2 ngày. Lọc nước sạch vào ao, độ sâu nước 1,2 – 1, 5m. pH của nước 6, 5 – 7. Lượng ô xy hoà tan 5mmg/lít. Bước 2: Nhập cá vào ao: Luyện cá ở ao cá hương trước khi đánh cá. Mật độ 20 – 25 con /m2. Thả cá từ từ vào ao. Nhiệt độ lúc thả cá 220 – 280C. Bước 3: Quản lý và chăm sóc: Cho ăn thức ăn tổng hợp có đạm 25 – 30%. Ngày cho ăn 2 lần, lượng cho ăn 8 – 10% trọng lượng cá/ngày. Phân chuồng cho ăn tuần 1 lần từ 25 – 30kg/100m2. Mỗi tuần tiếp nước 1 lần. Lượng nước tăng 30 – 40cm mực nước trong ao /1 lần bơm (tháo nước cũ, tăng nước mới). Kiểm tra ao vào lúc sáng sớm, chiều mát để có biện pháp Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  17. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt kỹ thuật phù hợp. Thời gian nuôi từ 50 – 60 ngày. Cá đạt cỡ 6 – 8cm là được tiêu chuẩn cá giống 2.5. Phương pháp phòng trị bệnh Không thấy xuất hiện bệnh nghiêm trọng do môi trường đã được xử lý kỹ và tuyển chọn cá bố mẹ đã sạch nguồn bệnh 2.6. Thu hoạch và đóng gói Luyện cá : Trước kia trung tâm thường sử dụng trâu dùa để luyện nhưng những năm gần đây sử dụng lưới kéo để luyện và san cá. Cá đạt kích thước 2,5-3 cm được san qua ao khác và đưa vào bể ương để tiến hành đưa bán theo đạt hàng của khách hàng. 2.7.Kết luận và kiến nghị Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  18. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt Nuôi cá chép thương phẩm A . Nuôi cá chép ghép với các loài cá nuôi khác 1. Nuôi ghép cá chép trong ao lấy đối tượng khác làm chính thì nên thả cá chép từ 5-10% và tính cho mỗi cá chép có từ 2-10m2 đáy ao. 2. Nuôi cá chép vào các đầm tự nhiên có thể thả tới 20-30% cá chép nhưng vẫn tính sao cho mỗi cá chép có từ 20-30m2 đáy đầm . 3. Nuôi ghép cá chép ở ruộng trũng có thể thả với t ỷ lệ : chép 60%, mè tr ắng 20%, trắm cỏ 15%, trôi ta 5% , Mật độ chung 1 con/5 -10m2 Trong các cách nuôi ghép trên đều có nguồn thức ăn nhân t ạ b ổ sung o (ngoai nguồn thức ăn tự nhiên) và cá chép sẽ sử dụng một p hần trong đó .Việc nuôi cá ghép ca s chép được thực hiện một cách r ấ đa d ạ nên khó t ng có một quy trình t ỷ mỉ cho tất cả các loại hình th ức nuôi. B. Nuôi đơn cá chép 1.Ao nuôi : Ao nuôi cá chép vẫn có các điều kiên kỹ thuật cho ao nuôi cá và diên tích thích hợp t ừ 1 nghìn m2 dến vài ba hecta. + Chọn ao tốt ,thoáng, không b ị cớm rợp, đã qua c ải tạ và s ữ d ụng o + Gần nguồn nước sạch ,có thể chủ động thay và thêm nước + Nước sâu 0,8-1m, đáy ao bùn dày 15-20cm, bằng phẳng dễ tháo nước + Bờ ao vững chắc,thoáng đãng không rò rỉ + Bón vôi 7-10 kg/100m2 2. Mật độ thả : Muốn đạt khối lượng cá thịt lúc thu ho ạch trung bình 0,3 - 0,4kg/con sau 6-8 tháng nuôi có thể thả giống với mật độ 1con/1,5-2m2 ao.Có thể thả ghép thêm 50 con cá trắm cỏ và 50 -100 cá mè trắng cho mỗi ha ao.Không ghép thêm các loài khác. 3. Phân chuồng,phân xanhmooix loại cần bón 4-6 tấn/ha hàng tháng.Dùng phân đạm và phân lân để điều chỉnh thêm màu nước .Tỷ lệ N/P = 2/3 4. Thức ăn cho cá có thể tương t ự như sau : * Cám gạo :70-80% * Bột đậu tương : 10 -15% * Khô dầu ,bã mắm ,bã đậu … : 5 -10% * Bột cá nhạt : 3-5% - Các thành phần trên trộn đều, nếu có điều kiên làm thức ăn viên thì thay 10% cám gạo bằng chất kết dính như bột mì, bột gạo thứ phẩm ,bột sắn ,… - Nếu không có điều kiện đóng viên thì trộn đều ,nhào với nước tạo thành từng nắm nhỏ ,phơi khô hoặc cho ăn ngay .Cho ăn vào các sàn ăn ghim cách đáy ao 10-20 cm. Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
  19. Báo cáo thực tập giáo trình phần thủy sản nước ngọt - Lượng cho ăn : • 7-10 % trong 1-2 tháng đầu • 5% trong 3-4 tháng kế tiếp • 3% trong những tháng cuối - Tuy nhiên cần kiểm tra thường xuyên ở các sàn ăn để xem cá có sử dụng hết thức ăn hay không mà có sự điều chỉnh cho thích hợp. - Cần kiểm tra định kì mỗi tháng về quá trình sinh trưởng và bệnh ở cá một lần .Đo khối lượng cá của 30-50 con để tính tổng khối lượng cá trong ao, qua đó mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp . 5. Thu hoạch : Cách nuôi như trên cho cá có tỷ lệ sống trên 90%,ở các ao nhỏ hầu như cá sống 100% .Năng suất đạt bình quân 2 tấn/ha .Hệ số thức ăn tinh (không kể phân bón) chừng 3-3,5 Sinh viên thực hiện : Phạm Tất Đạt Lớp : ĐH Nuôi trồng thủy sản K49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2